PDA

View Full Version : CON VÔ TỘI, XIN HÃY THA MẠNG CHO CON !



cafeda2009
24-03-2010, 11:12 AM
CON VÔ TỘI, XIN HÃY THA MẠNG CHO CON !



23/03/2010 12:26:00 THÊ KHANH (http://huongvedaihoidanchua.net/author/quanguy/)


(http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:tsz%28%27article_body%27,%2716px%27%29)

http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=00._Co_Chau_liem_xac_em_be_20.3.2010_216509982.jpg&size=article_medium



Một cô Nhóm BVSS Sàigòn đang liệm xác một thai nhi khoảng 7 tháng tuổi, chiều thứ bảy 20.3.2010 tại Góc Xót Thương, DCCT Kỳ Đồng, Sàigòn

“Làm sao thuyết phục một người phụ nữ không nên phá thai ? Lúc nào cũng vậy, một nguyên tắc chung hết là chỉ có thể thuyết phục những người phụ nữ này bằng chính tình yêu thương của chúng ta..." ( Mẹ Têrêsa Calcutta )
Từ Ấn Độ

Việc hơn 400 bộ xương trẻ em được tìm thấy hôm 17.2.2007 trong một cái hố tại bệnh viện tư ở thành phố Bhopal ( Ấn Độ ) khiến giới chức trách của nước này càng cảm thấy bức thiết nỗ lực nhằm thay đổi nạn nạo phá thai, nhất là những thai nhi gái. Chính phủ Ấn Độ đang tìm cách để cứu sống những bào thai nữ vô tội kia bằng kế hoạch cho xây một loạt trại trẻ mồ côi chuyên nhận nuôi những bé gái được sinh ra ngoài ý muốn.

Hằng năm, theo những tổ chức quốc tế tại Ấn Độ, số các thai nhi nữ bị phá lên đến con số 10 triệu, một con số thật đáng báo động ! Ở nhiều tỉnh thành, cứ 1.000 bé trai được sinh ra thì có chưa đến 800 bé gái được chào đời.

Hủ tục cưới gả chính là một trong những nguyên nhân khiến các gia đình nghèo ở Ấn Độ sợ có con gái. Nếu sinh con gái, các gia đình này sẽ phải tốn một khoản tiền lớn làm của hồi môn cho các em. Đó là lý do tại sao nếu bạn sinh ra là nữ giới ở Ấn Độ thì bạn sẽ không được cho ăn học đến nơi đến chốn và là người cuối cùng trong gia đình được chăm sóc y tế. Mặc dù khám thai để xác định giới tính của bào thai bị xem là phạm pháp ở Ấn Độ, nhưng vẫn có nhiều bệnh viện lén lút làm việc này kể cả việc nạo thai vì thực tế có quá nhiều nhu cầu.

Đến Việt Nam

Theo phong trào “Bảo Vệ Sự Sống”, nạo phá thai không chỉ là vấn nạn trong xã hội Ấn Độ, Việt Nam cũng là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Từ năm 2004, người ta thống kê chính thức thì có 1,4 triệu ca nạo phá thai ở Việt Nam. Thế còn con số không chính thức là bao nhiêu ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn nạo phá thai ở Việt Nam, trong đó cũng có nguyên nhân người mẹ là những phụ nữ cơ nhỡ, sống cuộc sống góc chợ, lề đường nên đã bị những “con yêu râu xanh” làm cho sống dở chết dở. Có những câu chuyện thật đáng thương nhưng cũng có những câu chuyện chỉ là nhận thức trong chị em phụ nữ ( và kể cả những người đàn ông ) về tác hại của nạo phá thai lên chính cơ thể của người đàn bà mà họ yêu thương.

Nguy cơ băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn tử cung và gây tổn thương đường sinh dục là những tác hại mà bất cứ người phụ nữ nào đều có thể vướng phải. Hậu quả lớn nhất là người mẹ có thể không bao giờ mang thai lần nữa do tử cung đã bị tổn thương lớp nội mạc, lớp cơ, nhất là cơ vùng cổ tử cung, làm sẩy thai tự nhiên, sinh non. Hoặc những hậu quả từ các lần phá thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ được sinh ra sau này, chúng sẽ nhẹ cân do vị trí bám của bánh nhau không tốt, giảm diện tích bám...

Trong bài diễn văn của mình vào ngày 3.2.1994, Mẹ Têrêsa Calcutta đã phân tích như sau về một trong những nguồn gốc của sự ác ngày nay:

“...Tôi nghĩ đến yếu tố có sức hủy diệt lớn lao nhất đến sự bình an của ngày hôm nay chính là việc phá thai, bởi vì đó là một cuộc chiến chống lại đứa trẻ, một hình thức trực tiếp để giết chết một đứa trẻ vô tội, chính người mẹ là kẻ sát thủ chính đứa con của mình. Và nếu chúng ta chấp nhận rằng một người mẹ có thể thậm chí giết chết đi đứa con của chính mình, thì làm sao chúng ta có thể nói cho những người khác là đừng giết hại lẫn nhau cho được ?”

Tình thương yêu

Làm thế nào để đầy lùi sự ác đó ? Hình phạt ? Lên án ? Khuyên lơn ? Câu trả lời của bà: “Làm sao thuyết phục một người phụ nữ không nên phá thai ? Lúc nào cũng vậy, một nguyên tắc chung hết là chỉ có thể thuyết phục những người phụ nữ này bằng chính tình yêu thương của chúng ta, và chúng ta tự nhắc nhở cho nhau rằng yêu có nghĩa là sẵn sàng để cho đi, để chấp nhận lấy thương đau”.

Từ những nỗ lực chia sẻ với những bà mẹ bất đắc dĩ đó, như chính sách tiếp nhận những bà mẹ muốn bỏ con, nhận nuôi những đứa trẻ bị từ chối đang được khởi động ở Ấn Độ, mới có thể từ đó đặt ra câu hỏi nhức nhối sau: “Ai có quyền quyết định sự sống của một con người ?”. Có thể là bất kỳ ai nhưng cũng có thể không là ai cả. Không ai có quyền bóp chết một bào thai đang tượng hình trong bụng mẹ.

Chẳng lẽ quyền được sống và quyền được nói chỉ dành cho những con người đã được may mắn sinh ra trên thế gian này ? Không, quyền được sống còn được trao cho những bào thai đã bị chết tức tưởi khi chưa kịp chào đời và đã bị tước mất đi cái quyền căn bản đó.

Bởi vì một ai đó đã nói: “Con người phát sinh từ hư vô, như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo lấy phẩm giá cho mình rồi lại trở về với hư vô... nhưng sẽ hân hoan mãn nguyện vì đã gieo một vệt sáng cho đời, dù chỉ là một vệt sáng cô đơn trong trường dạ tối tăm của trời đất...” Và em, một sinh linh bé bỏng hiếm hoi được tạo hình từ những gì tinh túy nhất của cha và mẹ đã không được làm ánh sao sa trong hàng vạn ánh sao sa trên bầu trời kia.

THỂ KHANH, báo Tuổi Trẻ, Chúa Nhật 25.2.2007