Ti_Amo
18-05-2010, 08:43 PM
Chúa Thánh Thần và Ơn Cứu độ
Nguoi giao dan thuong chi cau nguyen cung voi Chua Cha va Chua Giesu thoi. Vay Chua Thanh Than co tac dong gi den cuoc song cua nguoi giao dan hay khong ? Khong can Chua Thanh Than, nguoi giao dan co duoc cuu do khong ?
Vi ta chi nghe nhac den Chua Thanh Than trong dip gan le Hien xuong ma thoi, con trong nam rat it khi nghe nhac den Chua Thanh Than.
Bạn mến,
Giáo lý dạy thế nào về mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta vẫn nhớ: Thiên Chúa là Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thế nhưng nhận xét của bạn như đại diện cho một số đông tín hữu dường như không sai: “Người giáo dân thường chỉ cầu nguyện cùng với Chúa Cha và Chúa Giêsu thôi”.
Tại sao lại có tình trạng này?
1.- Một kiểu hình dung mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Trước tiên hẳn là có lý do tâm lý: chúng ta quen suy tư bằng hình ảnh, nên chúng ta cũng hình dung ra Thiên Chúa bằng những hình ảnh. Như thế, vì Đức Giêsu giới thiệu Thiên Chúa là Cha của Người và Cha của chúng ta, mà từ ngữ “Cha” có thể đưa tâm trí chúng ta về hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ. Chính sách ngôn sứ Đanien cho chúng ta một hình ảnh như vậy: “Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền” (Đn 7,9); do đó, chúng ta nghĩ là mình biết chút gì đó về Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, đã chịu chết, sống lại và lên trời vào khoảng 30-32 tuổi, thì Người là một thanh niên Do-thái như bất cứ một thanh niên Do-thái 30-33 tuổi nào đó. Ý tưởng này khiến ta càng nghĩ rằng ta biết Chúa Giêsu còn rõ hơn Chúa Cha. Còn Chúa Thánh Thần thì sao? Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một số hình ảnh về Người: chim bồ câu (Mt 3,16), lửa (Mt 3,11; Lc 3,16; Cv 2,3), không khí, gió, hơi thở (Ga 3,8), nước (Ga 7,38-39), dầu (Cv 10,37-38), ngón tay của Thiên Chúa (Lc 11,20)…! Những hình ảnh đó không giúp chúng ta hình dung ra Ngôi Ba Thiên Chúa như là một nhân vật. Thật ra Đức Giêsu có gọi Người bằng một danh hiệu của con người, đó là “Đấng Bảo Trợ” (Ga 14,26), hoặc Đấng Bảo Trợ khác” (Ga 14,16-17) thì cũng chẳng giúp gì hơn. Do đó, chúng ta “lơ là” với Chúa Thánh Thần.
2.- Mầu nhiệm Chúa Thánh Thần
Thế nhưng Kinh Thánh không muốn chúng ta hình dung Thánh Thần ra với một hình ảnh. Vì Thánh Thần (cũng như Chúa Cha) không nhập thể, Người không có xác thịt, nên chúng ta không nên hiểu các hình ảnh đó (chim bồ câu, lửa, không khí, gió, hơi thở, nước, dầu, ngón tay của Thiên Chúa..) diễn tả bản thân Thánh Thần, nhưng là các biểu tượng gợi tới chức năng của Người, các công việc Người làm cùng với kết quả Người tạo ra. Người chính là Đấng can thiệp nhanh trong lịch sử thế giới. Người bao trùm thế giới và ban sức sống, như cánh chim bồ câu. Người vừa đốt cháy các rác rưới vừa đánh tan băng giá chết chóc, như lửa. Người vừa quét sạch các rác rưới vừa làm mát mẻ vừa chuyển mầm sống đi khắp nơi, như gió. Người rửa sạch vết nhơ và ban sự sống như nước tinh trong. Người vừa chữa lành vừa tăng cường sức mạnh, như dầu…
Rồi chúng ta còn nghĩ Chúa Thánh Thần trong tương quan với Chúa Cha và Chúa Con như thế nào? Cho phép tôi được dùng một hình ảnh thô thiển: Thiên Chúa Ba Ngôi phải chăng như là một cái gateau được chia ra làm ba phần không bằng nhau? Ta có Chúa Cha là phần lớn nhất, có Chúa Con là phần thứ hai nhỏ hơn phần thứ nhất, thế là mừng lắm rồi, còn Chúa Thánh Thần là phần nhỏ nhất, nên nếu không có thì cũng chẳng thiệt hại bao nhiêu?! Trong thực tế Chúa Thánh Thần lại được nhấn mạnh là rất quan trọng. Vì sao?
