PDA

View Full Version : Theo Dấu Chân Chúa



Teresa_QMai
23-05-2010, 11:42 PM
Theo Dấu Chân Chúa
Tác giả: Charles M. Sheldon



Chương 1
"Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài"
Gần hết buổi sáng thứ sáu, thế mà Mục sư Henry Maxwell vẫn còn loay hoay chưa soạn xong bài giảng để chuẩn bị cho buổi thờ phượng vào Chúa nhật sắp đến. Ông đi đi lại lại trong phòng, miên man suy nghĩ, hình như có nhiều sự ngăn trở nào đó trong lòng ông. Sau một thoáng, ông bước lên lầu và gọi vợ:
- Mary ơi! Lát nữa nếu có ai cần gặp anh, em nói rằng anh đang bận không tiếp khách được nhé!
- Dạ!... À. Mà em còn phải đến nhà trẻ, anh ở nhà một mình đấy!
Từ phòng dưới, tiếng Mary vọng lên nho nhỏ.
Vài phút sau, Mục sư Henry nghe tiếng chân Mary đi dọc ra ngoài hành lang. Xung quanh ông, mọi thứ đều trở nên yên lặng. Ông quay vào phòng, đóng cửa lại, tiếp tục soạn bài.
Cảm thấy lòng thanh thản hơn đôi chút, ông bắt đầu viết. Dựa vào lời Chúa trong Kinh Thánh sách IPhi 1Pr 2:21 (bib:IPhi_2_21), ông lấy chủ đề: "THEO DẤU CHÂN CHÚA" để xây dựng bài giảng của mình.

Phần đầu, ông nhấn mạnh vấn đề căn bản: Chúa Giê-xu Christ đã chịu chết để chuộc tội lỗi cho con người. Ông muốn giải thích cho mọi người nhận biết rằng chính Đấng Christ đã chịu khổ hình để gánh tội cho họ. Tiếp theo phần hai: ông đã trích những lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu trong Kinh Thánh và cuộc đời của chính Ngài để chứng minh rằng Chúa đã bày tỏ chính Ngài là gương sáng cho mọi người noi theo. Còn trong phần cuối cùng của bài giảng, ông nêu lên những điều kiện cần thiết để bước theo chân Chúa. Trong lúc ông đang nghĩ ngợi về những điều kiện cần thiết ấy "...là những điều gì đây?", bất chợt, có tiếng chuông gọi cửa réo lên dồn dập, cắt ngang dòng suy tưởng của ông. Ông cau mày tỏ vẻ bực mình lắm. Tiếng chuông quấy rầy lại réo nữa, dồn dập hơn. Ông miễn cưỡng đứng dậy, đi về phía cửa sổ, nhìn xuống sân nhà.


Bên dưới, một người đàn ông lạ mặt đang đứng ngay bậc thềm. Anh ta ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu. Vị mục sư chép miệng: "Trông chẳng khác nào một kẻ lang thang!" và ông đi xuống lầu.
Cánh cửa trước mặt người khách lạ được mở ra. Mục sư Henry và vị khách không mời mà đến nhìn nhau không chớp mắt trong một thoáng yên lặng. Một vài phút sau, anh ta lên tiếng trước:
- Thưa ông, tôi đang thất nghiệp. Ở đây có việc gì làm, ông cho tôi làm với!
- Ái chà! Ở đây chẳng có việc gì làm đâu! Anh cảm phiền đến nơi khác...
Vừa nói, mục sư từ từ khép cánh cửa lại. Người lạ mặt lại khẩn nài:
- Xin ông hãy làm ơn, làm phúc giúp tôi! Chẳng hiểu sao tôi lại cứ hi vọng nhiều ở ông. Ông à! Ông có thể giới thiệu cho tôi một việc gì đó ở ga xe lửa hoặc làm bảo vệ ở một nhà hàng chẳng hạn...
Giọng anh ta đượm vẻ lo âu, bối rối. Đôi tay anh cứ mân mê chiếc mũ nồi đã sờn, cũ nát.
- Xin lỗi anh, tôi đang bận, không thể giúp được gì cho anh trong lúc này. Vả lại, khả năng của tôi hạn hẹp lắm. Thôi chào anh! Chúc anh tìm được một việc làm nào đó như anh mong muốn! - Mục sư tiếp tục từ chối và đóng hẳn cửa lại.


Tiếng chân của người đàn ông lạ mặt xa dần. Mục sư trở lại phòng làm việc của mình và nhìn qua cửa sổ. Kìa, anh ta đang chậm chạp đi băng qua đường lộ, hai tay vẫn giữ chặt chiếc mũ, dáng điệu trông thiểu não và chán chường chẳng khác nào một kẻ vô gia cư và bị bỏ rơi. Điều đó làm cho mục sư suy nghĩ và lưỡng lự. Dầu vậy, ông cũng cố hoàn tất bài giảng, và đặt nó lên trên cuốn Kinh Thánh bìa da quen thuộc của mình.
* * *
- Anh à! Hồi sáng ở nhà trẻ có xảy ra một việc rất kỳ lạ!
Bà mục sư nói với chồng khi họ đang dùng cơm tối.
- Anh biết không? Lúc bọn trẻ ra chơi, em và bà Brown đến thăm chúng, thì thấy ở đó có một người đàn ông lạ mặt rách rưới, với chiếc mũ dơ bẩn trên tay. Anh ta ngồi bệt xuống ngạch cửa, nhìn bọn trẻ chơi, không nói một lời nào. Một lúc lâu, anh ta mới chịu đứng dậy đi ra. Trông anh ta chẳng khác nào một kẻ vô gia cư vậy đó!
- Chắc thế! Cũng có thể anh ta đi đường quá mệt mỏi, muốn tìm chỗ nào đó để nghỉ ngơi một chút. Theo lời em tả, sao anh thấy người đó rất giống người đã bấm chuông nhà mình vào sáng nay quá! Em nói rằng trông anh ta như một kẻ lang thang không nhà, phải không?
- Vâng! Em thấy dáng vẻ anh ta rất bụi đời, như một kẻ lang thang thực thụ. Em đoán chừng anh ta khoảng ba mươi tuổi là cùng!
"Chắc là anh chàng ấy rồi!" - Mục sư Henry thầm nghĩ.
- À, này, anh soạn bài giảng xong chưa vậy? Như sực nhớ ra, bà mục sư vội hỏi chồng.
- Xong rồi! Tuần này bận quá chừng! - Mục sư chắt lưỡi.
- Anh định giảng về đề tài gì thế?
- "Theo dấu chân Chúa". Anh sẽ trình bày về sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu, gương sáng về cuộc đời Ngài và những điều cần thiết cho một người theo Chúa. Em thấy thế nào?
- Em tin chắc đó là một bài giảng hay. Mong sao sáng Chúa nhật này, trời đừng mưa! Dạo này trời hay mưa quá!
- Ừ, nếu trời mưa, chắc ít người đi nhà thờ lắm.
Mục sư Henry thở dài. Ông lo lắng cho bài giảng của ông sẽ không được nhiều người nghe. Ông sợ phí công sức mà ông đã bỏ ra để chuẩn bị. Cho nên, ông thầm mong tín hữu đến dự nhóm thật đông đủ.
Bẵng đi khá lâu, hôm nay, người dân thành phố Raymond mới được thấy một buổi sáng Chúa nhật bình yên, vắng mưa bão, lầy lội.

Không khí trong lành, bầu trời quang đãng. Các tín đồ Cơ Đốc lũ lượt đi nhà thờ. Ai nấy ăn mặc đẹp đẽ, tươm tất, lộ vẻ giàu sang quý phái của tầng lớp thượng lưu ở thành phố Raymond sầm uất này. Hội thánh Tin Lành Raymond khai lễ vào lúc mười một giờ sáng. Nhà thờ đông nghẹt người.
Sau lời cầu nguyện khai lễ, nhạc được trổi lên. Sáng nay ban hát lễ đã đem lại niềm vui lớn cho Hội thánh. Những bài thánh ca thật truyền cảm, tập trung vào chủ đề bài giảng của Mục sư Henry:
"Ôi Chúa Giê-xu, con đã vác thập tự giá
Từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài"
Trước giờ giảng luận, cô Rachel Winslow, một giọng nữ cao (soprano) tôn vinh Chúa bài thánh ca nổi tiếng, có nội dung rất phù hợp với giai điệu của nó:
"Nơi nào Chúa dắt con đi, con sẽ theo gót Ngài
Cùng đi với Ngài, với Ngài luôn mọi đường"

Sáng nay, trông cô ta rất rạng rỡ và xinh xắn. Giọng hát của cô vốn ấm, hôm nay lại càng truyền cảm hơn. Ngồi sau toà giảng, Mục sư Henry tỏ vẻ rất hài lòng. Từ trước đến giờ, giọng hát lôi cuốn của Rachel đã hỗ trợ rất nhiều cho những bài giảng của ông. Rachel thường hát những bài thánh ca được Mục sư Henry sắp xếp trước cho phù hợp với nội dung bài giảng, góp phần làm tăng thêm sự cảm động cho lời ông giảng.
Có rất nhiều người hâm mộ giọng hát của Rachel, họ cho rằng Rachel là người hát hay nhất trong nhà thờ này. Sau khi hát xong, Rachel trở về chỗ mình. Bỗng nhiên, Mục sư Henry nghe dường như có tiếng vỗ tay nho nhỏ và tiếng chân của ai đó bước nhẹ trên sàn ở phía sau nhà thờ. Thế nhưng, lúc bước lên toà giảng, ông lại tự nhủ: "Có lẽ mình bị cảm giác đánh lừa về những tiếng động ban nãy". Vài phút sau, ông đã say sưa với bài giảng của mình, quên khuấy mọi thứ xung quanh.

