PDA

View Full Version : Bạn Đường Đức Giêsu (Phần 1)



vũng_nước
18-05-2010, 10:58 PM
Bài 01 Giới Thiệu Chuyên Mục : BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU
27.10.2009 03:21

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_1256638865.jpg

Chúng tôi giới thiệu đến các bạn chuyên mục “BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU” với ước đồng hành và chia sẻ với các bạn trên bước đường cuộc sống và hành trình thiêng liêng. Nơi đó, chúng ta gặp gỡ những người bạn khác và gặp gỡ chính Đức Giêsu, người luôn mong muốn đồng hành với chúng ta. Là bạn đường của Đức Giêsu, chúng ta sẽ trở nên bạn đường của nhau để cùng nhau chia sẻ cuộc hành trình, để nhận ra mình nơi chính người bạn đường và cũng để ngồi lại với nhau san sẻ những câu chuyện bên lề cuộc sống. Dù bạn là ai hay bạn thế nào, bạn cũng được mời gọi để đồng hành với Đức Giêsu, hay đúng hơn là chấp nhận để Ngài đi cùng....


GIỚI THIỆU CHUYÊN MỤC
“BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU”
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_20DUONG.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_01.mp3



Các bạn trẻ thân mến,

Có người ví cuộc đời như một chuyến hành trình. Trên chuyến hành trình ấy, mỗi người bước đi trên con đường của riêng mình. Có những chuyến hành trình thật dài nhưng cũng có những chuyến đi thật ngắn ngủi. Có những con đường phẳng lặng tràn ngập niềm vui hạnh phúc nhưng cũng có những bước chân nhiều thăng trầm với tâm hồn ưu tư trĩu nặng. Có người chọn cho mình con đường có nhiều khách bộ hành nhưng cũng có người bước đi trên con đường ít người qua lại. Dù sao đi nữa, tất cả đều đang trải qua những chặng khác nhau của hành trình cuộc đời.

Tuổi trẻ là một chặng trong chuyến hành trình cuộc đời. Người ta hay nói nhiều về tuổi trẻ và người trẻ, lý do đơn giản vì tuổi trẻ là chặng đường thật đẹp, vì người trẻ mang nơi mình bầu nhiệt huyết và háo hức cho chặng đường phía trước. Nơi người trẻ, người ta luôn nhận thấy sự quả cảm, lòng bao dung và khát vọng cống hiến.

Chuyến hành trình sẽ thêm niềm vui và phần nào bớt mệt nhọc nếu có bạn đường. Bạn đường là người cùng đi với chúng ta trong một chặng đường nào đó. Cùng chia sẻ những vui buồn của từng nhịp bước. Nâng đỡ nhau khi bạn đường của mình gặp trắc trở. Mỗi người trong chúng ta cũng có ít nhiều bạn đường như thế: đó có thể là chính những người thân thuộc trong gia đình, có thể là bạn bè cùng trang lứa hay cũng có thể là một ai đó chợt thoáng qua trong cuộc đời mình.

Hành trình không chỉ là nơi của những con đường, hành trình cũng là nơi để gặp gỡ, để lắng nghe
tiếng nói của những người bạn đường và để lắng nghe cả tiếng thinh lặng của những bước chân. Hành trình cuộc đời còn bao hàm cả hành trình của tâm hồn, hành trình của nơi thẳm sâu của mỗi con người. cũng như hành trình cuộc đời, hành trình tâm hồn chứa đựng trong nó nhiều thăng thầm. Có nhiều khi con tim chúng ta đong đầy phiền muộn và tâm hồn khắc khoải trong nỗi niềm nào đó. Trong hành trình ấy, chúng ta vẫn rất cần một người bạn đường để sẻ chia và nâng đỡ.

Tin Mừng Luca chương 24 kể rằng sau cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, có hai môn đệ lên đường đi về quê vì thầy mình không còn nữa, hoài bão và khát vọng cũng tiêu tan. Họ trở về quê cũ với tâm trạng hoang mang và sầu muộn. Đức Giêsu đến, đi giữa họ, lắng nghe và chia sẻ với họ. Ngài đồng cảm với họ trong những bước đường khó khăn và khơi lại niềm tin và hy vọng cho họ bằng Lời Chúa. “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất (…). Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và cắt nghĩa Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,30-32)

Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Giêsu bạn đường chính là kinh nghiệm con tim được bừng cháy. Bừng cháy vì con tim được đong đầy niềm vui, tâm hồn được sưởi ấm và được thắp lên niềm hy vọng. Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Giêsu bạn đường giúp họ tiếp tục lên đường trong niềm hoan hỷ và sẻ chia.

Các bạn thân mến,

Với ý tưởng này, chúng tôi giới thiệu đến các bạn chuyên mục “BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU” với ước đồng hành và chia sẻ với các bạn trên bước đường cuộc sống và hành trình thiêng liêng. Nơi đó, chúng ta gặp gỡ những người bạn khác và gặp gỡ chính Đức Giêsu, người luôn mong muốn đồng hành với chúng ta. Là bạn đường của Đức Giêsu, chúng ta sẽ trở nên bạn đường của nhau để cùng nhau chia sẻ cuộc hành trình, để nhận ra mình nơi chính người bạn đường và cũng để ngồi lại với nhau san sẻ những câu chuyện bên lề cuộc sống. Dù bạn là ai hay bạn thế nào, bạn cũng được mời gọi để đồng hành với Đức Giêsu, hay đúng hơn là chấp nhận để Ngài đi cùng.

Nếu bạn đang vất vả với cuộc sống mưu sinh, hãy đến với Đức Giêsu để được “nghỉ ngơi và tâm hồn được bồi dưỡng”.

Nếu bạn đang chơi vơi và lạc hướng, hãy dám để cho Đức Giêsu đồng hành với bạn, Ngài sẽ dẫn bạn đến bến bờ hạnh phúc đích thật.

Nếu bạn tự hỏi niềm tin là gì và ý nghĩa cuộc sống ở đâu, bạn hãy đến gặp tông đồ Phaolo để được nghe kinh nghiệm đức tin của ngài.

Nếu bạn đang bị giằng xé bởi những lỗi lầm, bạn sẽ được an ủi khi chứng kiến kinh nghiệm của chị phụ nữ thống hối và tâm hồn bạn sẽ được hoà giải với Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

Nếu bạn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, bạn được mời gọi để xẻ chia và gặp gỡ Đức Giêsu nguồn mạch hạnh phúc để niềm vui của bạn được trọn vẹn.

Hãy trở nên bạn đường của Đức Giêsu vì Ngài muốn đồng hành với bạn.

Để chuyên mục BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU trở nên vui tươi và đem lại hoa trái thiêng liêng, rất mong những đóng góp và chia sẻ của các bạn qua hộp thư banduong.banduong@yahoo.com. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các buổi phát sau.


RADIO VATICAN
MỤC : BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊSU
PHỤ TRÁCH : ĐẶNG THẾ NHÂN

vũng_nước
18-05-2010, 11:03 PM
Bạn Đường Đức Giêsu (02): ANRÊ - NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
01.11.2009 02:44

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_1257072269.jpgGặp được Đức Giêsu trước nhưng Anrê không giữ riêng cho mình kho tàng quý giá ấy, ông là người giàu tình bạn, ông sẵn sàng chia sẻ điều tốt đẹp cho người khác, ông muốn người khác cũng được như mình. Anrê là người giới thiệu người khác cho Đức Giêsu. Mỗi lần ông xuất hiện là một lần ông đưa một ai đó đến với Đức Giêsu. Nơi Anrê, người ta cảm nhận được một tình bạn chân thành, một tình bạn xuất phát từ tình bạn với Thầy Giêsu và đưa người khác đến với Đức Giêsu. Anrê là người bạn đường trung tín trong từng công việc dù là nhỏ nhất. Ông tận dụng hết những gì được trao phó trong tin yêu và phó thác.... Đức Giêsu đã chọn Anrê. Ngài cũng mời gọi bạn kết thân với Ngài bằng một tình bạn chân thành.




https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/CC_MN_~1.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_02.wma


ANRÊ



NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN



Các bạn trẻ thân mến,

Trong số những gương mặt bạn đường Đức Giêsu, mỗi người một vẻ, người trước người sau, nhưng tất cả đều kinh nghiệm một sự thay đổi nào đó sau khi gặp gỡ Đức Giêsu. Người đầu tiên trong số đó là Anrê.

Tin Mừng Gioan chương thứ nhất kể lại cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và hai môn đệ ông Gioan vào một buổi chiều đẹp trời. Lúc đó, hai môn đệ đang nghe thầy Gioan giảng dạy và chỉ tay về phía một người lạ nói rằng: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Nghe vậy, hai môn đệ liền đi theo Đức Giêsu, đến gặp Ngài và xem chỗ Ngài ở. Cái buổi chiều định mệnh ấy xảy ra trong chốc lát nhưng lưu lại âm hưởng lâu dài. Các ông vẫn còn nhớ rõ lúc ấy là vào khoảng giờ thứ mười. Làm sao quên được buổi gặp gỡ ấy khi mà người các ông gặp lại chính là Chiên Thiên Chúa, người mà sách Luật và các ngôn sứ đã nói. Đấng mà toàn dân đang mong đợi nay đã xuất hiện và không phải ai khác mà là chính Anrê là người gặp Ngài trước tiên.

