PDA

View Full Version : Truyền giáo như việc kinh doanh



minh_tam
14-04-2010, 12:57 PM
Nếu kinh doanh là tìm mọi cách để thu lợi về vật chất, chiến sách đánh đổi của họ là quyết tâm – thì suy ra truyền giáo là tìm mọi cách để thu lợi cho các linh hồn về cho Chúa, chiến sách đánh đổi còn phải quyết tâm, quyết chiến, quyết thắng và quyết tử hơn như thế nào!

Vừa nghe nói câu “chuyện truyền giáo như chuyện kinh doanh” hẳn ra trong trí ta nhớ ngay đến câu nói của Chúa KiTô “con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng”

Nhưng tưởng rằng con cái sự sáng khôn ngoan hơn con cái thế gian mới phải, vì con cái sự sáng có hai lợi điểm:

- Vừa biết chọn đúng nước trời là đích ngắm.
- Vừa ở ngay trong vòng phủ sóng của sống châm lý do Chúa Thánh Thần chiếu tỏa.

Giở lại phúc âm ta mới thấy, trước khi nói câu đó. Chúa đã giới hạn vấn đề bằng câu ngắn: Trong sách xử sự với đồng loại…

À thì ra thế gian chỉ khôn ở cái vụ xử sự với đồng loại đó thôi!

Khôn ngoan ở chỗ đối xử với đồng loại là khéo léo, giảo hoạt và thâm thúy hơn, vì con cái sự sáng cứ cư xử với nhau thẳng ruột. mà ai cũng biết khổ nỗi lý đời hễ: thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ” trong khi con cái thế gian thì tinh quái, cư xử theo kiểu mềm nắn rắn buông, kiểu giương đông kích tây hay giả mù sa mưa, họ coi nhau như đối thủ chứ không coi nhau như kiểu con cái sự sáng.

