JB.Lưu Hùng Vương
12-04-2010, 02:09 PM
Trên thập tự, Thánh Thần thôi thúc, Thiên Tử than thở thật thảm thương.
Thiên Tử thổn thức trong tim trong trí, trong toàn thân thể, trở thành Tâm Thư: Tình, Tội, Tha Thứ trên toàn thể thế trần:
1. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tình Thương
Trông thấy thập tự, ta thấy Thiên Tình Thương,
Thập tự treo Thiên Tử, trở thành thánh tích: Tình Thương Thánh Tử
Từ Trời, Thiên Tử trở thành Thọ Tạo trong trần thế.
Trong thân Tôi Tớ trong trắng, Thiên Tử thay thế thọ tạo tội tình,
Trong thân Tôi Tớ tận tụy, Thiên Tử trung thành trong Thánh Thần
Trong thân Tôi Tớ trần trụi, Thiên Tử thí thân thay thế thọ tạo tồi tàn (x. Is, 53).
Trên thập tự, Thiên Tử thổn thức:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Ta thương tất thảy! Ta thương tất thảy!
Thân Ta treo trần trụi trên thập tự, tại Ta thương,
Ta thảm thay thân thọ tạo thiếu tình thương từ Trời.
Từ thập tự, tất thảy trở thành Tình Thương. Tình Thương thắng thế tất thảy”!
2. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tội tình
Trong thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy tội ta, tội trần thế.
Thập tự treo tử tội, trở thành tử tích: tội tình.
Thụ tạo thường theo thói trần tục, tiếp tay Tử Thần,
Tham tiền, thích tình, tìm tài, thích thưởng thức…
Thông thường, tiền thành tiên, thiếu tiền, tình tan,
tư tưởng tồi tàn, tâm tư tù tội.
Tìm tôi trong tội theo thói thường tình tư,
Thiếu trung thành, thiếu trung thực trong tâm tư, tư tưởng,
Tự tôn, tự ti, tự tử, thân than trách thân (x. trường hợp Giuđa).
Trên Thập Tự Thánh Tử trở thành tử tội,
Thay thế tất thảy trần thế tội tình,
Toàn thân tan tành, tan tác, tức tưởi.
Thập Tự trở thành tòa tối thượng tố tội ta, tội trần thế.
Thập tự trở thành trò trớ trêu tội tình.
Thánh Thiên Tử thiết tha:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Tĩnh thức, tĩnh thức, tránh tội,
Trung thành thực thi Thánh Thượng Thư:”!
3. Thập Tự treo Thánh Thiên Tử trở thành thánh tích: Tha Thứ
Thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy thiên tình thứ tha.
Tội trần thế thật trùng trùng từ thời tạo thiên tới thiên thu.
Tình Thiên Tử trên thập tự trở thành thiên trường tình Tha Thứ tội,
trổi trên toàn thể tội tình trần thế.
Thọ tạo tội tình, Thiên Tử tha thứ,
Thọ tạo thiếu trung thành, Thiên Tử thưa trung thành,
Thọ tạo thiếu trung thực, Thiên Tử thực thi Thánh Thượng Thư từ Trời.
Thọ tạo thường theo thói trần tục, Thiên Tử thức tĩnh thọ tạo tĩnh thức trong trường trần.
Trong thân thụ tạo, Thiên Tử thấu tình thấu trí thọ tạo: từ tính tình, từ tâm trí, tư tưởng.
Thân tro trong trần thế, ta thường thay thế Thánh Thư thành “thánh tôi”.
Trên Thập Tự Thánh Tử thống thiết:
“Thưa Thánh Thượng,
Tha tất thảy, tha tội toàn thể trần thế,
Tha tội tên trộm trùm tử tội, tha tất thảy!
Thọ tạo tội tình, tin tưởng Tình Thương Ta từ thập tự,
Tình Tha Thứ thắng thế tội trần, thắng thế Tử Thần”.
Thế thì, từ trên Thập tư, ta thấy tình thương, thấy tội tình, thấy tình tha thứ.
Trong ta, thôi thúc tỏa tình thương Thiên Tử trên toàn thể thọ tạo, thực thi Thánh Thư, trung thành trong từng trọng trách trần thế,
tiếp tục thiên tình thập tự trong từng thời thế tới thiên thu.