Bình thường Anrê là người trầm tĩnh, ít nói, sống thiên về nội tâm, rất tinh tế và hay quan tâm đến người khác. Anrê thường ít có mặt trong các buổi trò chuyện sôi nổi hay tham gia tranh luận những đề tài nóng bỏng, ông sống hướng nội nhiều hơn. Anrê không có được cái sôi nổi, nóng bỏng và năng nổ như người em Simon Phêrô. Anrê dường như mất hút trong vòng ảnh hưởng quá lớn của em mình. Tuy vậy, Anrê không hề tỏ ra ganh tỵ hay yếm thế. Ngược lại, ông bình an và vui vẻ trong vị trí âm thầm của mình. Nói về Anrê, Tin Mừng viết rõ, “ông Anrê, anh ông Simon Phêrô”, dường như nếu chỉ có cái tên Anrê thôi, mọi người sẽ không nhận ra ông là ai.

Gặp được Đức Giêsu trước nhưng Anrê không giữ riêng cho mình kho tàng quý giá ấy, ông là người giàu tình bạn, ông sẵn sàng chia sẻ điều tốt đẹp cho người khác, ông muốn người khác cũng được như mình. Sau khi gặp được Đức Giêsu, trước hết Anrê đến gặp Phêrô và khẳng định chắc chắn rằng: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”. Không chỉ có vậy, Anrê đích thân dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Anrê là vậy, ông chu đáo trong mọi sự, cho dù là những chi tiết mà người khác ít để ý.

Đó là lần thứ nhất Anrê xuất hiện trong Tin Mừng. Lần khác, một đám đông dân chúng đến với Đức Giêsu và Ngài muốn cho họ ăn thứ gì đó vì nhiều người trong số họ theo Ngài đã lâu và không đem theo đủ lương thực. Các môn đệ bối rối vì không thể tìm ra bánh ở nơi hoang địa cho một số lượng dân chúng đông đảo như thế. Bất chợt, Anrê đến thưa với Đức Giêsu rằng: “Ở đây có một em bé có năm cái bánh và hai con cá nhỏ…” Chắc hẳn Anrê không có ý chia năm cái bánh và hai con cá cho năm ngàn người ăn nhưng nơi Anrê, lòng tin tưởng cách đơn sơ vào quyền năng của thầy mình thúc đẩy ông phải làm cái gì đó cho dù là nhỏ nhất. Ông đã chứng kiến thầy mình làm phép lạ chữa bệnh cho nhiều người, ông tin vào lời thầy mình rằng anh em sẽ còn thấy những điều lớn lao hơn thế xảy đến với Con Người.

Chúng ta thấy Anrê là người không có nhiều tài năng xuất chúng, hay ít là không năng nổ như người em Phêrô, nhưng Anrê có được sự nhạy cảm và tinh tế cần thiết. Chỉ có Anrê mới nhìn ra em bé giữa đám đông dân chúng, chỉ có Anrê mới dám đề nghị với thầy Giêsu chia năm cái bánh và hai con cá cho số lượng người ăn như thế. Đã có lần một số trẻ em đến với Đức Giêsu nhưng các môn đệ lại xua đuổi chúng, có lẽ trong số ấy không có Anrê vì Anrê luôn biết trân trọng những gì nhỏ bé, đơn sơ. Trên hết, Anrê tin tưởng vào quyền năng của Chúa nơi những đóng góp nho nhỏ. Nơi Anrê chúng ta tìm được sự tin cậy cần thiết cho sứ vụ, cho sự thành công của việc rao giảng lời Chúa. Chúng ta cần những người năng nổ, những nhà truyền giáo nhiệt thành, nhưng chúng ta cũng cần những Anrê âm thầm và chu đáo để bổ sung những khoảng trống ít ai để ý đến.

Lần thứ ba Anrê xuất hiện vào dịp Đức Giêsu lên Giêrusalem, có mấy người gốc Hy Lạp muốn tìm gặp Người nhưng ông Philipphê còn đang phân vân không biết Đức Giêsu có tiếp họ không. Ông bèn đến hỏi Anrê vì biết thế nào Anrê cũng có giải pháp hợp lý vì Anrê là người nhạy bén và giàu tình bạn. Như thường lệ, Anrê không do dự và dẫn họ đến ngay với Đức Giêsu. Chúng ta còn nhớ có lần Đức Giêsu đi ngang qua một làng dân ngoại và họ không tiếp đón Người, ông Gioan liền bảo: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt họ không?” Đức Giêsu đã khiển trách ông vì ý định ấy. Nhưng lần này, khi Anrê dẫn đến cho Chúa những người bị xem là dân ngoại, ắt hẳn Đức Giêsu hài lòng với lựa chọn hành xử đầy tình bạn của Anrê.

Đức Giêsu chọn Anrê không phải vì ông có tài năng xuất chúng, cũng không phải ông làm được những việc phi thường, nhưng trên hết ông là người biết trân trọng và sử dụng hiệu quả những tài năng khiêm tốn của mình. Ông không ngồi than thân trách phận hay ganh tỵ với người khác về khả năng cá nhân, Anrê biết cách hoà hợp khả năng của mình với anh em. Âm thầm nhưng hiệu quả là điều người ta thấy nơi Anrê. Chúng ta hay nhớ đến Phêrô với vai trò người lãnh đạo, với những thành tựu to lớn ông làm được, nhưng trước hết chính là nhờ Anrê đã giới thiệu ông cho Đức Giêsu. Anrê chỉ làm những việc nho nhỏ nhưng không có Anrê, những việc lớn cũng khó mà thành công.

Anrê là người giới thiệu người khác cho Đức Giêsu. Mỗi lần ông xuất hiện là một lần ông đưa một ai đó đến với Đức Giêsu. Nơi Anrê, người ta cảm nhận được một tình bạn chân thành, một tình bạn xuất phát từ tình bạn với Thầy Giêsu và đưa người khác đến với Đức Giêsu. Anrê là người bạn đường trung tín trong từng công việc dù là nhỏ nhất. Ông tận dụng hết những gì được trao phó trong tin yêu và phó thác.

Đức Giêsu đã chọn Anrê. Ngài cũng mời gọi bạn kết thân với Ngài bằng một tình bạn chân thành.


RADIO VATICAN
CHUYÊN MỤC : BẠN ĐƯỜNG ĐỨC GIÊ SU
PHỤ TRÁCH : ĐẶNG THẾ NHÂN

vũng_nước
19-05-2010, 09:02 PM
Bạn Đường Đức Giêsu (03): NGƯỜI MÔN ĐỆ TÌNH CỜ
05.11.2009 09:07
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_ba.jpg
Chúa chọn những ai bé nhỏ thấp hèn để tỏ lộ cho họ những điều mà người tự cho là khôn ngoan không nhận ra. Người Pharisêu nói về Chúa dựa vào hiểu biết của họ, anh thanh niên nói về Chúa bằng kinh nghiệm thiết thân. Anh trở thành người theo Đức Giêsu không chỉ bởi nghe biết mà còn chứng kiến và gặp gỡ chính Đức Giêsu. Gặp gỡ là để đi vào cuộc đời của nhau, từ đó để chia sẻ và trở thành một phần trong cuộc sống của người kia...



NGƯỜI MÔN ĐỆ TÌNH CỜ


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_ba2.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_03.wma

Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta ít nhiều chứng kiến hay kinh nghiệm nhiều cuộc gặp gỡ thú vị giữa đời thường. Có những hội ngộ khiến ta nhớ mãi, có những con người đi vào cuộc đời ta đem lại hạnh phúc ngất ngây. Không biết có ai trong chúng ta để ý rằng chính Đức Giêsu cũng đến với ta, Ngài muốn gặp gỡ, trao đổi, tranh luận với những suy nghĩ, ưu tư đời thường của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp đón Người, đó sẽ là cuộc hội ngộ để đời vì đó là cuộc gặp gỡ đổi đời.

Tin Mừng Gioan chương 9 kể rằng một hôm Đức Giêsu và các môn đệ đang đi trên đường, Ngài thấy một người mù từ thuở mới sinh, các môn đệ liền hỏi: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người này hay cha mẹ anh ta, khiến anh sinh ra đã bị mù?” Một câu hỏi xuất phát từ một ý thức hệ, thậm chí từ thành kiến với người khuyết tật. Các môn đệ không ngần ngại liên hệ sự khiếm khuyết thể lý với một lỗi phạm luân lý. Chúng ta không biết cảm nghĩ của Đức Giêsu thế nào, Tin Mừng cũng không nói thêm về phản ứng của Ngài nhưng có lẽ Đức Giêsu cũng đã thấu hiểu và quen với lối suy nghĩ ấy. Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh đã phạm tội, cũng chẳng phải cha mẹ anh. Nhưng sở dĩ như vậy là để công trình của Thiên Chúa nơi anh được tỏ hiện.” Đức Giêsu không trách các môn đệ vì cái nhìn thiển cận, Ngài bày tỏ cho các ông một cách nhìn khác, cái nhìn của Thiên Chúa, cái nhìn bao dung và chữa lành, tất cả là để tôn vinh Thiên Chúa.



