PDA

View Full Version : Dòng Chúa Cứu Thế



halleluyah
05-07-2010, 04:20 PM
http://i15.photobucket.com/albums/a351/britishgrenadier/Saints/St%20Alphonsus%20Liguori/alfonso.jpg
Thánh Anphong Maria Liguori, Đấng sáng lập DCCT
Dòng Chúa Cứu Thế là một Dòng truyền giáo được Thánh Alphonso Maria Ligori sáng lập ngày 9-11-1732 tại làng Scala, miền Nam nước Ý. Sứ mạng đặc biệt của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, cô thế cô thân. Tất Cả Cho Người Nghèo.
Bắt đầu với một nhóm linh mục ít ỏi bé nhỏ nhưng đầy nhiệt thành, ngày nay Dòng Chúa Cứu Thế đã vươn mạnh thành một Dòng thừa sai lớn của Giáo Hội. Gần 6500 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, gồm các linh mục và các thầy đồng trợ hiện diện trên hơn 50 quốc gia, đang miệt mài rao giảng Tin Mừng cứu rỗi bằng tất cả mọi phương tiện có thể có.
DÒNG CHÚA CƯU THẾ VIỆT NAM
Thể theo lời yêu cầu của Ðức Cha Henry Lecroart, Khâm sai kinh lược của Tòa Thánh tại Việt Nam năm 1923, Thánh bộ Truyền giáo đã ký thác cho vị Chủ tịch Thánh bộ là Ðức Hồng Y Van Rossum, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, việc tìm kiếm và vận động thành lập Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam.
Tỉnh Dòng Thánh Anna Beaupré (Canada) được ký thác công cuộc lập Dòng tại Việt Nam. Ngày 30/11/1925, hai linh mục và một thầy đồng trợ Dòng Chúa Cứu Thế tiên khởi đặt chân lên đất Việt. Cũng với một nhóm tu sĩ ít oi nhỏ bé đó, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong 65 năm qua vẫn không ngừng kiên trì rao giảng Tin Mừng cho đồng bào mình trên mọi nẻo đường đất nước. Chúa Cứu Thế chúc lành cho công cuộc truyền giáo của Tỉnh Dòng bằng cách gởi đến thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành.
Năm 1964, Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam trở thành một Tỉnh độc lập, với Cha F.X. Trần Tử Nhãn, Giám Tỉnh tiên khởi.
Rao Giảng Tin Mừng
Mục đích chính của Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô bằng các phương thức phổ biến như Ðại phúc, Cấm phòng, Tĩnh tâm. Sứ mạng rao giảng này được mở rộng bằng việc tông đồ báo chí, hầu có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người sống ở phương xa. Tại Hoa Kỳ, Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp hàng tháng cung cấp lương thực tinh thần cho hàng ngàn đồng hương trên khắp năm châu.
Sứ Mạng Truyền Giáo
Dòng Chúa Cứu Thế cũng đảm nhận việc truyền giáo cho lương dân tại Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La-Tinh. Hiện nay, tu sĩ của các Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ đang phục vụ tại các trung tâm truyền giáo ở Puerto Rico, Brazil, Paraguay, Thái Lan và Nigeria. Tại Việt Nam, các địa sở truyền giáo cho đồng bào Thượng đã được thiết lập từ lâu tại Fyan (Tuyên Ðức) và Pleikly (Pleiku).
Hoạt Ðộng Tông Ðồ Chuyên Biệt
Nhiều tu sĩ DCCT phụ trách các hoạt động tông đồ đặc biệt như quản nhiệm các giáo xứ theo yêu cầu của các Giám mục sở tại, tông đồ cho người câm điếc, tật nguyền, tuyên úy cho người di dân. Hiện nay một số linh mục DCCT Việt Nam hải ngoại đang làm tuyên úy cho các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, cho trại tù và phục vụ các thanh niên không gia đình.
Cổ Võ Lòng Sùng Kính Ðức Mẹ
Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Mẹ Maria. Năm 1866 Ðức Thánh Cha Piô IX ký thác cho Dòng bức họa thời danh hay làm phép lạ, có tên "ÐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP". Ngài truyền: "Hãy làm cho cả thế giới yêu mến Mẹ!". Ngày nay, việc kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thường được tổ chức hàng tuần tại các giáo xứ Mỹ cũng như tại các Ðền Ðức Mẹ trên toàn thế giới. Bên quê nhà, đền Ðức Mẹ tại Thái Hà Ấp (Hà Nội), Huế và Sài Gòn là những trung tâm hành hương thân thuộc với đồng bào lương giáo Việt.
Chứng Nhân Anh Hùng
Có bốn tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã được tôn phong Hiển thánh, hai vị được tôn phong Á thánh và nhiều Ðấng đáng kính, với ơn Chúa, đang chờ ngày Giáo Hội vinh thăng hiển thánh. Những nhân chứng anh hùng của các bậc cha anh luôn là niềm hứng khởi, thúc đẩy thế hệ đàn em mạnh tiến.
Thánh ALPHONSO LIGORI (1696-1787), Ðấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, là Tiến Sĩ Hội Thánh và là một trong những nhà thần học luân lý lừng danh nhất trong lịch sử Giáo Hội. Mối quan tâm đến phần rỗi các linh hồn cũng thúc đẩy ngài dấn thân vào việc tông đồ bằng ngòi bút. Tổng số tác phẩm của ngài lên đến 111 cuốn, bao gồm các lãnh vực luân lý, tín lý và tu đức.
Thánh CLÊMENTÊ HOFBAUER (1751-1820) là một linh mục quản xứ nhiệt thành, một tông đồ tận tình với người nghèo và cả giới sinh viên trí thức. Ngài có công quảng bá DCCT qua khỏi biên cương nước Ý năm 1785.
Thánh GIÊRAÐÔ MAJELLA (1726-1755) là một thầy đồng trợ thánh thiện. Giáo dân kính ngài như thánh bổn mạng các bà mẹ và hằng kêu cầu ngài những khi gặp gian nan. Ðặc biệt, Hội Bảo trợ Ơn gọi DCCT cũng đã nhận Ngài làm Thánh Quan Thầy của Hội.