Với lời lẽ và cách diễn đạt đặc biệt, Mục sư Henry thường đem lại nhiều sự cảm động cho Hội thánh qua bài giảng. Hội thánh Raymond cũng rất hãnh diện về tài giảng dạy của Mục sư Henry. Bản thân ông cũng rất thích chia xẻ ở nhà thờ Raymond này hơn là ở các nơi khác. Ông thường ao ước luôn được giảng ở nhà thờ này trong mỗi sáng Chúa nhật. Ông thấy vui và hào hứng khi Hội thánh có đông người dự nhóm. Trái lại, ông không bao giờ giảng trôi chảy và thoả lòng nếu buổi nhóm có quá ít người tham dự. Sáng nay, ông cảm thấy được khích lệ và phấn khởi trước sự đông đảo của Hội thánh. Ông giảng say sưa và nhiệt tình. Bài giảng có sức thuyết phục và lôi cuốn người nghe, nó đọng lại trong lòng mỗi người nhiều điều dạy dỗ và suy nghĩ. Ai nấy đều lộ vẻ hoan hỉ trên nét mặt vì họ đã hiểu được Lời Chúa. Họ rất tự hào về vị mục sư thông thái, lịch thiệp đã truyền sứ điệp của Chúa đến cho họ trong sáng nay.

Trên toà giảng, gương mặt Mục sư Henry dường như rạng rỡ hẳn lên. Ông cầu nguyện để kết thúc bài giảng, lời cầu nguyện của ông thật sống động và tràn ngập linh lực. Mọi người cảm thấy thanh thản và đồng lắng lòng hiệp ý với lời cầu nguyện của ông.
Tiếp sau phần giảng luận, ban hát lễ đang chuẩn bị bước lên tôn vinh Chúa bản thánh ca kêu gọi:
"Tất cả cho Giê-xu, tất cả cho Giê-xu
Chính Ngài là quyền năng cứu chuộc của con".
Bỗng toàn thể Hội thánh nhốn nháo hẳn lên vì sự xuất hiện đột ngột của một người đàn ông lạ mặt. Từ sau tấm phông của nhà thờ có vẽ hình mão triều thiên, anh ta bước ra và đi thật nhanh giữa hai hàng ghế của ban hát lễ. Anh ta đàng hoàng bước tới trước toà giảng, quay mặt xuống phía hội chúng:
- Kính thưa quí vị! - Anh ta nói to, giọng điềm tĩnh.
- Tôi chỉ muốn được nói vài lời tại đây trước khi buổi nhóm kết thúc. Xin nói trước với quý vị rằng tôi không phải là một kẻ say rượu hay là tâm thần. Tôi là một người hoàn toàn bình thường. Tôi cũng không có ý định làm hại ai ở nơi đây đâu! Thưa quý vị! Có thể trong vài ngày nữa tôi sẽ chết. Nhưng tôi sẽ rất thoả lòng khi nói lên được điều này với quý vị.

Lúc ấy, Mục sư Henry vẫn chưa kịp ngồi xuống ghế của mình. Ông đưa mắt quan sát người lạ mặt từ đầu đến chân. Chợt, ông "à!" lên một tiếng: "Đúng là kẻ lang thang đã đến nhà mình vào sáng thứ sáu vừa rồi!". Trông anh ta thật rách rưới và tiều tụy, tóc tai bù xù, râu ria lởm chởm, đôi tay gầy khẳng khiu và dơ bẩn vẫn giữ chặt chiếc mũ bạc màu và sờn nát. Có lẽ đó là thói quen của anh thường làm khi nói chuyện với người khác thì phải.
Thường thường, người ta bắt gặp những mẫu người như người đàn ông này nơi những công viên vắng vẻ, dọc đường phố hoặc bến xe, bến tàu v.v... chớ ít ai nghĩ rằng một người như anh ta lại có mặt tại nơi trang nghiêm này. Mục sư Henry cũng ngạc nhiên không kém. Ông càng ngạc nhiên hơn nữa khi ông nghe người lạ mặt cất giọng nói vừa nhỏ nhẹ lại lưu loát. Điều đó chứng tỏ anh ta rất bình tĩnh, không bị kích động chút nào. Đột nhiên, Mục sư Henry sực nhớ lại hình ảnh một người mà ông đã có lần gặp trong giấc chiêm bao cách đây không lâu.
Có một điều lạ: chẳng ai trong nhà thờ lúc ấy tỏ ra phản đối hành vi của người lạ mặt, trái lại, họ còn tỏ ra chăm chú nghe anh ta nói. Anh ta càng nói, khuôn mặt của Mục sư Henry càng biến sắc, trở nên trắng bệch, lộ vẻ buồn thảm. Từ phía dàn nhạc, cô Rachel há hốc miệng, mở tròn mắt nhìn trân trân như muốn dán chặt vào người đàn ông lạ ấy. Gương mặt Rachel càng lúc càng biến sắc, Rachel cảm nhận một điều gì đó đang nóng cháy trong lòng mình. Hội thánh yên lặng nặng nề. Điều này càng làm cho tiếng nói của kẻ lang thang trở nên rõ ràng và lớn hơn.
- Tôi không phải là môt kẻ lang thang, dầu vậy tôi không thể hiểu nổi điều này: Phải chăng sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu dành cho những kẻ vô gia cư thì ít hơn so với những hạng người khác trong xã hội? Có đúng vậy không?

Anh ta nêu lên câu hỏi làm mọi người suy nghĩ. Anh ta đang đặt ngược vấn đề với Hội thánh. Ngừng một chút, anh ta ho sù sụ, giọng đứt quãng:
- Tôi... tôi đã mất việc... làm cách đây mười tháng... Tôi vốn... là một thợ in chuyên nghiệp. Đứng trước những cỗ máy sắp chữ hiện đại, tôi hi vọng tràn trề - hi vọng về một cuộc sống khá hơn cho gia đình tôi. Không ngờ, từ lúc xuất hiện những máy móc ấy, xí nghiệp của tôi đã có sáu người tự tử vì họ bị thất nghiệp. Và tôi cũng thế mà thôi. Nhưng tôi chỉ có mỗi điều khác họ, là tôi thất nghiệp chứ chưa tự tử! Dĩ nhiên, tôi không thể đổ lỗi cho sự có mặt của máy móc. Nhưng tôi chỉ biết có mỗi nghề in thủ công là nghề tôi học được. Tôi không biết phải làm gì trong khi chờ đợi một việc làm khác. Tôi đã đi lang thang hết nơi này đến nơi khác nhưng ai cũng từ chối tôi, kể cả những tín đồ như các vị cũng từ chối nốt. Có rất nhiều người cùng chung số phận như tôi chứ không riêng gì mình tôi.

