cafeda2009
14-03-2010, 08:53 AM
Vài phút thinh lặng
http://www.ubgmgiadinh.org/uploads/pictures/News/giuda2.jpg
GIUĐA
Nếu kể những tên tuổi nhiều người biết, có lẽ Giuđa là tên ở thứ bậc cao. Ông sẽ mãi mãi được ghi nhớ là người tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu. Tên ông được nhắc đến 22 lần trong Tân Ước (đứng thứ nhì, chỉ sau Phêrô).
Tên “Giuđa” thì phổ biến vào thời đó, nhưng ý nghĩa của Iscariot thì không được rõ lắm. Đó là một từ không rõ nghĩa, có thể là tên họ của gia đình, hoặc tên của tỉnh thành nguyên quán. Cũng có thể là một “biệt hiệu”, thậm chí có khi là khuynh hướng chính trị của ông.
Một vài chi tiết lý lịch của Giuđa được biết đến (có lẽ lý lịch của ông là chính xác nhất trong 12 tông đồ). Ngoài Chúa Giêsu, chủ đề về ông được nói đến nhiều trong cuộckhổ nạn hơn bất kỳ ai khác. (Tại sao ông phản bội? Ông có tham dự tối Tiệc Ly không? Những từ “thật lòng ăn năn về những gì đã làm” có mang ý nghĩa sám hối thật không?).
* * *
Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?"(Mt 26,20-22)
Ngày xưa, người Do Thái thường đứng khi ăn tiệc Vượt Qua. Nhưng dần dần, họ thích nghi với văn hóa của người Hy Lạp, nửa nằm nửa ngồi trên giường, trên ghế khi ăn.
Bữa tiệc Vượt Qua không bao giờ ăn một người. Nó là bữa tiệc gia đình, tập trung nhiều người như bữa ăn Tạ Ơn. Một con cừu (chiên) được sát tế trong đền thờ và sau đó được dùng tại nhà. Bữa ăn phải có ít nhất 10 người. Thánh Matthêu đếm 13 người ở đó: Chúa Giêsu và nhóm Mười Hai.
Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của nhóm nhỏ và gắn bó này khi nghe Chúa Giêsu bảo rằng một trong số họ sẽ phản bội Chúa. Matthêu ghi rằng họ “buồn rầu quá sức”. Thật vậy, tiếng Hy Lạp muốn diễn tả một cảm giác hơn cả buồn đau, hối tiếc. Trong tương quan bè bạn, các ông đã thật lòng khi từng người đặt câu hỏi với Chúa “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?”
Câu hỏi đó cũng chính là câu hỏi, tôi cần tự hỏi mỗi ngày ?
Với cuộc sống hiện tại, đâu là lúc tôi phản bội Chúa ?
Và cho dầu thế nào, bạn cũng hãy quay về với Ngài và thưa: “Lạy Chúa, giờ đây con phải làm gì ?”
Hãy dành vài phút thinh lặng với Chúa…
Jos. Nguyễn Hùng Cường
http://www.ubgmgiadinh.org (http://www.ubgmgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=1727)
http://www.ubgmgiadinh.org/uploads/pictures/News/giuda2.jpg
GIUĐA
Nếu kể những tên tuổi nhiều người biết, có lẽ Giuđa là tên ở thứ bậc cao. Ông sẽ mãi mãi được ghi nhớ là người tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu. Tên ông được nhắc đến 22 lần trong Tân Ước (đứng thứ nhì, chỉ sau Phêrô).
Tên “Giuđa” thì phổ biến vào thời đó, nhưng ý nghĩa của Iscariot thì không được rõ lắm. Đó là một từ không rõ nghĩa, có thể là tên họ của gia đình, hoặc tên của tỉnh thành nguyên quán. Cũng có thể là một “biệt hiệu”, thậm chí có khi là khuynh hướng chính trị của ông.
Một vài chi tiết lý lịch của Giuđa được biết đến (có lẽ lý lịch của ông là chính xác nhất trong 12 tông đồ). Ngoài Chúa Giêsu, chủ đề về ông được nói đến nhiều trong cuộckhổ nạn hơn bất kỳ ai khác. (Tại sao ông phản bội? Ông có tham dự tối Tiệc Ly không? Những từ “thật lòng ăn năn về những gì đã làm” có mang ý nghĩa sám hối thật không?).
* * *
Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy". Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?"(Mt 26,20-22)
Ngày xưa, người Do Thái thường đứng khi ăn tiệc Vượt Qua. Nhưng dần dần, họ thích nghi với văn hóa của người Hy Lạp, nửa nằm nửa ngồi trên giường, trên ghế khi ăn.
Bữa tiệc Vượt Qua không bao giờ ăn một người. Nó là bữa tiệc gia đình, tập trung nhiều người như bữa ăn Tạ Ơn. Một con cừu (chiên) được sát tế trong đền thờ và sau đó được dùng tại nhà. Bữa ăn phải có ít nhất 10 người. Thánh Matthêu đếm 13 người ở đó: Chúa Giêsu và nhóm Mười Hai.
Bạn có thể tưởng tượng phản ứng của nhóm nhỏ và gắn bó này khi nghe Chúa Giêsu bảo rằng một trong số họ sẽ phản bội Chúa. Matthêu ghi rằng họ “buồn rầu quá sức”. Thật vậy, tiếng Hy Lạp muốn diễn tả một cảm giác hơn cả buồn đau, hối tiếc. Trong tương quan bè bạn, các ông đã thật lòng khi từng người đặt câu hỏi với Chúa “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?”
Câu hỏi đó cũng chính là câu hỏi, tôi cần tự hỏi mỗi ngày ?
Với cuộc sống hiện tại, đâu là lúc tôi phản bội Chúa ?
Và cho dầu thế nào, bạn cũng hãy quay về với Ngài và thưa: “Lạy Chúa, giờ đây con phải làm gì ?”
Hãy dành vài phút thinh lặng với Chúa…
Jos. Nguyễn Hùng Cường
http://www.ubgmgiadinh.org (http://www.ubgmgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=1727)