Anh thanh niên được sáng mắt có lẽ không thể ngờ sẽ có ngày được như vậy. Anh như thể là người bước ra từ trong bóng tối. Trong trí tưởng tượng của anh chắc cũng không thể nghĩ được sẽ có ai mở mắt người mù. Anh cam chịu với số phận của mình và quen dần với bóng tối nếu không có ngày hôm ấy, ngày anh gặp gỡ Đức Giêsu. Anh được sáng mắt nhưng anh vẫn chưa thấy mặt người đã chữa cho mình. Anh chưa thấy nhưng anh tin Người là một ngôn sứ. Anh tin không phải vì đã nghe lời dạy của Người nhưng vì đã kinh nghiệm việc Người làm. Đối lại với lời buộc tội của nhóm Pharisêu đối với Đức Giêsu vì Ngài chữa bệnh trong ngày Sabát, anh thanh niên lập luận rằng: “Làm sao một người tội lỗi có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Dĩ nhiên lập luận đơn sơ như thế làm sao có thể lay chuyển ý nghĩ của những người Pharisêu vốn tự coi mình là hiểu biết và thông thạo kinh thánh.

Tuy vậy, Chúa chọn những ai bé nhỏ thấp hèn để tỏ lộ cho họ những điều mà người tự cho là khôn ngoan không nhận ra. Người Pharisêu nói về Chúa dựa vào hiểu biết của họ, anh thanh niên nói về Chúa bằng kinh nghiệm thiết thân. Anh trở thành người theo Đức Giêsu không chỉ bởi nghe biết mà còn chứng kiến và gặp gỡ chính Đức Giêsu. Gặp gỡ là để đi vào cuộc đời của nhau, từ đó để chia sẻ và trở thành một phần trong cuộc sống của người kia. Người Pharisêu với nhiều kiến thức nhưng lại không hề gặp Đức Giêsu. Nói cách khác, nơi họ, chưa có cuộc gặp gỡ thực sự nào với Đức Giêsu, chưa hề có một tương giao và chia sẻ nào. Lòng họ còn khép kín, mắt họ còn chưa nhận ra Ngài. Họ biết mà không tin ĐứcGiêsu.

Tin Mừng Gioan đã khéo léo dùng hình ảnh anh mù được Đức Giêsu chữa cho sáng mắt để làm hiện lên hình ảnh người Pharisêu sáng mắt mà lại không nhận ra Đức Giêsu. Họ tự xưng mình là môn đệ ông Môsê một cách chính danh nhưng ngay lập tức họ chối bỏ điều ấy bằng chứng là họ không công nhận Đức Giêsu. Có lẽ, họ bị chính hiểu biết của mình che mắt. Kiến thức và thêm một chút thành kiến trở thành vật cản đáng kể trên đường đến với Đức Giêsu.

Các bạn thân mến,

Chúng ta khó có cơ hội gặp gỡ mặt đối mặt với Đức Giêsu nhưng không vì thế Đức Giêsu trở nên một mầu nhiệm cho đời sống đức tin. Nếu một ngày nào đó bạn bỗng dưng được đánh động bởi một câu lời Chúa, bởi một ý nghĩ thoáng qua mới lạ về Đức Giêsu; hay bạn có thể thấy tình cảm dành cho Đức Giêsu bỗng nhiên nhiều hơn mọi khi, chắc chắn khi đó Đức Giêsu đang muốn bước vào cuộc đời của bạn, Ngài muốn đến và gặp gỡ bạn. Ngài có thể gặp bạn ngang qua một người khác, ngang qua những con người bạn tình cờ gặp gỡ. Ngang qua một câu nói vu vơ nào đó nhưng đánh động tâm hồn của bạn, dẫn bạn đến gần với Đức Giêsu hơn.

Đức Giêsu thích sự giản đơn, lời dạy của Ngài ai cũng có thể hiểu được, chỉ cần họ không khép lòng từ chối. Đức Giêsu thích những gì tự nhiên, Ngài thích cả sự tình cờ vì Ngài luôn tôn trọng tự do của con người. Gặp gỡ tình cờ và xảy ra cách tự nhiên là dựa theo tác động của Thánh Thần. Đứng trước mỗi con người, mỗi lựa chọn, chúng ta luôn có tự do để quyết định, để chọn lựa. Khi thấy anh thanh niên bị mù từ thuở mới sinh, các môn đệ nghĩ ngay đến tội của anh hay của cha mẹ anh, Đức Giêsu thì nghĩ đến ý định của Thiên Chúa và hoàn tất ý định ấy.

Đức Giêsu từng nói: “Không ai đến được với tôi nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy.” Như thế, chấp nhận gặp gỡ với Đức Giêsu là quà tặng ân sủng của Chúa Cha bởi gặp gỡ Đức Giêsu rất có thể bạn phải thay đổi chính mình. Nhưng đó là một thay đổi đem lại hạnh phúc cho những ai đi theo Ngài.

Lạy Chúa,
Chúa đã không ngần ngại đến với chúng con,
với ước mong chúng con được bình an, hạnh phúc,
được trở nên môn đệ của Chúa với lòng hiền hậu và khiêm nhường.
Xin cho chúng con chấp nhận Chúa vào cuộc đời mình,
dám thay đổi chính mình để hoàn thiện hơn,
và được làm bạn với Chúa,
con hiểu rằng điều đó thật tuyệt vời.


Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com

vũng_nước
19-05-2010, 10:55 PM
Bạn Đường Đức Giêsu (04): NƯỚC HẰNG SỐNG
12.11.2009 01:34


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_04a.jpg

“Đến mà xem” là lời mời gọi cho dân làng Samari và cũng cho mỗi người chúng ta, những người có thể đang trên hành trình tìm kiếm hay thao thức vì một niềm khát khao chưa được đong đầy. Có lúc ta cảm thấy tâm hồn bất an vì chưa tìm ra hướng đi cho cuộc đời hay con tim chất chứa nhiều phiền muộn cần được giải gỡ. Đến và gặp Đức Giêsu, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta hướng đi và tỏ lộ cho ta thấy đâu là điều ta cần tìm kiếm. “Đến mà xem” vì Đức Giêsu đang chờ đợi bạn…


NƯỚC HẰNG SỐNG


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/womanatthewell_04b.jpg


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_04.wma

Các bạn trẻ thân mến,

Trong chúng ta ai cũng một lần khát, bằng chứng hiển nhiên là mỗi ngày chúng ta uống nước nhiều lần. Mỗi lần uống có thể là một lần ta cảm thấy khát. Khát nước chỉ là một trong nhiều cái khát khác nhau chúng ta từng kinh nghiệm hay chứng kiến. Có người khát những thứ thuộc thể lý; người khác lại khát những điều thuộc về tinh thần. Khát thể lý có thể được đáp ứng dễ dàng nhưng khát tinh thần không phải lúc nào cũng tìm ra được lời giải đáp bởi vì đó có thể là khát tình yêu, khát niềm an ủi, khát hạnh phúc… Cơn khát nếu được đáp ứng sẽ đem lại cho ta cảm giác sảng khoái, vui tươi; bằng không ta bị cơn khát dày vò, thôi thúc mãi. Có khi nó làm cho ta không thực sự là chính mình bởi lúc nào ta cũng thấy thiếu một cái gì đó, tâm trí và năng lượng bị tiêu hao cho những thao thức và ước mong về một thực tại cần được sở đắc hay nếm cảm. Dù sao, khi ta thấy khát, ta đang thực sự là một người sống động.

Là con người, Đức Giêsu cũng khát. Tin Mừng thánh Gioan chương 4 kể rằng một lần nọ trên đường từ Giuđê về Galilê, Đức Giêsu ngồi nghỉ tại giếng ông Giacóp trong miền Samari. Thấy một phụ nữ ra giếng lấy nước, Đức Giêsu lên tiến xin: “Chị cho tôi uống với!” Về thể lý, có lẽ Đức Giêsu khát thật vì Tin Mừng nói rõ rằng “vì đi đường mệt mỏi nên Đức Giêsu ngồi ngay xuống bờ giếng và lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu,” tức khoảng 12 giờ trưa. Đức Giêsu khát thật, nhưng trong thẳm sâu, Đức Giêsu còn một cơn khát khác: khát khao làm theo ý Chúa Cha, khát khao đem tin mừng cứu độ cho mọi người. Lần này là cho những người dân Samari.

