PDA

View Full Version : ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HÔM NAY



cafeda2009
15-03-2010, 10:08 AM
ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HÔM NAY



14/03/2010 18:30:00 Lm. VĨNH SANG (http://huongvedaihoidanchua.net/author/quanguy/)


(http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:tsz%28%27article_body%27,%2716px%27%29)

http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=00._Bao_hanh_184343146.jpg&size=article_medium



Tôi cảm thấy ân hận day dứt vì thế hệ chúng tôi đã không cho các bạn trẻ những gì chúng tôi đã nhận được từ các thế hệ cha anh, thậm chí chính chúng tôi đã dạy và đã làm gương mù gương xấu cho các em...

Sáng nay đọc báo ( thứ sáu 12.3.2010 ), trang “Nhịp sống trẻ” báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ sáu 12 tháng 3 năm 2010, góc trên bên phải trang 11 có bài “Clip nữ sinh bị đánh gây xôn xao”, phần “sổ tay” ngay dưới bài báo có bài “Lạnh lùng”.

Chuyện nữ sinh bất đồng gây nhau ngoài đường, xử lý nhau bằng bạo lực, bạn bè đồng trang lứa và khách qua đường thản nhiên lạnh lùng là chuyện thường ngày hôm nay trong xã hội của chúng ta. Nguy hơn nữa là giới trẻ nam, xử nhau bằng bạo lực với đầy đủ các “đồ chơi” giết người cũng lại là chuyện thường. Hôm qua, cũng báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo khác đưa tin, một nhóm thanh niên xử nhau bằng dao và súng, nguyên văn bài báo dùng chữ “chó lửa”.

Lẽ ra tuổi thiếu niên, quãng đời học trò phải là một quãng đời thơ mộng, đầy ắp ước mơ, tràn trề lý tưởng, quặn sôi nhiệt huyết, trong sáng và tinh khôi. Nhưng những nét đẹp đó không còn cho tuổi hoa niên của thế hệ Việt Nam hôm nay.

Cũng sáng nay, tôi đến thăm Nhà Giêrađô, nơi nuôi dưỡng những người phụ nữ lâm cảnh ngặt nghèo, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, trong ánh mắt và gương mặt của những người đang cư trú nơi đó, tôi gặp một ánh mắt rất ngây dại, thai nhi đã khá to khiến cô bé vất vả để cưu mang đứa bé, tôi hỏi tuổi, cố bé hồn nhiên trả lời: “Con 13” ! Lúc đó tôi cảm thấy choáng váng, tuổi 13 đây sao ?

Ngày xưa, Ngô Thụy Miên đã nói về tuổi 13 của thế hệ chúng tôi đẹp lắm, cô bé 13 như nụ tầm xuân vừa hé, đẹp thánh thiện nhiệm mầu, ngập tràn nắng xuân thì làm đắm say lòng người, gã nghệ sĩ si tình ngây người chiêm ngưỡng huyền nhiệm tuổi hoa niên. Thế thôi, tình cảm thăng hoa, cảm xúc dâng tràn, ý thơ dạt dào, tất cả cho Ngô Thụy Miên dệt nhạc, những giai điệu trữ tình cho mãi đến tuổi già vẫn còn vương vấn. sáng nay trong khóe mắt cô bé tuổi 13, một giọt lệ long lanh chảy dài xuống gương mặt lạnh lùng vô cảm.

Khi viết những dòng chữ này, tôi biết ơn các thế hệ cha anh chúng tôi, các vị đã gầy dựng cho chúng tôi một phong cách sống rất đẹp về con người, về cái chân, cái thiện và cái mỹ, tôi biết ơn các nhà giáo dục, biết ơn các văn nghệ sĩ đã xây dựng cho chúng tôi một bầu khí thánh thiện, trong sáng và bình an. Tôi biết ơn cha mẹ đã cứng rắn, cương quyết nhưng rất nhân hậu đã xây dựng cho chúng tôi một kỷ cương sống lành mạnh và khát khao tiến bộ.

Khi viết những dòng chữ này tôi cũng cảm thấy ân hận day dứt, ân hận và day dứt vì thế hệ chúng tôi đã không cho các bạn trẻ những gì chúng tôi đã nhận được từ các thế hệ cha anh, thậm chí chính chúng tôi đã dạy và đã làm gương mù gương xấu cho các em, chúng tôi đã đu mình vào trong vòng tranh giành vật chất, lấy sự hưởng thụ làm đích nhắm, lấy gian tà là chuẩn mực, lấy sự dối trá làm tài năng, lấy bạo hành làm phong cách ứng xử.

Hơn 30 năm đi qua, giật mình chúng tôi nhận ra mình đã quá lún sâu trong vũng lầy, kéo theo nhiều thế hệ tuột dốc, xã hội vỡ ra như một khối ung hết đường chữa chạy. Phải làm sao bây giờ ?

Tôi viết những dòng này như những lời sám hối, dẫu có muộn màng cũng xin được nói một lời, xin Thiên Chúa nhân từ giàu lòng xót thương tha cho sự lỗi lầm, xin các em, những nạn nhân của thời đại tha thứ cho chúng tôi, những con người bất xứng, bất tài, xin thế hệ cha anh thứ tha cho chúng tôi, những con người hèn kém vô dụng.

Chúng ta hãy làm một cái gì đó có thể làm được để chuộc lỗi của chúng ta, không mong gì làm thay đổi thời cuộc vận mệnh, nhưng hoàn toàn tin vào quyền năng của Chúa, một khi nhận được vài cái bánh nhỏ bé hay đôi ba con cá gầy guộc, Chúa sẽ làm nên việc diệu kỳ mà không ai trong chúng ta có thể làm được hay ước mơ.