Thưa Hội thánh, Hội thánh đừng hiểu lầm tôi đến đây để phàn nàn hay đòi hỏi điều gì. Tôi không phàn nàn ai cả, tôi chỉ muốn trình bày một sự thật. Lúc nãy, ngồi ở phía sau tấm phông nhà thờ, tôi ngạc nhiên vô cùng khi nghe những lời lẽ kêu gọi hội chúng: vâng lời, trung tín, yêu thương và phải noi theo dấu chân Chúa. Tôi biết rằng điều mà mục sư muốn nhấn mạnh với quý vị là điều cuối cùng. Vậy, đối với một người Cơ Đốc thì theo dấu chân Chúa nghĩa là gì nhỉ? Mục sư muốn nói gì khi ông ấy giảng: "Hãy theo Ta"? Còn tôi, đã lang thang suốt ba ngày nay trong đói khát khắp thành phố sầm uất này để tìm một việc làm, nhưng tôi thất vọng. Trong suốt thời gian đó, ai cũng xua đuổi tôi, không cho tôi một lời an ủi hoặc thông cảm nào, ngoại trừ một lời thương hại chúc tôi sớm tìm được một việc gì ở đâu đó của Mục sư Henry. Tất nhiên, tôi hiểu rằng quí vị không thể vượt khả năng của mình để giúp đỡ người khác về vật chất, việc làm. Nhưng tôi cảm thấy thật khó hiểu về ý nghĩa của việc theo dấu chân Chúa Giê-xu. Khi quí vị hát: "Con sẽ cùng đi với Ngài, với Ngài luôn mọi đàng!". Quí vị muốn nói gì qua lời bài hát đó? Phải chăng, quí vị muốn nói: quí vị đang chịu khổ, quên mình và đang cố gắng dự phần vào việc giải cứu tội nhân như Chúa Giê-xu đã từng làm? Làm sao quý vị chứng minh được điều đó? Tôi đã được nhìn thấy mặt trái của vấn đề này. Tôi biết chắc hiện nay ở thành phố Raymond có trên năm trăm người đồng cảnh ngộ với tôi: không việc làm, không nhà ở. Quí vị biết không? Vợ tôi đã chết cách đây bốn tháng. Tôi lấy làm vui mừng vì cô ấy đã được giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Chết để không còn phải khổ nữa. Cô ấy ra đi, để lại cho tôi một đứa con gái nhỏ, khờ dại. Tôi đã đem nó gửi tạm ở nhà ông chủ nhà in, chờ đến khi nào tôi xin được việc làm thì đón nó về. Những lúc đi lang thang tìm việc, tôi thấy nhiều người Cơ Đốc sống xa hoa, không thèm quan tâm đến thân phận người khác. Vậy mà sáng nay, họ có mặt giữa những người đang hát trong nhà thờ này rằng: "Ôi Chúa Giê-xu, con vác thập tự giá, từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài!". Và... tôi... tôi nhớ... lại cái chết của vợ tôi trong một chung cư ổ chuột rách nát ở New York hôm nào. Lúc hấp hối, cô ta cứ kêu cầu Đức Chúa Trời mãi một điều: hãy cất luôn đứa con gái nhỏ của mình theo với cô ấy. Cuộc sống khốn khổ này quả là khủng khiếp đối với gia đình tôi. Cảm thấy chết là hạnh phúc hơn là sống như thế này. Vậy chúng tôi sống theo Chúa Giê-xu để được cái gì ? Chỉ có ốm đau, đói khát, không nhà, không cửa. Tôi cũng biết một điều này nữa: nhiều Cơ Đốc nhân là những chủ nhân của nhiều chung cư với cuộc sống thừa mứa của cải. Một buổi tối nọ, tôi đứng ngoài bậc thềm của nhà thờ, nghe người ta hát:

"Tất cả cho Giê-xu, tất cả cho Giê-xu.
Chính Ngài là quyền năng cứu chuộc của tôi.
Cho Ngài tất cả niềm suy tưởng và việc làm của tôi.
Cùng tất cả những ngày và thì giờ của tôi"

Tôi cứ thắc mắc mãi về điều này. Đối với tôi, dường như đó là điều đau đớn, khủng khiếp nhất trên đời này. Bởi vì có những người tuy hát như thế, mặc những bộ quần áo sang trọng để đi nhà thờ, nhưng cuộc sống thực tế của họ thì không như lời họ hát. Thật là một sự giả hình không chịu nổi. Vậy, "theo Chúa Giê-xu" nghĩa là gì? Theo Ngài để làm cái gì? Được cái gì?...

Cùng một thời điểm, những người trong các nhà thờ lớn thì ăn mặc đẹp đẽ, chưng diện, nhà cửa của họ thì sang trọng, tiền bạc rủng rỉnh, họ có thể đi nghỉ mát bất cứ lúc nào hoặc làm bất cứ điều gì họ thích, họ cũng đã vơ vét, sống xa hoa trên xương máu, mồ hôi của những người làm thuê cho họ. Trong khi đó, bên ngoài thềm nhà thờ, hàng ngàn người đang chết đói trong các căn nhà thuê hoặc lang thang trên các đường phố, sống lây lất để tìm việc làm. Họ mơ đến một bữa ăn no cũng không có. Họ đã được sinh ra và lớn lên trong cảnh khốn cùng và chìm đắm trong nghèo đói và...".
Đang nói, người đàn ông bỗng lảo đảo và ngã nhào về phía bàn tiệc thánh, hai bàn tay dơ bẩn của anh ta chới với, bíu lấy cạnh bàn, chiếc mũ cũ mèm rơi xuống nằm bên chân anh ta trên tấm thảm sạch sẽ và mới tinh. Hội chúng nhốn nháo hẳn lên, phá vỡ sự im lặng, trang nghiêm. Bác sĩ West cũng nhổm lên khỏi chỗ ngồi của mình.
Người đàn ông chợt nẩy người lên, đưa tay trái lên ôm lấy ngực, té sấp xuống, nằm dài trên lối đi ngay đầu các dãy ghế.
Mục sư Henry vội tuyên bố:
- Thưa Hội thánh, giờ nhóm được chấm dứt ở đây!

Xong, ông rời khỏi toà giảng, bước đến quỳ xuống bên cạnh thân thể người đàn ông xa lạ. Lập tức, hội chúng ùn ùn kéo ra hành lang. Người ta chen lấn nhau thật là mất trật tự. Một số người đến phụ với bác sĩ West dìu người đàn ông lạ mặt vào bên trong văn phòng của mục sư. Bác sĩ West bảo rằng anh ta vẫn còn sống, chỉ bị "sốc" vì có vấn đề ở tim anh ta.

Teresa_QMai
23-05-2010, 11:46 PM
Theo Dấu Chân Chúa
Tác giả: Charles M. Sheldon
Chương 2


Cánh cửa chính của nhà thờ đã đóng lại, nhưng Mục sư Henry và Ban Trị sự Hội thánh vẫn còn nán lại trong văn phòng. Ở đó, người đàn ông lạ mặt đang nằm dài và thở dốc từng hồi trên tràng kỷ. Mục sư Henry cứ nhất định đòi đem người đàn ông ấy về nhà riêng của ông. Thế nhưng, cô Rachel lại đề nghị:
- Hãy để chúng tôi được mang anh ấy về nhà chúng tôi. Nhà tôi vắng vẻ lại rộng rãi. Chắc chắn mẹ tôi sẽ bằng lòng mà sắp xếp một chỗ ở đàng hoàng cho anh ta.

Cô Rachel tỏ vẻ lo lắng, sợ mọi người không chấp nhận ý kiến của mình. Hầu hết, mọi người đang bị kích động trước sự cố lạ lùng chưa từng có như thế này ở Hội thánh của họ. Mục sư Henry lại tiếp tục khăng khăng đòi được chăm sóc người đàn ông nọ cho bằng được. Cuối cùng, người ta khiêng thân hình bất động của anh ta lên xe đưa về nhà của Mục sư Henry. Mục sư nhanh chóng dọn dẹp, sắp xếp căn phòng phụ của mình thành một chỗ ở khá tươm tất cho người khách lạ. Hơn ai hết, ông đang nhận thấy một sự thay đổi bắt đầu diễn ra trong cuộc đời ông, khiến ông suy nghĩ mãi ý niệm "Theo dấu chân Chúa" có nghĩa là gì!
Biến cố vừa rồi đã gây xúc động lớn trong Hội thánh Raymond. Suốt tuần lễ kế tiếp, người ta gặp nhau chỉ bàn tán về vấn đề nóng bỏng ấy. Họ cho rằng người đàn ông nọ đã đến nhà thờ trong một tinh thần bấn loạn, một tâm trạng mê sảng chứ không chỉ là một kẻ lang thang bình thường. Họ còn suy diễn rằng: Anh ta có một hoàn cảnh khốn cùng lắm nên mới sinh ra sự bấn loạn tinh thần như vậy. Ai cũng nhận thấy trong lời nói của kẻ lang thang chứa đựng nỗi đau đớn, buồn tủi cộng thêm một sự thiếu vắng nào đó làm tổn thương tâm hồn anh ta. Mặc dầu anh ta đã nói lên ý nghĩ của mình một cách dịu dàng và đầy hối tiếc nhưng vẫn không che giấu được điều đó. Anh ta lộ vẻ khó khăn thực sự trong việc tìm kiếm một lý tưởng sống đúng đắn giữa cuộc đời phức tạp này.

Đến ngày thứ ba, tình trạng sức khoẻ của người đàn ông nọ trở nên trầm trọng. Bác sĩ West cho biết không còn hi vọng gì nữa. Đến sáng thứ bảy, anh ta chỉ còn thở thoi thóp trông rất thương tâm.

