PDA

View Full Version : THẮC MẮC CẦN GIẢI ĐÁP?



mariakimyen
30-03-2010, 08:24 PM
Em có 1 số thắc mắc mong được ACE trả lời giúp:
Tu Hội Đời và tu hội dòng là như thế nào? Cuộc sống ở 2 nơi này có khác nhau hay không?
Các dòng Tận Hiến khác với những dòng khác như thế nào?
Có phải dòng nào cũng vừa làm bác ái vừa truyền giáo hay không. Hay là có dòng chỉ truyền giáo hoặc có dòng chỉ làm BÁc ái.
Trong Giáo Hội có 1 bộ Giáo Luật trong đó có 1 phần nói về đời sống tu trì. Em có thể tìm đọc tài liệu đó ở đâu. Em tìm nơi em ở nhưng không bán, có trang web bán sách trực tuyến nào có thể tìm được sách đó không? Em xin cảm ơn! :77::77::77:

Masafot
30-03-2010, 11:39 PM
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/giaoluat.htm

Bạn có thể tham khảo các thông tin tại đây nhé!

Rocky
08-04-2010, 06:00 PM
Em có 1 số thắc mắc mong được ACE trả lời giúp:

2. Các dòng Tận Hiến khác với những dòng khác như thế nào?
Tham khảo ở link http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat31.htm : Các nguyên tắc chung cho Các Hội Dòng Tận hiến.
Từ đó chúng ta thấy, Từ Ngữ các hội Dòng Tận hiến là chỉ chung cho Tất cả các Dòng Tu và các Tu Hội Đời, sống Đời Sống thánh Hiến bước theo Chúa Giê su qua việc khấn giữ 3 lời khuyên Phúc Âm - Vâng phục - Khiết Tinh và Khó Nghèo. Và tuân theo Luật dòng, và hiến pháp quy định đời sống Tận hiến trong bậc sống tu trì.

1. Tu Hội Đời và tu hội dòng là như thế nào? Cuộc sống ở 2 nơi này có khác nhau hay không?Tên gọi là Dòng Tu ( thay vì gọi là Tu hội dòng) và Tu hội Đời 2 hai hình thức của Các Hội dòng Tận Hiến
Tu Hội Đời : (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat33.htm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat33.htm) ) : Sống đời tu ở giữa đời, thường không có tu phục, sinh sống và làm việc với các nghề nghiệp ở giữa đời. Ngoài lý tưởng và chọn lựa sống đời tu, các tu sĩ tu hội đời, nhìn bên ngoài ít thấy các khác biệt với mọi người.
Các Dòng Tu : (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat32.htm (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat32.htm) ) : ở trong Dòng, sống chung trong các tu viện, Đan viện. Có tu phục riêng của mỗi dòng.



3. Có phải dòng nào cũng vừa làm bác ái vừa truyền giáo hay không. Hay là có dòng chỉ truyền giáo hoặc có dòng chỉ làm BÁc ái.Trước tiên, căn tín ki tô hữu là truyền giáo và sống Bác Ái, , căn tính của giáo hội là truyền giáo và thực thi công bình bác ái. ==> Căn tính của mỗi dòng tu, đời sống tu trì là truyền giáo và bác ái.
Do đời sống khác biệt của mỗi dòng, theo Linh đạo của Đấng Sáng lập nhấn mạnh cách thức thể hiện khác nhau :

Đời sống Đan tu : Cầu nguyện - lao động : và thể hiện việc truyền giáo và bác ái qua kết hiệp với Chúa Giêsu trong Cầu nguyện và lao động. Cầu nguyện cho toàn thể giáo hội và thế giới.
Đời sống các dòng tu hoạt động : vẫn cầu nguyện chứ. nhưng qua các hoạt động đặc thù : giáo dục, bác ái xã hội, bệnh viện... Thể hiện việc bác ái, và truyền giáo.
Tu hội đời : thể hiện căn tín Truyền giáo và bác ái - bằng việc sống đời tu ở giữa đời, giữa dân chúng.

Giáo Hội đã chọn kính Thánh Teresa ( nữ tu dòng kín - Đan Viên), ao ước mãnh liệt truyền giáo, luôn cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo; và thánh Phanxicô xavie ( nhà giảng thuyết lừng danh, bôn ba truyền giáo) làm Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo. Minh chứng rõ điều này.



4. Trong Giáo Hội có 1 bộ Giáo Luật cho những ngưới tu trì. Em có thể tìm đọc tài liệu đó ở đâu. Em tìm nơi em ở nhưng không bán, có trang web bán sách trực tuyến nào có thể tìm được sách đó không? Em xin cảm ơn! :77::77::77:
Vào link masafot đã giới thiệu ở trên nhe.

hoanghai157
08-04-2010, 06:53 PM
Hjx hong hju j ca...ace nào giai thích rõ đi, minh cũng thắc mắc áhh

vũng_nước
08-04-2010, 09:16 PM
Theo điều 710 của Bộ Giáo luật Giáo hội Công giáo: “Tu hội đời là một hội dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhắm tới sự trọn lành của đức ái và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ ở giữa đời” (các điều nói về tu hội đời từ 710-730). Như vậy, tu hội đời là hình thức một số giáo dân và linh mục giáo phận được kêu gọi để sống một đoàn sủng riêng biệt, một hồng ân Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, để làm “men”, “muối” giữa đời với mục đích để thế giới ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin mừng.