http://www.angeluspress.org/uploads/catalog1654.jpg
Thánh GIOAN NEUMANN (1811-1860) là một thừa sai di cư từ Âu Châu sang Hoa Kỳ. Ngài là Giám mục địa phận Philadephia, Pennsylvania, và là người đầu tiên thiết lập hệ thống trường công giáo tại giáo xứ ở Hoa Kỳ.
Á Thánh GASPAR STANGASSINGER (1871-1899) dành trọn cuộc đời ngắn ngủi cho giới trẻ. Ngài được Ðức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Á thánh ngày 24-4-1988.
Cha PHANXICÔ SEELO (1819-1867) là một nhà truyền giáo không mệt mỏi tại Hoa Kỳ. Ngài tận tụy phục vụ bệnh nhân dịch sốt vàng tại New Orleans, Louisiana và cuối cùng đã qua đời vì nhiễm bệnh dịch này.


http://www.binhcang.com/mehangcuugiup.jpg

Mẹ Hằng Cứu Giúp,
Đấng hiện diện trong mọi công việc tông đồ của Dòng



Nguồn TGM Hải Phòng



Liên lạc tìm hiểu ơn gọi


Thân gửi các bạn muốn tìm hiểu ƠN GỌI DCCT.

Xin các bạn tìm đến địa chỉ Nhà Đệ Tử & Dự Tập DCCT tại Mai Thôn, Thanh Đa, số nhà 970 D Đường Bình Quới, Quận Bình Thạnh, TPHCM, để xin gặp quí cha trong Ban Giám Đốc : Cha Tiến Lộc, Nguyễn Trần Tuấn, Nguyễn Công Nghiễm, Nguyễn Chí Công.

Nói chuyện và gặp gỡ trực tiếp là cách tốt nhất, ngoài ra nếu ở những nơi xa xôi, xin hãy tìm đến Nhà Dòng Chúa Cứu thế gần nhất, xin gặp quí cha phụ trách : Cha Nam Phong (DCCT Ha Nội), Cha Xuân Đường (DCCT Huế), Cha Huỳnh Lê Pháp DCCT Nha Trang) để biết thêm các chi tiết ...

Thân ái,
Yuse Tiến Lộc CSsR.

halleluyah
05-07-2010, 04:20 PM
Giới thiệu các Hiển Thánh Dòng Chúa Cứu Thế

THÁNH AN-PHONG

1696 - 1787
Tổ phụ
ngày 1 tháng 8



http://cuuthe.com/zoldsite1/thanh/pic_thanh/Alfonso_lg.jpg

Thánh An-phong sinh tại Marianella gần Naples ngày 27.9.1696.
Ngài là con cả trong một gia đình khá đông anh em, thuộc giới quý tộc thành Naples. Ngài hấp thụ một nền giáo dục bao gồm các môn nhân văn, cổ ngữ , ngôn ngữ hiện đại, nhạc và họa. Ngài sáng tác từ bài ca Giáng Sinh phổ biến nhất ở Ý đến bản song tấu Thương Khó, bài Tu Scendi Dalle Stelle và

