hoathuytinh
15-04-2008, 07:36 AM
Thánh Vinh Sơn Ferrer
(1357 - 1419)
Sự phân hóa trong Giáo Hội ngày nay chỉ là cơn gió nhẹ so với trận cuồng phong đã xé Giáo Hội ra từng mảnh trong thời Thánh Vinh Sơn Ferrer. Ngài là quan thầy của những người xây cất vì ngài nổi tiếng đã "xây dựng" và kiên cường Giáo Hội qua công việc rao giảng, dạy dỗ của ngài.
Sinh ở Valencia, Tây Ban Nha năm 1357, khi lên 17 tuổi, bất kể sự chống đối của cha mẹ, ngài gia nhập Dòng Ða Minh trong thành phố gần nơi sinh trưởng. Sau khi hoàn tất việc học một cách tốt đẹp, ngài được thụ phong linh mục bởi Ðức Hồng Y Phêrô "de Luna" -- là người đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ngài.
Với bản tính hăng say, ngài tận tụy thi hành nhân đức khắc khổ theo quy luật dòng. Sau khi được thụ phong linh mục không lâu, ngài được chọn làm bề trên tu viện Ða Minh ở Valencia.
Cuộc Ðại Ly Giáo Tây Phương đã chia cắt Kitô Giáo, lúc đầu với hai giáo hoàng, sau đó là ba giáo hoàng. Ðức Clêmentê ở Avignon nước Pháp, Ðức Urbanô ở Rôma. Cha Vinh Sơn tin rằng việc bầu cử Ðức Urbanô là vô giá trị (mặc dù Thánh Catarina ở Siena là người hỗ trợ đức giáo hoàng Rôma). Trong thời gian phục vụ Ðức Hồng Y "de Luna", Cha Vinh Sơn thuyết phục người Tây Ban Nha theo Ðức Clêmentê. Và khi Ðức Clêmentê từ trần, Ðức Hồng Y "de Luna" được bầu làm giáo hoàng ở Avignon và lấy tên là Bênêđictô XIII.
Cha Vinh Sơn được Ðức Bênêđictô triệu về làm việc trong Tòa Ân Giải Tối Cao và là Trưởng Ðiện Tông Tòa. Nhưng vị giáo hoàng ở Avignon không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên trong mật nghị hồng y đều thề như vậy. Và Ðức Bênêđictô vẫn ngoan cố bất kể sự ruồng bỏ của vua nước Pháp và hầu hết các hồng y.
Cha Vinh Sơn vỡ mộng và lâm bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đã đảm nhận công việc "rao giảng Ðức Kitô cho thế giới," dù rằng bất cứ sự canh tân nào trong Giáo Hội thời ấy đều tùy thuộc vào việc hàn gắn sự ly giáo. Là một người có tài rao giảng và hăng say, Cha Vinh Sơn dành 20 năm sau cùng của cuộc đời để loan truyền Tin Mừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Ðiển, Hòa Lan và vùng Lombardy, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối và khuyên nhủ mọi người hãy lo sợ ngày phán xét. (Ngài có tên là "Thiên Thần của Sự Phán Xét").
Vào những năm 1408 và 1415, ngài cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục người bạn cũ của ngài từ chức. Sau cùng, Cha Vinh Sơn phải kết luận rằng Ðức Bênêđictô không phải là giáo hoàng thật. Mặc dù đang bệnh nặng, Cha Vinh Sơn đã lên tòa giảng trước một giáo đoàn mà chính Ðức Bênêđictô chủ sự và mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong chức linh mục cho ngài. Từ đó trở đi, Ðức Bênêđictô bỏ trốn, để lại sau lưng những người trước đây đã hỗ trợ mình.
Cha Vinh Sơn sống cho đến ngày được chứng kiến sự chấm dứt ly giáo, với việc bầu cử tân giáo hoàng là Ðức Martin V. Cha từ trần ngày 5 tháng Tư 1419 và được phong thánh năm 1455.
Lời Bàn
Sự chia cắt trong Giáo Hội thời Thánh Vinh Sơn Ferrer quả thật là một tai họa -- 36 năm trường với hai "thủ lãnh." Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội ngày nay nếu, trong một thời gian dài như vậy, một nửa theo các giáo hoàng ở Rôma, và một nửa khác theo số giáo hoàng "chính thức", tỉ như ở Rio de Janeiro. Quả thật đó là một phép lạ khi thời gian lụn bại ấy với những khối đá kiêu ngạo và ngu dốt, đầy tham vọng đã kéo dài không lâu. Chúng ta tin rằng "chân lý thì hùng mạnh, và sẽ thắng thế" -- mặc dù đôi khi phải mất một thời gian.
www.thanhlinh.net (http://www.thanhlinh.net)
(1357 - 1419)
Sự phân hóa trong Giáo Hội ngày nay chỉ là cơn gió nhẹ so với trận cuồng phong đã xé Giáo Hội ra từng mảnh trong thời Thánh Vinh Sơn Ferrer. Ngài là quan thầy của những người xây cất vì ngài nổi tiếng đã "xây dựng" và kiên cường Giáo Hội qua công việc rao giảng, dạy dỗ của ngài.