Về mặt lịch sử, việc xuất hiện tu hội đời đã được manh nha từ thế kỷ XVI và kéo dài đến thế kỷ giữa thế kỷ XX mới được chính thức công nhận như một hình thức mới của bậc trọn lành, bên cạnh đời sống linh mục giáo phận và tu trì vẫn có trong Giáo Hội xưa nay. Sau nhiều “thử thách” lẫn “thử nghiệm”, ngày 02.02.1947, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành Tông hiến có tên Giáo hội là Mẹ luôn lo lắng (Provida Mater Ecclesia). Tông hiến này (chứ không phải tên của một tu hội đời đâu) được xem như là “đại hiến chương” của các tu hội đời vì thừa nhận tính cách thần học và pháp lý của lối sống này trong sinh hoạt của Giáo hội.

Các tu hội đời có thể là tu hội giáo dân, giáo sĩ, hoặc hỗn hợp vừa giáo dân vừa giáo sĩ. Mỗi thành viên sẽ hoạt động theo bậc sống của mình. Họ cũng có những ràng buộc thánh, như: lời thề, lời hứa, sự thánh hiến, lời khấn nhưng không phải là lời “khấn công” như các lời khấn dòng của tu sĩ trong các dòng tu. Cách thức sinh sống của người thánh hiến giữa đời thì tùy vào hiến pháp, quy định của từng tu hội: có thể là đơn độc với nghề nghiệp của mình, có thể là sống tập thể với những hoạt động cá nhân hay tập thể… nhưng vẫn luôn giữ nét “giữa đời” của mình.


Tiến trình gia nhập vào tu hội đời, thông thường như sau: thâu nhận, đào tạo (gồm kỳ thử đầu, gia nhập tạm thời và gia nhập dứt khoát…). Còn việc thâu nhận và điều kiện được Giáo luật quy định như sau: “Quyền thu nhận vào tu hội, hoặc vào giai đoạn thử luyện hoặc để cam kết tạm thời hay vĩnh viễn, là điều thuộc thẩm quyền của các vị Lãnh Ðạo cao cấp, dựa theo quy tắc của hiến pháp (720); và điều 721 nói về thâu nhận:

(1) Việc thu nhận những người sau đây vào giai đoạn thử luyện khởi đầu trở thành vô hiệu:


1. người chưa đến tuổi trưởng thành;
2. người hiện đang bị ràng buộc trong một hội dòng tận hiến hay tu đoàn tông đồ;
3. người kẻ đã lập gia đình, bao lâu giá thú còn hiệu lực.

(2) Hiến pháp có thể ấn định các ngăn trở khác của việc thu nhận, kể cả chi phối sự hữu hiệu, hoặc đặt thêm các điều kiện khác.

(3) Ngoài ra, để được tiếp nhận, đương sự phải có sự trưởng thành cần thiết để có thể theo đuổi nếp sống của tu hội cách thích đáng.

Nguồn: Trên Mạng

vũng_nước
08-04-2010, 09:19 PM
Đi tu dòng là gì?
Gm. GB. Bùi Tuần

Có nhiều câu trả lời. Nhưng một cách vắn tắt đại khái, ta có thể thưa: Đi tu dòng là nối tiếp việc tận hiến của Chúa Kitô.

Nối tiếp một cái gì, là gắn liền với cái đó, và phải giống như cái đó. Đời sống tu của chúng ta, nếu muốn là một sự nối tiếp đời tận hiến của Chúa Kitô, thì tất nhiên, phải ăn khớp với đời tận hiến của Ngài, phải giống đời tận hiến của Ngài.

Vì thế, đời tu của ta phải có hai cái nhìn:

+ Một cái nhìn vào Chúa Kitô, để lấy Ngài làm gương mẫu.

+ Và một cái nhìn vào chính mình ta, để, để tâm thực hiện gương mẫu đó một cách cụ thể.

Hôm nay, tôi muốn gợi ý về hai cái nhìn đó. Vì những lý do thực tiễn, tôi muốn giới hạn những cái nhìn của chúng ta ở đây, vào phạm vi một đặc điểm, lúc này được coi là quan trọng của đời tận hiến. Đó là thanh bần.

Anh em thân mến,

1. Trước hết chúng ta hãy nhìn vào Chúa Kitô, để lấy Ngài làm gương mẫu

Nhìn tổng quát, ta thấy đời Chúa Kitô là đời thanh bần. Nếu phân tích, thì đời thanh bần đó chia thành 3 mức độ, tùy theo 3

hoàn cảnh:

- Hoàn cảnh thứ nhất: Là những năm tháng sống ở Nagiarét. Ngài sinh sống thanh bần theo lối sống của giới thợ thuyền lao động. Còn nhỏ, thì sống nhờ vào công ăn việc làm tần tảo của cha mẹ. Lớn lên, thì sống nhờ công lao động của chính mình. Trong hoàn cảnh như thế, đời thanh bần của Ngài được gọi là bình thường.