một số bài thánh ca khác. Ngài hoàn tất bậc đại học với bằng tiến sĩ cả luật đạo lẫn đời rồi bắt đầu hành nghề luật sư.
Sau một quá trình nhận thức dài, năm 1723, ngài bỏ nghề luật. Dù gặp sự phản đối rất mạnh của thân phụ, ngài vẫn theo chương trình chủng viện và được trao sứ vụ linh mục ngày 21.12.1726 ở tuổi 30. Ngài sống năm đầu đời linh mục với những kẻ vô gia cư, những người trẻ sống bên lề xã hội ở Naples. Ngài lập những “nhà nguyện ban đêm” do chính những người trẻ điều hành. Đó là những điểm cầu nguyện, sinh hoạt, chia sẻ Lời Chúa, hoạt động xã hội và giáo dục. Vào lúc ngài mất, có 72 nhà nguyện như thế cùng với hơn 10 ngàn thành viên. Năm 1729, cha An-phong rời gia đình dọn vào ở trong Học viện người Hoa. Ở đó, ngài nếm trãi công việc thừa sai cho người Hoa ngay trong lòng vương quốc, nơi ngài gặp thấy những người nghèo, bị bỏ rơi hơn bất cứ đứa trẻ đường phố nào ở Naples. Ngày 9.11.1732, thánh An-phong lập Hội Dòng của Đấng Cứu Thế chí thánh, quen gọi là Dòng Chúa Cứu Thế, để noi gương Chúa Giê-su Ki-tô, rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó và bị bỏ rơi nhất. Từ đây cho đến cuối đời, ngài hiến toàn thân cho sứ mạng mới này.
Thánh An-phong yêu chuộng cái đẹp: âm nhạc, hội họa, thơ văn. Ngài vận dụng mọi sáng tạo văn chương nghệ thuật phục vụ cho việc rao giảng, và ngài yêu cầu những ai cộng tác với nhà dòng cũng hãy làm như thế. Ngài viết 111 tác phẩm thần học và linh đạo. Với 21500 lần in và tác phẩm được dịch ra 72 thứ tiếng, ngài là một trong những tác giả được nhiều người đọc nhất. Những tác phẩm nổi tiếng nhất là: Tầm quan trọng của việc cầu nguyện, Thực hành yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô, Vinh quang Mẹ Maria, Viếng Thánh Thể.
Cầu nguyện, yêu thương, kết hiệp với Chúa Ki-tô, kinh nghiệm mục vụ trực tiếp đụng chạm với những nhu cầu của các tín hữu làm cho thánh An-phong trở nên bậc thầy vĩ đại về đời sống tâm linh.
Sự đóng góp lớn lao nhất của thánh An-phong cho Giáo Hội nằm trong lãnh vực thần học luân lý. Suy tư của ngài phát sinh từ kinh nghiệm mục vụ, đáp ứng cho những vấn đề thực tế hàng ngày được đặt ra từ phía đoàn chiên. Ngài chống lại thói nệ luật cứng nhắc, thứ luân lý không sức sống; ngài loại bỏ chủ trương khắt khe thời ấy ... là sản phẩm của một hàng giáo sĩ sính quyền lực. Theo thánh An-phong, đó không phải là con đường dẫn người ta đến Tin Mừng, vì “sự sợ hãi như thế chẳng bao giờ được dạy dỗ cũng như thực hành trong Hội Thánh”. Ngài biết cách làm thế nào để đưa những suy tư thần học vào phục vụ cho sự cao thượng và phẩm giá của con người, cho một lương tâm trong sáng, và cho lòng thương xót của Tin Mừng.
Thánh An-phong được bổ làm giám mục giáo phận thánh Agatha năm 1762 khi 66 tuổi. Ngài cố từ chối vì cảm thấy đã lớn tuổi và bệnh tật, không đủ sức chăm sóc đoàn chiên. Năm 1775, được phép nghỉ ngơi rời giáo phận, ngài về sống với anh em trong Dòng ở Pagani, nơi ngài qua đời vào ngày 1.8.1787.
Năm 1831, ngài được phong hiển thánh.
Năm 1871, được tôn phong Tiến sĩ Hội Thánh.
Năm 1950, Quan thầy các cha giải tội và các nhà luân lý.

halleluyah
05-07-2010, 04:21 PM
Thánh Giê-ra-đô

1726 - 1755
Tu huynh
ngày 16 tháng 10
http://cuuthe.com/zoldsite1/thanh/pic_thanh/Gerardo_lg.jpg