Nhớ lại:
Thuở con người mới tìm ra dầu lửa, tỷ phú Rockefeller người Mỹ, bỗng dưng hứng lên cô cớ tặng cho dân Trung Quốc mỗi gia đình một cái đèn dầu. Ai cũng xuýt xoa thích thú, cám ơn rối rít rồi khen lấy khen để, tâng bốc ông ấy lên bậc tiên ông tốt bụng!
Nhưng rồi :cái logic” của vấn đề dần dần hiện rõ ra trong các câu hỏi tiếp theo như sao:
- Cái đèn dầu để làm gì?
Thưa: để thắp sáng!
- Dùng cái gì để khiến cho đèn dầu được thắp sáng?
Thưa: dầu lửa!
- Lấy đâu ra dầu lửa?
Thưa: mua!
- Mua ở đâu?
Thưa: mua ở cái nhà ông Rockefeller.
Sau đó thiên hạ rần rần đổ xô đi mua dầu lửa chứ không nỡ bỏ cái đèn dầu đã được biếu không. Thế là “tiên ông tốt bụng” kia tha hồ bán dầu lửa, bán được mấy chốc mà thành tỷ phú dầu lửa lừng danh cả thế giới.
Đến đây thì dân Trung Quốc mới ớ ra. Ôi chỉ vì Ông ta muốn bán cho được nhiều dầu nên mới dúi vào tay chúng ta cái đèn dầu, chứ nào có tiên ông tiên bà gì đâu?
Theo đúng bài bản đó. Người tiêu dùng thấy mua cái máy in gia dụng (đi kèm máy vi tính) với giá rẽ rề nên mừng trong bụng, đến khi máy in hết mực, đi mua mực in giá đắc bằng gần máy in. Mới biết người ta dùng máy in để bán cho được nhiều mực in, bởi sự thường ai cũng phải mua mực in nhiều lần trong khi mua máy in chỉ có một lần.
Cứ thế mà các nhà kinh doanh thu lợi
Còn các ông bố bà mẹ mừng về đồ chơi Trung Quốc quá rẻ, nhưng đến khi các bé đòi mua pi liên tục… lúc này rồi mà còn có người chưa hiểu ra người ta dùng đồ chơi giá rẻ đổi xâu nhiều người mua pin… v v
Giả dụ có các Cha Cố gì thời xưa ở đây mà nghe kể những chuyện đại loại như vậy, hẳn các Cố sẽ thốt lên câu ngao ngán bất hủ: Ôi! Con cái thế gian.
Kinh doanh là thế, mưa ma chước quỷ của con cái thế gian đến thế là cùng!
Nhưng tại sao Chúa cho hẳn một dụ ngôn về người quản lý bất trung? Ông quản lý này cũng Giương đông kích tây đâu kém! Xóa bớt nợ hôm nay để nhớ ơn mình ngày mai, có lẽ Chúa muốn ám chỉ điều gì?
Thưa Chúa muốn ám chỉ, con cái sự sáng cũng phải khôn ngoan chiến thuật như vậy trong việc tìm kiếm nước trời, như chủ nhà kia biết lợi dụng cái cũ cái mới trong kho tàng nhà mình.
Mỗi Ki-Tô hữu đều thuộc nằm lòng câu: không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt trên giá soi cho cả nhà, nghĩa là mọi Ki-Tô hữu đều có nhiệm vụ truyền giáo.
Người kinh doanh thường nói thương trường như chiến trường, chúng ta sẽ bàn một chút về chiến trường của kinh doanh và truyền giáo có gì giống và khác nhau:
1. có địch thù. Truyền giáo có địcnh thủ là ma quỷ, là hoàn cảnh và môi trường xã hội, là thế tục với những quyến rũ như hưởng thụ, của cải, việc làm.
2. còn lý tưởng, mục tiêu hay chiến lợi phẩm. truyền giáo có lý tưởng mở mang nước Chúa, có mục tiêu Nước Chúa lớn mạnh, chiến lợi phẩm là các linh hồn.
3. có chiến đấu cật lực đến một mất một còn, không lơi lỏng, không giỡn chơi. Truyền giáo thật sự cũng đi đến tử đạo công khai hoặc âm thầm, còn huy sinh, mất mát, từ bỏ là chuyện bình thường.
4. có sức mạnh và sức mạnh phải dẻo dai mới mong dành được chiến thắng. Truyền giáo cũng cần có sức mạnh của Chúa Thánh Thần, nếu không, không thể làm được gì, chỉ là ước muốn suông.
5. có vũ khí lợi hại. Truyền giáo phải có vũ khí mạnh như biến mình thành phúc âm sống, ơn Chúa Thánh Thần, sự cầu nguyện, sự trả giá, sự từ bỏ, sáng kiến.
6. có mưu mẹo (chưa cần nói đến xảo quyệt) gọi là ninh pháp chiến lược, chiến thuật, mưu kế, đòn thế. Truyền giáo phải có mưu kế, kế hoạch phương án.
7. có những yếu tố cộng hưởng có tính quyết định: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.Chúa đã đề cập đến yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa như: vào thành nào được người ta đón tiếp thì cứ ở lại.
8. truyền giáo không phải lúc nào cũng thành công. Mà phải có thắng có thua. Cũng như kinh doanh cũng có lúc thu lời lúc thua lỗ. không phải trăm trận trăm thắng.
 Có một số điểm truyền giáo kh1c kinh doanh:
Khôn ngoan chứ không phải khôn ranh. Biết bỏ mình, biết bỏ cái lợi vật chất để lựa chọn cái linh hồn.
Không lạnh lùng. Vì con người, nhân phẩm là trên hết.
Không ác độc. người truyền giáo là hiện thân của bác ái.
Không thủ đoạn, xảo quyệt, gian dối, ma mãnh. Người truyền giáo chỉ có kế sách.
Chúng ta biết rằng chiến sách của truyền giáo là rất nhiều, tùy địa hình, bối cảnh, tâm lý quần chúng địa phương mà quyết định, nhưng có một chiến sách lớn lao bao trùm. Đó là chiến sách Chúa Ki-Tô nêu ra: nhỏ bé và thối đi.
Trong nhỏ bé có chứa bác ái, hiệp nhất, nhân ái, quảng đại, tha thứ, hòa đồng và thầm lặng.
Trong thối đi có chứa từ bỏ. bỏ mình, hy sinh, vác Thánh Giá thân phận, chịu đựng, nếu cần thì chết đi.