PDA

View Full Version : Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên giữa người Công Giáo



donghai
21-06-2010, 11:14 PM
Tôn kính Ông Bà Tổ Tiên giữa người Công Giáo (http://gioitregiaoxutando.wordpress.com/2010/04/15/ton-kinh-ong-ba-t%e1%bb%95-tien-gi%e1%bb%afa-ng%c6%b0%e1%bb%9di-cong-giao-1/)





http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:PgRRsYvakJ118M:http://www.ressourcement.info/fleur%2520pommier.JPG (http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:PgRRsYvakJ118M:http://www.ressourcement.info/fleur%2520pommier.JPG)Việc tôn kính Ông Bà Tổ Tiên (ÔBTT) và Khổng Tử được mệnh danh “Nghi Lễ Trung Hoa” (NLTH). Vấn đề này đã gây tranh luận sôi nổi một thời gian dài trong lịch sử Giáo hội. Suốt ba thế kỷ (17-20) với bao triều đại giáo hoàng và bao văn kiện tòa thánh ngăn cấm NLTH, bắt đầu từ 1645, mãi đến 1939 vấn đề mới được giải quyết.1 Với huấn dụ Plane compertum ngày 8 tháng 12 năm 1939,2 Giáo hội Công giáo chính thức chấp nhận NLTH, cho phép người Công giáo tham gia trong nghi thức tôn kính Khổng Tử và cử hành các nghi thức tôn kính ÔBTT. Mãi đến 1965 Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xin Tòa Thánh áp dụng huấn dụ Plane compertum.
Vì vậy, từ xưa và ngay cả thời gian gần đây, người ngoài Công giáo vẫn cho rằng người Công giáo bỏ Ông bỏ Bà, quên Tổ quên Tiên, không khói không hương, không nhang không đèn.

Lấy người Công giáo làm chi?
Chết thì ai cúng? Giỗ thì ai lo?
Lấy ai săn sóc mả mồ?
Lấy ai lo lắng bàn thờ Tổ Tiên?

Thực ra người Công giáo vẫn kính Ông kính Bà, vẫn nhớ Tổ nhớ Tiên, vẫn nến vẫn hương, nhưng với cách thức khác người ngoài Công giáo. Cũng nên biết, một cách nào đó, người Công giáo cho những nghi thức cúng giỗ nơi người ngoài Công giáo mang tính cách dị đoan, mê tín.


Bài viết này sẽ đề cập ba điểm chính trong việc tôn kính ÔBTT giữa người Công Giáo: 1) Những dịp lễ tôn kính ÔBTT trong Phụng vụ Công giáo; 2) Các văn kiện Tòa thánh và văn thư mục vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (HÐGMVN) về tôn kính ÔBTT; 3) Một vài đề nghị về tôn kính ÔBTT trong cưới hỏi và tang chế. Bài viết này cho người Công giáo, đồng thời cũng cho những người ngoài Công giáo với hy vọng xóa tan sự hiểu lầm nhau từ xưa nay trong lãnh vực tôn kính ÔBTT.


I. Những Dịp Tôn Kính ÔBTT Trong Phụng Vụ Công Giáo
A. Các Lễ
Giáo hội Công giáo có những ngày dành riêng để kính nhớ những người đã ly trần. Trong ngày 2 tháng 11 hằng năm, ba thánh lễ được cử hành cầu nguyện cho những người đã khuất; cũng là ngày người sống viếng nghĩa trang cầu cho kẻ chết. Hơn nữa, trọn tháng 11 được dành riêng để cầu nguyện cho những người đã qua đời. Thêm vào đó, Giáo hội Việt Nam nhớ đến ÔBTT, người qua đời, trong ngày mồng hai đầu năm Âm lịch.3 Ðó là chưa kể đến mỗi ngày giỗ, ngày kỵ riêng trong từng gia đình, ngày người sống tưởng nhớ người đã khuất bằng cách tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho họ. Cũng nên biết, lễ Thánh Gia Thất, được cử hành vào Chúa nhật trong tuần bát nhật của lễ Giáng Sinh, nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.