Thánh Giê-ra-đô sinh năm 1726 ở Muro, một thị trấn nhỏ miền nam nước Ý. Ngài diễm phúc có bà mẹ Benedetta đạo đức. Bà dạy con về tình yêu vô biên của Thiên Chúa và quả thật con bà hạnh phúc vì thấy mình gần gũi Thiên Chúa.
Cha mất năm 12 tuổi, Giê-ra-đô trở thành lao động chính trong nhà. Ngài học việc với một hiệu may trong thị trấn, và chẳng tránh được chuyện bị đàn anh đập đánh. Sau 4 năm học việc, ngay khi thành nghề, Giê-ra-đô bảo
rằng mình sẽ là tôi tớ phục vụ cho Đức Giám Mục giáo phận Lacedonia của ngài. Bạn hữu can ngăn, vì đức cha thường xuyên giận dữ quát mắng vô cớ khiến đầy tớ không ai chịu nổi hơn vài tuần. Không đến nổi nào đối với Giê-ra-đô. Ngài làm đủ mọi việc, và làm cho đến khi đức cha qua đời: 3 năm ! Giê-ra-đô làm bất cứ việc gì, chỉ cần tin rằng đó là ý Chúa. Bị giám mục hay thợ cả đánh đập la mắng, dù đúng sai thế nào ngài vẫn chấp nhận, vì ngài thấy chịu đau khổ như thế là bắt chước Đức Ki-tô. Ngài nói: “Chúa muốn điều tốt cho tôi”, rồi ngài đến quỳ trước Thánh Thể lâu giờ, trước bí tích Chúa Giê-su chịu nạn và phục sinh.
Năm 1745, 19 tuổi, ngài trở về Muro mở hiệu may của mình. Công việc làm ăn phát đạt nhưng chủ tiệm không có lắm tiền vì hay làm phúc. Ngài để riêng số tiền cần thiết cho mẹ và các em, còn lại thì cho người nghèo hoặc xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Cuộc sống cứ thế trôi đi, không có chuyển biến gì ngoại trừ lòng mến của Giê-ra-đô ngày một tăng tiến vững chắc hơn. Mùa chay 1747, ngài dốc quyết trở nên giống Chúa Ki-tô hết sức có thể. Ngài thực hành khổ chế nhiệm nhặt và tìm sự khiêm hạ thật sự: giả vờ điên và lấy làm vui khi bị thiên hạ cười nhạo trên đường phố.
Muốn hoàn toàn phục vụ Chúa, ngài đi theo các thầy dòng Capuchin nhưng các thầy không nhận. Ở tuổi 21, ngài cố gắng sống như một nhà tu khổ hạnh. Ngài muốn nên giống Chúa Ki-tô đến độ chụp ngay lấy một vai chính trong hoạt cảnh Thương Khó thật sống động trình diễn tại Vương Cung thánh đường Muro.
Với các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
Vào năm 1749, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đến Muro. Có 15 vị thừa sai và họ cuốn hút 3 xứ đạo của thị trấn nhỏ này. Giê-ra-đô theo sát công việc của các cha các thầy và xác quyết đây đúng là cuộc sống của ngài. Ngài muốn theo đoàn nhưng cha bề trên Cafaro không nhận vì lý do sức khỏe. Giê-ra-đô nài nỉ họ đến nỗi khi sắp rời thị trấn, cha Cafaro phải đề nghị gia đình khóa cửa nhốt chàng lại trong phòng.
Một việc xảy ra gây xúc động nhiều thanh niên sau này: Giê-ra-đô buộc khăn trải giường lại, thòng xuống, trèo qua cửa sổ đi theo các thừa sai. Phải đi vội vả 12 dặm ngài mới bắt kịp họ. Giê-ra-đô nói: “Cho con đi với, cho con thử đi, nếu con không tốt thì hãy trả con về”. Cha Cafaro không thể làm gì hơn trước tình cảnh như thế, ngài cho Giê-ra-đô một “cơ hội”. Cha gởi Giê-ra-đô đến cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế ở Deliceto, trong thư giới thiệu, ngài viết: “Con gởi đến cho các cha một người mà theo con chẳng làm được việc gì ...”
Giê-ra-đô cảm thấy hoàn toàn yêu thích lối sống mà thánh An-phong, đấng sáng lập dòng đã vạch ra. Ngài bị thôi thúc khám phá tình yêu của Chúa Giê-su Thánh Thể, và ngài cũng mến yêu Mẹ Maria không kém.
Ngày 16.7.1752, Giê-ra-đô khấn lần đầu vào dịp lễ Chúa Cứu Thế, hôm ấy lại trùng với lễ Đức Mẹ Ca-mê-lô. Sự trùng hợp này khiến ngài thích thú. Từ đó, ngoại trừ hai lần đến Naples và thời gian ở Caposele nơi ngài qua đời, hầu như cả cuộc đời tu sĩ của thánh Giê-ra-đô là phục vụ ở cộng đoàn Iliceto.
Câu “chẳng làm được việc gì” của cha Cafaro chừng như không đúng nữa. Giê-ra-đô làm việc rất siêng năng, những năm sau đó ngài làm đủ thứ việc: làm vườn, ông từ nhà nguyện, thợ may, khuân vác, đầu bếp, thợ mộc, đốc công coi việc xây dựng nhà ở Caposele. Giê-ra-đô học hỏi rất nhanh, đi thăm xưởng chạm khắc gỗ chẳng bao lâu, ngài trở nên một tay khắc tượng chịu nạn nhà nghề. Ngài là kho báu của cộng đoàn, nhưng ngài chỉ có một khát vọng: làm theo ý Chúa trong mọi sự.
Năm 1754, khi cha linh hướng yêu cầu thầy Giê-ra-đô viết điều thầy mong ước hơn hết, thầy viết: “Yêu Chúa nhiều, luôn hiệp nhất với Chúa, làm mọi sự vì Chúa, yêu mọi sự vì Chúa, chịu nhiều đau khổ vì Chúa, công việc duy nhất của con là làm theo ý Chúa”
Thử thách lớn
Sự thánh thiện thật sự luôn luôn phải được trắc nghiệm bằng thập giá. Vào năm 1754, thánh Giê-ra-đô đã phải trải qua một thử thách lớn khiến ngài đáng được ơn đặc biệt để giúp đỡ các bà mẹ và trẻ em. Có một thời công việc mà ngài nhiệt tình làm là khuyến khích và giúp đỡ các cô gái muốn đi tu. Thường thì ngài giúp số tiền hồi môn cần thiết để những cô gái nhà nghèo được nhận vào tu viện.
Neria Caggiano là một trong những cô gái như thế. Nhưng rồi cô chán tu, ở tu viện được 3 tuần thì cô về nhà. Để giải thích cho hành động của mình, Neria bắt đầu rêu rao những chuyện sai sự thật về đời sống các nữ tu. Khi những người tốt ở Muro không tin những chuyện như thế lại xảy ra trong một tu viện mà Giê-ra-đô giới thiệu, cô quyết định cứu lấy tiếng tốt của mình bằng cách làm mất thanh danh ân nhân của cô. Cô gởi một lá thư cho thánh An-phong, bề trên của Giê-ra-đô, tố cáo rằng thời gian vừa qua thầy Giê-ra-đô đã lỗi đức khiết tịnh với một cô gái nhỏ trong gia đình mà ngài thường đến trọ khi đi làm việc.
