JB.Lưu Hùng Vương
07-06-2010, 06:54 AM
Điều quan trọng đầu tiên là thì sinh phải làm bài trên tờ trả lời được in riêng, và giám khảo chỉ chấm tờ này, chứ không làm bài trên đề thi. Thí sinh nên chuẩn bị sẵn bút chì loại tốt, nên có sẵn 2 -3 bút chì để phòng trường hợp bị gãy. Nên gọt bút chì vừa phải, không nhọn quá vì sẽ khó tô câu chọn. Nên có sẵn gôm (tẩy) để có thể sửa chữa, chọn lại trả lời khác.
Khi được phát đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải chắc chắn là đề thi có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề, và in rõ ràng, đọc được. Trên tờ phiếu trả lời, thí sinh nhớ ghi tên, ngày sinh, số báo danh và các chi tiết khác một cách rõ ràng, đầy đủ.
Khi làm bài, thí sinh nên đọc thật kỹ các câu hỏi, trả lời trong Phiếu trả lời bằng cách tô kín ô tròn tương ứng với chữ A, B, C hay D mà mình chọn. Chú ý là tô kín chứ không đánh dấu chéo hay vòng tròn lại. Khi muốn thay đổi câu trả lời, cần tẩy thật kỹ câu đã bỏ. Tuyệt đối không được chọn hai ô trả lời (chẳng hạn A và B) cho một câu hỏi, vì câu ấy sẽ không được chấm. Cần giữ Phiếu trả lời cẩn thận, đừng làm rách, nhàu… Vì bài thi được chấm bằng máy nên thí sinh không được coi thường các điều ấy.
Về nội dung trả lời, dĩ nhiên thí sinh cần có kiến thức đầy đủ và đã ôn luyện thật kỹ, nhưng kỹ năng làm bài và sự cẩn trọng cũng là yếu tố quyết định cho kết quả thi. Cần chú ý trả lời đúng câu hỏi, đề hỏi câu nào thì phần trả lời phải đúng câu ấy, nếu sai thứ tự sẽ ảnh hưởng toàn bài thi.
Cần phân bố thời gian trả lời hợp lý, đừng mất giờ nhiều quá cho một câu, vì sẽ ảnh hưởng các câu sau. Thí sinh nên làm các câu dễ đối với mình trước, đánh dấu các câu chưa làm rồi quay lại làm sau. Đối với những câu mà mình không chắc thì nên đoán theo một qui tắc nào đó, ví dụ như phép loại suy. Cố gắng loại các câu sai rõ ràng thì sẽ dễ chọn câu đúng. Ví dụ She saw a tiger A. since last week B. next month C. two days ago D. up to now. Thí sinh sẽ nghĩ ngay: với since thì dùng thì Present Perfect, với next month thì dùng thì Future, vậy còn C và D, rõ ràng là dễ chọn hơn!
Đối với những câu mà thí sinh hoàn toàn không nhớ, không biết cách làm thì chỉ có cách chọn cầu may. Nhưng cần chú ý: tất cả những câu “chọn đại” thì hãy chọn cùng một mẫu tự, A hay B tất cả chẳng hạn, thì xác suất đúng sẽ cao hơn chọn ngẫu nhiên câu thì A câu thì B câu thì C…
Riêng phần đọc hiểu, thí sinh nên đọc câu hỏi trước rồi đọc đoạn văn sau, có cái lợi là đỡ mất giờ và đọc tập trung vào nội dung cần cho câu hỏi. Nguyên tắc tìm câu trả lời trong bài đọc là tìm phần nào có từ chính yếu giống từ chính yếu trong câu hỏi. Đối với loại câu hỏi “Which of the following is the main idea of the passage?" hay “Which of the following is best title for the message?” thì nên trả lời sau cùng, vì khi đã trả lời các câu khác xong là thí sinh đã đọc hầu hết đoạn văn và đã nắm ý chính.
Chúc các bạn thí sinh có kết quả khả quan trong kỳ thi đại học sắp tới.
Nguồn www.giaoducconggiao.net (http://www.giaoducconggiao.net)
Khi được phát đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải chắc chắn là đề thi có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề, và in rõ ràng, đọc được. Trên tờ phiếu trả lời, thí sinh nhớ ghi tên, ngày sinh, số báo danh và các chi tiết khác một cách rõ ràng, đầy đủ.
Khi làm bài, thí sinh nên đọc thật kỹ các câu hỏi, trả lời trong Phiếu trả lời bằng cách tô kín ô tròn tương ứng với chữ A, B, C hay D mà mình chọn. Chú ý là tô kín chứ không đánh dấu chéo hay vòng tròn lại. Khi muốn thay đổi câu trả lời, cần tẩy thật kỹ câu đã bỏ. Tuyệt đối không được chọn hai ô trả lời (chẳng hạn A và B) cho một câu hỏi, vì câu ấy sẽ không được chấm. Cần giữ Phiếu trả lời cẩn thận, đừng làm rách, nhàu… Vì bài thi được chấm bằng máy nên thí sinh không được coi thường các điều ấy.
Về nội dung trả lời, dĩ nhiên thí sinh cần có kiến thức đầy đủ và đã ôn luyện thật kỹ, nhưng kỹ năng làm bài và sự cẩn trọng cũng là yếu tố quyết định cho kết quả thi. Cần chú ý trả lời đúng câu hỏi, đề hỏi câu nào thì phần trả lời phải đúng câu ấy, nếu sai thứ tự sẽ ảnh hưởng toàn bài thi.
Cần phân bố thời gian trả lời hợp lý, đừng mất giờ nhiều quá cho một câu, vì sẽ ảnh hưởng các câu sau. Thí sinh nên làm các câu dễ đối với mình trước, đánh dấu các câu chưa làm rồi quay lại làm sau. Đối với những câu mà mình không chắc thì nên đoán theo một qui tắc nào đó, ví dụ như phép loại suy. Cố gắng loại các câu sai rõ ràng thì sẽ dễ chọn câu đúng. Ví dụ She saw a tiger A. since last week B. next month C. two days ago D. up to now. Thí sinh sẽ nghĩ ngay: với since thì dùng thì Present Perfect, với next month thì dùng thì Future, vậy còn C và D, rõ ràng là dễ chọn hơn!
Đối với những câu mà thí sinh hoàn toàn không nhớ, không biết cách làm thì chỉ có cách chọn cầu may. Nhưng cần chú ý: tất cả những câu “chọn đại” thì hãy chọn cùng một mẫu tự, A hay B tất cả chẳng hạn, thì xác suất đúng sẽ cao hơn chọn ngẫu nhiên câu thì A câu thì B câu thì C…
Riêng phần đọc hiểu, thí sinh nên đọc câu hỏi trước rồi đọc đoạn văn sau, có cái lợi là đỡ mất giờ và đọc tập trung vào nội dung cần cho câu hỏi. Nguyên tắc tìm câu trả lời trong bài đọc là tìm phần nào có từ chính yếu giống từ chính yếu trong câu hỏi. Đối với loại câu hỏi “Which of the following is the main idea of the passage?" hay “Which of the following is best title for the message?” thì nên trả lời sau cùng, vì khi đã trả lời các câu khác xong là thí sinh đã đọc hầu hết đoạn văn và đã nắm ý chính.
Chúc các bạn thí sinh có kết quả khả quan trong kỳ thi đại học sắp tới.
Nguồn www.giaoducconggiao.net (http://www.giaoducconggiao.net)