Sáng Chúa nhật, trước khi đồng hồ điểm một giờ, bỗng nhiên anh ta tỉnh lại và muốn thấy mặt con gái của mình. Tìm kiếm một hồi trong túi áo của anh ta, Mục sư Henry đã tìm thấy mảnh giấy ghi địa chỉ của con gái anh ta. Lập tức, ông gọi điện thoại nhắn cô bé đến ngay.
Mục sư an ủi anh ta:
- Con bé đang đến! Nó sắp sửa đến nơi rồi đấy! Hãy cố gắng, đừng buồn!
- Tôi sẽ... không....không... tôi sẽ không.... sẽ không bao giờ được nhìn thấy con gái tôi trên cõi đời này nữa...
Người đàn ông bạc phận đang thều thào, lắp bắp. Đoạn, anh ta lấy hết sức nói một cách khó nhọc, mắt mở to nhìn chăm chăm Mục sư Henry:
- Ông thật tốt với tôi. Tôi cảm ơn ông nhiều lắm. Dù sao tôi cũng cảm biết được một điều mà Chúa Giê-xu đã làm....
Anh ta thiếp dần, đầu nghẹo sang một bên nhẹ nhàng, yên lặng. Bác sĩ West khẽ chép miệng:
- Anh ta đã đi thật rồi!
Gương mặt của vị mục sư lộ vẻ mệt mỏi, căng thẳng và buồn thảm.
* * *
Một sáng Chúa nhật mới lại đến với thành phố Raymond. Nhà thờ chật ních người. Chưa bao giờ người ta lại đi nhóm đông đủ như thế. Mục sư Henry bước lên toà giảng với một gương mặt hốc hác như vừa trải qua một cơn bệnh dai dẳng. Ông đã thiếu ngủ vì phải thức canh người đàn ông lạ bệnh hoạn nọ. Hôm nay vợ ông lại phải ở nhà với đứa con gái nhỏ của kẻ xấu số. Cô bé đã vội vã đáp tàu lửa đến nơi nhưng vẫn không kịp. Cha cô đã tắt hơi cách đó một tiếng đồng hồ. Anh ta vẫn còn nằm trong căn phòng trống, tựa như đang ngủ vậy, không còn phải phiền muộn về bất cứ điều gì khác.

Tại toà giảng, Mục sư Henry đang mường tượng lại khuôn mặt của người đàn ông bất hạnh đã quá cố trong lúc tay ông đang lần giở Kinh Thánh ra. Hôm nay, ông không chuẩn bị bài giảng, thế nhưng không ai nhận ra được điều này. Đối với ông, đây là một điều đặc biệt. Bởi vì, từ lúc bắt đầu chức vụ đến giờ, chưa có lần nào ông không soạn bài hoặc chỉ soạn sơ sài mà dám bước lên toà giảng. Bữa nay ông đã giảng với nhiều ngập ngừng, e ngại. Ý tưởng ông đang có sự giằng co, băn khoăn, ray rứt. Ông cảm thấy trong người ông dường như mất hết sinh khí. Ông đã kết thúc bài giảng sớm hơn mọi lần. Gấp Kinh Thánh lại, ông rời khỏi toà giảng, hướng xuống hội chúng:
- Kính thưa quí ông bà, anh chị em!
Không hiểu sao, giọng nói của ông hôm nay có vẻ gì đó khác lạ. Ông nói với hội chúng về sự kiện đáng nhớ của tuần trước:
- Người đàn ông lạ mặt ấy đã chết vào sáng nay. Tôi vẫn chưa tìm hiểu kịp lai lịch của anh ta.

Tôi chỉ biết được anh ta có một bà chị gái hiện đang sống ở Chicago. Tôi đã viết thư báo cho bà ta biết nhưng tôi chưa nhận được thư hồi âm. Còn con gái của anh ta thì đang ở với gia đình chúng tôi!

Đoạn, ông ngừng lời giây lát, đưa mắt quan sát khắp hội chúng. Ông bắt gặp nhiều gương mặt nghiêm trang đang hướng về ông thật chăm chú. Ông mạnh dạn hẳn lên, quyết định trình bày với hội chúng về sứ điệp mà ông vừa được nhận lãnh từ Đức Thánh Linh:
- ... sự xuất hiện và những lời nói của người khách lạ trong nhà thờ này vào sáng Chúa nhật vừa rồi đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh mẽ. Rồi đến cái chết của anh ta trong nhà tôi cũng đã làm cho tôi sực tỉnh. Tôi cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi đã làm cho anh ta băn khoăn: "Theo Chúa Giê-xu nghĩa là gì?". Bản thân tôi, tôi thấy mình chưa đủ tư cách để xét đoán mối quan hệ giữa chúng ta với người đàn ông ấy, hoặc xét đoán những người khác có số phận giống anh ta, hoặc xét đoán Hội thánh. Dầu vậy, tôi vẫn xin khẳng định rằng: tất cả những điều mà người đàn ông ấy nói đều thật sống động khiến chúng ta phải suy nghĩ. Anh ta đang vạch trần một sự thật hiện tại của Cơ Đốc giáo trong vòng chúng ta. Đó là một sự thách thức, đòi hỏi câu trả lời từ phía chúng ta - những người đã xưng mình là tín đồ của Chúa Giê-xu. Mỗi ngày, tôi càng cảm biết điều này rõ rệt hơn, nhưng tôi chưa biết được thời gian nào thì thích hợp hơn bây giờ cho tôi thực hiện chương trình ấy. Chúng ta cần có trách nhiệm trả lời thoả đáng điều thắc mắc, băn khoăn của người khách lạ đã quá cố ấy.

Mục sư Henry dừng lời, đằng hắng, lại đưa mắt quan sát hội chúng. Ông có thể nhìn thấy Edward Norman - chủ bút của tờ báo "Tin Tức Hằng Ngày" ở thành phố Raymond giàu có này. Edward vốn là một thành viên trong Ban Chấp sự của Hội thánh suốt mười năm nay. Mục sư Henry cũng nhìn thấy Alexander Powers - một quản đốc của nhiều cơ xưởng xe lửa lớn ở Raymond được nhiều người kính nể, trọng vọng.
Sau lưng Alexander là ông hiệu trưởng trường trung học Lincoln nằm ở một vùng ngoại ô của Raymond. Ông ta tên là Donald Marsh. Hôm nay cũng có mặt ông Milton Wright - một trong những thương gia lớn nhất của Raymond. Ông ta có hàng trăm nhân viên làm việc ở nhiều cửa hàng lớn. Ngồi bên cạnh thương gia Milton là bác sĩ West - một bác sĩ tương đối trẻ tuổi nhưng chuyên môn rất giỏi, có uy tín lớn, thường đảm nhận và thành công những ca phẫu thuật đặc biệt khiến ai cũng phục. Ngồi bên trái Milton là nhà văn Jasper Chase rất nổi tiếng với tài viết tiểu thuyết. Cũng có mặt cô Virginia Page - nhà triệu phú nhờ được hưởng gia tài kết sù do ông bố keo kiệt để lại. Nổi bật hơn hết ở hàng ghế phía trên của ban hát lễ, gương mặt Rachel Winslow thật xinh đẹp trong bộ trang sức đắt tiền, rực rỡ...

Kế đó, Mục sư Henry lại tiếp tục nói chậm rãi như thể đang lựa lời một cách cẩn thận để nói lên điều hệ trọng:
- Tôi sắp trình bày với quý Hội thánh một đề nghị. Xin quý vị ông bà anh chị em hãy chú ý nghe tôi nói. Nó không có gì là quái dị hoặc là không thể thực hiện được. Nó có liên quan đến nhiều tín đồ ở Hội thánh này. Tôi muốn mỗi người tín đồ có mặt trong buổi nhóm hôm nay phải hứa nguyện một cách thành thật và sốt sắng điều này: không được làm việc gì theo ý riêng của mình. Khi đối diện với công việc gì, chúng ta phải đặt ngay câu hỏi: "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?" đối với công việc đó. Sau khi đã đặt câu hỏi trên, mỗi người sẽ hành động theo lượng đức tin mà Chúa ban cho mình, bất kể kết quả công việc sẽ ra sao. Dĩ nhiên tôi cũng sẽ là một trong những người hứa nguyện. Tôi hi vọng Hội thánh sẽ không phản đối tôi! Và sẽ không phản đối bất cứ việc gì được giao, được làm nếu quí vị nghĩ rằng Đấng Christ cũng sẽ làm như vậy. Quí vị có hiểu được ý tôi muốn nói chưa nhỉ? Tôi đề nghị thế này, sau khi kết thúc buổi thờ phượng hôm nay, những ai sẵn lòng tham gia vào kế hoạch của tôi vạch ra thì hãy nán lại một lát để chúng ta cùng thảo luận chi tiết cho hành động. Phương châm hành động là: "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?", chúng ta sẽ đặt Chúa vào vị trí của chúng ta trước công việc cần làm. Chúng ta cảm thấy Chúa sẽ làm công việc đó thì chúng ta mới làm. Mục đích của chúng ta là hành động giống như Chúa đã hành động. Chúng ta hãy bước theo dấu chân Chúa Giê-xu một cách thiết thực, gần gũi và chính xác như chúng ta đã tin tưởng điều Chúa dạy các môn đồ ngày xưa. Những ai tình nguyện làm việc này thì hãy tự hứa nguyện với mình thực hiện trọn một năm kể từ ngày hôm nay và hãy bắt đầu hành động ngay.

