PDA

View Full Version : Bác tôi!



tin-yeu.va.hy-vong
24-05-2010, 07:35 PM
Bác tôi!


Con người từ đâu tới rồi sẽ đi tới đâu? Và đâu là ý nghĩa của cuộc sống? tại sao con người một đời đau khổ để rồi phải chết trong đau đớn?..v..v.
Những câu hỏi mà dường như ai sống trên trần gian này đều băn khoăn và day dứt trong lòng. Tôi nói như vậy không phải là tôi là một người đang nghiên cứu về triết học hay thần học gì hết, tuy tôi là một sinh viên năm thứ ba nhưng nói về kiến thức triết học thì tôi vẫn là..vịt lắm. Tôi mở đầu như vậy để nhắc tới một người mà từ nay trở đi tôi không còn gặp người ấy nữa, người ấy là bác tôi.
Khi tôi đang còn rất nhỏ, tôi không nhớ chính xác là mấy tuổi nữa, thì người mà tôi mong gặp nhất là bác tôi, bởi lẽ cứ một lần bác tôi sang chơi là tôi tin chắc tôi sẽ có những viên kẹo để ăn, thực sự khi đó có kẹo mà ăn thì thật là sang lắm rồi, tha hồ mà đi khoe với bạn bè và cho bọn đó mút ké không cho cắn. Rồi một ngày bác chuyển vào miền nam để lập nghiệp, bác đi mà tôi không hề biết, tôi chỉ biết rằng từ ngày đó tôi không còn có người cho kẹo nữa. Bác tôi ra đi với một hoài bão to lớn là phải cố gắng gầy dựng cho gia đình thật hạnh phúc và ấm no. Vì thực sự quê tôi khi đó thật là nghèo và xơ xác, lấy gì mà cho năm, bảy người con ăn học bây giờ? Miếng cơm bỏ vào miệng mình còn chưa có huống hồ là nuôi cả một gia đình, suy đi tính lại bác tôi quyết định rời khỏi quê hương thân yêu của mình, xa mẹ già và các chị em để trốn vào nam làm ăn nuôi gia đình. Sở dĩ tôi dùng từ ‘trốn’ bởi lẽ đó là sự thật, tôi không có ý nói bác tôi trốn mẹ và các chị em, hay trốn vì không còn yêu quê hương này nữa, mà ở đây là trốn tàu. Vì không có tiền để mua vé nên cả gia đình bác ở trên tàu mà phải trốn những người kiểm vé, có những lần bị hắt hủi hay bị đuổi nhưng vẩn cứ quyết tâm ra đi. Nghe kể những ngày đó thật là cơ cực, vào miền nam với hai bàn tay trắng, gia đình không có chỗ nương thân, dựng được túp lều tranh thì bị những người bản xứ đốc lên đốc xuống, có những anh say rượu thì ghé vào nhà phá phách, đàn con thì nheo nhóc kêu la… biết bao nhiêu là khó khăn chồng chất trên đôi vai gầy của bác, có những lúc buồn rười rượi hay lo lắng băn khoăn mà biết tâm sự cùng ai trên đất khách quê người đây bây giờ? Bác gái thì cũng cuộc sống mưu sinh nên nhiều lần vắng nhà hay là không còn rảnh để nghe nỗi lòng của bác, và bác đã tìm đén chai rượu để giải sầu, càng uống bác càng thêm sầu, có những lần bác muốn uống thật say để quên đi nỗi nhớ nhà da diết, hay muốn uống thật say để quên đi nỗi vất vả âu lo…và rồi bác say thật, để lại một cái xác không hồn, trườn được về nhà là may lắm rồi. Tính tình bác hiền lành và ôn hòa nên có những lần bị mắng bị chửi thật nhục nhã và đau đớn mà bác vẫn nhịn chỉ vì muốn có một cuộc sống ổn định gia đình hạnh phúc mà bác phải cắn răng chịu biết bao nỗi oan ức mà không than vãn một lời. Rồi lại có những lúc trong lòng trào dâng nỗi nhớ quê hương hay vì trong lòng chịu biết bao khổ nhục thì bác lại tìm đến rượu để baøy toû. Cứ thế cuộc sống dần trôi đi, để lại biết bao nhiêu là kỉ niệm đắng cay của một cuộc đời tần tảo lao công và bác đã trở thành một con sâu rượu dường như cuộc sống của bác là một cuộc đời vác thánh giá bước theo Chúa Giê-su, cũng có những lần gục ngã dưới men của rượu nồng cũng có những lúc đau đớn tủi nhục khi bị biết bao lời nhục mã đến tứ phương hay những lúc kiệt sức bởi đường đời quá chông gai và thánh giá quá nặng trên vai. Khi mà kinh tế của gia đình bác dường như được ổn định và con cái của bác được no lòng và được đi học thì bác lại bị bệnh rất trầm trọng, căn bệnh này đến từ men rượu nồng, dường như nó không còn nồng nữa mà nó chỉ đắng và kể từ đó bác tôi lại cắn răng bỏ rượu, mọi người tự nghĩ xem một khi đã trở thành một con sâu rượu thì bỏ được nó thật không gì là đơn giản cả, bác tôi phải cắn răng cai rượu và sau một thời gian cai, bác đã làm được…thật là phi thường. Nhưng hỡi ơi! căn bệnh đó không hề giảm mà ngày một nặng hơn cho đến khi nó trở thành một bệnh nan y không chữa được.
