PDA

View Full Version : Lễ khánh thành và cung hiến Nhà thờ chánh tòa Bà Rịa



Ti_Amo
11-04-2010, 09:54 PM
Tường trình lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ chính tòa GP. Bà Rịa
VietCatholic News (11 Apr 2010 05:22)


Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng nay vào lúc 6h30 ngày 10 tháng 04 năm 2010, tại Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa ( số 227 Đường Cách Mạng Thánh Tám, Phường Phước Hiệp, Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) d tổ chức Lễ Khánh Thành và Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa. Các em Thiếu Nhi, các bà mẹ Công Giáo cùng cộng đoàn dân Chúa trong Giáo Phận đã xếp hàng đón Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Viện Phụ, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh Tu viện Thánh Phaolô, Quý ân nhân và Quý khách từ cổng vào tiền sảnh Nhà Thờ Chánh Tòa trong tiếng kèn vang và những tràn pháo tay thật giòn giã.

http://www.vietcatholic.org/pics/1068d6ca16e3b087nhathochanhtoabr1.jpghttp://www.vietcatholic.org/pics/1068d6ca16e3b087bariact2.jpghttp://www.vietcatholic.org/pics/1068d6ca16e3b087bariact3.jpghttp://www.vietcatholic.org/pics/1068d6ca16e3b087bariacht4.jpgĐúng 8h00 đoàn rước Đức Giám Mục và trên 150 Linh Mục thuộc Giáo Phận Bà Rịa tiến về tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng nhạc hoành tráng của ban kèn đồng thật trang nghiêm và sốt sắng. Quý Cha đồng tế dừng lại các bậc thềm Nhà Thờ, Quý Đức Cha đồng tế dừng lại trên tiền sảnh Nhà Thờ ngay trước cửa chính Nhà Thờ Chánh Tòa cùng hướng về tượng Đức Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo Phận Bà Rịa, là tước hiệu của Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa. Quý cha cũng dừng lại trước tượng hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cột trụ của Giáo Hội. Đức Giám Mục Giáo Phận Tôma Nguyễn Văn Trâm làm phép thánh hóa,bỏ hương, rẩy nước phép và xông hương các bức tượng.

Sau nghi thức làm phép tượng, Đức Cha Giáo Phận Bà Rịa, Đức Hồng và Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cắt băng khánh thành Nhà Thờ Chánh Tòa.

Kế tiếp, để ghi dấu Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa hôm nay, Đức Giám Mục Giáo Phận đã mở tấm bia lưu niệm, trên ghi khắc dòng chữ “Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa Do Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa Chủ Sự Ngày 10-04-2010”.

Sau đó “ Mở cửa Nhà Thờ Chánh Tòa” một Thầy giúp Lễ trao chìa khóa cho Đức Giám Mục Giáo Phận, Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa mở cửa Nhà Thờ và đoàn đồng tế tiến vào trong Thánh Đường.

Truớc khi cử hành Thánh Lễ Cung Hiến, Đức Giám Mục Giáo Phận giới thiệu từng vị Giám Mục với cộng đoàn:

1. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

2. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn.

3. Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Huế.

4. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa, phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

5. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang, phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

6. Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, Nguyên Giám Mục Vĩnh Long.

7. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Giám Mục Nha Trang.

8. Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám Mục Vinh.

9. Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Nguyên Giám Mục Phát Diệm.

10. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Phú Cường.

11. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Mỹ Tho.

12. Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám Mục Long Xuyên.

13. Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Quy Nhơn.

14. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long.

15. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết.

16. Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giáo Phận Bùi Chu.

17. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Nguyên Giám Mục Phan Thiết.

18. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng.

19. Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục phó Cần Thơ.

20. Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Hưng Hóa.

21. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Xuân Lộc.

22. Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Huế.

23. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng.

24. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân,Giám Mục Lạng Sơn.

25. Đức Cha Costma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Bắc Ninh

26. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn.

27. Laurensô Chu Văn Minh, Giám Mục phụ tá Hà Nội.

28. Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm.

29. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục Ban Mê Thuột.

30. Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phụ Tá Quy Nhơn.

31. Đức Cha Tôma Vũ Đình Thiều, Giám Mục Phụ Tá Xuân Lộc.

Sau lời giới thiệu của Đức Cha Giáo Phận là đến phần hiệp dâng Thánh Lễ.

Hôm nay, khi cử hành Thánh Lễ tuần Bát Nhật Phục Sinh với Nghi Lễ Cung Hiến Nhà Thờ và Thánh Hiến Bàn Thờ, trong phần nghi thức nhập Lễ, Đức Giám Mục chủ sự sẽ làm phép nước, biểu tượng của sự sống và ơn thanh tẩy. Ngài rẩy nước Thánh trên cộng đoàn phụng vụ khẩn cầu ơn tha thứ để sống mới trong Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài cũng rảy nước thanh tẩy trên các tường Nhà Thờ, các ảnh tượng, Nhà tạm, Thánh Giá và Bàn Thờ mới.