Lần thứ ba, Mục sư Henry đưa mắt dõi khắp Hội thánh. Trước vấn đề mới mẻ này, mọi người đang liếc nhìn nhau trong sự ngạc nhiên. Mục sư Henry điềm tĩnh chấm dứt buổi lễ thờ phượng bằng một lời cầu nguyện ngắn. Ngay sau lời chúc phước của ông, nhạc sĩ dương cầm đàn một khúc đoản ca "Tôn vinh Chân Thần" kết thúc buổi lễ. Chỉ chờ lời tuyên bố "lễ chung" của người hướng dẫn buổi nhóm, mọi người túa ra cửa. Họ tụm lại thành nhiều nhóm lớn, nhỏ, bàn tán xì xầm về đề nghị mới lạ của Mục sư Henry. Rõ ràng là người ta đang bị kích động. Về phần mục sư, ông mời những ai có dự tính ở lại thì hãy vào văn phòng Ban Trị sự Hội thánh.
Khi Mục sư Henry bước vào phòng, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên, vui mừng vì số người tham gia kế hoạch của ông đông hơn điều ông dự đoán. Mọi người đứng san sát nhau. Họ đang sẵn sàng bước vào cuộc trắc nghiệm thực tế về tinh thần tín đồ Cơ Đốc của họ như lời kêu gọi của mục sư. Ước chừng năm mươi người trong phòng. Trong số đó có ca sĩ Rachel, nhà triệu phú Virginia, ngài Edward, ông hiệu trưởng Donald, vị quản đốc hoả xa Alexander Powers, thương gia Milton Wright, bác sĩ West và nhà văn Jasper Chase trẻ tuổi....

Mục sư Henry bước đến trước mặt mọi người, nhìn ông ai cũng hiểu là ông đang xúc động. Đối với ông, đây là một biến động đáng nhớ trong cuộc đời hầu việc Chúa của ông. Mọi người im lặng chờ đợi. Ông yêu cầu mọi người hiệp ý với ông trong lời cầu nguyện xin Chúa dẫn dắt buổi thảo luận này.

Khi ông bật ra lời cầu nguyện đầu tiên, thình lình mọi người trong phòng đều cảm nhận được sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Lời cầu nguyện càng lúc càng ngọt ngào thì sự hiện diện ấy càng trở nên rõ ràng, mạnh mẽ. Khi lời cầu nguyện chấm dứt, có một sự yên lặng rất lạ kéo dài hồi lâu trong phòng. Mọi đầu đều cúi xuống, nức nở, những tấm lòng tan vỡ trước mặt Chúa. Gương mặt mục sư cũng đầm đìa nước mắt. Lời hứa nguyện theo bước chân Chúa Giê-xu của những người có mặt hôm nay đã được thực hiện. Họ cảm nhận được sự ấn chứng của Đức Thánh Linh trong vấn đề này. Hội thánh của họ từ đây sẽ bắt đầu có những chuyển biến quan trọng mới mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra.

Sau một vài phút xúc động, Mục sư Henry cất tiếng êm dịu:
- Các bạn yêu dấu! Tất cả chúng ta đã hiểu những điều mà chúng ta vừa cam kết thực hiện. Trong những ngày sắp tới, chúng ta chỉ làm những việc làm nào mà chúng ta cảm thấy Chúa Giê-xu cũng sẽ làm công việc ấy. Chúng ta hãy đặt câu hỏi: "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?" đối với công việc ấy, bất kể kết quả xảy ra cho chúng ta thể nào chăng nữa.
Các bạn ơi! Có dịp tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một sự thay đổi kỳ lạ diễn ra cho đời sống tôi trong tuần lễ vừa qua. Sự xuất hiện, lời nói cùng cái chết của người đàn ông vô danh vừa rồi đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi đã cầu nguyện Chúa và Ngài hướng dẫn tôi vạch ra chương trình này, nhưng tôi không dám thực hiện một mình, e tôi ngã chăng. Và tôi tin chắc rằng Đức Thánh Linh cũng đang dẫn dắt các bạn.
Đột nhiên, Rachel Winslow lên tiếng:
- Kính thưa Mục sư và toàn thể quý vị, tôi muốn hỏi một câu: liệu chúng ta đã hiểu cách đầy đủ về những gì mà chúng ta cam kết chưa?
Mọi người đều nhìn Rachel. Cô tiếp tục thắc mắc:
- Tôi hơi nghi ngại một chút về nền tảng sự hiểu biết của chúng ta. Làm sao tôi dám chắc rằng điều Chúa sẽ làm trong công việc tôi định làm là đúng? Chúng ta cần phải thấy được sự khác nhau giữa các thời đại. Thời đại của các môn đồ của Chúa Giê-xu khác biệt với thời đại chúng ta đang sống ngày nay. Chẳng hạn, có nhiều vấn đề phức tạp trong nền văn minh hiện nay, đâu có được đề cập đến trong lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu cho các môn đệ Ngài ngày xưa. Vậy làm thể nào tôi biết được tôi đang làm công việc đúng ý Chúa?
- Cả tôi lẫn cô đều không có cách nào khác để biết được điều ấy - Mục sư Henry trả lời - ngoại trừ một cách: chúng ta phải học hỏi về Chúa Giê-xu qua sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Kinh Thánh đã ghi nhận những lời Chúa Giê-xu phán dạy các môn đồ của Ngài về Đức Thánh Linh: "Lúc nào Thần Lẽ Thật đến thì Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật, vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi điều đã nghe và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài đã làm sáng danh Ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi vậy". Rồi đây, chúng ta sẽ thấy được những điều Chúa Giê-xu làm khi chúng ta đi đến được nguồn gốc của sự hiểu biết ấy.
- Tôi e rằng sẽ có nhiều người cười nhạo chúng ta khi chúng ta bắt tay vào việc. Họ sẽ không tin rằng điều chúng ta làm là điều Chúa muốn làm. Vậy, mục sư nghĩ sao về vấn đề ấy? - Ông quản đốc hoả xa Alexander lên tiếng.
- Đồng ý là sẽ có nhiều kẻ cười chê chúng ta, nhưng đó là chuyện nhỏ! Quan trọng là sự thành thật tuyệt đối của chính mỗi chúng ta. Chúng ta hãy hành động như một Cơ Đốc nhân gương mẫu - Mục sư Henry lý giải cho Alexander hiểu cốt lõi của sự quan tâm.

Hiệu trưởng Donald băn khoăn thực sự:
- Còn tôi, tôi lo sợ một điều: công việc mà một tín đồ trong Hội thánh nghĩ rằng Chúa Giê-xu sẽ làm thì cũng có nhiều người khác không tin và không chấp nhận đó là đường lối của Chúa và ngăn cản công việc, thì chúng ta tính sao? Chúng ta phải chứng minh như thế nào để tỏ rõ sự đồng nhất của chúng ta với Đấng Christ? Liệu chúng ta có đạt được kết quả công việc như chúng ta mong muốn không?

Mục sư Henry suy nghĩ vài giây rồi chậm rãi trả lời:
- Không, tôi không đảm bảo được kết cuộc công việc sẽ tốt đẹp hoàn toàn cho chúng ta. Nhưng tôi tin chắc điều này: nếu chúng ta thành thật và quyết tâm theo dấu chân Chúa thì Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta từng bước và ban cho chúng ta sự bình an, sự khôn ngoan để xử lý công việc ổn thoả. Chúng ta cũng cần lưu ý một điều: không được cuồng tín và thận trọng thái quá. Khi chúng ta kêu cầu Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta hành động, Ngài nhậm lời, hiện diện chỉ bảo cho chúng ta thì chúng ta phải mạnh mẽ, dạn dĩ tiến hành công việc trong đức tin, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra như thế nào. Các bạn hiểu ý tôi nói chứ?

