migoi_sg
04-04-2010, 12:55 AM
CHÚA ĐÃ CHẾT HAY BỊ THỦ TIÊU ?
Chúa Giê-su không bị thủ tiêu nhưng bị đóng đinh công khai trên thập giá vì tội lỗi của chúng ta.
Em thân mến,
Em có hỏi anh về một bài viết của một linh mục với tựa đề: Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?
Anh trả lời cho em như thế này:
Theo giải nghĩa của quyển đại từ điển tiếng Việt thì hai chữ “thủ tiêu” là như thế này: 1. hủy bỏ, làm mất hẳn đi, không tồn tại để che giấu điều gì có liên quan, như thủ tiêu tang vật, thủ tiêu giấy tờ.
2. Lén lút giết chết đi (người nào đó): ví dụ như: thủ tiêu người làm chứng nào đó để bịt đầu mối.[1] (http://vn.uploader.blog.yahoo.com/jmtaiby/composer#_ftn1)
Như thế thì rõ ràng chữ thủ tiêu có hai ý nghĩa chính liên quan đến đồ vật và con người.
Về đồ vật: Khi các công ty người ta làm ăn thua lỗ thì có hai tình huống: thủ tiêu các hồ sơ có liên quan đến sự làm ăn thua lỗ của công ty, hoặc thủ tiêu tất các những tài liệu đến vấn đề tham nhũng làm cho công ty không thể phát triển được. Hoặc người ta cũng sẽ thủ tiêu tang vật để không còn chứng cớ gì nữa khi cảnh sát điều tra đến làm việc.
Về người: Người tội phạm sẽ thủ tiêu người đầu mối, tức là bí mật giết người hiểu rõ sự việc để công việc mờ ám của họ khỏi bị lộ, hoặc là giết người cách âm thầm để giấu tội...
Vấn đề Chúa Giê-su bị giết như em nói là đúng, bởi vì Chúa Giê-su không bị lén lút thủ tiêu, Chúa Giê-su cũng không bị người Do Thái ban đêm thủ tiêu Ngài, nhưng kết án Ngài công khai (dù là kết án bất công), và Chúa Giê-su vác cây thập giá đi lên Núi Sọ cũng cách công khai không lén lút gì cả, cho nên có thể nói là Chúa Giê-su không hề bị người biệt phái, hay người Pha-ri-siêu, hoặc các thượng tế thủ tiêu, nhưng Chúa Giê-su đã bị lên án cách bất công, bị đóng đinh vào thập tự giá cách bất công vì tội lỗi chúng ta và của nhân loại. Ngài tự nguyện chết để chúng ta được sống, và chết thật chứ không có hồ nghi “đã chết hay bị thủ tiêu”.
Chúa Giê-su đã chết và chết công khai trên thập giá, nhưng ba ngày sau thì Ngài sống lại, đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta và của toàn thể nhân loại.
Trong ngày chủ nhật Lễ Lá và ngày thứ sáu Tuần Thánh em có nghe đọc bài Thương Khó không, các thánh sử đã ghi chép lại rất rõ ràng Chúa Giê-su đã bị đau khổ, bị kết án bất công như thế nào thì em cũng biết, chính vì tội lỗi của chúng ta mà mặc dù bị kết án bất công thì Chúa Giê-su vẫn cứ không phản kháng, không kêu la, không gào thét, Ngài bị nhiều nhục nhả mà không lên tiếng thóa mạ, không than trách.v.v...tất cả vì tội lỗi của chúng ta.
Bài viết “Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?” anh đã đọc, nội dung thì vẫn bình thường như các bài viết về cái chết bất công của Chúa Giê-su, nhưng có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh một điểm là “chết cho sự thật nên bị thủ tiêu” mà thôi, cho nên em đừng quá thắc mắc về từ ngữ mà tác gải dùng cho bài viết của mình.
Điều mà em phải lưu ý là luôn cám ơn những người đã viết ra những suy tư để giúp mình biết suy tư, viết ra những kinh nghiệm để mình học hỏi kinh nghiệm, viết ra những tư tưởng để mình có tư tưởng. Đó chính là những điểm son quý báu giúp em trưởng thành trong cuộc sống tu đức hoặc cuộc sống đời thường, bởi vì mỗi một bài viết là mỗi một giọt máu tâm huyết của người viết, không phải khơi khơi mà họ viết ra, nhưng là để lưu lại trong suy tư của chúng ta một vài điểm nào đó mà chúng ta không có hoặc chưa có suy đến.