Việc Đức Giêsu lên tiếng xin nước uống khiến chị phụ nữ Samari hết sức ngạc nhiên xen lẫn một chút kỳ thị, chị đáp: “Ông là người Do Thái, tôi là phụ nữ Samari, mà ông lại xin tôi cho ông nước uống sao?” Quả vậy, có một khoảng cách không thể san lấp giữa người Do Thái và người Samari, họ khác biệt nhau về chủng tộc, tôn giáo và tư tưởng. Chắc chắn Đức Giêsu hiểu được điều này và Ngài muốn làm chiếc cầu nối giữa họ, Ngài muốn chữa lành những thương tổn trong tương quan giữa hai dân tộc, tất cả là để chu toàn thánh ý Chúa Cha.

Chị phụ nữ ra giếng lấy nước, chắc chị ta khát nước. Ngoài ra, từ trong sâu thẳm, chị còn khát một tình yêu, một mái ấp hạnh phúc, khát một tâm hồn bình an. Khát nước thể lý chỉ là tạm thời và dễ dàng đáp ứng, ngược lại, khát hạnh phúc đối với chị là cơn khát dai dẳng và không dễ thoả lòng. Đức Giêsu nhìn ra những khát vọng nơi tâm hồn chị phụ nữ. Ngài nhẹ nhàng hướng câu chuyện sang một lối khác: từ việc Ngài xin chị ta nước uống, giờ đây Ngài gợi ý trao tặng chị nước hằng sống, thứ nước không làm người ta khát nữa, nhưng sẽ trở thành nơi người ấy mạnh nước đem lại sự sống đời đời. Mạch nước trường sinh chính là việc nhận ra ân sủng Thiên Chúa ban và tin tưởng vào Đức Giêsu, người được sai đến thế gian. Chị phụ nữ chợt nhận ra ở đời còn có nhiều thứ quan trọng hơn, trường tồn hơn những gì chị đang khao khát và tìm kiếm. Hạnh phúc con người có thời hạn, sự sống đời đời mới làm người ta yên lòng.

Cách Đức Giêsu gợi chuyện và giải đáp thắc mắc khiến chị phụ nữ nhận ra người đang nói với chị không như những người khác, không khư khư cái thành kiến và kỳ thị đối với người Samari. Lời của Ngài đem lại cho chị bình an và hy vọng, chỉ cho chị thấy đâu là điều chị cần phải tìm kiếm. Đến lúc này, chị phụ nữ chủ động thưa với Đức Giêsu về một thắc mắc tâm linh. Chị vẫn còn phân vân đâu là nơi thờ phượng Thiên Chúa, bởi theo truyền thống cộng đồng người Samari thờ Thiên Chúa trên núi Garidim, còn người Do Thái lại nói phải tôn thời Thiên Chúa ở Giêrusalem. Núi Garidim có vị thế đối nghịch với Giêrusalem, qua đó nói lên sự chia rẽ giữa người Do Thái và người Samari dường như không thể san lấp. Họ thậm chí đối nghịch nhau ngay cả trong sinh hoạt thiêng liêng. Đức Giêsu đã bắc một nhịp cầu nối liền hai dân tộc khi Ngài nhấn mạnh đến thái độ thờ phượng trong thần khí và sự thật. Đó là thái độ thờ phượng của tất cả những ai đã lãnh nhận Thần Khí và được nâng lên khỏi lãnh vực xác thịt để trở nên con cái Thiên Chúa. Chính khi tôn thờ Thiên Chúa trong thần khí và sự thật, mọi người được nối kết nên một, trở nên con cái của Cha trên trời và là anh chị em của nhau.

Như người vừa trút bỏ được gánh nặng lâu ngày, người vừa được chữa lành vết thương của chia rẽ và thành kiến, chị phụ nữ tràn ngập niềm an vui. Hơn thế nữa, chị biết người đang nói với chị chính là Đấng Mêsia. Tin mừng này không thể không loan báo cho mọi người. Bỏ vò nước lại, chị phụ nữ liền chạy về báo tin cho mọi người và chia sẻ với họ niềm vui của chị khi gặp Đức Giêsu. “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga 4,29) Chị phụ nữ loan báo tin mừng về Đức Giêsu khởi đi từ chính kinh nghiệm thiết thân của mình, bằng cả cuộc đời và con người của chị. Vò nước bị bỏ lại như một bằng chứng rằng giờ đây chị phụ nữ đã tìm được nguồn nước trường sinh.

“Đến mà xem” là lời mời gọi cho dân làng Samari và cũng cho mỗi người chúng ta, những người có thể đang trên hành trình tìm kiếm hay thao thức vì một niềm khát khao chưa được đong đầy. Có lúc ta cảm thấy tâm hồn bất an vì chưa tìm ra hướng đi cho cuộc đời hay con tim chất chứa nhiều phiền muộn cần được giải gỡ. Đến và gặp Đức Giêsu, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta hướng đi và tỏ lộ cho ta thấy đâu là điều ta cần tìm kiếm.

“Đến mà xem” vì Đức Giêsu đang chờ đợi bạn…


RADIO VATICAN
Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com

vũng_nước
20-05-2010, 12:56 AM
Bạn Đường Đức Giêsu (05): CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN
19.11.2009 06:55


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_05.jpg


Là bạn trẻ, chúng ta xin Chúa thánh hoá từng giờ lớp, từng buổi học vì ân sủng Chúa ban là thời gian và kiến thức, qua đó làm giàu cho hiểu biết và kinh nghiệm sống của chúng ta. Xin Chúa thánh hoá những giờ làm việc, những giọt mồ hôi đổ ra để đem lại thành quả tốt đẹp cho nhiều người. Xin Chúa an ủi và nâng đỡ khi chúng ta đau buồn, thất vọng vì biết rằng Chúa cũng từng trải qua những giây phút khó khăn như thế. Chúng ta dân lên Chúa niềm vui nho nhỏ hàng ngày và chia sẻ với anh chị em một ánh mắt, một nụ cười thân thiện… Tất cả nếu chúng ta làm với lòng yêu mến trong tư cách là con cái Chúa, ắt hẳn cả ngày sống của chúng ta trở thành lời kinh nguyện tuyệt đẹp không chỉ cho các linh hồn mà còn mang lại hoa trái cho chính bản thân mỗi người...



CẦU NGUYỆN



CHO CÁC LINH HỒN


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/caunguyenchocaclinhhong_05.jpg


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_05.wma

Các bạn trẻ thân mến,

Hàng năm, Giáo Hội dành đặc biệt tháng Mười Một để cầu nguyện cho linh hồn các tín hữu đã qua đời. Trong niềm tin Kitô giáo, cầu nguyện cho các linh hồn thể hiện tinh thần hiệp thông và liên đới thiêng liêng giữa những người đang sống và những ai, như chúng ta đọc thấy trong kinh nguyện thánh thể, “đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an”. Chúng ta sống cuộc sống hiện tại với tâm hồn hướng về cuộc sống mai hậu và hy vọng vào hạnh phúc vĩnh cửu mà Đức Giêsu hứa ban cho những ai kiên trung đến cùng.


Tuy nhiên, nói về cái chết, về cuộc sống mai sau, về các linh hồn nơi luyện ngục quả là không dễ cho con người thời đại, trong đó có các bạn trẻ. Quả vậy, chúng ta không xa lạ với những câu chuyện thêu dệt về các linh hồn, về hình phạt luyện ngục. Điều này nhiều khi làm người ta nhầm lẫn niềm tin Kitô giáo với những chuyện hoang đường. Ưu tư về niềm hy vọng Kitô giáo, ĐTC Biển Đức XVI từng ngỏ lời: “Tôi tự hỏi đối với con người thời nay, đức tin Kitô giáo có còn là niềm hy vọng làm thay đổi và nâng đỡ cho cuộc sống hay không? Hơn thế nữa, con người vào thời buổi hiện đại có còn ước ao cuộc sống vĩnh hằng nữa không hay phải chăng cuộc sống trên trần thế này đã trở nên chân trời duy nhất của họ?” (Spe Salvi, s. 10)

Ắt hẳn ai cũng mong muốn được hạnh phúc vì đó là cùng đích cuộc đời. Chính vì “hạnh phúc” mà chúng ta khắc khoải tìm kiếm và con tim bị cuốn hút về niềm hạnh phúc ấy. Từ ngữ “cuộc sống vĩnh hằng” là cách nói khác về niềm khắc khoải này của con tim mà thôi. “Nó không phải là một chuỗi hiện hữu vô tận, nhưng là một sự đắm chìm trong đại dương của tình yêu vô biên, trong đó không còn thời gian, trước hoặc sau nữa. Nó là sức sống và hân hoan đầy tràn, là điều mà chúng ta hy vọng và trông mong được ở với Chúa Kitô.” (s. 12)

Chính khởi đi từ khao khát hạnh phúc đích thực là được ở cùng Đức Giêsu, chúng ta hướng cuộc sống và hành động của mình vào lựa chọn ấy và đồng thời cũng mong muốn cho tất cả mọi người được như vậy. Cầu nguyện cho các linh hồn, trong đó có những người thân thuộc của chúng ta, là cách thức chúng ta liên đới với họ và thực hành bác ái thiêng liêng cách sống động. Hơn thế nữa, cầu nguyện cho những người đã qua đời giúp chúng ta trân trọng và biết sống sao cho phù hợp giây phút hiện tại. Vòng xoay tấp nập của cuộc sống nhiều khi làm chúng ta quên rằng chúng ta còn có những liên đới vô hình, còn đang trên hành trình về cuộc sống mai sau. Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 kể về ngày phán xét chung, trong đó những người được chúc phúc ngỡ ngàng thốt lên rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc…” (Mt 25, 37-38) Và câu trả lời càng làm họ ngạc nhiên hơn vì biết rằng một khi họ làm cho một trong những người bé nhỏ nhất là họ đã làm cho chính Chúa. Dụ ngôn kể trên cho chúng ta thấy rằng những hành xử nơi cuộc sống hiện tại mang tính quyết định như thế nào trong cuộc sống mai sau. Như thế, sẽ chẳng có một định nghĩa đầy đủ thế nào là cầu nguyện cho các linh hồn và không chỉ cho các linh hồn tín hữu đã qua đời. Liên đới với anh chị em tín hữu đã qua đời bằng cả cuộc sống tốt lành là cách cầu nguyện sống động và hữu hiệu nhất.