Trong phần chia sẽ Tin Mừng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống có đôi lời về Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa là một công trình mang nhiều ý nghĩa cho nhịp sống của vùng của Giáo Phận cũng như cho lẽ sống đức tin của mọi tín hữu, cho nên giống như mọi Nhà Thờ, Nhà Thờ Chánh Tòa là dấu chỉ biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa.

Truớc phần phụng vụ Thánh Thể, Đức Giám Mục Giáo Phận đã long trọng cử hành nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu.

Vì được xây dựng để dành riêng cho việc tập họp dân Chúa và cử hành các mầu nhiệm Thánh, nên Nhà Thờ phải được Cung Hiến để trở thành Nhà của Thiên Chúa. Bàn Thờ là nơi cử cử hành hy tế thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cũng là bàn tiệc Thánh Thể mà dân Chúa được mời đến tham dự khi dâng Thánh Lễ, nên cũng phải được thánh hiến cách long trọng.

Khi Nhà Thờ được Cung Hiến thì tất cả những gì đặt trong đó như Thánh Giá, Nhà Tạm, đàng Thánh Giá, các ảnh tưởng, đàn, chuông … đều được làm phép do chính nghi thức Cung Hiến Thánh Đường.

Nghi thức diễn ra theo thứ tự sau đây:

1. Kinh cầu các Thánh.

2. Đặt hài cốt các Thánh tử đạo Việt Nam.

- Thánh Matthêô Lê Văn Gẫm.

- Thánh Phêrô Hoàng Khanh.

- Thánh nữ Anê Lê Thị Thành.

3. Lời nguyện Cung Hiến.

4. Xức dầu bàn thờ và tường nhà thờ.

5. Xông hương bàn thờ và nhà thờ.

6. Thắp sáng bàn thờ và nhà thờ.

Sau nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu, Thánh Lễ tiếp tục trong sự hân hoan và thành kính của cộng đoàn trong Giáo Phận.

Trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Hồng Y trưởng Giáo phận Sài Gòn chia sẻ tâm tình với cộng đoàn Giáo Phận Bà Rịa nhân ngày Lễ Khánh Thánh và Cung Hiến trọng đại hôm nay.

Kết thúc Thánh Lễ, Quý Đức Giám Mục đã lên Cung Thánh chụp hình lưu niệm trong ngày vui mừng của Giáo phận.

Sau đây đôi nét về Dấu ấn thời gian về Nhà Thờ Chánh Tòa Bà Rịa:

Với vị thế địa lý vừa là cửa ngõ hướng ra biển đông, lại vừa nằm trên trục vương lộ giữa kinh đô và vùng đất mới phương Nam, Bà Rịa là nơi thuận lợi để các vị thừa sai lập cứ điểm truyền giáo, đồng thời cũng là nơi dừng chân của một số tín hữu miền Bắc miền Trung trên đường Nam tiến. Lịch sử truyền giáo Bồ Đào Nha cho biết năm 1550, cha Gaspar da Cruz dòng Đaminh đã đến tận vùng Bà Rịa. Vào năm 1747, giáo điểm Bà Rịa có 140 tín hữu, do các cha Dòng Tên phụ trách.

Năm 1837, triều đình lập phủ Phước Tuy, Bà Rịa trở thành trung tâm hành chính, từ đó, cộng đoàn tín hữu Bà Rịa đổi tên thành Họ Phước Dinh, hoặc gọi tắt là Họ Dinh, cùng tên với ngọn núi và dòng sông chảy ngang qua khu vực đặt dinh quan tri phủ. Lúc đó, họ Đất Đỏ có khoảng 1.100 giáo dân, trong khi Phứoc Dinh chỉ có hơn 400 tín hữu. Tuy nhiên, vào cuối đời bách hại dưới triều vua Minh Mạng, các tín hữu lại tập trung về Bà Rịa, một địa bàn dân cư đang trên đà phát triển, và năm 1862 có thể được xem là thời điểm phục hưng cộng đoàn Bà Rịa, như vừa hồi sinh với sức sống vươn mạnh từ chính cái chết hy tế toàn thiêu của 288 vị tử đạo trong vụ đốt ngục Phước Lễ đêm 07.1.1862.

Phước Dinh từ đây trở thành Họ Đạo chính trong địa hạt Phước Tuy, luôn có các linh mục thường xuyên coi sóc.

