Ðăng Nhập

View Full Version : Ngôn ngữ của lòng nhân ái



Tử Mặc
26-06-2010, 08:41 AM
Truyện kể rằng một ngày nọ, Don Bosco vào một tiệm hớt tóc ở Tô-ri-nô. Ngài gặp một cậu bé đang học nghề hớt tóc và hỏi:
- Con tên gì?
- Dạ, con tên là Ca-rô-lô Gát-ti-ni.
- Cha mẹ của con còn sống không?
- Thưa, con chỉ còn mẹ.
- Thế con bao nhiêu tuổi?
- Thưa, mười một.
- Con đã rước lễ lần đầu chưa?
- Dạ, chưa.
- Con có học giáo lý không?
- Thưa, con đang học.
- Tốt lăm! Bây giờ con hãy cạo râu cho cha.
Nghe nói thế, ông chủ tiệm la lên:
- Ấy đừng! Xin cha đừng mạo hiểm thế! Thằng nhỏ này mới học nghề mà! Nó chỉ có thể cạo lông chó thôi!
Don Bosco bình thản đáp:
- Không hề gì! Nếu cậu bé không bắt đầu thực tập, thì chẳng bao giờ thành nghề được đâu.
- Xin lỗi cha! Nếu cần thực tập, con sẽ cho nó cạo râu của người khác, chớ không được cạo râu một linh mục.
- Sao lại lạ thế nhỉ! Thế râu của tôi quý lắm sao? Không có gì phải sợ ông ạ. Râu của tôi là loại râu "gỗ" (Don Bosco dùng tên mình chơi chữ cách hóm hỉnh, vì tiếng Piemonte "bosch" có nghĩa là gỗ). Miễn sao nó đừng cắt mũi của tôi là được.
Cậu bé học nghề được dịp thực tập. Don Bosco thản nhiên trước sự vụng về của cậu. Song, ngài nói: "Không tệ lắm! Con sẽ sớm trở thành thợ cạo nổi tiếng!" Sau đó ngài còn nói đùa với cậu vài câu và mời cậu đến nguyện xá vào Chúa nhật tới. Cậu đã nhận lời mời.
Don Bosco trả tiền cho ông chủ và đi ra. Suốt đoạn đường, thỉnh thoảng ngài đưa tay lên xoa cái mặt đau rát như phải bỏng của mình, nhưng lại hài lòng vì đã chinh phục được cậu bé.
Giữ đúng lời hứa, cậu bé đã tìm đến đúng nguyện xá của Don Bosco vào Chúa nhật sau đó.
Don Bosco khích lệ cậu và giúp cậu vui chơi với các trẻ em khác. Sau khi kết thúc các lễ nghi tôn giáo, ngài đã nói thầm vào tai cậu vài lời rồi dẫn cậu đến phòng áo. Tại đây, ngài giúp cậu xét mình và xưng tội. Ca-rô-lô xúc động đến rơi lệ, và Don Bosco cũng không cầm nổi nước mắt. Từ ngày ấy, nguyện xá trở thành ngôi nhà thứ hai của cậu bé Ca-rô-lô Gát-ti-ni.

Sưu tầm.

Tử Mặc
27-06-2010, 04:25 PM
GIỌT NƯỚC TRONG ĐẠI DUƠNG NHÂN ÁI.