- Hoàn cảnh thứ hai: Là những năm tháng Ngài đi giảng Tin Mừng. Thời gian đó, Ngài thôi làm thợ, sống chung với một số môn đệ đánh chài lưới, nay đây mai đó, không có nhà ở riêng, không có hành trang bộn bề. Cảnh sống nghèo của Ngài, được phác họa trong câu: “Con chồn có hang, con chim có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Và trong câu: “Hãy bán hết gia tài đi, phân phát cho người nghèo, rồi trở lại theo Ta”. Trong hoàn cảnh như thế, đời sống thanh bần của Ngài, gọi được là khác thường.

- Hoàn cảnh thứ ba: Là cảnh Ngài sinh ra và chết. Sinh ra thiếu thốn, ở hang lừa. Mà hang đó cũng không phải là của mình. Chết trần trụi trên thập giá, chôn ở mồ của người khác. Trong hoàn cảnh như thế, sự thanh bần của Chúa Kitô được gọi là tột đỉnh.

Ba hoàn cảnh thanh bần, với ba mức độ thanh bần. Đó là đời Chúa. Sự thanh bần của Chúa, là do sự tự ý từ bỏ của cải, và sống phó thác nơi Chúa quan phòng. Vì thế sự thanh bần của Chúa là một nhân đức. Nhân đức đó đã được diễn tả, từ mức độ bình thường đến mức độ khác thường, và sau chót tới mức độ anh hùng. Thanh bần của Chúa, không phải là thường xuyên thiếu thốn, nhưng là thường xuyên khổ hạnh, tự ý, dứt lìa mọi vương vấn của cải, để sống cậy trông vào Chúa Quan Phòng.

2. Bây giờ, ta hãy nhìn vào mình ta, để tìm thực hiện gương Chúa một cách cụ thể

Trước hết, phải nói ngay rằng, để làm chứng tá cho sự thanh bần của Chúa Kitô, thì một sự dứt lìa của cải bằng tinh thần và trong tinh thần chưa đủ, mà phải có sự dứt lìa thực sự bề ngoài phần nào.

Phần nào đó là thế nào? Bao nhiêu?

Thưa, ta không thể xác định một cách máy móc, mà phải uyển chuyển, tùy hoàn cảnh nơi mình ở, chức vụ mình giữ, thời đại mình sống. Trong mỗi hoàn cảnh, sự thanh bần được tham định do mức sống và do lối sống. Mức sống thì căn cứ vào số lượng tiêu dùng. Cùng trong một hoàn cảnh, ai tiêu dùng nhiều thì có mức sống cao, ai tiêu dùng ít thì có mức sống thấp. Còn lối sống thì căn cứ vào cách sống của ta, có ăn hợp, có thích nghi với môi trường mình sống hay không, từ công việc làm, cách ăn uống, đồ dùng, nhà ở, hòa đồng với xã hội chung quanh hay là khác biệt, chênh lệch. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, thì mức sống và lối sống của ta phải thay đổi, để nét thanh bần của người chúng ta được nhận ra.

Mức sống cũng như lối sống đó, mình thẩm định một phần, mà cũng do dư luận một phần. Nó áp dụng cho từng cá nhân, mà đồng thời cũng áp dụng cho tập thể nhà dòng. Vì đã gọi là chứng tá về sự thanh bần của Chúa Kitô, thì không phải chỉ cá nhân người tu làm chứng điều đó, mà cả cơ cấu nhà dòng cũng phải làm chứng điều đó, để thế gian thấy được rằng: Người tu sống thanh bần, mà chính nhà dòng cũng là một tổ chức, một cơ cấu thanh bần.

Hoàn cảnh xã hội đã thay đổi nhiều. Trong hoàn cảnh mới, cá nhân người tu cũng như cơ cấu nhà dòng, phải có một sự thích ứng, để xã hội nhìn thấy rằng, cá nhân từng người sống thanh bần.

Thường xuyên chúng ta cố gắng sống mức độ thanh bần bình thường, theo gương Chúa Kitô. Nhưng nếu có lúc nào đó, Chúa muốn chúng ta sống thanh bần ở mức cao độ, và tới mức anh hùng, như hoàn cảnh hai và ba của Chúa, thì chúng ta cũng hãy sẵn sàng. Dù trong hoàn cảnh nào, điều quan trọng là hãy có thái độ dứt lìa một cách quả cảm, đừng cay đắng, đừng chua xót, bực bội. Nhưng trong thanh bần, ta sẽ được dịp thực sự, sống cậy trông thường xuyên vào Chúa hơn.



Lễ Khấn dòng Thánh Gia