Ngôi nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo được dựng lên bên cạnh bờ sông Dinh, gần chợ cũ, trong khu vực các công sở hành chánh quận lỵ Phước Tuy. Vào năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Cha xây huyệt mộ chôn cất các vị tử đạo ngay trên chính nền ngục thất trước đây và dựng một ngôi nhà nguyện cho đến nay vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”. Cha cũng dời nhà cha sở về địa điểm hiện nay và dựng một nhà nguyện nhỏ dâng kính Đức Me. Ngày thường, các giáo hữu đọc kinh dâng lễ tại đây, còn Chúa nhật thì cộng đoàn lại quy tụ về nhà thờ cũ.

Năm 1874, khi trở lại Bà Rịa lần thứ hai sau sáu năm làm cha sở Biên Hòa, cha Errard cùng với cha phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh 21.11.1877. Giáo dân rất nhiệt thành dâng công góp của, hằng ngày mỗi gia đình đều có người luôn phiên đến góp sức vào việc chung. Đến tháng 10 năm 1878, cộng đoàn đã có thể dâng lễ tạm trong nhà thờ mới.

Ngày 14.5.1879, Đức Cha Colombert cùng với Đức Cha Pontvianne cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai thánh tôn đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỉ niệm địa danh truyền giáo “Cap Saint-Jacques” trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với diều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời gian cha Cagnon làm chánh sở (1887-1890).

Ngôi thánh đường trong hơn thế kỷ đã nên như mái gia đình ấm cúng thân thương đón nhận bao thế hệ tín hữu Bà Rịa, được sinh ra và lớn lên trong vào tay yêu thương của Thiên Chúa và của cả cộng đoàn. Ngôi thánh đường đã nhiều lần được tu sửa, nới rộng, nhưng vào thời điểm năm 2005, khi Giáo hội mới Bà Rịa được thiết lập, ngôi nhàthờ hơn trăm năm tuổi thực sự đã trở thành quá nhỏ bé trước vóc dáng cứ ngày thêm tăng trưởng của Họ Đạo, nay trở thành Giáo Sứ Chánh Tòa trong trang sử mới vừa được mở ra.

Trên trang sử mới

Từng bước phát triển hướng về tương lai, nhưng giáo phận trẻ Bà Rịa vẫn ý thức mình đang kế thừa cả một gia sản quí giá của tiền nhân. Ngày 15.8.2007, Đức Giám Mục tiên khởi Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Chánh Tòa mới. Kiến trúc thánh đường hiện đại hơn nhưng vẫn muốn giữ lại nét dáng thân thương của ngôi nhà thờ cũ đầy ấp kỷ niệm. Núi đá Đức MẹLộ Đức xây từ năm 1952 cũng được giữ lại nguyên vẹn như dấu tích của một thời đã qua.

Trong tầm nhìn toàn cảnh Thị xã Bà Rịa, nhà thờ Chánh Tòa giáo phận nổi bật hẳn với hai ngọn tháp cao 45 mét màu đá hoa cương trang trọng, mang hình ảnh không thể nhầm lẫn của ngôi thánh đường công giáo giữa bối cảnh kiến trúc đa dạng của một vùng dân cư đông đúc. Tọa lạc trên địa bàn trung tâm của địa hạt Bà Ria-Vũng Tàu, ngôi đền thờ vươn cao vừa để chứng tỏ tấm lòng của các tín hữu muốn dành cho Thiên Chúa những gì tốt đẹp nhất, vừa nên như dấu chỉ hợp nhất của cả cộng đoàn giáo phận. Từ trên ngọn tháp, sáu quả chuông với đường kính từ 60 cm đến 114 cm từ nay sẽ ngân vang tiếng gọi quy tụ đoàn dân Chúa.

Vừa khi bước qua cổng sân tiền đình, đến trước tượng đài Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bồn mạng Giáo phận và là Tước hiệu của nhà thờ Chánh Tòa, người tín hữu như đã cảm nhận được ngay lời mời gọi nâng tâm hồn lên cao hướng về Thiên Chúa tình yêu, qua Mẹ để đến với Chúa và nhờ Mẹ để đón nhận tràn đầy ơn phúc.

Toàn bộ sân nền và tường nhà thờ đều được ốp đá hoa cương, tạo nên ấn tượng vẫn bền của Giáo Hội, dấu chỉ hữu hình cho công trình ngàn đời mà Chúa Kitô muốn xây dựng trên nền đá Phêrô. Ấn tượng đó như thêm rõ nét hơn với hình ảnh hai Thánh Tông đồ trụ cột của Giáo Hội đặt ngay trước cửa chính diện thánh đường, nhắc nhở những người ra vào luôn ý thức mình phải nhiệt thành xây dựng và làm tăng trưởng Giáo Hội Chúa Kitô.