Thánh Gioan Bosco, người được xem là Cha, Thầy và Bạn của giới trẻ, là người say mê các linh hồn và phương châm sống và con đường tu đức của ngài chính là cứu rỗi các linh hồn. Thánh nhân đã nhiều lần thân thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác xin lấy đi.” Cứu rỗi các linh hồn trở thành tâm niệm cả đời của thánh nhân và tác vụ linh mục của ngài cũng chú trọng vào đích nhắm này mà thôi. Ngọn lửa yêu mến các linh hồn của Cha thánh Gioan Bosco được lan truyền cho nhiều người đương thời với ngài, đặc biệt là các học sinh và những người trẻ. Thánh nhân không ngừng nhắc các học sinh, các tu sĩ Salêdiêng và mọi nguời thuộc giới bình dân cũng như thượng lưu rằng “Cha nhắc nhở các con hãy lo cứu rỗi linh hồn các con”.

Các bạn thân mến,

Chúng ta thường tất bật với nhịp sống hiện đại và nhiều bạn trẻ phải gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc hay phụ giúp gia đình. Có rất nhiều thứ chúng ta phải hoàn thành trong khi quỹ thời gian có hạn. Vì vậy, thật dễ hiểu nếu chúng ta thiếu sót hay thậm chí quên cầu nguyện cho các linh hồn. Chúng ta không còn ý thức cách rõ ràng chúng ta có liên hệ với những anh chị em đã qua đời và cảm thấy không cần phải có trách nhiệm gì với họ. Nghe những ưu tư của ĐTC, chúng ta cũng hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc liên đới huynh đệ trong đức tin này.

Mặc dù vậy, giữa bao lao nhọc thường ngày, nếu để ý, chúng ta vẫn có thể dâng lên cho Chúa những của lễ ngọt ngào để cầu nguyện cho anh chị em và cho chính mỗi người trong chúng ta. Đó là chính ngày sống của chúng ta với tất cả những hoạt động chúng ta làm, lời nói ta lựa chọn, ý định ta thực hiện. Là bạn trẻ, chúng ta xin Chúa thánh hoá từng giờ lớp, từng buổi học vì ân sủng Chúa ban là thời gian và kiến thức, qua đó làm giàu cho hiểu biết và kinh nghiệm sống của chúng ta. Xin Chúa thánh hoá những giờ làm việc, những giọt mồ hôi đổ ra để đem lại thành quả tốt đẹp cho nhiều người. Xin Chúa an ủi và nâng đỡ khi chúng ta đau buồn, thất vọng vì biết rằng Chúa cũng từng trải qua những giây phút khó khăn như thế. Chúng ta dân lên Chúa niềm vui nho nhỏ hàng ngày và chia sẻ với anh chị em một ánh mắt, một nụ cười thân thiện… Tất cả nếu chúng ta làm với lòng yêu mến trong tư cách là con cái Chúa, ắt hẳn cả ngày sống của chúng ta trở thành lời kinh nguyện tuyệt đẹp không chỉ cho các linh hồn mà còn mang lại hoa trái cho chính bản thân mỗi người.


Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com (banduong.banduong@yahoo.com)

vũng_nước
20-05-2010, 12:58 AM
Bạn Đường Đức Giêsu (06): BẠN TRẺ SỐNG NĂM THÁNH
26.11.2009 08:20

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_06.jpg

Trong thời điểm lịch sử và đáng ghi nhớ này, các bạn trẻ được mời gọi hoà mình vào nhịp sống của giáo hội, nhìn lại chặng đường đã qua để đọc ra lịch sử cứu độ của riêng mỗi người, để trân trọng ân sủng đức tin như là quà tặng từ Thiên Chúa và các bạn được trao sứ vụ tiếp tục vun trồng cho đức tin lớn mạnh và sinh hoa trái dồi dào. Ngoài việc hoà mình vào bầu khí lễ hội hân hoan, chúng ta được mời gọi, như trong thư Hội Đồng Giám Mục gởi dân Chúa nhân dịp công bố năm thánh 2010, rằng “đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa.”



BẠN TRẺ SỐNG NĂM THÁNH

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/bantresongnamthanh_06.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_06.wma

Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta đang sống trong bầu khí hân hoan và tràn ngập ân sủng của Năm Thánh 2010 vừa được long trọng khai mặc vào dịp lễ các thánh tử đạo Việt Nam. Trong thời điểm lịch sử và đáng ghi nhớ này, các bạn trẻ được mời gọi hoà mình vào nhịp sống của giáo hội, nhìn lại chặng đường đã qua để đọc ra lịch sử cứu độ của riêng mỗi người, để trân trọng ân sủng đức tin như là quà tặng từ Thiên Chúa và các bạn được trao sứ vụ tiếp tục vun trồng cho đức tin lớn mạnh và sinh hoa trái dồi dào. Ngoài việc hoà mình vào bầu khí lễ hội hân hoan, chúng ta được mời gọi, như trong thư Hội Đồng Giám Mục gởi dân Chúa nhân dịp công bố năm thánh 2010, rằng “đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa.”



Hành trình đức tin của Giáo Hội cũng là hành trình đức tin của mỗi người trong chúng ta. Nơi đó, chính Thiên Chúa đồng hành và dẫn đưa chúng ta đến nguồn mạch ân sủng và hạnh phúc. Nhìn lại hành trình đức tin của mình để nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã bao bọc chở che chúng ta trên từng bước đường đời. Đức tin không đơn thuần là một khả năng hay kiến thức lãnh hội, hơn hết, đức tin là ân sủng lớn lao Thiên Chúa tặng ban. Đức tin ấy được gieo mầm trong lịch sử, được vun xới và lớn mạnh theo thời gian nơi các bậc cha anh, và nảy sinh hoa trái nơi chúng ta như những người kế thừa truyền thống quý báu ấy. Kính nhớ và tri ân các bậc tiền nhân, các bạn trẻ được mời gọi để sống cho các giá trị Tin Mừng giữa đời sống thường ngày. Thách đố luôn có ở mọi nơi và mọi thời, dù sao chúng ta ít nhiều khám phá ra rằng thách đố lớn nhất là chính con người mình. Sống các giá trị Tin Mừng giúp ta không còn toan tính thiệt hơn nhưng để các giá trị Nước Trời thánh hoá và hoàn thiện bản thân chúng ta.

Trong thư gởi các tín hữu, Hội Đồng Giám Mục nhắn nhủ chúng ta năm thánh là dịp thuận tiện để học hỏi và sống các chiều kích Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Học hỏi để biết và hiểu hơn về Giáo hội không dừng lại ở lý thuyết nhưng nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân Chúa vào đời sống Giáo Hội. Khi hoà mình vào đời sống Giáo Hội, chúng ta kín múc nơi nhiệm thể Giáo Hội nguồn sống thiêng liêng xuất phát từ Chúa Kitô là đầu nhiệm thể. Bên cạnh đó, Giáo Hội mời gọi con cái mình đóng góp sáng kiến và tích cực tham gia các hoạt động nhằm xây dựng đời sống thắm đượm các giá trị nhân bản, yêu thương, bác ái và huynh đệ. Như vậy, cần khởi đi từ đời sống nội tâm của từng người bởi chỉ có thể sống ra bên ngoài các giá trị Tin Mừng nếu thực sự đã nảy mầm và triển nở từ nội tâm.

Khởi đi từ đời sống thiêng liêng cá vị nhưng chúng ta được mời gọi hoà mình vào nhịp thở chung trong Giáo Hội và hiệp thông với nhau trong tình yêu và chân lý. Sẽ chẳng có một khuôn mẫu nào của sự hiệp thông nhưng hết mọi người được nên một nhờ ân sủng của Chúa Thánh Linh. Vì vậy, trong từng ơn gọi và bậc sống đặc thù, chúng ta trở nên anh chị em trong đại gia đình Giáo Hội để cùng giúp nhau sống chứng tá cho những giá trị tốt đẹp. Giống như một chuyến đi, hành trình thiêng liêng cần có những người bạn đường để nâng đỡ và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và để cùng nhau tiến bước. Sống tốt và trở nên hoàn thiện không bao giờ chỉ có một mình, nhưng sống cùng và liên đới với anh chị em.