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Rôma ngày 11.04.2010
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Nguồn ____ghphuyen.net
Thiên Tử thổn thức trong tim trong trí, trong toàn thân thể, trở thành Tâm Thư: Tình, Tội, Tha Thứ trên toàn thể thế trần:
1. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tình Thương
Trông thấy thập tự, ta thấy Thiên Tình Thương,
Thập tự treo Thiên Tử, trở thành thánh tích: Tình Thương Thánh Tử
Từ Trời, Thiên Tử trở thành Thọ Tạo trong trần thế.
Trong thân Tôi Tớ trong trắng, Thiên Tử thay thế thọ tạo tội tình,
Trong thân Tôi Tớ tận tụy, Thiên Tử trung thành trong Thánh Thần
Trong thân Tôi Tớ trần trụi, Thiên Tử thí thân thay thế thọ tạo tồi tàn (x. Is, 53).
Trên thập tự, Thiên Tử thổn thức:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Ta thương tất thảy! Ta thương tất thảy!
Thân Ta treo trần trụi trên thập tự, tại Ta thương,
Ta thảm thay thân thọ tạo thiếu tình thương từ Trời.
Từ thập tự, tất thảy trở thành Tình Thương. Tình Thương thắng thế tất thảy”!
2. Thập Tự treo Thiên Tử trở thành thánh tích: Tội tình
Trong thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy tội ta, tội trần thế.
Thập tự treo tử tội, trở thành tử tích: tội tình.
Thụ tạo thường theo thói trần tục, tiếp tay Tử Thần,
Tham tiền, thích tình, tìm tài, thích thưởng thức…
Thông thường, tiền thành tiên, thiếu tiền, tình tan,
tư tưởng tồi tàn, tâm tư tù tội.
Tìm tôi trong tội theo thói thường tình tư,
Thiếu trung thành, thiếu trung thực trong tâm tư, tư tưởng,
Tự tôn, tự ti, tự tử, thân than trách thân (x. trường hợp Giuđa).
Trên Thập Tự Thánh Tử trở thành tử tội,
Thay thế tất thảy trần thế tội tình,
Toàn thân tan tành, tan tác, tức tưởi.
Thập Tự trở thành tòa tối thượng tố tội ta, tội trần thế.
Thập tự trở thành trò trớ trêu tội tình.
Thánh Thiên Tử thiết tha:
“Tất thảy thọ tạo tội tình:
Tĩnh thức, tĩnh thức, tránh tội,
Trung thành thực thi Thánh Thượng Thư:”!
3. Thập Tự treo Thánh Thiên Tử trở thành thánh tích: Tha Thứ
Thấy thập tự treo Thiên Tử, ta thấy thiên tình thứ tha.
Tội trần thế thật trùng trùng từ thời tạo thiên tới thiên thu.
Tình Thiên Tử trên thập tự trở thành thiên trường tình Tha Thứ tội,
trổi trên toàn thể tội tình trần thế.
Thọ tạo tội tình, Thiên Tử tha thứ,
Thọ tạo thiếu trung thành, Thiên Tử thưa trung thành,
Thọ tạo thiếu trung thực, Thiên Tử thực thi Thánh Thượng Thư từ Trời.
Thọ tạo thường theo thói trần tục, Thiên Tử thức tĩnh thọ tạo tĩnh thức trong trường trần.
Trong thân thụ tạo, Thiên Tử thấu tình thấu trí thọ tạo: từ tính tình, từ tâm trí, tư tưởng.
Thân tro trong trần thế, ta thường thay thế Thánh Thư thành “thánh tôi”.
Trên Thập Tự Thánh Tử thống thiết:
“Thưa Thánh Thượng,
Tha tất thảy, tha tội toàn thể trần thế,
Tha tội tên trộm trùm tử tội, tha tất thảy!
Thọ tạo tội tình, tin tưởng Tình Thương Ta từ thập tự,
Tình Tha Thứ thắng thế tội trần, thắng thế Tử Thần”.
Thế thì, từ trên Thập tư, ta thấy tình thương, thấy tội tình, thấy tình tha thứ.
Trong ta, thôi thúc tỏa tình thương Thiên Tử trên toàn thể thọ tạo, thực thi Thánh Thư, trung thành trong từng trọng trách trần thế,
tiếp tục thiên tình thập tự trong từng thời thế tới thiên thu.
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Rôma ngày 11.04.2010
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Nguồn ____ghphuyen.net