Thật ra, Thánh Thần chính là hoa trái ơn cứu độ, vì khi hoàn tất chương trình cứu độ, Đức Giêsu đã “gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30). Rồi vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi hiện ra với các môn đệ, Đức Giêsu Phục Sinh đã thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Thánh Thần sẽ làm cho các môn đệ được bình an, được vững vàng và sẵn sàng ra đi thi hành sứ vụ. Người là Thần Khí tức là “Khí thần”, hơi sức phong phú và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, đối lại với hơi sức con người nghèo nàn giới hạn. Ta không nên nghĩ Người chỉ là phần gateau nhỏ nhất! Thiên Chúa đã dùng (hoặc: đã cùng) Thánh Thần để tạo dựng, cứu chuộc và quan phòng. Chính Thiên Chúa đã dùng để đưa sinh khí đến cho muôn loài (x. St 1,2). Do đó, “tội phạm đến Chúa Cha, đến Con, đều được tha, nhưng phạm đến Thánh Thần thì không được tha” (Mt 12,31) là vì phạm đến Chúa Cha hay đến Chúa Con thì vẫn còn có Chúa Thánh Thần là sức mạnh tha tội để xóa tội cho ta, còn phạm đến Thánh Thần, là từ chối, xua trừ chính sức mạnh tha tội thì Thiên Chúa còn sức mạnh nào nữa mà tha tội cho ta?
Hôm nay chúng ta có thể dừng lại với một biểu tượng: Thánh Thần như là nước, nước giải khát. Chúng ta làm việc thì cần nước. Thánh Thần là nước đầy sự sống: khi ta chiến đấu kiệt sức với ba thù, Người tăng cường sức lực cho ta. Ta khao khát yêu thương, chính Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa sẽ đáp ứng cơn khát này. Ta khao khát được thông cảm, chính Thánh Thần là Đấng tạo bầu khí cảm thông. Ta khao khát được sống tình liên đới huynh đệ, chính Thánh Thần là Đấng kiến tạo sự hợp nhất. Chúng ta có thể đọc đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát 5,22 để thấy Thánh Thần ban cho ta những “hoa trái” nào.
Cũng chính Người ở trong ta mà cầu nguyện. Do đó, không có Thánh Thần thì không có đời sống thiêng liêng, đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện. “Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Như thế, có Thần Khí là sống trong sự liên kết với Chúa Cha và Chúa Con. Có Thần Khí, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha (Gl 4,6; Rm 8,14-16), chúng ta tin được rằng Đức Giêsu là Cứu Chúa và Đức Chúa (1 Cr 12,3), và sống được tình huynh đệ với nhau (Cv 2,46-47; x. 4,32).
3.- Hội Thánh ít nhắc đến Chúa Thánh Thần?