Bên trong ngôi nhà cầu nguyện, khu vực Cung Thanh được thiết kế theo dạng thức hình tròn liên cấp, tạo nên ý nghĩa của tình hiệp thông trọn vẹn giữa đoàn Dân Thiên Chúa được qui tụ để làm nên ngôi Đền Thờ của Chúa Thánh Thần và cùng nhau cử hành hy tế Con Chiên Thiên Chúa. Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước 4 mét dài và 1 mét 20 rộng đặt tại vị trí trung tâm, mặt trước là bức phù điêu khắc họa lại khung cảnh bữa tiệc thiết lập Bí tích tình yêu, mặt sau là nơi niêm ấn thánh tích của ba vị chứng nhân đức tin đến từ ba miền đất nước: miền Nam với thánh Matthêô Lê Văn Gẫm, tín hữu thuộc sứ Long Điền, Bà Rịa, tử đạo ngày 11.5.1847 tại Chợ Đũi, giáo phận Sài Gòn; miền Trung với thánh Phêrô Hoàng Khanh,tử đạo ngày 12.7.1842 tại Hà Tĩnh, giáo phận Vinh; miền Bắc với thánh nữ Anê Lê thị Thành, tử đạo ngày 12.7.1841 tại Phúc Nhạc, giáo phận Phát Diệm. Di cốt của ba vị thánh tử đạo được can khảm trong một tấm phù điêu ghi khắc chân dung của 117 vị thánh tử đạo, kết thành hy Lễ tình yêu của toàn Giáo Hội Việt Nam tiến dâng lên Thiên Chúa.

Bệ đài Thánh Kinh và Nhà Tạm Thánh Thể được tạc hai bên tượng Chúa chịu nạn, trở thành biểu tưởng của hai nguồn mạch sự thật và sự sống trên cong đường cứu rỗi là chính Chúa Giêsu Kytô.

Đặc biệt, trong Nhà Thờ Chánh Tòa, Nhà Thờ Mẹ của các Thánh Đường trong Giáo Phận, nơi đặc Ngai Tòa của Đức Giám Mục, ý nghĩa sâu xa của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền được làm nổi bật qua hình ảnh 12 Thánh Tông Đồ rực sáng trong khung kính màu bao quanh, Cung Thánh như đang ân cần đón nhận Ngai Tòa và huy hiệu của Người kế vị các Ngài được đặt sau bàn thờ, ngay dưới chân Thánh Giá của Chúa Kytô, là thủ lãnh tối cao của toàn Giáo Hội và là mục tử nhân lành luôn yêu thương hy sinh mạng sống vì đàn chiên.

Riêng những Giáo dân Bà Rịa chắc chắn sẽ gặp lại bao kỷ niệm mỗi khi nhìn thấy tượng hai Thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê vẫn đứng tại vị trí quen thuộc hai bên cửa chính Nhà Thờ, và đặc biệt hơn nữa là hai Tòa giải tội đã có từ rất lâu, nay được phục chế theo đúng hình dáng cũ.

Ngôi Nhà Thờ hữu hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi cùng lúc Giáo Phận xây dựng được những đền Thờ thiêng liêng trong từng tâm hồn Tín hữu. Chiếc bàn thờ cố định chỉ trọn vein có giá trị khi mỗi người trở thành chi thể sống động của Đức Kytô. Mỗi chiếc ghế sẽ thực sự hữu dụng khi cộng đoàn phục vụ biết cầu nguyện và cử hành bí tích trong sâu lắng nội tâm. Tiếng chuông ngân sẽ thêm tác dụng khi mỗi Giáo dân có thể nói với Chúa và nói về Chúa cho mọi người. Các khung kính màu sẽ thêm rực rỡ khi ánh sáng Tin Mừng chiếu xuyên qua từng chi tiết của đời sống của nơi mỗi gia đình Công Giáo. Ngọn tháp Nhà Thờ sẽ vút cao hơn khi mỗi người con của Giáo Phận trở thành dấu chỉ tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa trước mặt con người.