Các bạn thân mến,

Năm thánh là dịp đặc biệt cho người trẻ chúng ta học hỏi, suy ngẫm và thực hành những hướng dẫn sống đạo trong từng bối cảnh cụ thể của giáo hội địa phương. Hoà vào những hoạt động lễ hội mừng năm thánh, nhưng chúng ta cũng không quên mục đích chính yếu của dịp hồng phúc này là để tạ ơn, sám hối, canh tân và hoà giải. Chỉ với thái độ biết ơn, hối cải và hoà giải, chúng ta mới chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón mừng năm hồng ân đặc biệt này. Cùng với những hoạt động lễ hội nhộn nhịp, chúng ta cũng cần chăm chút cho tâm hồn được ở bên Chúa, đào sâu đức tin và lòng mến nơi bí tích Thánh Thể, trở nên người đem bình an và niềm vui cho tha nhân.

Xin ân sủng của Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ dồi dào trên chúng ta trong năm hồng ân này để trong mọi hoạt động và ý hướng, chúng ta sống và hiện hữu trong tình yêu Chúa và phụng vụ anh chị em đồng loại. Khởi đầu năm thánh 2010 này, chúng ta hiệp lòng cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và cho từng người tín hữu công giáo hăng say sống đức tin Kitô giáo và thực thi lòng bác ái hầu xây dựng Nước Chúa giữa xã hội hôm nay. Như lời kết của kinh năm thánh, chúng ta thưa lên cùng Chúa rằng:

Nhờ lời chuyển cầu của của Đức Trinh Nữ Maria,
Thánh Cả Giuse và các thánh Tử Đạo Việt Nam
xin Cha ban ơn trợ giúp chúng con
biết quyết tâm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
thành một gia đình: con một Cha, anh em một nhà
cùng nhau tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô
là yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ
để mọi người trên đất nước chúng con và cả thế giới
mau đón nhận tình yêu cứu độ của Cha.


RADIO VATICAN
Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com (banduong.banduong@yahoo.com)

vũng_nước
20-05-2010, 12:59 AM
Bạn Đường Đức Giêsu (07): THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ - NGƯỜI BIẾT ƯỚC MUỐN VÀ NHẬN ĐỊNH
03.12.2009 23:31

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_07.jpg



Tại đảo Thượng Xuyên, cửa ngõ vào Trung Hoa, trong khi chờ tàu vào đất liền, thánh Phanxicô ngã bệnh và là lúc Chúa muốn ngài trao trọn cuộc đời nơi bàn tay Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Lời kinh dâng hiến thánh nhân thường tâm niệm và mơ ước giờ đây trở thành hiện thực: “Mọi sự đều là của Chúa, xin Chúa sử dụng tùy ý Chúa. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng của Chúa. Được như thế là đủ cho con." (Lt 234)...




THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ

NGƯỜI BIẾT ƯỚC MUỐN VÀ NHẬN ĐỊNH






https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/francis_07.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_07.wma
Các bạn trẻ thân mến,

Sống ở đời ai cũng có ước mơ. Ước mơ gắn liền với hoài bão, hy vọng. Nơi nào có ước mơ, nơi ấy có sự sống và thăng tiến. Ước mơ khơi nguồn sáng tạo và thúc đẩy con người tiến về phía trước. Người ta thường nói không phải tất cả mơ ước đều trở thành sự thật, nhưng mọi thành đạt đều được ấp ủ từ những ước mơ. Tuổi trẻ là tuổi của những ước mơ bởi chính ước mơ làm cho người trẻ hy vọng và háo hức tiến về phía trước. Ước mơ nói lên con người. Ai mơ ước gì thì người đó là thế. Mơ ước dẫn đường và đưa người ta đến những bến bờ khác nhau. Biết mơ ước đã khó, thực hiện ước mơ còn khó hơn. Có thể phải đánh đổi nhiều thứ để biến ước mơ thành hiện thực. Tin mừng thuật lại chuyện anh thanh niên đến hỏi Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Sau khi nghe câu trả lời của Đức Giêsu, anh thanh niên buồn rầu bỏ đi, để mặc mơ ước mãi là ước mơ vì anh không thể rời bỏ tài sản của mình.



Phụng vụ chư thánh hôm nay giới thiệu cho chúng ta một gương mặt khác, một người từng ấp ủ những ước mơ và biết cách biến ước mơ thành hiện thực: thánh Phanxicô Xaviê, người biết ước mơ và nhận định. Trong hành trình truyền giáo của mình, thánh Phanxicô Xaviê luôn nung nấu một mơ ước cháy bỏng là giới thiệu Chúa Giêsu đến với các dân tộc ở Châu Á. Từ Ấn Độ đến Nhật Bản, từ vùng đảo Indonêxia cho đến cửa ngõ và Trung Hoa, ước mơ duy nhất của thánh Phanxicô là nhắm đến lợi ích phổ quát hơn để đem lại vinh danh Chúa hơn. Ước mơ của thánh nhân được đánh dấu bằng những lần lên đường cho sứ vụ. Mỗi chặng đường thể hiện tình bạn sâu xa với Chúa Giêsu ngang qua cầu nguyện và nhận định. Trên hết, thánh nhân mong ước làm theo Thánh ý Thiên Chúa vì tâm niệm sống của ngài là “ai chết đi mỗi ngày, tức là đi nguợc lại ý riêng, không tìm những điều thuộc về mình, nhưng là những điều thuộc về Chúa Giêsu Kitô, sẽ được bình an biết bao". (Bt 15,15)

Cuộc đời truyền giáo của thánh Phanxicô được đánh dấu bằng ba chuyến đi lớn, qua đó chúng ta thấy phần nào những ước mơ và tính cách của ngài trong tương quan với Thiên Chúa và sứ vụ. Khi đến Ấn Độ, với tư cách nhà truyền giáo do vua Bồ Đào Nha sai đi, thánh Phanxicô tận lực chinh phục các linh hồn và mở rộng biên cương giáo hội, hết lòng phục vụ vị vua đời tạm. Sau đó, nhiều lời mời gọi, nhiều tiếng kêu đến từ những nơi khác, từ những vùng đất mới như Sri Lanca, từ Maluku đặt ngài vào vị trí phải lựa chọn: bảo vệ quyền lợi của Bồ Đào Nha hay dấn thân cho người Ấn Độ. Từ việc phục vụ vua trần thế, thánh Phanxicô chiêm ngắm vị vua muôn đời và ước ao hiến thân phục vụ vị vua ấy mà thôi. Ước ao là thế, nhưng thánh nhân cần lắng nghe tiếng Chúa nơi tâm hồn mình. Trong một lá thư, ngài viết: "Chúa muốn chúng ta luôn sẵn sàng chu toàn thánh ý mỗi khi Người bày tỏ và cho chúng ta cảm nhận được từ trong lòng. Muốn sống tốt ở đời này, chúng ta phải làm khách hành hương để đi bất cứ đâu, đến nơi chúng ta có thể phục vụ Chúa." (Bt 50,2)

Kinh nghiệm về sự an ủi thiêng liêng là dấu chỉ cho thấy ý Chúa muốn về một lựa chọn nào đó. Qua cầu nguyện và nhận định, thánh Phanxicô cảm nghiệm sự bình an nội tâm và an ủi ngọt ngào từ việc lựa chọn chỉ phục vụ thánh ý Chúa mà thôi. Ngài lên đường đến quần đảo Maluku, Indonesia, rồi từ đó đi Malacca, Malaysia vì nghe biết nơi này cần người rao giảng lời Chúa. Tại đây, trong khi chờ tàu trở lại Ấn Độ, có người nói với thánh Phanxicô về các hòn đảo ở Nhật Bản, và người Nhật ham học hỏi, thích cái gì mới lạ. Từ đó, Nhật Bản luôn chiếm một chỗ quan trọng trong tâm trí thánh Phanxicô, mơ ước truyền giáo cho vùng đất mới được ấp ủ và chờ ngày được Thiên Chúa đoái thương chuẩn nhận. Sau đó, trong một lá thư gởi thánh Inhã, thánh Phanxicô viết: "Ở Nhật Bản, tất cả là lương dân, không có người Hồi giáo cũng không có người Do Thái, mà lại có đầu óc tò mò, rất muốn học biết cái mới, cả về Thiên Chúa cũng như về những điều tự nhiên khác, nên con đã quyết định sẽ đến đó. Con thấy tâm hồn rất phấn khởi. Con không ngại đi Nhật Bản, vì con cảm nhận trong tâm hồn mình cái gì đó dào dạt, mặc dầu con hầu như chắc chắn sẽ gặp nhiều nguy hiểm lớn lao hơn những gì con từng gặp xưa nay" (Bt 70,8.10)