Tất cả mọi người trong phòng đều ngước lên, hướng về phía mục sư, thảy đều gật đầu, yên lặng. Họ đã hiểu, không ai thắc mắc gì nữa.
Đưa mắt nhìn khắp lượt mọi người một lần nữa, Mục sư Henry xúc động quá đỗi, ông thầm cảm tạ Chúa và cố kiềm chế dòng lệ, mắt ông đỏ hoe. Ông lại đưa ra một đề nghị cuối cùng:
- Chúng ta sẽ tường trình cho nhau nghe trong buổi họp thường kỳ mỗi tuần một lần, trao đổi và học hỏi nhau về những kinh nghiệm theo Chúa khi chúng ta thực hiện kế hoạch mới này. Bây giờ, tôi xin phép được cầu nguyện để kết thúc buổi thảo luận hôm nay.

Cũng như lúc mới bắt đầu, khi Mục sư Henry cất tiếng cầu nguyện thì Đức Thánh Linh giáng xuống tràn ngập trong căn phòng và đầy dẫy trên mọi người.
Sau đó, mọi người tạm biệt nhau trong yên lặng, không ai nói với ai một lời nào. Ai cũng đang bận theo đuổi suy nghĩ của mình. Mục sư Henry đứng tựa cửa ra vào, bắt tay tiễn biệt từng người. Mọi người đã về hết cả, còn lại một mình, mục sư quay vào quỳ xuống nơi góc phòng, và tuôn đổ lòng mình với Chúa Giê-xu trong sự ngọt ngào. Khoảng nửa giờ sau ông mới ra về.
Vừa về đến nhà, ông chạy ngay vào nơi đang để thi hài của người đàn ông lạ mặt nọ. Nhìn vào gương mặt xám xịt của anh ta, nước mắt ông lại tuôn dầm dề.

xuandao
24-05-2010, 04:28 PM
Cám ơn Mai .Câu chuyện rất hay .sau khi đọc xong chị cũng phải xét lại bản thân của mình đã thật sự theo dấu chân của Chúa chưa? .đó cũng là câu hỏi cho mỗi người trẻ chúng ta đang sống trong xã hội hiện nay đúng không cưng?:1::1:

Teresa_QMai
25-05-2010, 03:16 PM
Cám ơn Mai .Câu chuyện rất hay .sau khi đọc xong chị cũng phải xét lại bản thân của mình đã thật sự theo dấu chân của Chúa chưa? .đó cũng là câu hỏi cho mỗi người trẻ chúng ta đang sống trong xã hội hiện nay đúng không cưng?:1::1:

:53:Qua cách nói chuyện thì em thấy chị là một người rất vui tính và dễ gần ^^ , hôm nào chị em mình sẽ nói chuyện nhiều hon chị nhé ^^:53:

Teresa_QMai
26-05-2010, 08:54 AM
Theo Dấu Chân Chúa
Tác giả: Charles M. Sheldon



Chương 3
"Ai nói mình ở trong Ngài cũng phải bước đi như Ngài đã bước đi"
Sáng thứ hai, Edward Norman - chủ bút tờ báo "Tin Tức Hằng Ngày" ở Raymond - đến văn phòng làm việc rất sớm. Ông dành thì giờ ở riêng một mình với Chúa. Sau đó, suy nghĩ miên man về phương hướng hành động theo lời hứa nguyện mới mẻ và chắc chắn của ông đối với Chúa. Nhưng bỗng nhiên, ông lại cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi phải đối diện với phương hướng hành động mới mẻ này. Vả lại, công việc của một người làm báo thì luôn vội vã, quay cuồng và đầy cạnh tranh khiến cho ông cảm thấy khó thực hiện được lời hứa nguyện của mình. Trong phút dao động, Edward Norman vội vàng quỳ xuống cầu nguyện ngay tại bàn làm việc. Đây là một việc mà Edward đã không làm trong nhiều năm qua.

Trong lời cầu nguyện, ông xin Đức Thánh Linh ban sự khôn ngoan và đức tin cho ông, dẫn dắt ông thi hành công việc. Thế rồi, ông đứng lên với một quyết tâm rõ ràng và dứt khoát: "Bây giờ là hành động".

Ông mở tung các cửa sổ, cửa chính, làn gió sớm mai tinh khiết, lành lạnh ùa vào căn phòng. Ông bắt đầu với công việc thường lệ của người chủ bút. Có tiếng động nhẹ, người điều hành ban biên tập báo vừa đến phòng làm việc bên cạnh. Edward đang bắt đầu viết một bài xã luận. Ông cố gắng hoàn tất bài viết này trước chín giờ sáng. Ông đang hí hoáy viết chừng mười lăm phút, chợt có tiếng của người điều hành ban biên tập gọi với ra:
- Ông Edward ơi! Có bài tường thuật về trận đấu quyền anh ngày hôm qua tại Resort. Bài khá dài. Nó sẽ chiếm khoảng ba cột rưỡi trang báo. Tôi định cho đăng trọn hết có được không? Ý ông thế nào?