Giữa lòng Giáo Hội tại Việt Nam, Giáo Phận Bà Rịa đã được khai sinh và tăng trưởng để nước trời ngày thêm tỏa sáng. Giữa lòng Giáo Phận, Nhà Thờ Chánh Tòa đã được xây dựng để nên tâm điểm yêu thương cho dân Chúa ngày thêm hợp nhất, làm cứ điểm mục vụ để đàn chiên luôn mãi được sống và sống dồi dào, thành cao điểm tâm linh để đoàn con Chúa ngày thêm Thánh Đức giữa cung lòng Giáo Hội và Giáo Phận thương yêu.
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc

Vinam
08-03-2011, 12:46 AM
https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/01.JPG
Tháp nhà thờ nhìn trong sương từ xa



https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/02.JPG
Trần nhà thờ



https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/03.JPG

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/04.JPG


https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/05.JPG
Tầng hầm: Sinh hoat., để xe



https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/06.JPG
Cầu thang dành cho người cao tuổi.



https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/07.JPG

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/08.JPG
Hang đá bên ngoài



https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/09.JPG




https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/ChinhToaBaRia/10.JPG

josep_thuan
27-07-2011, 07:31 PM
sao khong chup het :6:toan canh nha tho

Vinam
29-05-2012, 09:27 AM
VÙNG ĐỊA ĐẦU BIÊN TRẤN




Tác giả: Nguyễn Thanh Liêm

Bà Rịa và Vũng Tàu là những địa danh rất quen thuộc đối với đa số người Việt ở Miền Nam. Trên đường từ Sài Gòn đi Vũng Tàu chúng ta phải đi qua hai tỉnh Biên Hòa và Phước Tuy. Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Phước Tuy là tỉnh Bà Rịa, và Bà Rịa xưa kia được gọi là Mô Xoài.

Mô Xoài là nơi mà người Việt đã đến khai phá, định cư sớm nhất so với các nơi khác ở Miền Nam. Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn cho rằng xứ Mô Xoài là vùng địa đầu của Biên Trấn, tức là vùng người lưu dân Việt đầu tiên đặt chân vào để khai phá mở mang Miền Nam nước Việt. Năm 1621 khi sứ thần cùng đoàn quân tùy tùng đưa Ngọc Vạn công chúa, con gái thứ hai của Chúa Sải, Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), về Oudong (Campuchia) theo chồng là vua Chey Chetta II của Chân Lạp thì lưu dân người Việt từ các tỉnh miền Trung đã có mặt ở Mô Xoài (tức Bà Rịa) rồi.

Theo chân Ngọc Vạn công chúa, lưu dân người Việt càng ngày càng vào Nam lập nghiệp nhiều hơn. Về phương diện chính trị ngoại giao, cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chey Chetta II là bước mở đầu cho mối liên hệ ngoại giao giữa hai dân tộc Việt-Khờ Me và về phương diện xã hội nó cũng được xem như là một sự mở đầu cho những bành trướng lãnh thổ quy mô về phương Nam của dân tộc Việt. Sử Khờ Me ghi là sau khi lên ngôi vua Chey Chetta II cho xây cung điện nguy nga tại Oudong rồi cử hành lễ cưới long trọng với một nàng công chúa xinh đẹp của Việt Nam. Hoàng hậu Sam Đát (tức công chúa Ngọc Vạn) có đem nhiều đồng hương sang Campuchia. Có người làm quan trong triều, có người làm thủ công, có người buôn bán, vận chuyển hàng hóa.

Theo hồi ký của giáo sĩ Chistofo Borri, một người Ý đã sống gần Qui Nhơn từ 1618 đến 1622, thì chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp (Campuchia) cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại quân Xiêm.
Borri cũng tả rõ phái đoàn quan quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong như sau: „Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh Oudong, thì dân chúng Khờ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh.“ Hai năm sau, 1623, chúa Nguyễn sai phái bộ tới Oudong yêu cầu vua Chey Chetta II cho chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia. Từ khi có các đồn thu thuế của chúa Nguyễn, vùng này đã trở nên vùng thị tứ trên bến dưới thuyền rất là sầm uất.