Thầy Giê-ra-đô bị thánh An-phong gọi lên để trả lời. Thay vì chống đỡ, thầy im lặng theo gương Thầy Chí Thánh. Trước sự im lặng này, thánh An-phong không quyết định được gì ngoài việc bắt thầy phải chịu một hình phạt sám hối nghiêm khắc: không được rước lễ, không được liên hệ với bên ngoài.
Đối với thánh Giê-ra-đô, thật chẳng dễ gì lấy công việc nặng nhọc phần xác mà đổi được việc đọc kinh cầu nguyện phần hồn, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ so với chuyện bị tước mất Thánh Thể. Ngài cảm thấy mất mát đến độ xin đừng cho ngài giúp lễ nữa, kẻo ước muốn được rước Chúa khiến ngài cướp mất Mình Thánh Chúa trên tay cha chủ tế.
Một thời gian sau, cô Neria lâm bệnh nguy kịch, cô viết một bức thư cho thánh An-phong thú nhận tội vu khống của mình. Thánh An-phong lòng tràn ngập mừng vui vì con cái mình vô tội. Nhưng Giê-ra-đô đã chẳng ngã lòng trong cơn thử thách thì nay cũng chẳng lấy làm phấn chấn lắm khi được chứng minh là vô tội. Trong cả hai giai đoạn, ngài cảm thấy ý Chúa được vẹn tròn, đối với ngài như thế là đủ.
Người làm phép lạ
Ít vị thánh có quá nhiều sự kiện lạ lùng được ghi nhận như thánh Giê-ra-đô. Qua tiến trình xin phong chân phúc và hiển thánh cho ngài, người ta thấy các phép lạ ngài làm quả thực muôn màu muôn vẻ và vô cùng phong phú.
Thánh Giê-ra-đô thường rơi vào trạng thái ngất trí khi cầu nguyện hay khi ước muốn thiết tha kết hợp với Chúa. Trong những lúc như thế, cả người ngài được nhắc lên khỏi mặt đất. Có những ghi nhận đáng tin cậy chứng minh rằng hơn một lần ngài có mặt và trò chuyện ở hai nơi khác nhau cùng một lúc.
Những phép lạ nổi tiếng nhất của ngài là những phép lạ giúp đỡ người khác. Khi đọc hạnh thánh Giê-ra-đô, những việc lạ lùng cứ theo nhau xảy ra khiến người ta dần dần cảm thấy như đó là chuyện bình thường. Ngài cứu sống một cậu bé rơi từ vách đá cao, chúc lành cho phần lúa mì ít ỏi của một gia đình nghèo khiến nó cứ còn mãi không vơi cho đến mùa gặt, đi trên mặt nước để đưa một chiếc thuyền đánh cá vượt qua cơn bão an toàn vào bờ. Nhiều lần ngài làm cho bánh hóa nhiều để phân phát cho người nghèo. Có khi ngài nhắc người ta về những tội kín đáo của họ khiến họ phải ngượng ngùng thú nhận, rồi ngài giúp họ hoán cải để được ơn tha thứ.
Việc ngài nâng đỡ các bà mẹ đã bắt đầu rồi, ngay khi ngài còn sống. Một lần nọ, khi từ giã gia đình người bạn là Pirofalo, cô con gái trong nhà chạy theo đưa cho ngài chiếc khăn ngài bỏ quên. Lúc ấy Giê-ra-đô nói tiên tri: “Cứ giữ nó đi, một ngày nào đó cháu sẽ cần nó”. Cái khăn ấy được giữ như một vật kỷ niệm quý giá. Sau này, cô gái ấy có nguy cơ chết khi sinh con. Cô nhớ lại lời thánh Giê-ra-đô và nhờ người mang lại cho cô tấm khăn ấy. Hầu như ngay lập tức cơn nguy hiểm qua đi và cô sinh con khỏe mạnh. Trong một trường hợp sinh khó khác, bà mẹ xin mọi người đọc kinh kính thánh Giê-ra-đô thì cả hai mẹ con an toàn qua cơn nguy hiểm.
Chết và vinh quang
Với thể chất yếu ớt, rõ ràng thánh Giê-ra-đô không thể sống thọ. Năm 1755, xuất huyết trầm trọng và bệnh lỵ đã bắt lấy ngài. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng ngài vẫn còn nợ anh em một bài học quan trọng về sức mạnh của đức vâng phục. Bề trên ra lệnh cho ngài phải khỏe lại, nếu đó là ý Chúa. Lập tức bệnh của ngài dường như biến mất, ngài rời khỏi giường và lại tiếp tục công việc bình thường với anh em. Tuy nhiên, ngài biết sự chữa lành này chỉ là nhất thời và ngài chỉ còn sống được hơn một tháng nữa thôi.
Chẳng bao lâu ngài lại trở về giường bệnh và bắt đầu chuẩn bị cho cái chết của mình. Ngài không còn nhận ra ý Thiên Chúa chút nào nữa, những giòng chữ này được ghi trên cửa: “Tại đây ý Thiên Chúa được thi hành, khi Người muốn và như Người muốn”. Thường thì ngài muốn nghe đọc lời nguyện này: “Lạy Chúa, con muốn chết để làm theo thánh ý Chúa”. Trước nửa đêm 15.10.1755 một chút, linh hồn trong trắng của thánh Giê-ra-đô về với Thiên Chúa.
Lúc thánh Giê-ra-đô qua đời, thầy coi nhà nguyện, theo sự sôi nổi của mình đã đánh chuông lễ thay vì chuông báo tử. Hàng ngàn người đến viếng “ông thánh của họ” và cố gắng tìm một chút kỷ vật của người đã thường giúp đỡ họ. Sau cái chết của thánh Giê-ra-đô, trên khắp nước Ý, người ta bắt đầu thuật lại các phép lạ ngài đã làm. Năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII phong Chân Phúc cho ngài. Ngày 11.12.1904. Đức Giáo Hoàng Pi-ô X đặt ngài lên hàng hiển thánh.
Vị thánh của các bà mẹ
Nhờ sự cầu bầu của thánh Giê-ra-đô, Thiên Chúa đã thực hiện nhiều việc lạ lùng cho các bà mẹ nên các bà mẹ ở Ý rất yêu mến ngài và nhận ngài làm đấng bảo trợ. Trong tiến trình phong chân phúc cho ngài, một nhân chứng đã xác quyết rằng ngài được mệnh danh là “il santo dei felice parti” tức là vị thánh giúp mẹ tròn con vuông. Lòng sùng kính này rất phổ biến ở Bắc Mỹ, cả Hoa Kỳ lẫn Canada.
Hàng ngàn bà mẹ được ơn nhờ sự cầu bầu của thánh Giê-ra-đô qua sinh hoạt Liên Minh Thánh Giê-ra-đô. Nhiều bệnh viện đặt khoa sản dưới sự bảo trợ của ngài, trao cho bệnh nhân huy hiệu và kinh cầu nguyện với thánh nhân. Hàng ngàn đứa trẻ được cha mẹ đặt tên theo thánh Giê-ra-đô vì tin rằng nhờ ngài mà con cái họ chào đời mạnh khỏe. Không phải chỉ có bé trai mới được đặt tên theo ngài, cả các bé gái cũng thế. Thật thú vị khi chúng ta nghe gọi những tên như Gerarda, Geralyn, Gerardine, Geriane, Gerardette.