Ở toà soạn này, Edward là người có nhiệm vụ theo dõi mọi chi tiết tờ báo. Từ việc nhỏ cho đến việc lớn, người điều hành ban biên tập phải tham khảo ý kiến và sự cho phép của ông.
- Được, à...không! Để tôi xem thử đã!
Edward Norman bước sang phòng bên cạnh, cầm bản thảo đánh máy bài tường thuật, đọc đi đọc lại một cách cẩn thận, chăm chú. Xong, ông ngồi xuống ghế và bóp trán suy nghĩ. Một lát, ông nói một cách chậm rãi và quả quyết:
- Chúng ta sẽ không đăng bài báo này trong ngày hôm nay!
Nghe vậy, người điều hành ban biên tập há hốc miệng, tròn xoe đôi mắt, nhìn Edward một cách ngạc nhiên:
- Thưa ông, ông nói sao ạ?
- Bỏ nó đi! Bỏ hẳn! Chúng ta không dùng nó nữa, thay vào bằng tin khác!
Người điều hành đứng chết lặng một vài giây. Anh ta không hiểu nổi ông chủ bút. "Có lẽ hôm nay ông chủ bút bị mất trí chăng?" Anh ta thầm nghĩ.
- Clark! Tôi quyết định chúng ta không in bài báo đó nữa và chấm dứt loại tin kiểu đó luôn!
Edward Norman nói như ra lệnh.
Ở toà soạn báo "Tin Tức Hằng Ngày" nổi tiếng này, Clark ít có bao giờ làm trái ý hoặc cãi lời ông chủ bút. Lời ông ta ban ra đều được mọi người chấp nhận và áp dụng như một luật lệ trong văn phòng. Ông chủ bút thì luôn luôn bảo vệ và giữ vững ý kiến của mình. Ông là một người có lập trường hơn ai hết ở đây.
Thế nhưng, lần này Clark không thể nào chịu nổi ý định quái gở của ông ta. Anh không kiềm chế được phản ứng:
- Ông định phát hành tờ báo mà lại không có một dòng tường thuật nào về trận đấu quyền anh hôm nay sao?
- Phải, đó là ý tôi muốn.
- Ôi! Tôi không hiểu nổi, ông chủ ạ! Ông muốn tờ báo đang ăn khách của chúng ta bị phá sản sao? Cả ông và tôi đều biết rõ một điều: tất cả các báo khác đều đang đổ xô đưa tin về trận đấu hấp dẫn ấy. Ai cũng nóng lòng chờ đợi và tìm đọc bản tin nóng bỏng đó. Vậy mà... vậy mà... báo của chúng ta lại không chịu đăng. Các độc giả mua báo dài hạn của chúng ta sẽ nói gì về vấn đề này? Họ sẽ bỏ chúng ta nhanh chóng... Ừ, mà tại sao chúng ta lại phải làm như thế chứ? Tôi mong ông suy nghĩ lại ý định của mình!
Clark nổi nóng nói liền một mạch rồi dừng lại vì anh không tìm thêm được lời lẽ nào để diễn tả tiếp ý nghĩ của mình.
Edward nhìn Clark khẽ cau mày và suy nghĩ mông lung. Clark là một tín đồ của một Hội thánh lân cận thành phố Raymond và thuộc giáo phái khác.
Ông chưa bao giờ nói chuyện với Clark về vấn đề tôn giáo dù hai người đã hợp tác với nhau trong công việc làm báo từ nhiều năm qua.
- Này Clark! Bình tĩnh đã nào! Hãy vào văn phòng của tôi một lát và nhớ đóng cửa phòng lại nhé! Chúng ta sẽ nói chuyện! - Edward gọi to.
Clark bước vào, đứng đối diện với ông chủ mình, yên lặng. Edward cũng không nói một lời nào. Sau vài phút yên lặng, Edward lên tiếng một cách đột ngột:
- Clark! Nếu Chúa Giê-xu là chủ bút của tờ "Tin Tức Hằng Ngày", anh có thành thật nghĩ rằng Ngài sẽ dành hẳn ba cột rưỡi của trang báo để đăng tải về kết quả cá độ của trận đấu quyền anh ấy?
- Ồ, không! Tôi biết chắc là Ngài sẽ không bao giờ làm chuyện đó.
- Vâng, đó chính là lý do khiến tôi quyết định cắt bỏ tin này khỏi tờ "Tin Tức Hằng Ngày". Và tôi tin chắc rằng Chúa Giê-xu cũng sẽ hành động như tôi!
Edward trả lời và vui vẻ hẳn lên, sự phấn khởi hiện diện trên gương mặt đã có nhiều nếp nhăn của ông.
Clark càng ngạc nhiên hơn, nhìn ông chủ bút chằm chằm, khó hiểu. Anh ta lại tự nhủ: "Có lẽ ông chủ đã hoá điên, điên thật rồi!".
- Khi quyết định như vậy, ông có nghĩ đến ảnh hưởng của nó đối với tờ báo của chúng ta chưa? - Clark hỏi bằng một giọng yếu ớt chứa lẫn buồn bực.
- Thế còn anh thì sao? Anh nghĩ gì về điều đó?
Edward quay ngược lại dò hỏi người bạn trẻ nóng tính của mình, ném theo cái liếc mắt sắc bén.
- Thật là đơn giản! Chắc chắn tờ báo sẽ đi đời nhà ma! Chúng ta sẽ sập tiệm nhanh chóng! - Clark trả lời ngay không cần suy nghĩ.
- Tại sao chúng ta lại không điều hành nổi một tờ báo nhỉ?
Clark tiếp tục can gián:
- Ông chủ à! Nếu tờ báo của chúng ta không đăng bài tường trình về trận đấu quyền anh có cá độ thì chúng ta sẽ mất hàng trăm độc giả mua báo dài hạn. Chúng ta sẽ mất đi một mối béo bở. Ông biết không? Hàng bao nhiêu người trong thành phố này đang nóng lòng chờ đợi "Tin Tức Hằng Ngày" để biết kết cuộc của trận đấu đó. Họ chờ đợi báo chúng ta ra, sẽ tìm mua đọc ngay. Và sẽ thất vọng ghê gớm khi họ không thấy tin mà họ cần. Họ sẽ nói về chúng ta như thế nào? Tờ báo chúng ta sẽ mất uy tín thì chúng ta còn mong làm ăn sao được nữa? Ông nên suy nghĩ lại!
Edward yên lặng, tỏ vẻ lắng nghe ý kiến của Clark. Khoảng một phút sau, ông đứng dậy, đi đi lại lại, nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết:
- Clark này! Anh hãy nói cho tôi biết một cách thành thật: cái gì là tiêu chuẩn đúng đắn để quyết định tư cách đạo đức của một người? Phải chăng là hành động của người ấy? Chúng ta là những Cơ Đốc nhân, ắt hẳn cả tôi lẫn anh đều quan tâm đến Chúa Giê-xu, đến hành động của Ngài. Đúng không anh bạn trẻ? Nói một cách khác, chúng ta không thể không suy nghĩ câu hỏi này: "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?" trước một nan đề, sự việc nào đó. Thiết tưởng, Chúa Giê-xu làm công việc đó thì chúng ta cũng sẽ làm y như vậy bất kể kết cuộc thể nào, nếu chúng ta thành thật tự nhận mình là những người bước theo Chúa Giê-xu. Chúng ta càng theo sát chân Ngài thì hành động biểu lộ tư cách đạo đức của chúng ta sẽ tương tự hành động của chính Chúa Giê-xu. Anh có đồng ý với tôi không?
- Vâng! Nhưng tôi muốn hỏi ông chủ điều này: để thành công trong công việc làm ăn của chúng ta, thì chúng ta phải thích nghi và chấp nhận môi trường, sở thích của bạn đọc chứ? Chúng ta không thể chỉ có lý tưởng, mà còn cần phải thực tế một chút ông chủ ạ! - Clark lại cố bám víu ý nghĩ của mình.
Edward hỏi vặn:
- Anh muốn nói rằng chúng ta không thể điều hành thành công tờ báo của chúng ta nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc Cơ Đốc một cách đúng đắn phải không?
- Đúng vậy, thưa ông! Chúng ta không thể đem nguyên tắc Cơ Đốc giáo áp dụng, thí điểm vào công việc của chúng ta được. Chúng ta sẽ đi đến phá sản trong vòng ba mươi ngày cho mà xem!
Edward mím môi, yên lặng. Sau một thoáng đắn đo, ông đứng lên, nhún vai:
- Clark! Tôi nghĩ khi nào chúng ta hiểu được nhau một cách thành thật thì hãy trò chuyện với nhau về vấn đề này lần nữa. Tôi đã hứa nguyện với lòng mình, với Thiên Chúa rằng trong vòng một năm, tôi sẽ chỉ làm mọi việc có liên quan đến tờ báo của chúng ta sau khi tôi đặt câu hỏi: "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?" đối với công việc đó và trả lời được câu hỏi ấy. Tôi tin chắc nếu chúng ta thực hiện được như thế thì chúng ta sẽ thành công bội phần so với công việc chúng ta đã từng làm.
- Thôi, thôi! Tôi nhức đầu quá! Tôi muốn hỏi ông chủ lần cuối cùng là ông nhất định không đăng bài tường thuật nữa phải không? - Clark bực tức dằn từng tiếng.
Edward vẫn giọng nhỏ nhẹ nhưng cương quyết:
- Ừ, không đăng, nhất định không đăng. Anh hãy chọn những bài khác có giá trị đăng thế vào đó. Anh đã chọn được bài nào khác chưa?
- Vậy ông chủ có định đăng nhắn vài lời cáo lỗi trên góc trang báo nói về việc loại bỏ hoặc thiếu sót bài phóng sự ấy không? - Clark ngần ngừ, tỏ ý tiếc rẻ.
- Không nhắn gì cả. Cứ làm như vô tình vậy!
- Hừ!... Clark lại bực tức, thở dài, bỏ ra khỏi phòng. Anh ta đang bị chấn động tinh thần. Sự kinh ngạc, sự bối rối, sự bực tức và sự giận dữ dồn nén, lẫn lộn dâng trào khiến cho khuôn mặt Clark đỏ nhừ. Anh ta có cảm tưởng như sắp phải trút bỏ mọi sự nghiệp, tình cảm.. v.v... Clark cảm thấy căm ghét Edward. "Tại sao ông chủ của mình lại ngông cuồng đến thế?" Clark tự nhủ trong sự bực bội ghê gớm. Nhưng lòngï kính trọng của Clark đối với Edward đã giúp cho anh ta dịu bớt cơn giận. Đồng thời, anh ta cảm nhận một điều gì đó rất kỳ lạ đang dâng lên trong lòng mình mà anh không phân tích được.

Về phía các phóng viên khác, những thợ in và công nhân làm việc trong toà soạn và nơi xưởng in đều ngạc nhiên vô cùng khi biết tin ông chủ của họ chủ trương bãi bỏ tin phóng sự về trận đấu quyền anh vừa rồi. Sau giờ nghỉ trưa, Edward dạo qua một vòng nơi xưởng sắp chữ xem xét công việc, mọi người trong xưởng im lặng nhìn ông bằng ánh mắt tò mò và khó hiểu. Edward biết mọi người đang quan sát mình nhưng ông tỏ vẻ phớt lờ, không nói gì. Ông đang suy nghĩ đến quyết định vừa rồi của mình và sẵn sàng chờ đợi kết quả hoặc hậu quả của nó. Ông tỏ vẻ bỏ ngoài tai mình những lời bàn tán của mọi người trong toà soạn, nhưng thực tâm ông đang phải chịu tiếp nhận những lời ra tiếng vào đó một cách bất đắc dĩ.