http://www.xemanh.net/images/photography/water_drop/water/water_drop_24.jpg


Ngày còn nhỏ, tôi không hiểu tại sao mỗi lần có người đến ăn xin, mẹ tôi đều gọi tôi đem tiền ra và dạy tôi "biếu" họ bằng hai tay. Rồi thỉnh thoảng, mẹ tôi lại cho vài ba người hàng xóm quanh nhà ít chục ngàn, dù nhà tôi chẳng khá giả gì. Tôi hỏi thì mẹ tôi bảo "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà con". Tôi nghe nhưng tôi không hiểu lắm, bởi vì tôi còn bé.
Khi tôi lớn lên một chút, đi học giáo lý, nghe các sơ và các anh chị giáo lý viên giải thích, tôi mới hiểu Chúa muốn nói rằng Ngài cần lòng nhân ái thật sự chứ không phải chỉ là những câu chót lưỡi đầu môi, những hành động giả hình. Và tôi cũng bắt đầu hiểu ra tại sao mẹ tôi lại bắt tôi phải đưa tiền cho người ăn xin bằng hai tay và phải nói "cháu biếu ông". Mẹ tôi dạy, gặp người nghèo khó phải giúp đỡ, và tôi đã thực hiện triệt để lời dạy đó. Ở trường có đợt quyên góp cho vùng bão lụt , cho nạn nhân chất độc màu da cam, cho các trẻ em tàn tật...tôi đều vét túi ra "biếu" hết (chả là ngày đó tôi không hay ăn quà vặt nên lâu lâu sờ vào túi quần là bắt gặp mớ tiền nhăn nheo trong túi). Tôi bắt đầu để ý đến truyền hình, những bài hát đầy xúc động làm rung cảm trái tim con người, những lời kêu gọi nào là "xóa đói giảm nghèo", "dân giàu nước mạnh", "tương thân tương ái"... Tôi vui sướng nghĩ rằng người Việt Nam mình thật giàu lòng nhân ái.
Nhưng khi lớn lên một chút nữa, bắt đầu rời được ra những trang truyện tranh để dời mắt sang những trang sách báo đầy chữ, tôi bắt đầu thấy được xã hội này không giống như những gì tôi đã tưởng tượng và mơ ước: có những người lừa gạt lòng trắc ẩn của mọi người để mưu cầu lợi ích riêng cho mình, có những chương trình mang vỏ bọc nhân nghĩa nhưng trong ruột là đánh lừa người khác, là rút trích làm của riêng cho mình... Dần dần, sau vài lần bị lừa dối, tôi bắt đầu suy tính và nghi ngờ mỗi khi gặp những người ăn xin. Mặc cho bị mang tiếng là keo kiệt hay không biết thương người, tôi không quan tâm, bởi vì tôi thấy lòng nhân mình bị xúc phạm. Tôi chỉ cho phép lòng nhân của mình xuất hiện khi nào tôi được trao nó tận tay cho những người cần giúp đỡ, hay giao phó cho nơi mà tôi tin tưởng là Giáo Hội, nơi đã nuôi dưỡng đức tin của tôi.
Những ngày lang thang trên trung tâm thành phố, tôi bắt gặp bên cạnh những đời sống xa hoa sung sướng, còn có những con người nghèo đói bệnh tật, vô gia cư. Cổ họng tôi như nghẹn lại khi thấy bà cụ già nằm ăn xin trên cầu, bà già yếu lắm rồi, không con không cháu, nhà của bà là mảnh chiếu rách bươm lót lưng trải ngay trên cầu mà người khác bố thí cho; ngày cũng như đêm, bà vẫn nằm đó, sống nhờ những của ăn bố thí. Tôi thấy một ông lão ngày ngày còng lưng đạp chiếc xe cà tàng qua hết con phố này đến con phố khác để bán bánh bò lấy tiền nuôi cháu ăn học. Tôi thấy một người mẹ cõng trên lưng đứa con trai bị chất độc màu da cam to gần bàng mình đi bán vé số trên những con lộ đông đúc và vội vã, người ta chỉ ngoái lại nhìn rồi lại quay lưng đi với bao tất bật của cuộc sống. Tôi thấy hai cha con ngồi bên đường ăn những gì còn sót lại bên trong những vỏ trứng vịt lộn cho đỡ đói lòng...
Tôi ý thức, có một hố ngăn cách rất sâu, rộng giữa giàu và nghèo. Tôi cũng biết rằng xã hội ngày hôm nay thiếu vắng lòng cảm thương. Nhưng nhớ đến điều Mẹ Têrêsa Calcutta nói: "Tôi không chăm sóc vô vàn con người, nhưng tôi chăm sóc cho một con người mỗi lần. Nếu tôi nhìn vào vô số những con người, tôi sẽ chẳng bao giờ chăm sóc ai cả". Và tôi khởi lại cho chính mình, một lòng nhân ái hồn nhiên mà tôi có từ thuở nhỏ, và tôi ước muốn sẽ trám vào hố ngăn cách giàu nghèo đó bằng lòng trác ẩn nhỏ bé của mình.
Tôi muốn làm giọt nước trong đại dương nhân ái, vì tôi tin rằng nhiều giọt nước sẽ làm nên đại dương.

anhhuongtho
27-06-2010, 10:03 PM
Sâu sắc và nhân văn!
Xin cám ơn Tử Mặc nhiều!

Pepo
28-06-2010, 07:28 AM
2 câu chuyện trên đều rất hay và chúng ta cũng cần học theo. Đó là những gương sáng mà chúng ta cần học và giúp đỡ người khác. Cũng như Cha Don Bosco luôn yêu thương trẻ em nghèo ko cha mẹ, ko có ơi ở....