halleluyah
30-05-2010, 09:50 PM
http://www.chuacuuthe.com/timthumb.php?src=/images/Me-Hang-Cuu-Giup.jpg&w=200&zc=1
VRNs (29.05.2010) - Sài Gòn - Trong dịp Hội ngộ Linh mục vừa qua (26-28.5.2010), Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, GM Giáo phận Mỹ Tho có kể cho các linh mục nghe một kinh nghiệm soạn bài giảng của ngài. Ngài kể rằng, mỗi lần soạn bài giảng, ngài đều cầu nguyện cùng Đức Mẹ: “Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con.” Nếu lần nào ngài nhớ cầu nguyện như thế thì bài giảng sẽ hay, còn nếu quên thì bài giảng sẽ dở. Câu chuyện thú vị này của Đức Cha đã làm mọi người cười vui vẻ và có lẽ từ nay sẽ có nhiều vị cũng sẽ bắt đầu cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi soạn bài giảng như ngài.
Riêng tôi, tôi nhận thấy rằng việc kinh nghiệm Chúa (và Đức Mẹ) cứu giúp là một điều rất quan trọng đối với Do-thái giáo và Kitô giáo. Đó là nền tảng cho mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho dân Israel bằng tên gọi Giavê, nhưng danh xưng này luôn được thể hiện bằng các hành động của Thiên Chúa để giải thoát và bảo vệ dân. Còn dân, dân hiểu Thiên Chúa là ai và tin vào Chúa không phải bằng các lớp giáo lý nhưng bằng kinh nghiệm về quyền năng cứu độ và giải thoát của Người trong lịch sử. Chỉ sau này mới có giáo lý về Thiên Chúa mà thôi. Những giáo lý đó có ích lợi phần nào nhưng có hạn chế ở chỗ là đã biến Thiên Chúa cụ thể như dân Israel kinh nghiệm trở thành một Thiên Chúa trừu tượng mơ hồ trong trí óc và cảm xúc mà thôi.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với Đức Mẹ. Trước hết, Đức Mẹ cũng có một tên gọi là Maria, nhưng danh xưng này luôn được cầu khẩn với một hành động nào đó, ví dụ: Đức Bà (Maria) phù hộ các giáo hữu; nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là “Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp.” Ở đây, hành động cứu giúp của Mẹ đối với chúng ta là điều quan trọng như hành động cứu thoát của Thiên Chúa đối với dân Israel khi xưa. Thiên Chúa và Đức Mẹ đều tỏ mình ra bằng những hành động cứu giúp, chứ không bằng những lớp giáo lý hay bài giảng. Có lẽ chính vì vậy mà thánh nữ Bernadetta đã chọn hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khi được hỏi hình Đức Mẹ nào giống với Bà đã hiện ra với mình. Đúng là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn hành động để cứu giúp đoàn con như Thiên Chúa hằng hành động để cứu độ dân Người.
Tuần qua, có một anh thanh niên đến Nhà Dòng kể tôi nghe về phép lạ Đức Mẹ cứu mạng anh khỏi chết. Anh kể rằng anh là một tài xế chạy xe đường dài. Tuần qua, khi anh chạy đến Phan Thiết thì anh ngủ gật vì quá mỏi mệt. Nhưng bất chợt, có một Bà lay anh dậy và khi anh mở mắt ra thì thấy chỉ còn tích tắc là xe anh đâm vào xe khác. Anh đã thắng xe kịp thời. Anh kinh sợ và tin đó là Đức Mẹ đã cứu sống anh khỏi chết. Tuy nhiên, anh lại nói với tôi là anh đang rất nghiện chơi đề và bao nhiêu tiền kiếm được đều “nướng” vào đề hết. Ngoài ra, anh còn đánh vợ nhiều lần. Nói chung, đời anh không có gì thay đổi sau kinh nghiệm đặc biệt đó.
Theo tôi nghĩ, vấn đề của anh có lẽ ở chỗ kinh nghiệm đó của anh mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm giác chứ chưa đạt mức cao hơn là mức độ kinh nghiệm “tôn giáo,” nghĩa là khi đó con người tiếp cận Thiên Chúa và Đức Mẹ cách sống động bằng tự do và ý muốn, như dân Israel xưa đối với Thiên Chúa. Trong kinh nghiệm tôn giáo này, con người cần chấp nhận từ bỏ cái cũ và đồng ý để bản thân mình được Thiên Chúa và Đức Mẹ đưa dẫn đến những chân trời mới.
Nói chung, Thiên Chúa và Đức Mẹ luôn hành động (“Hằng Cứu Giúp”) để chứng tỏ sự hiện diện yêu thương của các Ngài ở bên ta. Phần ta, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, ta cần hồi tưởng lại những hành động cứu giúp đó của Thiên Chúa và Đức Mẹ mà ta đã kinh nghiệm, để nhờ đó, ta sẽ có những giải thích sâu xa hơn về những kinh nghiệm quá khứ và có đức tin vững vàng hơn vào Thiên Chúa và Đức Mẹ trong hiện tại và tương lai.