B. Lời Nguyện Trong Thánh Lễ
Thử nhìn vào một số lời nguyện trong những ngày dành riêng cho ÔBTT cũng như người đã qua đời để biết người Công giáo nhớ đến các ngài như thế nào. Các lời nguyện trong thánh lễ I ngày 2 tháng 11:


“… Giờ đây, xin Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện mà làm cho lòng chúng con luôn trông cậy vững vàng: chính Ðức Giêsu sẽ cho các tín hữu đã lìa cõi thế được phục sinh vinh hiển…” (Nhập lễ).4


“Lạy Chúa, xin thương nhìn đến lễ vật chúng con dâng, và cho mọi tín hữu đã qua đời vào chung hưởng vinh quang với Con Một Chúa…” (Tiến lễ).5
“Lạy Chúa, chúng con vừa cử hành bí tích Vượt Qua để cầu cho anh chị em tín hữu đã qua đời. Xin thương đón nhận họ vào nhà Chúa, nơi đầy ánh sáng và bình an…” (Hiệp lễ).6


Qua các lời nguyện trên người Công giáo biểu lộ niềm tin vào Ðức Kitô, Ðấng đã phục sinh từ cõi chết, Ðấng sẽ cho ÔBTT và người qua đời được phục sinh như Người và được chung hưởng vinh quang muôn đời bên Người.
Trong thánh lễ mồng hai Tết âm lịch, các lời nguyện cũng diễn tả lòng hiếu thảo của con cháu đối với ÔBTT và cầu nguyện cho các ngài:


“…Hôm nay nhân dịp đầu năm mới chúng con họp nhau để kính nhớ tô tiên và ông bà cha mẹ. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài…” (Nhập lễ).7
“Lạy Chúa, chúng con hoan hỷ dâng lên Chúa lễ vật đầu xuân này. Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà tuôn đô hồng ân xuống trên tô tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để chúng con cũng được thừa hưởng phúc ấm của các ngài…” (Tiến lễ).8


“…Chớ gì nguồn sinh lực thần linh này giúp chúng con ngày nay sống sao cho tròn chữ hiếu đối vớ tô tiên và ông bà cha mẹ, để mai sau được cùng các ngài vui hưởng phúc trường sinh…” (Kết lễ).9
Các lời nguyện cách này hoặc cách kia đều nói lên lòng hiếu thảo của con cháu đối với tô tiên, ông bà, cha mẹ. Các lời nguyện cũng diễn tả niềm tin vào sự tái hợp của người đang sống với tô tiên trong cuôc sống vinh phúc mai sau.


Trong thánh lễ an táng mùa Phục Sinh, các lời nguyện đặc biệt chỉ cho người qua đời. Các lời nguyện cầu cho người anh chị em tín hữu qua đời “cùng được sống lại,” “được hưởng ơn cứu độ,” “được vào Nước Chúa”:
“… (Hôm nay) ÔBACE T. là người tín hữu Chúa và là người anh (chị) em của chúng con đã cùng an giấc với Ðức Giê-su, Con Một Chúa. Nhưng chúng con biết rằng Chúa đã cho Ðức Giê-su sống lại, Chúa cũng sẽ cho ÔBACE được cùng sống lại với Người. Vì vậy, chúng con tin tưởng cầu xin Chúa cho ÔBACE được chia sẻ vinh quang với Ðấng đã từ cõi chết sống lại…” (Nhập lễ).10


“Lạy Chúa, chúng con dâng những lễ vật này để cầu cho ÔBACE T. được hưởng ơn cứu độ. Khi còn sống, ÔBACE đã vững tin Ðức Giê-su Con Chúa là Vị Cứu Tinh nhân hậu, thì giờ đây, xin Chúa cho ÔBACE được thấy rằng Người cũng là Vị Thẩm Phán khoan dung…” (Dâng lễ).11
“Lạy Chúa, Ðức Giê-su Con Chúa đã để lại cho chúng con bí tích Thánh Thể làm lương thực đi đường giúp chúng con đủ sức tiến về nhà Chúa, ước chi nhờ bí tích này, người anh (chị) em tín hữu của chúng con là T. được vào Nước Chúa dự tiệc vui muôn đời…” (Kết lễ).12


Trong thánh lễ giỗ, các lời nguyện vẫn tiếp tục cầu xin cho người qua đời hưởng lòng từ bi vô biên của Chúa, được “thứ tha… thanh tẩy” nếu còn vướng mắc, và được “sum họp cùng các thánh”:
“Lạy Chúa, hôm nay, nhân ngày giỗ (đầu) của ÔBACE T., chúng con họp nhau đây, để một lần nữa, phó thác người anh (chị) em tín hữu này cho Chúa. Người thân yêu này, chúng con không thể quên, lẽ nào Chúa lại không nhớ đến! Xin cho ÔBACE được hưởng ân tình vô biên của Chúa là được sống với Chúa giữa cộng đoàn các thánh trên trời…” (Nhập lễ).13
“Lạy Chúa, nhân ngày kỷ niệm ÔBACE T. qua đời, chúng con dâng lễ tế tạ ơn và xá tội này lên trước Tôn Nhan. Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận và ban cho ÔBACE được về sum họp cùng các thánh…” (Dâng lễ).14
“Lạy Chúa, chúng con đã dâng lễ tạ ơn để cầu cho ÔBACE T. Vậy nếu người anh (chị) em tín hữu này còn mang vết nhơ tội lỗi, xin Chúa cũng rộng lượng thứ tha và khoan hồng thanh tẩy…” (Kết lễ).15