http://en.sangerardo.eu/FOTO/sg7.gif

halleluyah
05-07-2010, 04:22 PM
Ngày 16 Tháng 3
Thánh Clement Mary Hofbauer
(1751 - 1820)

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:3vhlHr6O-aT9zM:http://www.redemptorists.net/images/who/photo-clement.jpg


Có thể gọi Thánh Clement là vị sáng lập thứ hai của dòng Chúa Cứu Thế, vì chính ngài là người đã đem tu hội của Thánh Alphôngsô Liguori đến với người dân ở phía bắc rặng Alps.

Sinh trong một gia đình nghèo ở Moravia, ngài là con thứ chín trong mười hai người con, và tên rửa tội là Gioan. Mặc dù ngài ao ước trở nên một linh mục, nhưng vì không có tiền đi học, ngài phải học nghề làm bánh mì. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp để giúp ngài thể hiện ước mơấy.

Ngài được nhận vào làm bánh trong một đan viện, là nơi ngài có thể tham dự các lớp Latinh. Sau khi vị tu viện trưởng từ trần, Gioan thử sống đời ẩn tu nhưng lúc ấy Hoàng Ðế Joseph II ra lệnh hủy bỏ các đan viện, Gioan lại trở về Vienna hành nghề làm bánh. Một ngày kia, sau khi dự lễ tại vương cung thánh đường Thánh Stêphanô, trong cơn mưa tầm tã ngài đã giúp hai bà quý tộc gọi xe kéo. Qua cuộc đối thoại, hai bà được biết Gioan muốn đi tu nhưng không đủ tài chánh. Và họ đã rộng lượng giúp đỡ Gioan cũng như bạn của ngài là Tađêô, theo học trong chủng viện. Cả hai đến Rôma, là nơi họ được lôi cuốn bởi ý nghĩa đời sống tu trì của Thánh Alphôngsô. Và hai người đã thụ phong linh mục năm 1785 trong dòng Chúa CứuThế.

Sau khi mới chịu chức, lúc ấy đã 34 tuổi, Gioan được gọi là Clement Mary, cùng với Tađêô được sai trở về Vienna. Nhưng sự khó khăn tôn giáo ở đây đã khiến hai người phải bỏ lên miền bắc đến Warsaw, Ba Lan. Ở đây họ gặp rất nhiều người Công Giáo nói tiếng Ðức bơ vơ không có linh mục chăm sóc vì chính quyền đàn áp các cha dòng Tên. Ðầu tiên hai ngài phải sống rất khó nghèo và rao giảng ngoài trời. Sau đó các ngài được giao cho nhà thờ Thánh Benno để trông coi, và trong vòng chín năm kế tiếp, mỗi ngày hai ngài phải giảng năm lần, hai lần bằng tiếng Ðức và ba lần bằng tiếng Ba Lan, các ngài đã hoán cải được nhiều linh hồn về với Giáo Hội. Cả hai đều tích cực trong công việc xã hội giúp đỡ người nghèo, sáng lập cô nhiviện và mở một trường nam sinh.

Nhờ lôi cuốn được nhiều người đến dâng mình cho Chúa, các ngài đã có thể gửi các vị truyền giáo đến Ba Lan, Ðức và Thụy Ðiển. Tất cả các cơ sở truyền giáo này sau đó đều bị phá hủy vì những căng thẳng chính trị và tôn giáo thời đó. Sau 20 năm làm việc vất vả, chính Cha Clement bị bỏ tù và bị trục xuất khỏi nước. Và sau một lần bắt bớ khác ngài mới đến được Vienna, là nơi ngài sinh sống và hoạt động trong 12 năm cuối đời. Không bao lâu, ngài nổi tiếng là "vị tông đồ của Vienna", ngài nghe người giầu cũng như nghèo xưng tội, đi thăm kẻ liệt, cố vấn cho những người thế lực, chia sẻ sự thánh thiện của ngài với tất cả mọi người trong thành phố. Công trình đáng kể nhất của ngài là thành lập một trường đại học Công Giáo trong một trường đại học Công Giáo trong thành phố yêu dấu này.

Sự bách hại vẫn theo đuổi ngài, và nhà cầm quyền đã buộc ngài phải ngừng rao giảng. Có lần giới thẩm quyền cao cấp nhất cố gắng trục xuất ngài, nhưng sự thánh thiện và danh tiếng đã bảo vệ ngài cũng như sự phát triển của dòng Chúa Cứu Thế đã giữ chân ngài lại. Cho đến khi ngài qua đời vào năm 1820, các nỗ lực của ngài đã giúp cho dòng Chúa Cứu Thế được thiết lập vững bền ở mạn bắc rặng Alp.