Có những tác giả vì để cho độc giả chú ý đến bài viết của mình, nên họ đưa ra những tựa đề nghe kỳ cục, rùng rợn hoặc “khác đời” để người ta thấy kỳ kỳ lạ lạ nên chú ý mà đọc, chứ thực ra họ chẳng có ý gì cả khi có những tựa đề hấp dẫn ly kỳ.
Em thân mến,
Trở lại vấn đề em hỏi “Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?” đối với anh thì chẳng quan trọng, cái quan trọng là chính Chúa Giê-su đã chết thực sự, chết một cách công khai dưới thời quan tổng trấn La Mã là Phong-xi-ô Phi-la-tô. Cái chết của Ngài là một bán án cho nhân loại tội lỗi, là bản án cho những ai chỉ biết đến quyền lợi của mình mà lên án cách bất công người khác; cái chết công khai và tức tưởi của Chúa Giê-su trên thập tự giá là bản án khai tử đối với quyền lực sự chết và tội lỗi. Do đó mà chúng ta –anh và em và tất cả những người Ki-tô hữu đều phải luôn đám ngực ăn năn tội mình, bởi vì chính tội lỗi của chúng ta cũng đã góp phần vào làm cho Chúa Giê-su mau chết hơn trên thập tự giá.
Anh chúc em sống Tuần Thánh năm nay thật sốt sắng và có ý nghĩa hơn năm ngoái, nhất là Tuần Thánh năm nay là Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, và là Tuần Thánh của Năm Thánh Linh Mục, cho nên em cũng nhớ cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta, và cũng luôn nhớ cầu nguyện cho các linh mục, các ngài có thể là cha sở cha phó của em, có thể là cha linh hướng hoặc cha dạy giáo lý của em, hoặc bất cứ linh mục nào cũng được, bởi vì chỉ có một chức tư tế linh mục mà Chúa Giê-su Ki-tô vừa là linh mục tế lễ vừa là hiến phẩm tế lễ lên Chúa Cha mà thôi.
Xin Chúa Giê-su Phục Sinh luôn ở mãi cùng em trong mọi ngày.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb
[1] (http://vn.uploader.blog.yahoo.com/jmtaiby/composer#_ftnref1) Đại từ điển tiếng Việt, trang 1596 mục “thủ tiêu”.
(Nguồn: Lấy từ Blog của LM NHÂN TÀI)
Chúa Giê-su không bị thủ tiêu nhưng bị đóng đinh công khai trên thập giá vì tội lỗi của chúng ta.
Em thân mến,
Em có hỏi anh về một bài viết của một linh mục với tựa đề: Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?
Anh trả lời cho em như thế này:
Theo giải nghĩa của quyển đại từ điển tiếng Việt thì hai chữ “thủ tiêu” là như thế này: 1. hủy bỏ, làm mất hẳn đi, không tồn tại để che giấu điều gì có liên quan, như thủ tiêu tang vật, thủ tiêu giấy tờ.
2. Lén lút giết chết đi (người nào đó): ví dụ như: thủ tiêu người làm chứng nào đó để bịt đầu mối.[1] (http://vn.uploader.blog.yahoo.com/jmtaiby/composer#_ftn1)
Như thế thì rõ ràng chữ thủ tiêu có hai ý nghĩa chính liên quan đến đồ vật và con người.
Về đồ vật: Khi các công ty người ta làm ăn thua lỗ thì có hai tình huống: thủ tiêu các hồ sơ có liên quan đến sự làm ăn thua lỗ của công ty, hoặc thủ tiêu tất các những tài liệu đến vấn đề tham nhũng làm cho công ty không thể phát triển được. Hoặc người ta cũng sẽ thủ tiêu tang vật để không còn chứng cớ gì nữa khi cảnh sát điều tra đến làm việc.
Về người: Người tội phạm sẽ thủ tiêu người đầu mối, tức là bí mật giết người hiểu rõ sự việc để công việc mờ ám của họ khỏi bị lộ, hoặc là giết người cách âm thầm để giấu tội...
Vấn đề Chúa Giê-su bị giết như em nói là đúng, bởi vì Chúa Giê-su không bị lén lút thủ tiêu, Chúa Giê-su cũng không bị người Do Thái ban đêm thủ tiêu Ngài, nhưng kết án Ngài công khai (dù là kết án bất công), và Chúa Giê-su vác cây thập giá đi lên Núi Sọ cũng cách công khai không lén lút gì cả, cho nên có thể nói là Chúa Giê-su không hề bị người biệt phái, hay người Pha-ri-siêu, hoặc các thượng tế thủ tiêu, nhưng Chúa Giê-su đã bị lên án cách bất công, bị đóng đinh vào thập tự giá cách bất công vì tội lỗi chúng ta và của nhân loại. Ngài tự nguyện chết để chúng ta được sống, và chết thật chứ không có hồ nghi “đã chết hay bị thủ tiêu”.