Các Kinh Tiền Tụng cầu cho tín hữu đã qua đời nói lên niềm tin vào Ðức Kitô phục sinh, Ðấng sẽ ban phúc trường sinh cho các tín hữu đã yên nghỉ.16
Thêm vào đó, các Kinh Nguyện Thánh Thể (KNTT) đều dâng lời cầu xin cho những người đã qua đời, xin cho họ được vào chốn trường sinh với Chúa:
“Lạy Cha, xin nhớ đến ÔBACE T. là (các) tôi tớ Cha được ghi dấu đức tin, đã ra đi trước chúng con và đang nghỉ giấc bình an. Lạy Cha, xin cho (những) người tín hữu ấy và các bậc tổâ tiên17 cùng thân bằng quyến thuộc chúng con cũng như tất cả những ai đang an nghỉ trong Ðức Ki-tô, được vào nơi hạnh phúc đầy ánh sáng và bình an.” (KNTT I).18


Ðể hiểu rõ vấn đề, xin xem George Minamiki, The Chinese Rites Controversy from Its Beginning to Modern Times. Chicago: Loyola University Press, 1985; D. E. Mungello, ed. The Chinese Rites Controversy: Its History and Meaning. Netteral: Steyler Verlag, 1994; Ray N. Noll, ed. 100 Roman Documents Concerning the Chinese Rites Controversy (1645-1941). San Francisco: The Ricci Institute for Chinese-Western Cultural History, 1992.
Acta Apostolicae Sedis; commentarium officiale. Vatican: Typis Polyglottis Vaticanis. (AAS), vol. 32 (1940), 24-26; Collectanea Commissionis Synodalis. Peiping: Commissio Synodalis in Sinis, vol. 13 (1940), 125-126.
Theo truyền thống dân Việt, ngày mồng một dành cho tổ tiên bên nội, ngày mồng hai cho tổ tiên bên ngoại, ngày mồng ba cho tổ tiên thày giáo. Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thày.
(Nhất Thanh, Ðất Lề Quê Thói: Phong Tục Việt Nam. Sàigòn, 1968. Glendale, CA: Ðại Nam, in lại, nd., tr. 307).
Cha Alexandre de Rhodes (ở Bắc kỳ 1627-1630) đã “rửa tội” ba ngày đầu năm với ý nghĩa sau: Ngày mồng một dành riêng cho Chúa Cha qua công trình tạo dựng; ngày mồng hai cho Chúa Con qua chương trình cứu độ; ngày mồng ba cho Chúa Thánh Thần qua công cuộc thánh hóa. (Histoire dv royavme de Tunqvin, et des grands progrez que la prédication de l’Évangile y a faits en la conuersion des infidelles. Depuis l’année 1627 iusques à l’année 1646. Lyon: Jean Baptiste Devenet, 1651, p. 201).
Sách Lễ Roma, ấn bản 1970, với bản dịch tiếng Việt 1971, không có thánh lễ kính nhớ ÔBTT trong ngày mồng hai đầu năm âm lịch. Tuy nhiên, trong ấn bản 1975 kèm theo phần sửa đổi theo Notitiae 1983, với bản dịch tiếng Việt năm 1992, ngày mồng hai được dành riêng kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Sách Lễ Roma [SLR], Bản dịch của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (Th. phố HCM: Lê Quang Lộc, 1992), tr. 1042-1044.
SLR, tr. 723.
SLR, tr. 723.
SLR, tr. 724. Xin xem thêm các lời nguyện trong thánh lễ II và III, 724-726.
SLR, tr. 1042.
SLR, tr. 1043.
SLR, tr. 1044.
SLR, tr. 999.
SLR, tr. 1000.
SLR, tr. 1000. Xin xem thêm các lời nguyện lễ an táng trong và ngoài mùa Phục Sinh, (SLR, 1000-1003).
SLR, tr. 1005.
nt.
nt. Xin xem thêm các lời nguyện thánh lễ an táng và giỗ cho các bậc các giới khác nhau và các hoàn cảnh riêng, (SLR, tr. 1006-1034).
Xem SLR, tr. 476-480.
SLR với ấn bản 1975 và bản dịch tiếng Việt 1992 thêm “các bậc tổ tiên“, một yếu tố mới, không có trong bản dịch 1971. KNTT II & III cũng thêm “các bậc tổ tiên.”