Lạy Chúa, con tin tưởng nơi Ngài.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, Mùa Chay 2010

cafeda2009
23-03-2010, 10:51 AM
Văn hoá Vô Cảm & Cái nhìn của Giêsu



Lm. Hà Văn Minh (http://www.tgpsaigon.net/category/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3/lm-h%C3%A0-v%C4%83n-minh)

T2, 22/03/2010 - 13:44




http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/danhban.jpg



Mấy ngày qua cư dân mạng xôn xao và phẫn nộ về clip quay cảnh nữ sinh trường PTTH Trần Nhân Tông, Hà Nội, bị đánh hội đồng. Xôn xao vì đó là hiện tượng báo động về tình trạng xuống cấp của đạo đức trong môi trường giáo dục của nhà trường. Phẫn nộ vì thái độ vô cảm của một số đông người lớn đang ngồi uống bia, chứng kiến cảnh đánh hội đồng của học sinh nhưng không hề có ai đứng lên can thiệp hoặc gọi điện báo cho công an. Sự vô cảm còn thể hiện nơi các bạn đồng môn khi chứng kiến cảnh bạn bị đánh hội đồng, đã không có hành vi ngăn cản mà còn thản nhiên ngồi nhìn, đã thế co bạn còn rút điện thoại ra quay.

Trước thái độ vô cảm nầy tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng đã đưa ra nhận định: “Họ chịu ảnh hưởng của triết lý sống makeno (mặc kệ nó) mà không ít bậc cha mẹ trong giáo dục con cái hằng ngày vẫn thường dạy con để tìm kiếm sự an toàn khi ra đường hay ở trường. Không muốn con mình làm “Lục Vân Tiên” vậy thì khi chính con mình bị ăn hiếp sao mong gặp được “Lục Vân Tiên”? Triết lý sống này cũng được không ít người lớn áp dụng trong cư xử tại nơi làm việc nhằm tìm kiếm sự bình an, thậm chí trục lợi. Triết lý này cũng được áp dụng tại nếp sống trong khu dân cư nhằm được yên thân sau một ngày làm việc mệt mỏi”, và đưa ra kết luận: “Sự thờ ơ bao giờ cũng dung dưỡng cho cái xấu” (báoTuổi Trẻ, Thứ Hai, 15-3-2010, mục: Thời sự & Suy nghĩ).

Với triết lý sống “mackeno”, xã hội chúng ta đang hình thành một nền “văn hóa vô cảm”. Thái độ này đang được thể hiện tràn lan trong cuộc sống. Hình ảnh những người trẻ nhường chỗ trên xe buýt cho người lớn tuổi hoặc phụ nữ có thai như là chuyện cổ tích; chuyện dửng dưng chứng kiến người thanh niên lừa một người mù đi bán vé số, để cướp số tiền mưu sinh nhỏ nhoi được coi như chuyện nhỏ không đáng phải can thiệp, hay như chuyện một người phụ nữ bị đánh đập, bị lột hết quần áo và bị trói nằm trước mặt người qua đường mà chẳng ai quan tâm tới… Môi trường sống hôm nay tràn lan những câu chuyện vô cảm như thế xảy ra hằng ngày, con đâu đạo lý làm người!

Những trái tim vô cảm, những con mắt dửng dưng không chỉ là vấn đề xảy ra trong xã hội trần thế, sự nhức nhối đó cũng là hiện tượng không hiếm ở trong các cộng đoàn kitô hữu. Trong dụ ngôn về người cha nhân lành được tường thuật trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật IV Mùa chay năm C, Chúa Giêsu cũng đã nói đến thái độ vô cảm của người anh trước động thái thống hối ăn năn trở về của người em. Đáng lẽ anh ta phải có trái tim đầy nhân ái như người bố, để giang rộng đôi tay ôm lấy em mình, nhưng người anh đã không làm như thế vì anh ta có trái tim quá vô cảm. Sự vô cảm bắt nguồn từ tính ích kỷ, tham lam, bủn xỉn. Người vô cảm luôn có ánh mắt nghi ngờ, và lúc nào cũng nơm nớp sợ người khác dành mất quyền lợi. Và vì thế họ chỉ lo vun quén cho mình, và lúc nào cũng sẵn sàng chà đạp người khác để thủ lợi cho mình. Vì thế, dụ ngôn này cũng là lời khuyến cáo và mời gọi người kitô hữu tra vấn lương tâm mình trong thời gian hồng ân này: Tôi có là người vô cảm không? Có dửng dưng trước những bất hạnh của tha nhân không?

Mong sao, chúng ta nhớ lại lời của Đức Bênêđictô VI trong sứ điệp Mùa chay 2006 mời gọi chúng ta mặc lấy “cái nhìn” của Chúa, một cái nhìn chạnh lòng thương đám đông đã ba ngày không có gì để ăn (Mt 9, 36), và với cái nhìn đó, Chúa kêu gọi: các con hãy cho họ ăn. Mặc lấy cái nhìn của Chúa để làm cho con tim có những nhịp đập cảm thông, và để “không tách biệt việc đáp ứng những nhu cầu vật chất và xã hội ra khỏi việc thực hiện những ước muốn sâu thẳm trong tâm hồn con người” (Sứ điệp mùa Chay 2006).

http://tgpsaigon.net