Từ khi bác vào miền nam tôi không còn gặp lại bác nữa, mười năm trôi qua, rồi mười lăm năm trôi qua dường như bác chưa về quê lần nào cả và hình bóng của bác trong tôi cũng phai mờ dần theo năm tháng. Rồi tôi đậu đại học và vào tp.HCM học tập, tính từ ngày bác vào nam cho tới khi tôi cũng vào nam là cũng gần 20 năm con số đó cũng tương đương với gần 20 năm bác tôi sống cuộc sống thật khó khăn và cơ cực. và khi tôi thi học kì 1 năm 2 xong tôi mới có cơ hội lên gặp bác và bác cũng đã già, thật không tưởng nổi chính căn bệnh đó làm cho bác trông già lại càng già hơn, những nếp nhăn thật dài đã xuất hiện dù rằng tuổi đời còn trung niên. Chính căn bệnh quái ác này đã làm cho bác phải đau khổ và dường như không có nỗi đau nào lớn hơn thế nữa, và chặng đường thánh giá cũng đã đến tột đỉnh. Cũng như Chúa Giê-su đã vác thánh giá lên được tới đỉnh đồi Canve rồi. bác tôi đã cùng Chúa Giê-su chịu đóng đinh, giây phút đó mới là giây phút đau khổ nhất, những lúc căn bệnh hoành hoành và đi vào giai đoạn cuối nó cứ đau từng cơn một bác tôi chỉ biết cắn răng kêu thét trong đau khổ và cô đơn cũng như những cái đinh sắt thâu qua bàn tay bàn chân Chúa Gie-su để rồi Ngài cũng phải thét lên từng cơn trong đau đớn và cô đơn như vậy. và rồi cũng trong một buổi chiếu thứ sáu bác tôi đã ra đi, trước khi tắt thở bác nhìn vợ con lần cuối cùng và rồi gục đầu tắt thở phó thác linh hồn trong bàn tay của Thiên Chúa, bác tôi đã chết một cái chết như chính Chúa Giê-su trong một buổi chiếu thứ sáu khi xưa. Khi nghe tin bác mất thì tôi còn đang trên đường đi học, và con đường đi học đó dường như mang một nỗi buồn cùng với tôi. Tôi muốn bay về Bình Thuận liền để được nói lới từ biệt nhưng lúc đó tôi khoâng theå veà ñöôïc. Khi thi xong tôi chạy xuống Bình Thuận nhưng bác đã yên giấc rồi. không còn thấy xác bác đâu nữa chỉ là một cái lăng trên một cánh đồng hiu quạnh đầy gió và cát. Và bác đã thật sự ra đi rồi. năm ngoái bác hãy còn đây khi tôi về thăm bác sau một kì học năm hai mà giờ đây cũng trong thời điểm này bác đã ra đi mà tôi không được gặp mặt lần cuối. Linh hồn bác là Phê-rô.
Tuy bác đã đi xa nhưng vẫn còn đó những lời dạy và chứng nhân qua một đời đau khổ và nhọc nhằn. Là hãy sống, sống hết mình cho cuộc sống này, là hãy sống và sống có ý nghĩa, là hãy biết vươn lên dù cuộc sống bao nhiêu chông gai và đau khổ, là hãy biết vun đắp và giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào, là hãy luôn ôn hòa và thứ tha. Và cuối cùng là hãy biết kết hợp nội đau đớn thân xác này với cuộc khổ nạn của Đức Giê-Su và rồi cùng chết với Ngài trong một buổi chiều thứ 6 hiu quạnh và cô đơn để được sống lại với Ngài trong vinh quang và hưởng hạnh phúc đời đời trên nước trời. đó là mục đích sống và là đích đến của mỗi người chúng ta.
Đã là con người, ai ai cũng có những lúc gục ngã dười sự cám dỗ mạnh liệt của kẻ thù, và bác tôi cũng vậy, cũng có những lúc làm Chúa không vừa lòng, giờ đây trong tâm tình hiệp thông tôi xin bạn cùng tôi thắp một nén hương cầu nguyện cho linh hồn bác tôi. Tôi xin chân thành tri ân.
Chúc bạn luôn thành công và luôn biết cách vượt qua khó khăn để đạt tới đỉnh thành công đó…