PDA

View Full Version : Phỏng Vấn Michael Novak Về Chuyến Tông Du Mỹ Của Đức Giáo Hoàng (2)



littlewave
24-04-2008, 08:12 AM
Phỏng Vấn Michael Novak Về Chuyến Tông Du Mỹ Của Đức Giáo Hoàng (2)


- Ông phản ứng ra sao về bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc của Đức Giáo Hoàng?

- Một phần của bài diễn văn chỉ theo tiêu chuẩn thường lệ, nhắc lại những tuyên bố từ trước, nhưng phần kia hết sức độc đáo và sâu sắc. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng điểm chủ yếu của Liên Hiệp Quốc và thế giới tương lai là bảo vệ tự do tôn giáo. Tự do này căn bản nhất trong mọi quyền tự do vì nó bảo vệ lương tâm qúy giá của mọi con người. Ngài nói tới nhu cầu phải bảo vệ các nhóm thiều số tôn giáo. Một cách mặc nhiên, ngài bênh vực ý niệm bình đẳng trước pháp luật, và các nhận định của ngài dựa trên việc thiết dựng nền pháp trị, và có lẽ cả các nền dân chủ đa nguyên nữa, một thứ pháp trị biết tôn trọng nhân quyền.

Nhưng ngài không dừng lại ở tự do tôn giáo. Ngài cho rằng Liên Hiệp Quốc phải làm việc để tạo không gian cho con người tôn giáo nói đến đức tin của họ, biện bác dựa vào đức tin của họ nơi các nghị trường công cộng. Các nghị trường ấy không thuộc riêng con người thế tục.

Những đoạn trên đây khiến người ta nhớ đến các trao đổi thư từ giữa ngài và nguyên chủ tịch Thượng Nghị Viện Ý Marcello Pera trong cuốn sách tựa là “Không gốc rễ: Phương Tây, Chủ Nghĩa Tương Đối, Kitô giáo, Hồi Giáo”. Trong đó, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tại Mỹ, việc tách biệt giữa nhà nước và giáo hội không có tính tiêu cực, nhưng tích cực. Thí dụ, nhà nước không cố gắng kiểm soát các nghị trường công cộng, nhưng dành chỗ cho con người tôn giáo được phát biểu trọn vẹn trong các lãnh vực tôn giáo. Tuy về chức năng, nhà nước và giáo hội tách biệt nhau, nhưng trên đời thực, không hề có sự tách biệt tôn giáo và chiều kích chính trị của cuộc sống. Mỗi con người nhân bản đồng thời cũng là một hữu thể tôn giáo và chính trị.

Trong các khảo luận trên, ngài cũng phân biệt ý niệm của Mỹ về tách biệt nhà nước và giáo hội và ý niệm của Âu Châu, một ý niệm khá tiêu cực. Điều người Âu Châu làm là dành cho nhà nước mọi quyền hành và ráng loại bỏ tôn giáo ra ngoài, cố gắng hnạ chế nó vào phạm vi lương tâm cá nhân. Họa hiếm người Âu Châu mới nhìn ra sự khác nhau giữa Âu Châu và Mỹ rõ ràng đến thế, và ít nhất trong khía cạnh này, đã nắm được đường lối suy luận của Mỹ. Đó chính là tinh thần xem ra đã sinh khí hóa nhiều nhận xét của ngài khi ở trên đất Mỹ.

Có lúc ở Tòa Bạch Ốc, khi Tổng Thống trích dẫn Thánh Augustine và Đức Bênêđíctô, thì Đức Giáo Hoàng trích dẫn Washington. Điều ấy quả là lịch lãm. Tôi không nhớ có vị giáo hoàng nào lại phân tích một bản văn Mỹ cách đầy bác học nhưng lại dễ hiểu đến như vậy. Ít khi người ta được nghe Vatican đưa ra một phân biệt như thế.

Đức Gioan Phaolô II rất thân Mỹ. Ngài yêu nước Mỹ. Ngài không e ngại chỉ trích ta khi ngài nghĩ ta sai, nhưng thực sự ngài đánh giá cao “hiện tượng học của Mỹ”. Ngài thực sự lượng giá được cái cảm thức toàn bộ, cũng như một số chi tiết. Nhưng Đức Bênêđíctô đặt câu hỏi sau một cách thận trọng hơn, với cái khả năng phân tích kỳ diệu của người Đức, rằng “Điều gì là điều làm cho đất nước này ra khác? Điều gì là điều làm cho tự do hành xử tốt hơn ở đây? Điều gì là điều đã tạo nghị trường công cộng để cả tôn giáo lẫn chính trị sống chung một cách trọn vẹn, trong đó đức tin của hàng tỉ người vẫn triển nở?”