Chúa Giê-su đã chết và chết công khai trên thập giá, nhưng ba ngày sau thì Ngài sống lại, đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta và của toàn thể nhân loại.
Trong ngày chủ nhật Lễ Lá và ngày thứ sáu Tuần Thánh em có nghe đọc bài Thương Khó không, các thánh sử đã ghi chép lại rất rõ ràng Chúa Giê-su đã bị đau khổ, bị kết án bất công như thế nào thì em cũng biết, chính vì tội lỗi của chúng ta mà mặc dù bị kết án bất công thì Chúa Giê-su vẫn cứ không phản kháng, không kêu la, không gào thét, Ngài bị nhiều nhục nhả mà không lên tiếng thóa mạ, không than trách.v.v...tất cả vì tội lỗi của chúng ta.
Bài viết “Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?” anh đã đọc, nội dung thì vẫn bình thường như các bài viết về cái chết bất công của Chúa Giê-su, nhưng có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh một điểm là “chết cho sự thật nên bị thủ tiêu” mà thôi, cho nên em đừng quá thắc mắc về từ ngữ mà tác gải dùng cho bài viết của mình.
Điều mà em phải lưu ý là luôn cám ơn những người đã viết ra những suy tư để giúp mình biết suy tư, viết ra những kinh nghiệm để mình học hỏi kinh nghiệm, viết ra những tư tưởng để mình có tư tưởng. Đó chính là những điểm son quý báu giúp em trưởng thành trong cuộc sống tu đức hoặc cuộc sống đời thường, bởi vì mỗi một bài viết là mỗi một giọt máu tâm huyết của người viết, không phải khơi khơi mà họ viết ra, nhưng là để lưu lại trong suy tư của chúng ta một vài điểm nào đó mà chúng ta không có hoặc chưa có suy đến.
Có những tác giả vì để cho độc giả chú ý đến bài viết của mình, nên họ đưa ra những tựa đề nghe kỳ cục, rùng rợn hoặc “khác đời” để người ta thấy kỳ kỳ lạ lạ nên chú ý mà đọc, chứ thực ra họ chẳng có ý gì cả khi có những tựa đề hấp dẫn ly kỳ.
Em thân mến,
Trở lại vấn đề em hỏi “Chúa đã chết hay bị thủ tiêu ?” đối với anh thì chẳng quan trọng, cái quan trọng là chính Chúa Giê-su đã chết thực sự, chết một cách công khai dưới thời quan tổng trấn La Mã là Phong-xi-ô Phi-la-tô. Cái chết của Ngài là một bán án cho nhân loại tội lỗi, là bản án cho những ai chỉ biết đến quyền lợi của mình mà lên án cách bất công người khác; cái chết công khai và tức tưởi của Chúa Giê-su trên thập tự giá là bản án khai tử đối với quyền lực sự chết và tội lỗi. Do đó mà chúng ta –anh và em và tất cả những người Ki-tô hữu đều phải luôn đám ngực ăn năn tội mình, bởi vì chính tội lỗi của chúng ta cũng đã góp phần vào làm cho Chúa Giê-su mau chết hơn trên thập tự giá.
Anh chúc em sống Tuần Thánh năm nay thật sốt sắng và có ý nghĩa hơn năm ngoái, nhất là Tuần Thánh năm nay là Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, và là Tuần Thánh của Năm Thánh Linh Mục, cho nên em cũng nhớ cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta, và cũng luôn nhớ cầu nguyện cho các linh mục, các ngài có thể là cha sở cha phó của em, có thể là cha linh hướng hoặc cha dạy giáo lý của em, hoặc bất cứ linh mục nào cũng được, bởi vì chỉ có một chức tư tế linh mục mà Chúa Giê-su Ki-tô vừa là linh mục tế lễ vừa là hiến phẩm tế lễ lên Chúa Cha mà thôi.
Xin Chúa Giê-su Phục Sinh luôn ở mãi cùng em trong mọi ngày.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb
[1] (http://vn.uploader.blog.yahoo.com/jmtaiby/composer#_ftnref1) Đại từ điển tiếng Việt, trang 1596 mục “thủ tiêu”.
(Nguồn: Lấy từ Blog của LM NHÂN TÀI)