PDA

View Full Version : Các nhà lãnh đạo khắp thế giới ca ngợi Ðức Giáo Hoàng



Gia Nhân
03-04-2010, 01:16 PM
Các nhà lãnh đạo khắp thế giới
ca ngợi Ðức Giáo Hoàng

03-April-2005 (Xh tổng hợp)

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thương tiếc, cầu nguyện và ca ngợi Ðức Giáo Hoàng:

- Tại Washington Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố là thế giới đã mất đi một nhà tranh đấu cho tự do và giáo hội Thiên Chúa giáo mất đi vị chủ chăn. Ông ra lệnh treo cờ rủ tại các cơ quan công quyền, và sẽ đi dự đám táng ĐGH bên Roma.

- Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anna ca ngợi Đức Giáo Hoàng như một người tranh đấu không mệt mỏi cho hòa bình và là nhà tiền phong ủng hộ việc mở đối thoại giữa các tôn giáo.

- Thủ Tướng Anh Tony Blair nói rằng đức Giáo Hoàng là một nhà lãnh đạo tinh thần được dân chúng mọi tôn giáo kính trọng, và ngài không bao giờ ngừng tranh đấu cho điều mà ngài nghĩ rằng là điều tốt lành và đúng.

- Phó thủ tướng Israel Shimon Peres nói rằng Đức Giáo Hoàng đã có ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc tranh đấu chống việc bài người Do Thái,

- Nhà lãnh đạo Palestine, ông Mahmoud Abbas nói rằng Đức Giáo Hoàng đã bảo vệ các quyền của người Palestine.

- Cựu tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev nhận xét như sau: “Con người nhân bản số một trên hành tinh này đã giả từ chúng ta”. Năm 1989, ông Mikhail Gorbachev đã là nhà lãnh đạo đầu tiên của điện Kremlin sang Vatican triều yết Đức Thánh Cha. Ông Gorbachev nhấn mạnh: “Đức Thánh Cha không những đã thực hiện được nhiều thành tựu cho người Công Giáo mà còn cống hiến rất nhiều cho toàn thể thế giới”.


- Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét rằng “Đức Thánh Cha là một hình ảnh nổi bật trong thời đại chúng ta, tên tuổi ngài gắn bó với cả một thời đại”.

- Tổng thống Gloria Arroyo của Philippin, nơi cư ngụ của 2/3 số người theo công giáo ở châu Á, nói rằng người dân Philippin cảm thấy một sự mất mát sâu xa về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Người ta cho rằng chuyến viếng thăm của ngài năm 1981 đã gieo rắc hạt giống cho cuộc cách mạng về quyền lực của nhân dân đã chấm dứt chế độ Marcos.

- Giáo hội công giáo nhà nước Trung Quốc đã gửi một điện tín tới tòa thánh Vatican bầy tỏ lòng thương tiếc sâu xa về cái chết của Đức giáo hoàng. (Người lãnh đạo công giáo Hong Kong, giám mục Joseph Zen đã chê trách chính phủ Bắc Kinh về việc không bao giờ cho phép Đức giáo hoàng đi thăm Trung Quốc).

- Tại Australia, thủ tướng John Howard nói với đài phát thanh Úc rằng đức giáo hoàng là một nhân vật tôn giáo và đạo đức lỗi lạc, cũng như một nhà chính trị rất quan trọng.
- Những lời thương tiếc đã đổ tới Vatican từ Australia, New Zealand, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản và các nước Á châu khác.

(Đức giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã thực hiện ít nhất một chục chuyến viếng thăm châu Á trong 26 năm lên chức).

- Ông Fidel Castro, nhà lãnh đạo cộng sản Cuba cũng thọ tang 3 ngày?
- Việt Nam không có quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican, mặc dù Việt Nam có số tín đồ Công giáo đông thứ hai ở châu Á. Tuy nhiên, thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi điện chia buồn tới Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican Angelo Sodano. Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có điện chia buồn nói rằng Đức giáo hoàng qua đời là “một tổn thất to lớn đối với Giáo hội Công giáo hoàn vũ nói chung và Hội đồng Giám mục Việt Nam nói riêng."


Lời nhận xét của ĐQ:
Những lời khen ngợi của người đời thực ra cũng tốt, nhưng khi Người còn sống, có mấy ai nghe lời Người? Nhiều nữ tu muốn làm linh mục, nhiều linh mục muốn lập gia đình? nhiều gia đình không đồng ý với Người (nhiều bạn trẻ không đồng ý với Người về sống chung trước hôn nhân? nhiều gia đình không đồng ý với Người về vấn đề ngừa thai, phá thai, trợ tử?)
Một ít chức sắc trong giáo hội Công giáo chê Người đi công du quá nhiều, tốn phí công quĩ? phong thánh quá nhiều?,

Tổng thống Bush không nghe Người trong việc tấn công Irak? Israel không đồng ý hòa giải với Palestine? Hiến pháp Âu châu không nghe đề nghị của Người để đưa di sản Kitô giáo vào?... )
Người ta ám sát Người nhiều lần, một lần bắn trúng tại quảng trường thánh Phêrô làm Người đau đớn bao nhiêu năm!


Giờ đây, những lời thương tiếc có tính cách "chính trị", "cho có" có giá trị trước mặt Chúa hơn một giọt nước mắt của trẻ thơ chăng?
Giờ đây, trước mặt Chúa Người muốn gì? nếu không phải là muốn mọi người tôn trọng nhân phẩm con người, tôn trọng văn hóa SỰ SỐNG, SỐNG CÔNG BẰNG, BÁC ÁI, TỰ DO trên toàn thế giới?

Nguồn: http://www.xuanha.net (http://www.xuanha.net)