Còn bây giờ bạn bảo: “Chỉ nghe nhắc đến Chúa Thánh Thần trong dịp gần Lễ Hiện Xuống mà thôi, còn trong năm ít khi nghe nhắc đến Thánh Thần”, thì điều này hoàn toàn không đúng. Xin đan cử một ví dụ nhỏ: câu kết thúc các lời nguyên đầu mỗi thánh lễ bao giờ cũng nhắc đến Chúa Thánh Thần cùng với Chúa Cha và Chúa Giêsu: “Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”. Và nếu bạn để ý, các Kinh Nguyện Thánh Thể (KNTT) đều có những lời nhắc đến Chúa Thánh Thần. Chẳng hạn KNTT II là Kinh ngắn nhất có mấy câu: “Vì thế, chúng con nài xin ch câu: “Vì thế, chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa những của lễ này”: câu này nói đến vai trò thánh hóa của Chúa Thánh Thần; “…chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần”: vai trò của Chúa Thánh Thần là quy tụ mọi người. KNTT III có mấy lần nhắc đến Chúa Thánh Thần: “Vì vậy, lạy Chúa, chúng con tha thiết nài xin Chúa, nhờ cũng một Chúa Thánh Thần, đoái thương thánh hóa của lễ chúng con dâng tiến Chúa đây”: vai trò thánh hóa của Thánh Thần; “… xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và được tràn đầy Thánh Thần của Người, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”: vai trò hợp nhất; “Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con trở nên của lễ muôn đời dâng tiến Chúa…”: vai trò thiêng liêng hóa bản thân chúng ta. Các KNTT khác cũng có nhiều câu tương tự.
Tuy nhiên, bạn có thể nói, vì bạn không đi lễ nhiều (các ngày trong tuần), nên không để ý, chúng ta có thể nghĩ đến “Kinh Đức Chúa Thánh Thần” mà chúng ta có thể đọc mỗi ngày. Hay còn thuận tiện và dễ dàng hơn nữa, chúng ta nói đến “Kinh Sáng Danh”, trong đó Chúa Thánh Thần được nhắc đến cùng với “Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”. Và cuối cùng, một hành vi dễ làm đến mức có thể trở thành máy móc, đó là “Dấu Thánh giá”, cũng có nhắc đến Chúa Thánh Thần: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
Chúng ta còn có thể nói nhiều nữa về Thánh Thần, vì trong thực tế, có cả một môn thần học gọi là “Thần Khí học” hay “Thánh Thần học” (pneumatology). Nhưng có lẽ chừng đó ý cũng đã phần nào trả lời cho bạn và mời gọi bạn tin tưởng vào Thánh Thần, để rồi bắt đầu cầu nguyện với Người. Chúc bạn một lễ Hiện Xuống chan hòa mọi hoa trái của Chúa Thánh Thần.
Thân mến,
FX Long, ofm
tamlinhvaodoi.net
Nguoi giao dan thuong chi cau nguyen cung voi Chua Cha va Chua Giesu thoi. Vay Chua Thanh Than co tac dong gi den cuoc song cua nguoi giao dan hay khong ? Khong can Chua Thanh Than, nguoi giao dan co duoc cuu do khong ?
Vi ta chi nghe nhac den Chua Thanh Than trong dip gan le Hien xuong ma thoi, con trong nam rat it khi nghe nhac den Chua Thanh Than.
Bạn mến,
Giáo lý dạy thế nào về mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta vẫn nhớ: Thiên Chúa là Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thế nhưng nhận xét của bạn như đại diện cho một số đông tín hữu dường như không sai: “Người giáo dân thường chỉ cầu nguyện cùng với Chúa Cha và Chúa Giêsu thôi”.
Tại sao lại có tình trạng này?
1.- Một kiểu hình dung mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Trước tiên hẳn là có lý do tâm lý: chúng ta quen suy tư bằng hình ảnh, nên chúng ta cũng hình dung ra Thiên Chúa bằng những hình ảnh. Như thế, vì Đức Giêsu giới thiệu Thiên Chúa là Cha của Người và Cha của chúng ta, mà từ ngữ “Cha” có thể đưa tâm trí chúng ta về hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ. Chính sách ngôn sứ Đanien cho chúng ta một hình ảnh như vậy: “Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền” (Đn 7,9); do đó, chúng ta nghĩ là mình biết chút gì đó về Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, đã chịu chết, sống lại và lên trời vào khoảng 30-32 tuổi, thì Người là một thanh niên Do-thái như bất cứ một thanh niên Do-thái 30-33 tuổi nào đó. Ý tưởng này khiến ta càng nghĩ rằng ta biết Chúa Giêsu còn rõ hơn Chúa Cha. Còn Chúa Thánh Thần thì sao? Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một số hình ảnh về Người: chim bồ câu (Mt 3,16), lửa (Mt 3,11; Lc 3,16; Cv 2,3), không khí, gió, hơi thở (Ga 3,8), nước (Ga 7,38-39), dầu (Cv 10,37-38), ngón tay của Thiên Chúa (Lc 11,20)…! Những hình ảnh đó không giúp chúng ta hình dung ra Ngôi Ba Thiên Chúa như là một nhân vật. Thật ra Đức Giêsu có gọi Người bằng một danh hiệu của con người, đó là “Đấng Bảo Trợ” (Ga 14,26), hoặc Đấng Bảo Trợ khác” (Ga 14,16-17) thì cũng chẳng giúp gì hơn. Do đó, chúng ta “lơ là” với Chúa Thánh Thần.