Những nguy hiểm mà thánh Phanxicô cho là lớn lao hơn những gì ngài từng gặp là thách đố trên đường biến ước mơ thành hiện thực. Những tháng ngày lênh đênh trên biển, giữa sóng dập gió vùi, giữa ranh giới sống và chết, nơi đó, thánh nhân chịu thử thách nặng nề và chính trong giờ phút khó khăn như vậy, Chúa tiếp tục hướng dẫn và đồng hành với ngài. Thánh Phanxicô ghi lại kinh nghiệm ấy như sau: "Phương thuốc tốt nhất cần dùng trong những hoàn cảnh như vậy là hết sức dũng cảm chống lại Kẻ Thù, đừng tin tưởng chút nào nơi mình, nhưng đặt hết tin tưởng nơi Thiên Chúa, đặt tất cả sức mạnh và tất cả hi vọng nơi Người, và nhờ Đấng Bảo Vệ vĩ đại như vậy, chúng ta trở nên mạnh mẽ; đừng hèn nhát và không chút nghi ngờ việc mình sẽ chiến thắng." (Bt 90,7)

Trên đất Nhật, khi rao giảng cho dân chúng, Thánh Phanxicô nghe được nhiều thắc mắc về Thiên Chúa và công cuộc sáng tạo. Ngoài ra, người Nhật còn không hiểu tại sao người Trung Hoa lại không biết và chưa tin vào Chúa Giêsu. Một thắc mắc thông thường nhưng lưu lại tâm trí thánh Phanxicô một câu hỏi lớn, khơi nguồn một giấc mơ, một hành trình mới: truyền giáo cho người Trung Hoa. Thánh Phanxicô lại tiếp tục lên đường thực hiện mơ ước của mình là đem Chúa đến những vùng đất xa xôi chưa biết Chúa. Vẫn với đích nhắm duy nhất là để cho ích lợi phổ quát hơn, thánh nhân xác tín rằng: "Trong Thiên Chúa, tôi rất hi vọng là một con đường sắp được mở ra, không chỉ cho anh em trong Dòng, mà còn cho tất cả các dòng khác..." (Bt 96,52)

Tại đảo Thượng Xuyên, cửa ngõ vào Trung Hoa, trong khi chờ tàu vào đất liền, thánh Phanxicô ngã bệnh và là lúc Chúa muốn ngài trao trọn cuộc đời nơi bàn tay Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Lời kinh dâng hiến thánh nhân thường tâm niệm và mơ ước giờ đây trở thành hiện thực: “Mọi sự đều là của Chúa, xin Chúa sử dụng tùy ý Chúa. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng của Chúa. Được như thế là đủ cho con." (Lt 234)

Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com

vũng_nước
20-05-2010, 01:12 AM
Bạn Đường Đức Giêsu (08): SỐNG VÀ TRỞ NÊN NIỀM HY VỌNG
11.12.2009 09:18


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_08.jpg


Chờ đợi không hẳn là ngồi nhìn thời gian trôi qua, hy vọng không phải là mơ mộng về một thực tại viển vông. Chờ đợi là thời điểm cho tâm hồn lắng đọng trong thinh lặng để chiêm ngắm Vị Thiên Chúa làm người và sống giữa chúng ta. Chờ đợi là khoảng thời gian duyệt xét lại bản thân mình để sống theo sự hướng dẫn của Thần Khí. Hy vọng là chuẩn bị tâm hồn để Đấng Cứu Thế ngự đến và hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Chờ đợi và hy vọng trên hết để tâm hồn đón nhận ân sủng lớn lao là chính Con Thiên Chúa làm người. Ngài đến để chúng ta được thông phần trở nên con cái của ánh sáng, của tình yêu và trở nên niềm hy vọng cho thế giới...



SỐNG VÀ TRỞ NÊN NIỀM HY VỌNG
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/hyvong_8.jpg
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_08.wma
Các bạn trẻ thân mến,

Khởi đầu năm phụng vụ mới, Giáo Hội mời gọi chúng ta đi vào Mùa Vọng, mùa của sự chờ đợi và hy vọng. Chờ đợi và hy vọng trở thành một nét đặc trưng của người tín hữu trong việc đón chờ Đấng Cứu Thế. Đặc điểm này có thể làm người ta ngạc nhiên, nhất là đối với những người trẻ năng động, bởi cuộc sống luôn nhộn nhịp và thời gian không chờ đợi ai cả. Tại sao ngay trong sự náo nức và nhộn nhịp chuẩn bị lễ Giáng Sinh, phụng vụ lại mời gọi người tín hữu sống thái độ chờ đợi, ngóng trông trong hy vọng?

Chờ đợi không hẳn là ngồi nhìn thời gian trôi qua, hy vọng không phải là mơ mộng về một thực tại viển vông. Chờ đợi là thời điểm cho tâm hồn lắng đọng trong thinh lặng để chiêm ngắm Vị Thiên Chúa làm người và sống giữa chúng ta. Chờ đợi là khoảng thời gian duyệt xét lại bản thân mình để sống theo sự hướng dẫn của Thần Khí. Hy vọng là chuẩn bị tâm hồn để Đấng Cứu Thế ngự đến và hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Chờ đợi và hy vọng trên hết để tâm hồn đón nhận ân sủng lớn lao là chính Con Thiên Chúa làm người. Ngài đến để chúng ta được thông phần trở nên con cái của ánh sáng, của tình yêu và trở nên niềm hy vọng cho thế giới. Hơn ai hết, những người trẻ đang đứng trước ngưỡng của cuộc đời, những người luôn hy vọng về một tương lai tươi sáng, các bạn được mời gọi để sống trọn vẹn niềm hy vọng vào Đức Giêsu, Người cũng đã trải qua tuổi trẻ như các bạn. Chính nhờ sống kinh nghiệm hy vọng vào Ngài, các bạn trở nên niềm hy vọng cho người khác, cho Giáo Hội và thế giới hôm nay.

Trong thông điệp gởi đến các bạn trẻ hành hương tại Melnik, CH Czech ngày 28 tháng 9 năm 2009, ĐTC Biển Đức XVI đã tha thiết ngỏ lời với các bạn rằng:

“Thật không khó để nhìn ra trong mỗi bạn trẻ khát vọng hạnh phúc, đôi khi pha lẫn với ưu tư; tuy nhiên, đó là một khát vọng thường bị khai thác bởi xã hội tiêu thụ thời nay bằng những phương cách sai lầm và xa lạ. Trái lại người ta phải coi trọng khát vọng hạnh phúc ấy, là điều cần những giải pháp thật sự và toàn diện. Ở tuổi các bạn, các bạn bắt đầu phải có những chọn lựa quan trọng đầu tiên, những chọn lựa có thể sẽ quyết định tương lai cuộc đời các bạn, dù tốt hay xấu. Tiếc rằng, có nhiều bạn đi lạc đường bởi những ảo tưởng về hạnh phúc giả tạo, và rồi thấy mình buồn thảm và cô đơn. Nhưng cũng có nhiều người trẻ, nam cũng như nữ, đã tìm cách biến khát vọng thành hành động và đem lại cho cuộc đời họ nhiều ý nghĩa. Cha mời tất cả các bạn để ý đến kinh nghiệm của Thánh Augustinô khi ngài nói rằng trái tim của mỗi người đều không được an nghỉ cho đến khi nó tìm được điều mà nó thật sự tìm kiếm. Thánh nhân khám phá ra rằng chỉ một mình Đức Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời có thể thỏa mãn khát vọng hạnh phúc của ngài cũng như của từng người. Đây thực sự là khám phá đầy ý nghĩa và giá trị (x. Tự Thuật, I.1.1).

Cũng như Chúa đã làm cho Thánh Augustinô, Chúa cũng đến gặp mỗi người trong các bạn. Người gõ cửa tự do của bạn và yêu cầu bạn đón tiếp Người như một người bạn. Người muốn làm cho bạn hạnh phúc, muốn tuôn đổ tràn ngập nơi bạn lòng nhân ái và huynh đệ. Đức Tin Kitô giáo là thế này: gặp gỡ Đức Kitô, Đấng Hằng Sống ban cho cuộc đời chúng ta một chân trời mới, và kết quả là một hướng đi quyết định. Một khi trái tim của người trẻ mở ra đón nhận chương trình của Người, sẽ không khó để nhận ra và đi theo tiếng gọi của Người. Chúa gọi tên từng người trong chúng ta và trao phó cho chúng ta một sứ mệnh đặc biệt trong Hội Thánh và trong xã hội.”



ĐTC cũng đã khuyên các bạn trẻ ý thức mình là người đã lãnh nhận bí tích thanh tẩy và trở thành người Kitô hữu, người sống ơn gọi làm môn đệ và chứng nhân cho Đức Kitô. ĐTC nói tiếp:

“Các bạn trẻ thân mến, qua Bí Tích Thánh Tẩy các bạn được mời gọi làm môn đệ và nhân chứng của Người. Người mời gọi nhiều người trong các bạn sống bậc gia đình và việc chuẩn bị cho Bí Tích này là một cuộc hành trình thật sự. Các bạn hãy coi trọng lời mời gọi gầy dựng một gia đình Kitô giáo của Thiên Chúa và hãy biến tuổi trẻ của các bạn thành thời gian bạn xây dựng tương lai với một ý thức trách nhiệm. Xã hội cần các gia đình Kitô giáo, các gia đình thánh thiện!