Sinh ở Valencia, Tây Ban Nha năm 1357, khi lên 17 tuổi, bất kể sự chống đối của cha mẹ, ngài gia nhập Dòng Ða Minh trong thành phố gần nơi sinh trưởng. Sau khi hoàn tất việc học một cách tốt đẹp, ngài được thụ phong linh mục bởi Ðức Hồng Y Phêrô "de Luna" -- là người đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ngài.
Với bản tính hăng say, ngài tận tụy thi hành nhân đức khắc khổ theo quy luật dòng. Sau khi được thụ phong linh mục không lâu, ngài được chọn làm bề trên tu viện Ða Minh ở Valencia.
Cuộc Ðại Ly Giáo Tây Phương đã chia cắt Kitô Giáo, lúc đầu với hai giáo hoàng, sau đó là ba giáo hoàng. Ðức Clêmentê ở Avignon nước Pháp, Ðức Urbanô ở Rôma. Cha Vinh Sơn tin rằng việc bầu cử Ðức Urbanô là vô giá trị (mặc dù Thánh Catarina ở Siena là người hỗ trợ đức giáo hoàng Rôma). Trong thời gian phục vụ Ðức Hồng Y "de Luna", Cha Vinh Sơn thuyết phục người Tây Ban Nha theo Ðức Clêmentê. Và khi Ðức Clêmentê từ trần, Ðức Hồng Y "de Luna" được bầu làm giáo hoàng ở Avignon và lấy tên là Bênêđictô XIII.
Cha Vinh Sơn được Ðức Bênêđictô triệu về làm việc trong Tòa Ân Giải Tối Cao và là Trưởng Ðiện Tông Tòa. Nhưng vị giáo hoàng ở Avignon không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên trong mật nghị hồng y đều thề như vậy. Và Ðức Bênêđictô vẫn ngoan cố bất kể sự ruồng bỏ của vua nước Pháp và hầu hết các hồng y.
Cha Vinh Sơn vỡ mộng và lâm bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đã đảm nhận công việc "rao giảng Ðức Kitô cho thế giới," dù rằng bất cứ sự canh tân nào trong Giáo Hội thời ấy đều tùy thuộc vào việc hàn gắn sự ly giáo. Là một người có tài rao giảng và hăng say, Cha Vinh Sơn dành 20 năm sau cùng của cuộc đời để loan truyền Tin Mừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Ðiển, Hòa Lan và vùng Lombardy, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối và khuyên nhủ mọi người hãy lo sợ ngày phán xét. (Ngài có tên là "Thiên Thần của Sự Phán Xét").
Vào những năm 1408 và 1415, ngài cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục người bạn cũ của ngài từ chức. Sau cùng, Cha Vinh Sơn phải kết luận rằng Ðức Bênêđictô không phải là giáo hoàng thật. Mặc dù đang bệnh nặng, Cha Vinh Sơn đã lên tòa giảng trước một giáo đoàn mà chính Ðức Bênêđictô chủ sự và mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong chức linh mục cho ngài. Từ đó trở đi, Ðức Bênêđictô bỏ trốn, để lại sau lưng những người trước đây đã hỗ trợ mình.
Cha Vinh Sơn sống cho đến ngày được chứng kiến sự chấm dứt ly giáo, với việc bầu cử tân giáo hoàng là Ðức Martin V. Cha từ trần ngày 5 tháng Tư 1419 và được phong thánh năm 1455.
Lời Bàn
Sự chia cắt trong Giáo Hội thời Thánh Vinh Sơn Ferrer quả thật là một tai họa -- 36 năm trường với hai "thủ lãnh." Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội ngày nay nếu, trong một thời gian dài như vậy, một nửa theo các giáo hoàng ở Rôma, và một nửa khác theo số giáo hoàng "chính thức", tỉ như ở Rio de Janeiro. Quả thật đó là một phép lạ khi thời gian lụn bại ấy với những khối đá kiêu ngạo và ngu dốt, đầy tham vọng đã kéo dài không lâu. Chúng ta tin rằng "chân lý thì hùng mạnh, và sẽ thắng thế" -- mặc dù đôi khi phải mất một thời gian.
www.thanhlinh.net (http://www.thanhlinh.net)