2.- Mầu nhiệm Chúa Thánh Thần
Thế nhưng Kinh Thánh không muốn chúng ta hình dung Thánh Thần ra với một hình ảnh. Vì Thánh Thần (cũng như Chúa Cha) không nhập thể, Người không có xác thịt, nên chúng ta không nên hiểu các hình ảnh đó (chim bồ câu, lửa, không khí, gió, hơi thở, nước, dầu, ngón tay của Thiên Chúa..) diễn tả bản thân Thánh Thần, nhưng là các biểu tượng gợi tới chức năng của Người, các công việc Người làm cùng với kết quả Người tạo ra. Người chính là Đấng can thiệp nhanh trong lịch sử thế giới. Người bao trùm thế giới và ban sức sống, như cánh chim bồ câu. Người vừa đốt cháy các rác rưới vừa đánh tan băng giá chết chóc, như lửa. Người vừa quét sạch các rác rưới vừa làm mát mẻ vừa chuyển mầm sống đi khắp nơi, như gió. Người rửa sạch vết nhơ và ban sự sống như nước tinh trong. Người vừa chữa lành vừa tăng cường sức mạnh, như dầu…
Rồi chúng ta còn nghĩ Chúa Thánh Thần trong tương quan với Chúa Cha và Chúa Con như thế nào? Cho phép tôi được dùng một hình ảnh thô thiển: Thiên Chúa Ba Ngôi phải chăng như là một cái gateau được chia ra làm ba phần không bằng nhau? Ta có Chúa Cha là phần lớn nhất, có Chúa Con là phần thứ hai nhỏ hơn phần thứ nhất, thế là mừng lắm rồi, còn Chúa Thánh Thần là phần nhỏ nhất, nên nếu không có thì cũng chẳng thiệt hại bao nhiêu?! Trong thực tế Chúa Thánh Thần lại được nhấn mạnh là rất quan trọng. Vì sao?
Thật ra, Thánh Thần chính là hoa trái ơn cứu độ, vì khi hoàn tất chương trình cứu độ, Đức Giêsu đã “gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30). Rồi vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi hiện ra với các môn đệ, Đức Giêsu Phục Sinh đã thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Thánh Thần sẽ làm cho các môn đệ được bình an, được vững vàng và sẵn sàng ra đi thi hành sứ vụ. Người là Thần Khí tức là “Khí thần”, hơi sức phong phú và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, đối lại với hơi sức con người nghèo nàn giới hạn. Ta không nên nghĩ Người chỉ là phần gateau nhỏ nhất! Thiên Chúa đã dùng (hoặc: đã cùng) Thánh Thần để tạo dựng, cứu chuộc và quan phòng. Chính Thiên Chúa đã dùng để đưa sinh khí đến cho muôn loài (x. St 1,2). Do đó, “tội phạm đến Chúa Cha, đến Con, đều được tha, nhưng phạm đến Thánh Thần thì không được tha” (Mt 12,31) là vì phạm đến Chúa Cha hay đến Chúa Con thì vẫn còn có Chúa Thánh Thần là sức mạnh tha tội để xóa tội cho ta, còn phạm đến Thánh Thần, là từ chối, xua trừ chính sức mạnh tha tội thì Thiên Chúa còn sức mạnh nào nữa mà tha tội cho ta?
