migoi_sg
27-04-2010, 12:34 PM
Cuộc sống là một bản tình ca với những dòng nhạc hay và êm dịu, thế nhưng, nó bị chi phối bởi rất nhiều quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong thế gian để giúp con người chúng ta biết đánh giá, suy nghĩ, và chịu trách nhiệm của những việc chúng ta muốn làm, đã làm, đang làm và sẽ làm. Một trong những quy luật đó, ở đây tôi muốn nói về quy lật NHÂN QUẢ. Cũng là một trong nhiều thiên luật nên không một ai có thể tránh né được: mỗi hậu quả đều có nguyên nhân của nó. “ Gieo nhân nào thì gặt quả đó”. Tuân hành luật thì sẽ được hạnh phúc, sẽ cảm thấy an nhàn thảnh thơi; trái lại nếu vi phạm luật thì sẽ phải gánh chịu hậu quả và thường cảm thấy bị cắn rứt, và tâm hồn thấy bất an. Thiên đàng và hoả ngục, nơi trần gian hay thế giới bên kia cửa tử, tùy thuộc tác nhân thi hành luật nhân quả mà ngày hôm nay chúng ta lựa chọn.
Chúng ta có cảm thấy bị điên chăng khi chúng ta nỗ lực chữa trị các hậu qủa mà không biết tìm đến các nguyên nhân để ít ra cũng hiẻu được tại sao hôm nay chúng ta lại ra nông nổi này. Khi nói lên điều này, có nhiều người cũng sẽ cho rằng, tôi đang có vấn đề, nhưng nhìn lại con người ngày nay tôi thấy họ đã quá quen với thói “ăn xổi ở thì” theo kiểu “mì ăn liền”(mì gói) mất rồi, nên đã uổng phí biết bao công sức, thời giờ và tiền của, để chữa “ngọn” hơn là truy tìm nguyên nhân tận “gốc”! Để rồi cùng nhau cải tạo lại “gốc” thay cho là cứ cải tạo “ngọn mà không giúp ích gì được cho mục đích mình đang làm. Từng cái “tôi” của mỗi người chúng ta, nếu tích lại sẽ là một khối cái “tôi” khổng lồ, đánh chết những vẻ đẹp của thế gian này, nơi mà đã ít vẻ đẹp rồi. Vì vậy chúng ta hãy biết rằng, cái gì chúng ta cũng nên phải biết bỏ qua cho nhau, bỏ qua để học tập cái mới mà thăng tiến bản thân và con người trong xã hội, nên mới có nhưng câu danh ngôn “Học, Học nữa, học mãi”, hay là cổ nhân cũng từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Cái gì chúng ta cũng phải học và học mãi không ngừng.
Có nhiều con người thành đạt trên thế gian này trong việc gieo trồng và gặt hái là những người khôn ngoan sáng suốt đủ để nhận ra nguyên nhân của các sự việc, rồi “tận nhân lực” để đổi thay. Nếu chúng ta thành công, đầy năng lực và có hạnh phúc, thì đấy không phải do ngẫu nhiên. Gặt hái được như thế chính là do việc gieo trồng. Virgil đã từng nói: “Phúc cho những ai thành công trong việc nhận biết nguyên nhân của các sự vật.” Hay trong thư gửi Tín hữu Galat Thánh Phaolô cũng đã nhắn nhủ “... Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được hậu quả của Thần khí là sự sống đời đời. Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng. Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người ...” (Gl 6:7-10)
Vậy chúng ta sẽ làm gì với quy lật nhân quả này. Câu trả lời nằm trong mỗi con người chúng ta.
Chúng ta có cảm thấy bị điên chăng khi chúng ta nỗ lực chữa trị các hậu qủa mà không biết tìm đến các nguyên nhân để ít ra cũng hiẻu được tại sao hôm nay chúng ta lại ra nông nổi này. Khi nói lên điều này, có nhiều người cũng sẽ cho rằng, tôi đang có vấn đề, nhưng nhìn lại con người ngày nay tôi thấy họ đã quá quen với thói “ăn xổi ở thì” theo kiểu “mì ăn liền”(mì gói) mất rồi, nên đã uổng phí biết bao công sức, thời giờ và tiền của, để chữa “ngọn” hơn là truy tìm nguyên nhân tận “gốc”! Để rồi cùng nhau cải tạo lại “gốc” thay cho là cứ cải tạo “ngọn mà không giúp ích gì được cho mục đích mình đang làm. Từng cái “tôi” của mỗi người chúng ta, nếu tích lại sẽ là một khối cái “tôi” khổng lồ, đánh chết những vẻ đẹp của thế gian này, nơi mà đã ít vẻ đẹp rồi. Vì vậy chúng ta hãy biết rằng, cái gì chúng ta cũng nên phải biết bỏ qua cho nhau, bỏ qua để học tập cái mới mà thăng tiến bản thân và con người trong xã hội, nên mới có nhưng câu danh ngôn “Học, Học nữa, học mãi”, hay là cổ nhân cũng từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Cái gì chúng ta cũng phải học và học mãi không ngừng.
Có nhiều con người thành đạt trên thế gian này trong việc gieo trồng và gặt hái là những người khôn ngoan sáng suốt đủ để nhận ra nguyên nhân của các sự việc, rồi “tận nhân lực” để đổi thay. Nếu chúng ta thành công, đầy năng lực và có hạnh phúc, thì đấy không phải do ngẫu nhiên. Gặt hái được như thế chính là do việc gieo trồng. Virgil đã từng nói: “Phúc cho những ai thành công trong việc nhận biết nguyên nhân của các sự vật.” Hay trong thư gửi Tín hữu Galat Thánh Phaolô cũng đã nhắn nhủ “... Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được hậu quả của Thần khí là sự sống đời đời. Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng. Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người ...” (Gl 6:7-10)
Vậy chúng ta sẽ làm gì với quy lật nhân quả này. Câu trả lời nằm trong mỗi con người chúng ta.