Ngài được phong thánh năm 1909.

halleluyah
05-07-2010, 09:52 PM
THÁNH JOHN NEUMANN
1811 - 1860
Giám mục
ngày 5 tháng 1

http://cuuthe.com/zoldsite1/thanh/pic_thanh/Neumann_lg.jpg



Giám mục Philadelphia, sinh tại Prachatitz, Bohemia ngày 28 tháng 3 năm 1811, con ông Philip Neumann và bà Agnes Lebis. Ngài học ở Budweis và vào chủng viện năm 1831.
Hai năm sau, ngài học thần học tại đại học Charles Ferdinand ở Prague.
Năm 1835, ngài hân hoan mong chờ được trao sứ vụ linh mục khi mà giám mục thì lại quyết định sẽ không phong chức cho ai nữa. Đây thật là điều khó tưởng tượng đối với
chúng ta bây giờ, nhưng Bohemia khi ấy đã tràn ngập linh mục. Gio-an viết thư đến các giám mục khắp châu Âu, nhưng đây là tình trạng chung ở khắp nơi, chẳng ai muốn có thêm giám mục nữa. Gio-an chắc chắn mình có ơn gọi linh mục nhưng dường như mọi cánh cửa dẫn đến đó đều đóng trước mặt ngài. Không bỏ cuộc. Ngài học tiếng Anh bằng cách làm việc trong một nhà máy có công nhân nói tiếng Anh để có thể viết thư cho các giám mục ở Mỹ. Cuối cùng, giám mục New York đồng ý phong chức cho ngài. Để bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa trong chức linh mục, Gio-an phải rời bỏ quê hương mãi mãi, vượt đại dương đến một vùng đất mới đầy gian khó.
Ở New York, Gio-an là một trong 36 linh mục lo cho 200 ngàn giáo dân. Giáo xứ của ngài ở phía tây New York trải dài từ hồ Ontario đến Pennsyvania. Nhà thờ không có tháp chuông cũng không có sàn. Nhưng không thành vấn đề, vì Gio-an hầu như dành trọn thì giờ để đi thăm hết làng này sang làng khác, vượt núi thăm người bệnh, dạy dỗ trên gác hay trong các quán rượu, dâng lễ trên bàn trong nhà bếp.
Vì công việc và cũng vì giáo xứ của ngài lẻ loi đơn độc nên cha Gio-an mong được liên lạc và gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một hội dòng gồm các linh mục và tu huynh tận tụy lo cho người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất.
Là linh mục đầu tiên vào Dòng tại Mỹ, ngài khấn dòng tại Baltimore ngày 16 tháng giêng năm 1842.
Ngay từ buổi đầu, ngài đã được anh em hết lòng kính trọng vì sự thánh thiện rõ nét, sự nhiệt thành và nhã nhặn của ngài.
Khả năng biết 6 thứ tiếng khiến ngài thích ứng đặc biệt với công việc trong xã hội Mỹ đa ngôn ngữ vào thế kỷ 19.
Sau khi làm việc tại Baltimore và Pittsburgh, năm 1847, ngài được bổ nhiệm làm Vị Kinh Lược hay Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ.
Các nhà ở Mỹ thuộc về tỉnh Bỉ. Cha Frederick von Held, giám tỉnh Bỉ, đã nói về ngài thế này: "Ngài là một người rất đáng kính trọng, vừa có lòng đạo đức, vừa mạnh mẽ và khôn ngoan". Neumann cần những phẩm chất ấy trong hai năm tại vị, khi mà muốn đặt nền tảng cho Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ thì phải nổ lực chỉnh đốn lại. Lúc ngài trao gánh nặng cho cha Bernard Hafkenscheid, Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ đã được chuẩn bị tốt hơn để trở thành một tỉnh độc lập vào năm 1850.
Cha Neumann trở thành Giám mục Philadelphia, ngài được tấn phong tại Baltimore ngày 28 tháng 3 năm 1852. Giáo phận của ngài mênh mông và đang trong thời kỳ phát triển mạnh.
Ngài là vị giám mục đầu tiên tổ chức hệ thống trường Công giáo trong giáo phận, là người đặt nền tảng cho giáo dục Công giáo ở quốc gia này. Ngài nâng con số trường Công giáo trong giáo phận từ 2 lên đến 100.
Ngài lập nhóm các nữ tu dòng ba Phan-xi-cô để dạy trong các trường học.
Trong số hơn 80 nhà thờ được xây dựng trong giáo phận, phải kể đến Vương cung thánh đường Phê-rô và Phao-lô mà ngài khởi xướng.
Thánh Gio-an Neumann vóc người nhỏ bé, chẳng bao giờ thấy dồi dào sức khỏe, nhưng với cuộc sống ngắn ngủi, ngài lại làm được những việc lớn lao. Cùng với bổn phận mục vụ, ngài còn dành được thì giờ cho hoạt động văn chương đáng lưu ý.
Ngài viết nhiều bài cho các nhật báo Công giáo cũng như cho các tạp chí định kỳ. Ngài xuất bản hai quyển giáo lý. Vào năm 1849, quyển lịch sử Kinh thánh viết cho các trường học ra đời.
Ngài liên tục hoạt động cho đến hơi thở cuối cùng.
Ngày 5 tháng giêng năm 1860 (48 tuổi) ngài ngã xuống trên một con đường trong thành phố thuộc giáo phận và qua đời không kịp nhận các bí tích sau hết.
Ngài được Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI phong Chân phúc ngày 13 tháng 10 năm 1963 và được ghi vào sổ bộ các thánh ngày 19 tháng 6 năm 1977.




http://4.bp.blogspot.com/_3lYhY0xk310/SlYbdXhyU1I/AAAAAAAAAMg/izvhBQEZVrA/s400/Shrine_of_St__John_Neumann.jpg

halleluyah
05-07-2010, 09:53 PM
Chân phước Gennaro Sarnelli
Ngày 30 tháng 6
http://www.trungtammucvudcct.com/web/images/shop/sarnelli.jpg
Chân phước Gennaro Sarnelli
Linh mục
(1702-1744)