18. SLR, tr. 488. Trong KNTT II, “Xin Cha nhớ đến ÔBACE T. là (những) người con mà Cha đã (vừa) gọi ra khỏi đời này về với Cha. Nhờ bí tích thánh tẩy, (những) người tín hữu này đã cùng chết với Chúa Ki-tô, xin Cha cho được cùng sống lại với Người.” (SLR, tr. 492); “Xin Cha cũng nhớ đến anh chị em tính hữu chúng con đang an nghỉ chờ ngày sống lại, và những người đã qua đời mà chỉ còn biết nhờ vào lòng thương xót của Cha. Ðặc biệt xin Cha nhớ đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã lìa cõi thế. Xin cho hết thảy được vui hưởng ánh sáng Tôn Nhan.” (SLR, tr. 493). Trong KNTT III, “Lạy Cha, xin nhớ đến ÔBACE T. là (những) người tôi tớ Cha đã (vừa) gọi ra khỏi đời này về với Cha. Nhờ bí tích thánh tẩy, (những) người tín hữu này đã cùng chết với Chúa Ki-tô. Xin Cha cho được cùng sống lại với Người, khi Người cho kẻ chết sống lại và biến đôi xác phàm chúng con nên giống thân xác vinh hiển của Người. Xin Cha cũng nhớ dến anh chị em tín hữu chúng con đã lìa cõi thế, và mọi người sống đẹp lòng Cha mà nay đã ly trần. Ðặc biệt xin Cha nhớ đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã qua đời. Xin thương nhận tất cả vào Nước Cha, nơi chúng con hy vọng sẽ được cùng nhau vui hưởng vinh quang Cha muôn đời, khi Cha lau sạch nước mắt chúng con. Bấy giờ, chúng con sẽ được chiêm ngưỡng Cha tường tận, nên muôn đời sẽ được giống như Cha là Thiên Chúa chúng con, và sẽ dâng lời ca ngợi Cha không cùng…” (SLR, tr. 497-498). Trong KNTT IV, “Xin Cha cũng nhớ đến anh chị em tín hữu đã qua đời trong bình an của Ðức Ki-tô và tất cả mọi người đã quá cố mà chỉ một mình Cha biết họ tin tưởng vào Cha.” (SLR, tr. 503). Trong KNTT của Thánh Lễ Hòa Giải I, lời cầu nguyện cho tín hữu đã qua đời không rõ ràng như bốn KNTT trên đây, nhưng diễn tả ước mong kết hợp với kẻ qua đời trong thế giới mai sau: “Ngày ấy, chúng con sẽ được nhập đoàn với thần thánh trên trời, bên cạnh Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a và các thánh Tông Ðồ, cùng với anh chị em tín hữu đã lìa cõi thế mà chúng con tin tưởng phó thác cho Cha (nhấn mạnh)” (SLR, tr. 514); trong KNTT của Thánh Lễ Hòa Giải II, các tín hữu qua đời không được nhắc đến rõ ràng, nhưng chỉ được hiểu chung trong “muôn người thuộc mọi đoàn thể và tầng lớp, mọi chủng tộc và ngôn ngữ” (SLR, tr. 518). Trong KNTT của Thánh Lễ Trẻ Em I, người qua đời được nhắc đến với những lời đơn sơ vắn gọn, “Sau hết, chúng con xin dâng lời cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, (nhất là cho ÔBACE T.)” (SLR, tr. 522). Trong KNTT của Thánh Lễ Trẻ Em II, người ly trần được nhắc đến như sau: “Xin Cha cũng nhớ đến những người đã chết (đặc biệt là ÔBACE T.) và âu yếm đón nhận vào nhà Cha.” (SLR, tr. 526). Trong KNTT của Thánh Lễ Trẻ Em III, người qua đời không được nhắc rõ ràng. Ngoài ra, Ủy Ban Phụng Tự của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cũng đã sáng tác bốn KNTT dùng trong các dịp hội họp. Lời nguyện cho người đã qua đời trong bốn KNTT này đồng nhất với nhau: “XinCha nhớ đến anh chị em tín hữu (là T.T.) đã qua đời trong bình an của Ðức Ki-tô và tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Cha biết họ đã tin tưởng vào Cha. Xin cho hết thảy được vui hưởng ánh sáng Tôn Nhan và xin ban cho họ, khi sống lại, được sự sống viên mãn.” (SLR, tr. 538, 543, 548, 553).
Theo Peter Võ Tá Ðề, SVD- http://gpnt.net/