Trước khi người Việt đến Mô Xoài khai phá, thì nơi đây còn là cả một vùng „toàn rừng rậm mấy nghìn dặm“ theo sự ghi chú của Lê Quý Đôn trong Phú Biên Tạp Lục. Vùng rừng rậm hoang vu này là vùng cư trú của nhóm thiểu số người Mạ mà hiện giờ có khoảng hơn 20 ngàn người sinh sống trên vùng rừng núi Tây Bắc Nam phần. Từ sau ngày Ngọc Vạn công chúa được gả về Campuchia, vùng Mô Xoài đã trở nên vùng tuyến đầu quan trọng của người Việt trong quá trình tiến về phương Nam. Dân tộc Mạ hay Châu Mạ (Châu theo tiếng Mạ có nghĩa là người) nói tiếng gốc Mã Lai. Địa bàn sinh sống của Châu Mạ ngày xưa là cả vùng Đồng Nai xuống đến Mỹ Tho. Đất thì quá rộng mà người thì quá ít cho nên dân cư quá thưa thớt, và phần lớn đất đai là rừng rú hoang vu đầy muôn thú. Khi người Việt bắt đầu vào khai khẩn đất hoang vùng Mô Xoài thì người Mạ từ từ rút lui dần, nhường đất cho người lưu dân mới đến khai phá. Đến giữa thế kỷ XVII người Mạ còn sinh sống ở vùng phía Bắc Bà Rịa, Bắc Biên Hòa dài lên Long Khánh, Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Nhưng biết và nói đến vùng Bà Rịa xưa nhất là người Trung Hoa. Vào cuối thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan khi đi theo đoàn sứ giả Trung Hoa đến thăm nước Chân Lạp, có ghi một đoạn như sau về vùng Bà Rịa-Vũng Tàu trong quyển „Chân Lạp phong thổ ký“ của ông: „Chúng tôi vượt biển Thất Châu Dương (tức Biển Đông) đi ngang biển Giao Chỉ dương đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy nhờ gió thuận, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp.“ Nhiều học giả Việt Nam cho rằng Chân Bồ là một thị trấn vùng Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vào thế kỷ XVII người Âu Châu đã có qua lại vùng Bà Rịa Vũng Tàu. Ông Phan Phát Huờn trong quyển „Việt Nam giáo sứ“ có nói đến trường hợp của giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz đi từ Malacca đến Hà Tiên, ở Hà Tiên một thời gian ngắn rồi tới Bà Rịa để xuống tàu sang Quảng Châu. Như vậy Bà Rịa đã từng là nơi dừng chân của nhiều tàu buôn trên đường từ Âu Châu sang Trung Quốc. Trên bản đồ hải trình của các nước Âu Châu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, đều có ghi Vũng Tàu như một nơi dừng chân của các tàu trên đường viễn dương.

Năm 1698 thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh của Chúa Nguyễn vào Nam kinh lược. Nguyễn Hữu Cảnh „lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn... Đất đai đã mở rộng ngàn dặm, dân số hơn bốn vạn hộ.“ Phần đầu của Nam Kỳ Lục Tỉnh được thành hình. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt nền hành chánh cai trị trên các vùng có người Việt định cư. Lúc này Mô Xoài/Bà Rịa nằm trong huyện Phước Long của xứ Đồng Nai. Thời Minh Mệnh với Nam Kỳ gồm Lục Tỉnh, thì phủ Phước Tuy (Bà Rịa) thuộc tỉnh Biên Hòa gồm các huyện Phước An (Mô Xoài), huyện Long Thành và huyện Long Khánh.

Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức nói về Bà Rịa như sau:
„Bà Rịa ấy là đầu địa giới trấn Biên Hòa là đất danh tiếng, cho nên các phủ miền Bắc có ngạn ngữ rằng „Cơm Nai, Rịa, cá Rí, Rang“, là vì lấy Đồng Nai - Bà Rịa là đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ ở cả trong đó. Đất ấy lưng ở dựa núi, mặt nhìn biển, rừng rậm tre dài, ở trên có trường tuần để vời gọi những người Man Mạch đến đỗi chác, ở dưới có cửa bến, để xét hỏi ghe thuyền ra biển, trạm thủy, trạm bộ giao tiếp nhau, việc cung nộp lâm sản chống trị người Đê, người Mọi, bắt bớ giặc cướp, thì có huyện nha đạo thủ chia nhau làm việc, vốn là nơi bận rộn khó nhọc bậc nhất. Có nhiều cửa quan hiểm yếu, có thành trì xưa di chỉ hãy còn, như là quốc đô của vua nào vậy. Xét Bà Rịa là đất Lục Chân Lạp xưa. Khảo sách Tân Đường thư nói: „Nước Bà Lỵ ở thẳng phía đông nam Chiêm Thành, từ cửa biển Giao Châu vượt biển trải qua các nước Xích Thổ, Đan Đan mới đến. Đất ấy có bãi rộng, nhiều ngựa, cũng gọi tên là Mã Lễ. Tục hay xâm lỗ tai đeo ngọc, dùng một mảnh vải cát bối [vải bông gòn] cuống ngang lưng. Phía Nam có nước Thù Nại, sau đời Vĩnh Huy bị nước Chân Lạp thôn tính“. Cứ đó mà nói, thì ước lược cũng giống tục của người Cao Mên, người Đê, người Mọi ngày nay, mà đất cũng dáng như thế. Tra ở sách Chính Vận, chữ lỵ âm lực địa thiết, ngờ Bà Rịa tức là nước Bà Lỵ xưa chăng mà Thù Nại lại cùng với tiếng Đồng Nai, Nông Nại nghe hơi giống nhau, hoặc nay là đất Sài Gòn chăng? Tạm chép phụ ở đây để chờ những bực học rộng sau này khảo biên.“