Tại Tòa Bạch Ốc, giữa các nhà báo, và tại nhiều nơi khác nữa, ĐưcứBênêđíctô XVI hẳn đã có dịp được chứng kiến không biết bao nhiêu người Công Giáo đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong lãnh vực công. Hẳn ngài cũng thấy các ý niệm Công Giáo như “văn hóa sự sống”, “tính hiệp trợ”, “ích chung”, ý thức “yếu đuối và tội lỗi con người” và việc chống đối phá thai hiện càng ngày càng trở nên sinh tử ở đây xiết bao. Hai lần trong Thánh Lễ tại Yankee Stadium ở New York, đám đông phá lên tiếng hoan hô vang dội trong bài ginảg của ngài, khi Đức Giáo Hoàng trực tiếp chống lại phá thai; cảm quan phò sự sống quả là mạnh mẽ khác thường tại Hoa Kỳ.

Tại Liên Hiệp Quốc, một điểm được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng sẽ không đủ nếu chỉ hiểu tự do tôn giáo theo nghĩa quyền cá nhân được thờ phượng theo ý thích của họ, hay theo lương tâm của họ. Tự do tôn giáo còn có nghĩa phải có chỗ công cộng cho các sinh hoạt tôn giáo nữa.

Ở nhiều nới khác, Đức Giáo Hoàng ca ngợi mọi điều thiện người Công Giáo Mỹ đang phục vụ. Hiện có khoảng 220 đại học Công Giáo, và các đại học này đều là công cộng. Ngài cũng nhắc đến hệ thống bệnh viện vĩ đại của Công Giáo và rất nhiều nhà truyền giáo Công Giáo đang làm việc cho người nghèo tại Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi.

Tất cả những dịch vụ ấy đều là công cộng. Một nhà nước tốt phải dành chỗ cho con người tôn giáo để họ cung cấp các thiện ích ấy.

- Giới trẻ luôn luôn trung thành với Đức Gioan Phaolô II. Họ còn được coi là “Thế Hệ Gioan Phaolô II”. Ông nghĩ họ đã tiếp đón Đức Bênêđíctô XVI ra sao?

- Hôm nọ, Peggy Noonan viết trên tờ Wall Street Journal rằng Đức Gioan Phaolô là vị giáo hoàng hoàn hảo đối với thời đại truyền hình, vì ngài giỏi kịch nghệ và có khuôn mặt, cử chỉ, lanh trí dễ thu phục, lại năng động ở đôi chân. Ngài tỏa lòng âu yếm ra theo phong cách một tài tử gạo cội. Nhưng, theo cô ấy, Đức Bênêđíctô là vị Giáo Hoàng thượng thặng đối với thời đại internet. Các trang mạng liên tiếp cho thấy ngài hiểu điều ấy ra sao và ngài có nghĩa gì với họ. Cuộc thảo luận cứ thế kéo dài cả hàng tháng.

Thí dụ, cuộc tranh luận về điều Đức Bênêđíctô XVI nói tại Regensburg đến nay vẫn chưa chấm dứt; nó vẫn còn được đào xới và thảo luận tới lui.

Tôi nghĩ chính Đức Thánh Cha cũng coi mình thuộc “Thế hệ Gioan Phaolô II”. Vì nay, quả ta đang sống trong thế hệ Gioan Phaolô II và Bênêđíctô. Giưã các ngai, không hề có đứt đoạn.

Đức Bênêđíctô trước đây có thói quen gặp Đức Gioann Phaolô II mỗi ngày Thứ Sáu khoảng một hay hai giờ để thảo luận. Các ngài cùng một ngả với nhau về thần học và triết học, và xét về căn bản, các ngài củng cố lẫn cho nhau. Nhìn một cách hài hước, thì nay là năm thứ 29 triều đại của Đức Gioan Phaolô II.

Đức Bênêđíctô XVI là một con người khác với một phong thái khác, có những ưu tiên khác và một phong cách hành động khác, nhưng trong ngài, tất cả những thứ ấy đều dễ ưa một cách hoàn hảo. Nhiều nhà bình luận ở Mỹ đã ca ngợi tính thành thực và lòng chân thực của ngài. Ngài rõ ràng hài lòng với con người của mình, chứ không ráng làm một con người khác. Một nhà báo khó tính, sau một vài ngày, cũng đã phải gật đầu về hướng Đức Giáo Hoàng với Peggy Noonan: “Ngài là người tốt!”. Người Mỹ luôn thán phục lòng chân thực. Đức Bênêđíctô XVI có quyền làm một người khác với Đức Gioan Phaolô trong khi vẫn tiếp tục cùng một con đường canh tân và tái phúc âm hóa. Tôi nghĩ chúng ta đang được hưởng điều tốt nhất của cả hai hế giới, hai mà là một.

Vũ Văn An (VietCatholic)