OLPH (DCCT)
http://www.chuacuuthe.com/wp-content/themes/dcct/television_files/header_tv.png
VRNs (29.05.2010) - Sài Gòn - Trong dịp Hội ngộ Linh mục vừa qua (26-28.5.2010), Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, GM Giáo phận Mỹ Tho có kể cho các linh mục nghe một kinh nghiệm soạn bài giảng của ngài. Ngài kể rằng, mỗi lần soạn bài giảng, ngài đều cầu nguyện cùng Đức Mẹ: “Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con.” Nếu lần nào ngài nhớ cầu nguyện như thế thì bài giảng sẽ hay, còn nếu quên thì bài giảng sẽ dở. Câu chuyện thú vị này của Đức Cha đã làm mọi người cười vui vẻ và có lẽ từ nay sẽ có nhiều vị cũng sẽ bắt đầu cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi soạn bài giảng như ngài.
Riêng tôi, tôi nhận thấy rằng việc kinh nghiệm Chúa (và Đức Mẹ) cứu giúp là một điều rất quan trọng đối với Do-thái giáo và Kitô giáo. Đó là nền tảng cho mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho dân Israel bằng tên gọi Giavê, nhưng danh xưng này luôn được thể hiện bằng các hành động của Thiên Chúa để giải thoát và bảo vệ dân. Còn dân, dân hiểu Thiên Chúa là ai và tin vào Chúa không phải bằng các lớp giáo lý nhưng bằng kinh nghiệm về quyền năng cứu độ và giải thoát của Người trong lịch sử. Chỉ sau này mới có giáo lý về Thiên Chúa mà thôi. Những giáo lý đó có ích lợi phần nào nhưng có hạn chế ở chỗ là đã biến Thiên Chúa cụ thể như dân Israel kinh nghiệm trở thành một Thiên Chúa trừu tượng mơ hồ trong trí óc và cảm xúc mà thôi.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với Đức Mẹ. Trước hết, Đức Mẹ cũng có một tên gọi là Maria, nhưng danh xưng này luôn được cầu khẩn với một hành động nào đó, ví dụ: Đức Bà (Maria) phù hộ các giáo hữu; nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là “Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp.” Ở đây, hành động cứu giúp của Mẹ đối với chúng ta là điều quan trọng như hành động cứu thoát của Thiên Chúa đối với dân Israel khi xưa. Thiên Chúa và Đức Mẹ đều tỏ mình ra bằng những hành động cứu giúp, chứ không bằng những lớp giáo lý hay bài giảng. Có lẽ chính vì vậy mà thánh nữ Bernadetta đã chọn hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khi được hỏi hình Đức Mẹ nào giống với Bà đã hiện ra với mình. Đúng là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn hành động để cứu giúp đoàn con như Thiên Chúa hằng hành động để cứu độ dân Người.
Tuần qua, có một anh thanh niên đến Nhà Dòng kể tôi nghe về phép lạ Đức Mẹ cứu mạng anh khỏi chết. Anh kể rằng anh là một tài xế chạy xe đường dài. Tuần qua, khi anh chạy đến Phan Thiết thì anh ngủ gật vì quá mỏi mệt. Nhưng bất chợt, có một Bà lay anh dậy và khi anh mở mắt ra thì thấy chỉ còn tích tắc là xe anh đâm vào xe khác. Anh đã thắng xe kịp thời. Anh kinh sợ và tin đó là Đức Mẹ đã cứu sống anh khỏi chết. Tuy nhiên, anh lại nói với tôi là anh đang rất nghiện chơi đề và bao nhiêu tiền kiếm được đều “nướng” vào đề hết. Ngoài ra, anh còn đánh vợ nhiều lần. Nói chung, đời anh không có gì thay đổi sau kinh nghiệm đặc biệt đó.
Theo tôi nghĩ, vấn đề của anh có lẽ ở chỗ kinh nghiệm đó của anh mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm giác chứ chưa đạt mức cao hơn là mức độ kinh nghiệm “tôn giáo,” nghĩa là khi đó con người tiếp cận Thiên Chúa và Đức Mẹ cách sống động bằng tự do và ý muốn, như dân Israel xưa đối với Thiên Chúa. Trong kinh nghiệm tôn giáo này, con người cần chấp nhận từ bỏ cái cũ và đồng ý để bản thân mình được Thiên Chúa và Đức Mẹ đưa dẫn đến những chân trời mới.
Nói chung, Thiên Chúa và Đức Mẹ luôn hành động (“Hằng Cứu Giúp”) để chứng tỏ sự hiện diện yêu thương của các Ngài ở bên ta. Phần ta, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, ta cần hồi tưởng lại những hành động cứu giúp đó của Thiên Chúa và Đức Mẹ mà ta đã kinh nghiệm, để nhờ đó, ta sẽ có những giải thích sâu xa hơn về những kinh nghiệm quá khứ và có đức tin vững vàng hơn vào Thiên Chúa và Đức Mẹ trong hiện tại và tương lai.
OLPH (DCCT)
http://www.chuacuuthe.com/wp-content/themes/dcct/television_files/header_tv.png