Sang thế kỷ XVIII đã có nhiều người Việt Nam vùng Bà Rịa, Đất Đỏ, theo đạo Thiên Chúa. Danh mục các họ đạo của tỉnh Đồng Nai có ghi địa danh Bà Rịa hồi năm 1747 có được 140 giáo dân và Đất Đỏ 350 giáo dân. Một người theo Thiên Chúa giáo, gốc Bà Rịa, đã rất nổi tiếng trong buổi đầu của nền văn học chữ Quốc Ngữ là Paulus Huỳnh Tịnh Của. Paulus Huỳnh Tịnh Của và Petrus Trương Vĩnh Ký là hai người đầu tiên mở đầu cho nền văn chương chữ Quốc Ngữ. Cả hai ông đều là người theo Thiên Chúa giáo, đều được học chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ rất sớm, và đều có những công trình viết lách, soạn thảo bằng chữ Quốc Ngữ quan trọng đầu tiên ở Việt Nam. Nhà bác học Petrus Ký là người Vĩnh Long, rất nổi tiếng về những công trình của ông đối với văn học, báo chí và học thuật mới ở buổi giao thời. Tên ông đã được dùng đặt cho trường trung học lớn nhất và nổi tiếng nhất ở miền Nam, đó là trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Paulus Của là người Bà Rịa, tuy không được nổi tiếng bằng Petrus Ký nhưng cũng có công trình soạn thảo đáng kể là bộ Quốc Âm Tự Vị.

Dưới thời Pháp thuộc, Bà Rịa là một tỉnh trong số 20 tỉnh ở Nam Kỳ. Trước 1945 người ta ghép chữ đầu của 20 tỉnh thành bài thơ sau đây cho dễ nhớ:

GIA, CHÂU, HÀ, RẠCH, TRÀ
SA, BẾN, LONG, TÂN, SÓC.
THỦ, TÂY, BIÊN, MỸ, BÀ,
CHỢ, VĨNH, GÒ, CẦN, BẠC, và

Sau đó thêm CẮP.
Đó là các tỉnh:


Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh,
Sa Đéc, Bến Tre, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng.
Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bà Rịa,
Chợ Lớn, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bạc Liêu.
và Cap Saint Jacques (tức là Vũng Tàu).

Lúc này tỉnh Bà Rịa gồm 5 tổng Việt là An Phú Hạ, An Phú Tân, An Phú Thượng, Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng, và 2 tổng Thượng là Cơ Trạch và Nhơn Xương. Thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bà Rịa được mệnh danh là tỉnh Phước Tuy. Hiện giờ Bà Rịa và Vũng Tàu được sát nhập làm thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vũng Tàu nằm sát bên Bà Rịa, cách tỉnh lỵ Bà Rịa 22 km. Vũng Tàu xưa gồm có ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, và Thắng Tam, cả ba đều bắt đầu bằng chữ Thắng. Cho nên cũng có khi người ta gọi vùng này là vùng Tam Thắng. Về nguồn gốc của ba làng mang tên Thắng này ông cha chúng ta ngày xưa có những giả thuyết khác nhau. Giả thuyết đáng tin cậy nhất cho rằng ngày xưa ở vùng biển Vũng Tàu thường có bọn cướp biển Mả Lai đến đây đánh cướp các thuyền buôn Việt Nam từ miền Trung và miền Bắc vào Sài Gòn. Chúng cướp hết của tiền, hàng hóa và có khi bắt cả người nữa. Triều đình Nguyễn phái ba chiến thuyền vào đây để tiễu trừ bọn cướp. Ba người điều khiển ba chiến thuyền đó là ba vị đội trưởng có tên là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Cả ba đã hoàn toàn thành công trong việc bài trừ bọn cướp biển. Ngoài công tác an ninh, họ cũng đã thành công lớn lao trong việc định cư, khai phá, mở mang vùng đất Vũng Tàu. Họ đã thành lập ba làng mang tên Thắng. Để tưởng thưởng công lao của họ, năm 1822 vua Minh Mệnh sắc chiếu ban khen cho ba người nói trên, cho họ được giải ngủ, được lập làng làm chủ những đất đai họ khai phá, và cho các làng này được miễn thuế trong ba năm. Đội trưởng Phạm Văn Dinh xây dựng làng Thắng Nhất, đội trưởng Lê Văn Lộc làng Thắng Nhì và đội trưởng Ngô Văn Huyền làng Thắng Tam. (Theo tác giả Huỳnh Minh trong quyển Vũng Tàu Xưa).