Bốn giờ chiều ngày hôm đó, tờ "Tin Tức Hằng Ngày" được phát hành. Mọi người nơi khách sạn, công ty, các cửa hàng ở dọc các phố tranh nhau mua báo. Những đứa trẻ bán báo lại theo thói quen ôm hàng xấp báo dày cộm chạy lăng xăng đến những chỗ đông người gân cổ lên rao loạn xị:
- Báo mới đây! Báo mới đây! "Tin Tức Hằng Ngày" đây! Trận đấu quyền anh quyết liệt có cá độ ở Resort được tường thuật đầy đủ, ly kỳ, hấp dẫn. Xin mua vô, mua vô!
Một ông khách giàu có dừng chân bên đại lộ gọi thằng nhỏ bán báo lại, mua một tờ báo, vội vã lật ra trang sau tìm kiếm. Cậu bé bán báo vụt chạy đi nhưng bị ông khách ấy gọi giật lại, giận dữ:
- Ê! Thằng nhỏ! Mày dám gạt tao ư? Bài tường thuật trận đấu quyền anh đâu nào? Đồ ba xạo!
Ông ta kéo tai thằng nhỏ.
- Mày dám bán báo cũ cho tao phải không nhóc ranh? Mày định chơi trò lừa đảo tao à?
- Dạ không! Không! Không phải báo cũ đâu ông ơi! Báo mới đấy chứ ạ! Báo mới ra ngay chiều nay mà!
Cậu nhỏ bán báo sợ xanh mặt nhưng vẫn cố thanh minh.
- Báo mới tại sao không có đăng bài tường thuật trận đấu quyền anh? Hử?
Ông khách rít qua kẽ răng lộ sự bực tức cao độ, có lẽ ông ta đang nóng lòng muốn biết kết cuộc vụ cá cược của trận đấu. Ông ta ném trả tờ báo lại cho cậu bé và bỏ đi.
Một cậu bé khác chạy vụt ngang, tay ôm chồng báo còn thơm mùi giấy, hớt hải hỏi bạn nó - cậu bé khi nãy:
- Ê! Sam! Sao kỳ vầy nè? Mày đưa tao xem một tờ báo mới của mày thử?
Vừa nói, nó giật vội một tờ báo từ tay cậu bé Sam và đọc những hàng tít lớn trên trang báo. Nó vội la lên:
- Nè Sam! Tao tưởng họ in sót một vài tờ báo mà tao đang giữ mà thôi. Ai dè, báo của mày cũng thế. Tại sao một cái tin nóng hổi như vậy mà người ta không chịu đăng nhỉ?... Mày biết không? Hồi nãy tao rao bừa là báo có đăng tin trận đấu quyền anh, nhưng thực sự tờ báo lại không đăng tin ấy mày à, tao vừa bị ăn một tát tai xong!
- Còn tao thì vừa bị ông khách kia nhéo tai, tức ơi là tức!
Giữa lúc hai cậu bé bán báo còn đang loay hoay dò xem những tờ báo còn lại để đối chiếu xem thử có phải tin ấy bị in sót thực sự không, thì có một người đàn ông đứng tuổi vội vã đến trước mặt hai cậu bé, nói lớn:
- Này nhóc, bán cho ông một tờ báo, nhớ là báo mới nha!
Vừa nói, ông ta vừa tự cầm lấy một tờ "Tin Tức Hằng Ngày" từ cậu bé Sam. Ông ta lật nhanh trang sau, tìm kiếm, bỗng ông ta giận dữ quẳng tờ báo trả lại cho đứa trẻ bán báo, trừng mắt:
- Đưa cho tao một tờ khác! Tao đâu cần đọc báo cũ! Tao muốn biết kết quả của cuộc cá độ trận đấu quyền anh vừa rồi.
- Thưa ông! Báo mới đấy chứ ạ! Có điều là chẳng biết làm sao mà họ in sót tin ấy.
Thằng bé bán báo trả lời vội vàng và chạy vụt đi. Nó chạy thẳng đến toà soạn báo "Tin Tức Hằng Ngày". Ở đó cũng đã có mặt nhiều đứa trẻ bán báo khác nữa. Cả thảy chúng nó đều đang náo động và giận dữ. Nhiều tiếng chửi thề từ phía bọn trẻ ném vào người thư ký đang ngồi trong văn phòng phát hành. Anh ta đã từng phải chịu nghe và chứng kiến những cảnh ồn ào, chửi bới hàng ngày nên chẳng lạ gì cảnh này. Sau lưng anh ta có tiếng bước chân, ông chủ bút toà soạn đang xuống cầu thang.
- Chuyện gì mà ồn ào dữ vậy anh George?
Ông chủ bút hỏi anh thư ký toà soạn.
- Bọn trẻ bán báo không bán được vì lý do báo thiếu bài phóng sự về trận đấu quyền anh vừa rồi. Chúng nó còn bị khách hàng cho ăn đòn nữa, chúng đem báo trả lại cho toà soạn và chửi bới tùm lum...
- Các cháu à! Xin chớ nổi giận! Hãy mau đếm xem mỗi cháu còn bao nhiêu tờ báo, tôi sẽ mua hết và trả tiền sòng phẳng cho các cháu!

Edward nhũn nhặn đề nghị lũ trẻ bán báo đang la ó nhặng xị.
Mấy cậu bé bán báo ngạc nhiên há hốc miệng, lặng thinh nhìn chăm chăm vào ông chủ bút toà soạn. Chúng nó không hiểu nổi tại sao ông ấy cho in ra rồi lại bỏ tiền mua tất cả báo đó. Chúng nó thì thầm với nhau: "Hoạ chăng ông chủ bút này bị bệnh tâm thần?"
- Này, anh George! Hãy mua tất cả các tờ báo và trả tiền đầy đủ cho các cháu. Hãy lấy tiền toà soạn trả đi nhé! Tôi sẽ hoàn lại số tiền ấy cho toà soạn sau. Hoặc lát nữa có cháu nào đến trả lại báo thì anh cũng hãy nhận và trả lại tiền cho cháu ấy!
- Thưa vâng!
George gật đầu, nhìn ông chủ bút, lại vừa đảo mắt quan sát tất cả bọn trẻ bán báo.
Edward đến gần một bé gái bán báo:
- Tôi làm điều này có công bằng chưa nhỉ?
- Dạ, rất công bằng, thưa ông! - Cô bé trả lời một cách sợ sệt.
- Thưa ông, tôi không biết ông sẽ hành động như thế này cho đến lúc nào mới thôi? Sao ông không nghĩ đến việc làm gây quỹ phúc lợi cho Hội sinh viên Đại học thì ích hơn không?
Anh thư ký toà soạn thắc mắc, mỉa mai hỏi ông chủ bút. Nhưng Edward chỉ yên lặng và cười nhẹ nhàng.

Mười lăm phút sau, Edward rời văn phòng. Trên đường về nhà, ông ta thấy trong đầu mình lởn vởn câu hỏi: "Chúa Giê-xu sẽ làm việc đó như mình đã làm không?". Ông nhớ lại tất cả mọi hình ảnh và lời hứa nguyện của mình đối với Chúa vào Chúa nhật tuần trước.
Edward là một người giàu có. Ông sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua lại tất cả những số báo mà bọn trẻ bán không được, giúp cho chúng bớt đi sự thiếu thốn trong cuộc sống. Edward đã làm được điều này một cách bình thản vì ông đã đặt câu hỏi "Chúa Giê-xu sẽ làm gì?" với vấn đề này. Ông tin tưởng rằng Chúa Giê-xu cũng sẽ làm như ông đã làm mà thôi. Chắc chắn sẽ không ai cho rằng ông bất công. Ông thầm nghĩ như thế. Ông rất thoả lòng khi thấy mình đang từng bước thực hiện lời hứa nguyện của mình với Chúa Giê-xu.

Teresa_QMai
04-06-2010, 01:20 AM
DẤU CHÂN CHÚA TRÊN CÁT
(Chúa Nhật III/C Phục Sinh)

Đêm nằm mơ thấy đi dạo với Chúa
Anh mơ thấy sự kiện này hiện ra
Nằm mơ thấy trên bải cát biển nhà
Với biến cố hai dấu chân trên cát

Một của anh , một dấu kia của Chúa
Có lúc thấy chỉ còn một dấu chân
Đó là lúc đời anh gặp thăng trầm
Với quá nhiều gian truân và đau khổ

Anh thực sự buồn bực và hỏi Chúa
Chúa nói con theo Chúa mọi nẻo đường
Khi gặp khổ… thì còn một dấu chân
Chúa bỏ con ? khi con cần đến Chúa

Chúa trả lời : Hỡi con rất yêu dấu
Cha mãi yêu… không bao giờ bỏ con
Khi gian khổ con thấy một dấu chân
Đó là lúc Cha đã ẳm con đấy

Đưa con qua khỏi đau khổ là vậy
Như thế …dấu chân đó là của ai ?
Của Chúa hay của ta …Chúa ẳm ta
Vậy thì dấu đó đúng là dấu chân Chúa

Các Tông đồ theo Thầy với hoài bảo
Họ ôm ấp bao tốt đẹp ước mơ
Nay Thầy chết họ tan tác bơ vơ
Đời dở dang họ quay về nghiệp củ

Đánh bắt cá ,nhưng chuốc phải thất bại
Đang thất vọng đến cực độ đau buồn
Thì Chúa đến …Ngài là Đấng Phục sinh
Ngài ẳm họ qua khúc quanh gian khổ

Kinh nghiệm thấy khi thành công may mắn
Ta hạnh phúc… thì thấy Chúa đáng yêu
Ngài gần gủi ! ta thương mến Chúa nhiều
Thất bại rồi … cảm tưởng Ngài đã bỏ

Chúa Phục sinh hết tất mọi khổ đau
Với thất bại trên đường đời gặp phải…
Chúa giúp ta vững vàng kềm tay lái
Đưa Thuyền hồn về tới bến bình an


Cao Trí Dũng