Nếu Chúa gọi các bạn đi theo Người trong chức vụ linh mục hay trong đời thánh hiến, thì đừng ngại đáp lại lời mời gọi của Người. Đặc biệt là trong Năm Linh Mục này, cha kêu mời các bạn, hỡi các bạn trẻ: hãy lắng nghe và mở lòng ra đón nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu hiến thân phục vụ Thiên Chúa và dân của Ngài. Hội Thánh ở mọi quốc gia đang cần nhiều linh mục thánh thiện và những người thánh hiến hoàn toàn để phụng sự Đức Kitô, là Niềm Hy Vọng của thế gian.

Hy Vọng! Từ này, mà cha thường nhắc lại, thật thích hợp với tuổi trẻ. Các bạn trẻ thân mến, các bạn là hy vọng của Hội Thánh! Hội Thánh mong các bạn thành những sứ giả của hy vọng.”

Sống và trở nên niềm hy vọng trở thành hơi thở của người tín hữu không chỉ trong Mùa Vọng nhưng còn kéo dài suốt cuộc đời. Sống căn tính người tín hữu trong niềm hy vọng chia sẻ thiên tính của Con Thiên Chúa làm người sẽ dẫn đưa chúng ta đến niềm hy vọng đích thực và niềm vui trọn vẹn nơi Đức Giêsu.

Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com

vũng_nước
20-05-2010, 01:13 AM
Bạn Đường Đức Giêsu (09): SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
18.12.2009 10:15


https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/small_nvn_09.jpg


Có thể đã có lúc ta chợt nhận ra mùa Vọng trôi qua thật nhanh đến nỗi ta chưa kịp làm gì để chuẩn bị tâm hồn, tâm hồn chưa đủ lắng đọng để giúp con tim bừng tỉnh, đôi chân chưa kịp dừng lại để có thể quay bước trở về. Thực ra, mùa Vọng không chỉ gói gọn trong một khoảng thời gian nào đó, sám hối không chỉ là một lần cho mãi mãi, hành trình thiêng liêng luôn cần sự khởi đầu lại và tiếp tục lên đường. Hoán cải là một quá trình liên tục, nơi đó, tâm hồn khao khát Chúa lắng nghe và đáp lại lời mời gọi từ trong tâm hồn, gắn kết với Chúa bằng mối tương quan cá vị, và đến với Chúa trên đôi chân của mình...



SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG

https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/Bai_Giang/BanDuongChuaGiesu/BAN_DUONG_DUC_GIESU_09.wma
Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta đang ở trong tuần lễ cuối cùng của mùa Vọng, là thời gian chuẩn bị đón mừng Chúa đến. Trong thời gian chờ đợi này, chúng ta thường nghe nhiều lời mời gọi chuẩn bị tâm hồn cho Chúa ngự đến. Nhịp sống phụng vụ hàng năm vẫn kêu mời người tín hữu sám hối và canh tân đời sống như là điều thiết yếu của việc chuẩn bị tâm hồn. Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về đề tài sám hối hay đọc nhiều kinh nghiệm sống động từ những hối nhân và chắc chắn chúng ta đã rút ra được ít nhiều ích lợi thiêng liêng cho bản thân. Dù sao đi nữa, sám hối và canh tân đời sống không có một khuôn mẫu chung. Đó là hành trình rất riêng của mỗi người và chỉ có người ấy hiểu và bước đi trên con đường của mình.

Tuy vậy, sám hối không dừng lại ở lời kêu gọi bên ngoài. Sám hối khởi đi từ tiếng gọi phía bên trong. Lời gọi ấy vang vọng theo cách rất riêng mà Thiên Chúa ngỏ với từng người. Đức Giêsu từng nói: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai phái tôi, không lôi kéo người ấy.” (Ga 6,44a) Do vậy, sám hối không hoàn toàn là nỗ lực cá nhân nhưng là ân sủng Thiên Chúa tặng ban. Hành trình sám hối là hành trình của ân sủng, nơi đó con người khám phá ra bản thân mình trong tương quan với Thiên Chúa, tha nhân và tạo vật để từ đó sống sung mãn ơn gọi làm con cái Chúa và anh chị em của nhau.

Sám hối trước tiên là nhận ra bản thân mình. Nhiều khi ta vẫn tự nhủ rằng chẳng ai biết rõ về tôi hơn bản thân tôi. Dù vậy, vẫn còn đó những khoảng tối ẩn khuất ta chưa chắc đã tỏ tường. Hơn thế nữa, có những điều ta khẳng định rất chắc chắn lại là điều ta chưa hề sở đắc. Để nhận ra bản thân đôi khi cần một tấm gương để soi. Đêm trước cuộc thương khó, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác.”(Mt 26, 31) Ông Phêrô liền thưa: “Dầu có tất cả vấp ngã vì thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã.” (33) Ông Phêrô nói lên xác tín và lòng yêu mến đối với Thầy mình, chẳng ai nghi ngờ ông về điều này. Chỉ có điều ông nghĩ rằng mình có thể làm được, ông dựa vào khả năng của riêng mình.

Sau khi Chúa Giêsu phục sinh và hỏi ông đến ba lần rằng: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con thương mến Thầy.” (Ga 21, 15.17) Trước kia, ông Phêrô tuyên bố ông sẽ đứng vững cho dù tất cả các anh em khác vấp ngã. Giờ đây, Đức Giêsu hỏi ông có yêu mến Ngài hơn các anh em khác không? Đức Giêsu không muốn làm khó Phêrô nhưng là để ông nhận ra chính con người của mình. Ông hiểu rằng, chỉ có cậy trông vào Chúa, ông có thể đứng vững trước thử thách và khó khăn. “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự” chính là tâm tình của người sám hối chân thành, người đã đặt để trọn vẹn bản thân mình trong sự quan phòng và yêu thương của Thiên Chúa; trông cậy hoàn toàn vào lòng thương xót và khoan dung của Ngài.

Sám hối còn là chấp nhận bản thân mình. Chấp nhận thực tại về mình luôn là thách đố bởi có thể ta nhận ra mình nhưng không chấp nhận sự thật về mình. Chẳng ai yêu thích thực tại về mình nhất là khi nó không được đẹp đẽ cho lắm. Có khi nó gọi lại cho ta một quá khứ đau thương, những kinh nghiệm ta không muốn lưu lại trong trí nhớ. Tuy vậy, làm sao Chúa có thể cứu rỗi ta khi chính ta không nhìn nhận sự hiện diện của bản thân mình. Chính khi ta nhìn nhận con người thực của mình với Chúa, khi ta dãi bày cùng Chúa mọi ưu tư khúc mắc của tâm hồn, chính là lúc các vết thương được chữa lành, chính là lúc tâm hồn được hoà giải với Thiên Chúa. Sám hối là lời mời gọi từ bên trong và ơn chữa lành cũng khởi đi từ sâu thẳm tâm hồn.

Vua Đavít, sau khi đã chiếm người vợ của Urigia và đẩy thuộc hạ của mình vào chỗ chết, được ngôn sứ Nathan cảnh báo, vua nhìn nhận lỗi lầm của mình và thân thưa với Chúa rằng:
“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.” (Tv 50, 3.5-6)

Tâm tình sám hối chân thành là thành quả của việc nhìn nhận con người thực của mình và dám để cho tình yêu thương của Chúa thách đố và biến đổi từng ngày.

Các bạn thân mến,

Có thể đã có lúc ta chợt nhận ra mùa Vọng trôi qua thật nhanh đến nỗi ta chưa kịp làm gì để chuẩn bị tâm hồn, tâm hồn chưa đủ lắng đọng để giúp con tim bừng tỉnh, đôi chân chưa kịp dừng lại để có thể quay bước trở về. Thực ra, mùa Vọng không chỉ gói gọn trong một khoảng thời gian nào đó, sám hối không chỉ là một lần cho mãi mãi, hành trình thiêng liêng luôn cần sự khởi đầu lại và tiếp tục lên đường. Hoán cải là một quá trình liên tục, nơi đó, tâm hồn khao khát Chúa lắng nghe và đáp lại lời mời gọi từ trong tâm hồn, gắn kết với Chúa bằng mối tương quan cá vị, và đến với Chúa trên đôi chân của mình.

Bước đi trong mùa Vọng, chúng ta thực sự đang bước đi trên hành trình của tâm hồn để biết mình và biết Chúa. Ước gì mỗi bước chân là một khám phá thú vị về bản thân và bước đi bên cạnh người bạn Giêsu, chúng ta biết mình đang đi đúng đường.

RADIO VATICAN
Đặng Thế Nhân
banduong.banduong@yahoo.com