Chân phước Gennaro Maria Sarnelli là con trai của Nam tước Ciorani, sinh ngày 12 tháng 9 năm 1702 tại Naples.
Năm 14 tuổi, theo gương Chân Phước Francis Regis, ngài quyết định trở nên một tu sĩ Dòng Tên. Cha ngài can ngăn vì ngài còn nhỏ. Ngài bắt đầu học luật và đạt học vị tiến sĩ cả đạo lẫn đời năm 20 tuổi. Ngài biểu lộ những tư chất đặc biệt nơi pháp đình, được gia nhập vào Hội các hiệp sĩ bảo vệ luật pháp và Hội y khoa nhà nghề do nhóm Những người thợ đạo đức thánh đường Ni-cô-la thành Toledo hướng dẫn. Theo tập quán của hiệp hội này, hội viên có bổn phận phải đi thăm Bệnh viện dành cho những bệnh nhân vô phương chữa trị. Tại đây, Sarnelli nghe tiếng Chúa gọi trở thành linh mục.
Tháng 9 năm 1728, ngài trở thành một chủng sinh và được Đức Hồng y Pignatelli kết nạp vào hàng giáo sĩ giáo xứ Thánh Anne di Palazzo. Ngày 4 tháng 6 năm 1729 để việc học tập được an định hơn, ngài vào ở nội trú tại Trường Thánh Gia hay còn gọi là Trường của người Hoa, do Cha Matthew Ripa sáng lập. Ngày 8 tháng 4 năm sau, ngài rời trường và ngày 5 tháng 6 bắt đầu vào nhà tập Hội Thừa Sai Tông Đồ.
Ngày 28 tháng 5 năm 1731, ngài kết thúc nhà tập, rồi ngày 8 tháng 7 năm sau, ngài được gia nhập hàng ngũ linh mục. Trong những năm này, thêm vào những cuộc thăm viếng bệnh viện, ngài dấn thân giúp các trẻ em phải lao động vất vả và dạy giáo lý cho chúng. Ngài cũng thăm viếng người già tại Nhà dưỡng lão Thánh Gennaro và những người lao động cực nhọc bệnh tật nằm tại bệnh viện ở bến cảng. Đây cũng là những năm Sarnelli làm bạn với thánh An-phong và những hoạt động tông đồ của ngài. Họ cùng nhau tận tụy lo việc dạy giáo lý cho đám dân hèn mọn được tổ chức trong các Nhà Nguyện Ban Đêm.
Sau khi nhận sứ vụ linh mục, ngài được Đức Hồng Y Pignatelli phân công đặc trách các tu sĩ giáo xứ Thánh Phan-xi-cô và Mát-thêu ở khu vực nói tiếng Tây Ban Nha. Nhận thấy sự đồi trụy lan tràn nơi những cô gái trẻ, ngài quyết định dồn hết năng lực chống lại tệ nạn mại dâm. Cũng trong giai đoạn này (1733), ngài kiên trì bênh vực thánh An-phong chống lại những phê phán bất công sau khi ngài thành lập Dòng Chúa Cứu Thế tại Scala ngày 9 tháng 11 năm 1732. Vào tháng 6 năm 1733, Sarnelli đến Scala giúp bạn trong sứ vụ tại Ravello, ngài quyết định trở thành tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang khi vẫn là thành viên của Hội Thừa sai Tông Đồ. Từ khi vào Dòng cho đến tháng 4 năm 1736, ngài hết lòng phục vụ công việc đại phúc, viết lách bảo vệ “các cô gái trẻ lâm vòng nguy hiểm”. Ngài cũng viết về đời sống thiêng liêng và làm việc cật lực đến độ tưởng đã đến cửa tử thần. Với sự chấp thuận của thánh An-phong, ngài trở về Naples điều trị và canh tân công việc tông đồ cho các cô gái buôn hương bán phấn.
Dù hoạt động tông đồ với tư cách Dòng Chúa Cứu Thế hay Hội Thừa Sai Tông Đồ, ngài đều cổ vũ việc suy gẫm bình thường nơi các tín hữu, được ghi lại trong tác phẩm “Thế giới được thánh hóa”. Trong một tác phẩm khác, ngài vận động chống lại những lời nhạo báng công cuộc của thánh An-phong. Năm 1741, ngài lên kế hoạch, và cùng với thánh An-phong, thực hiện một cuộc đại phúc lớn ở các làng mạc ngoại thành Naples chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y Spinelli. Dù tình trạng sức khỏe bấp bênh, ngài vẫn tiếp tục dạy dỗ cho đến cuối tháng 4 năm 1744, bệnh tình trầm trọng khiến ngài phải trở về Naples và qua đời ngày 30 tháng 6 ở tuổi 42. Ngài yên nghỉ tại Ciorani, nhà thờ đầu tiên của Dòng Chúa Cứu Thế.
Gennaro Maria Sarnelli để lại cho chúng ta 30 tác phẩm về các đề tài suy niệm, thần học thần bí, linh hướng, luật pháp, sư phạm, luân lý và mục vụ. Với công tác xã hội hướng về các phụ nữ, ngài được xem như là người đi tiên phong hăng hái nhất theo hướng này tại châu Âu vào tiền bán thế kỷ 18.
Ngày 12 tháng 5 năm 1996, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II phong Chân Phước cho ngài tại quảng trường thánh Phê-rô.

hap_nguyen
05-09-2011, 09:39 PM
Ong co oi,con muon di tu lam.Con o Ho Dao Long Hung_Sa Dec,thuoc giao phan Vinh Long. Con hien dang hoc dai hoc nam 2,ra truong con se di tu.Ma con bi say xe,khong biet co anh huong den viec tu cua con khong vay?Xin Ong co giai quyet gium con.

hap_nguyen
05-09-2011, 09:40 PM
Cho con hoi Ong co quen Lm Pet Nguyen Quang Duy khong?