Hôm nay chúng ta có thể dừng lại với một biểu tượng: Thánh Thần như là nước, nước giải khát. Chúng ta làm việc thì cần nước. Thánh Thần là nước đầy sự sống: khi ta chiến đấu kiệt sức với ba thù, Người tăng cường sức lực cho ta. Ta khao khát yêu thương, chính Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa sẽ đáp ứng cơn khát này. Ta khao khát được thông cảm, chính Thánh Thần là Đấng tạo bầu khí cảm thông. Ta khao khát được sống tình liên đới huynh đệ, chính Thánh Thần là Đấng kiến tạo sự hợp nhất. Chúng ta có thể đọc đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát 5,22 để thấy Thánh Thần ban cho ta những “hoa trái” nào.
Cũng chính Người ở trong ta mà cầu nguyện. Do đó, không có Thánh Thần thì không có đời sống thiêng liêng, đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện. “Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
Như thế, có Thần Khí là sống trong sự liên kết với Chúa Cha và Chúa Con. Có Thần Khí, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha (Gl 4,6; Rm 8,14-16), chúng ta tin được rằng Đức Giêsu là Cứu Chúa và Đức Chúa (1 Cr 12,3), và sống được tình huynh đệ với nhau (Cv 2,46-47; x. 4,32).
3.- Hội Thánh ít nhắc đến Chúa Thánh Thần?
Còn bây giờ bạn bảo: “Chỉ nghe nhắc đến Chúa Thánh Thần trong dịp gần Lễ Hiện Xuống mà thôi, còn trong năm ít khi nghe nhắc đến Thánh Thần”, thì điều này hoàn toàn không đúng. Xin đan cử một ví dụ nhỏ: câu kết thúc các lời nguyên đầu mỗi thánh lễ bao giờ cũng nhắc đến Chúa Thánh Thần cùng với Chúa Cha và Chúa Giêsu: “Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”. Và nếu bạn để ý, các Kinh Nguyện Thánh Thể (KNTT) đều có những lời nhắc đến Chúa Thánh Thần. Chẳng hạn KNTT II là Kinh ngắn nhất có mấy câu: “Vì thế, chúng con nài xin ch câu: “Vì thế, chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa những của lễ này”: câu này nói đến vai trò thánh hóa của Chúa Thánh Thần; “…chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần”: vai trò của Chúa Thánh Thần là quy tụ mọi người. KNTT III có mấy lần nhắc đến Chúa Thánh Thần: “Vì vậy, lạy Chúa, chúng con tha thiết nài xin Chúa, nhờ cũng một Chúa Thánh Thần, đoái thương thánh hóa của lễ chúng con dâng tiến Chúa đây”: vai trò thánh hóa của Thánh Thần; “… xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và được tràn đầy Thánh Thần của Người, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”: vai trò hợp nhất; “Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con trở nên của lễ muôn đời dâng tiến Chúa…”: vai trò thiêng liêng hóa bản thân chúng ta. Các KNTT khác cũng có nhiều câu tương tự.
Tuy nhiên, bạn có thể nói, vì bạn không đi lễ nhiều (các ngày trong tuần), nên không để ý, chúng ta có thể nghĩ đến “Kinh Đức Chúa Thánh Thần” mà chúng ta có thể đọc mỗi ngày. Hay còn thuận tiện và dễ dàng hơn nữa, chúng ta nói đến “Kinh Sáng Danh”, trong đó Chúa Thánh Thần được nhắc đến cùng với “Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”. Và cuối cùng, một hành vi dễ làm đến mức có thể trở thành máy móc, đó là “Dấu Thánh giá”, cũng có nhắc đến Chúa Thánh Thần: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
Chúng ta còn có thể nói nhiều nữa về Thánh Thần, vì trong thực tế, có cả một môn thần học gọi là “Thần Khí học” hay “Thánh Thần học” (pneumatology). Nhưng có lẽ chừng đó ý cũng đã phần nào trả lời cho bạn và mời gọi bạn tin tưởng vào Thánh Thần, để rồi bắt đầu cầu nguyện với Người. Chúc bạn một lễ Hiện Xuống chan hòa mọi hoa trái của Chúa Thánh Thần.
Thân mến,
FX Long, ofm
tamlinhvaodoi.net