Trước 1895 Vũng Tàu nằm trong một quận của tỉnh Bà Rịa. Từ năm 1895 Vũng Tàu được tách khỏi Bà Rịa để trở thành tỉnh riêng. Vũng Tàu ở cách Sài Gòn 125 km, nằm sát bên tỉnh Bà Rịa, ở về phía Tây Nam của Bà Rịa. Vũng Tàu có biển Nam Hải bao quanh ở phía Nam. Vũng Tàu có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự giao thông trên mặt biển của vùng Đông Nam Á, cũng như của hai châu Âu, Á. Vũng Tàu chưa phải là một hải cảng quan trọng nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài Gòn, mà Sài Gòn từ lâu nay là một thương cảng vô cùng quan trọng đối với các tàu bè từ Âu Châu sang Á Đông và ngược lại. Hầu hết các tàu buôn từ Âu Châu qua Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Phi Luật Tân đều có ghé qua Sài Gòn. Trên đường đi ngược lại cũng vậy, Sài Gòn vẫn là nơi dừng chân của các tàu buôn viễn dương. Muốn vào thương cảng Sài Gòn bằng đường biển người ta phải qua cửa ngỏ Vũng Tàu.

Nhờ có những bãi biển đẹp, lại ở gần Thủ Đô Sài Gòn nên từ xưa Vũng Tàu đã là nơi nghỉ mát, hay tham quan của du khách, của những khách sang trọng cùng với dân có tiền ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn và vùng phụ cận. Từ Bãi Trước (hay Bãi tắm Tầm Dương), qua Bãi Dứa, đến Bãi Nghênh Phong (Ô Quắn), từ Bãi Sau (hay Bãi Thùy Vân) đến Bãi Dâu (tức bãi Phương Thảo), Vũng Tàu đã thu hút hàng vạn du khách về đây nghỉ mát trong những ngày cuối tuần. Vừa là chốn nghỉ mát đông đảo, rầm rộ, Vũng Tàu cũng là nơi yên tĩnh, an toàn cho những chính khách và các nhà tu.

Từ xưa Vũng Tàu đã từng là nơi giúp vua Gia Long tìm nước ngọt để sống sót trong những ngày bị quân Tây Sơn rượt đuổi ráo riết. Đầu thời Pháp thuộc Vũng Tàu đã có Bạch Dinh để làm nơi nghỉ mát cho quan toàn quyền. Cũng trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu đã từng là nơi an trí của các nhà vua cách mạng triều Nguyễn như Thành Thái, Duy Tân. Đặc biệt là các tôn giáo cũng đã tìm thấy ở nơi đây là nơi tôn nghiêm thanh tịnh rất tiện lợi cho sự tu dưỡng, phát triển tôn giáo. Nhiều nhà thờ, chùa, phật đường, tịnh xá có tiếng đã được dựng lên ở Vũng Tàu. Phật giáo có Phật Đài Thích Ca, một địa điểm hành hương nổi tiếng, có Chùa Tịnh Độ Cư Sĩ, có Tịnh Xá Ngọc Hương, có ba ngôi Phật Bửu Tự của giáo hội Thiền Tịnh Đạo Tràng, bên Thiên Chúa giáo có Đài Đức Mẹ ở Bãi Dâu, nơi quy tụ rất đông du khách và giáo dân.

Bà Rịa-Vũng Tàu là một kết hợp đặc biệt. Hai nơi này sát cánh bên nhau về địa lý, lại có những vai trò lịch sử gắn liền tiếp nối với nhau. Nếu Bà Rịa là điểm bắt đầu của cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam thì Vũng Tàu là nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển lớn lao cho vùng này trong những ngày sắp tới.

Nhận từ Email

phale
29-05-2012, 12:10 PM
http://i1091.photobucket.com/albums/i383/yoyotinhban/chua_jesu.jpg
Tượng Chúa Jesus ở Rio de Janerio - Brazil

http://i1091.photobucket.com/albums/i383/yoyotinhban/634650339211076250Thumb.png
Tượng Chúa Giêsu trên núi Tao Phùng - Vũng Tàu

Giáo phận Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) còn có một công trình kiến trúc nổi tiếng là Tượng Chúa Giêsu trên núi Tao Phùng.
Tượng cao 32m tọa lạc trên độ cao 170m so với mặt nước biển.
Tượng có sải tay dài 18,4m, hai bàn tay tượng dài 2,2m, ngón giữa dài 1,1m…
Nếu đem so sánh thì tượng Chúa Giêsu trên núi Tao Phùng - Giáo phận Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cao 32m; cao hơn tượng Chúa Jesus ở Rio de Janerio - Brazil (cao 30m không kể chân đế) đã từng được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới vào năm 2007.

(st trên Internet)