PDA

View Full Version : Công nương Diana và Mẹ Teresa



dvtung
01-09-2007, 09:11 PM
Công nương Diana và Mẹ Teresa

Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London

Đúng vào dịp này của 10 năm trước, có hai sự kiện đã làm dư luận trên thế giới rất quan tâm: cái chết của Công nương Diana và Mẹ Teresa thành Calcutta.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2007/08/20070830222730diana3_203.jpg
Dân Anh treo chân dung Công nương Diana trên hàng rào Điện Kensington, London

[align=justify:bc71a71fb0]Công nương xứ Wales chết trong một tai nạn xe hơi tại Paris ngày 31 tháng Bảy năm 1997.

Và năm ngày sau đó, ngày 5 tháng Tám, Mẹ Teresa, một phụ nữ khác cũng được thế giới biết đến rất nhiều, mất tại thành phố Calcutta, Ấn Độ.

Dù hai người phụ nữ này sống trong hai thế giới rất khác nhau nhưng họ cũng có một điểm chung là được cả thế giới biết đến và mến mộ.

Và điểm chung đặc biệt giữa hai người phụ nữ này và cũng là điểm mà hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ và không bao giờ quên được họ là những gì họ đã làm, đã mang đến cho những người khổ sở, bất hạnh.

Do đó, sự ra đi của hai người phụ nữ này, cùng vào một thời điểm, đã làm hàng triệu, nếu không muốn nói hàng tỷ người trên thế giới, luyến tiếc và khóc thương.

Và trong suốt một thập kỷ qua, dù họ đã ra đi nhưng họ vẫn còn ‘sống’, vẫn còn ‘hiện diện’ nơi bao người. Cuộc sống của họ, những gì họ đã làm, dưới nhiều hình thức khác nhau, vẫn còn in đậm trong ký ức của bao người ngày hôm nay.

Trong những ngày này – đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của hai phụ nữ nổi tiếng này, đã có không ít những bài viết, phóng sự về cuộc đời, sự nghiệp của họ. Và tại Anh và Calcutta cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã diễn ra các buổi lễ tưởng nhớ họ.

Hai thế giới khác biệt

Nếu nhìn lướt qua, Công nương Diana và Mẹ Teresa không có một điểm gì chung. Hai phụ nữ này sinh ra, lớn lên, và sống trong hai thế giới hoàn toàn khác nhau.

Diana Frances Spencer, tên thật của Công nương Diana, sinh ra trong một gia đình quý phái Anh, trong khi đó Agnes Gonxha Bojaxhia, tên thật của Mẹ Teresa, lại ra trong một gia đình dân dã, gốc Albania, tại Skopje, Macedonia.

Gia thế khác nhau cũng đã tạo nên những định mệnh khác nhau nơi hai người.

Ở tuổi 20, Diana Frances Spencer đã kết hôn với thái tử Charles, và được gọi là Công nương Diana. Đó là một biến cố lớn, một niềm vui lớn không chỉ cho Diana mà cho cả nước Anh.[/align:bc71a71fb0]


http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2007/08/20070829153717weddingbalcony_203.jpg
Công nương Diana Spencer trong ngày cưới ở tuổi 20

[align=justify:bc71a71fb0]Trong khi đó, Agnes Gonxha Bojaxhia chỉ là một thiếu nữ bình thường, không ai biết đến. Cảm nhận được một tiếng gọi riêng, một tiếng gọi đặc biệt, Agnes đã vào dòng Loreto Sisters, khi 18 tuổi và lấy tên là Teresa.

Từ những biến cố này, cuộc sống của họ thay đổi. Trong khi Công nương Diana sống trong những cung điện nguy nga, luôn được chú ý, thì nữ tu Teresa lại có một cuộc sống âm thầm, khó nghèo trong tu viện.

Một khác biệt lớn nữa giữa hai người phụ nữ này là tuổi thọ, là sự ra đi của họ. Một người ra đi ở tuổi 87, người kia lại chết đột ngột trong một tai nạn xe hơi, khi mới 36 tuổi.

Cùng đến với người bất hạnh

Dù sinh ra, lớn lên và sống trong hai môi trường hoàn toàn khác nhau, dù có những định mệnh riêng, có những tiếng gọi riêng, hai người phụ nữ này có cùng một điểm chung đó là họ biết tìm đến với những người bất hạnh.
Không hài lòng với cuộc sống trong các cung điện, xa rời với quần chúng, Công nương Diana đã tìm cách hòa nhập vào cuộc sống của người dân, lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với những lo toan, bận tâm và nỗi đau của họ.

Trong khi đó, sau khi được gửi đến sống và dạy học tại một trường của dòng tại Calcutta, Ấn Độ, và chứng kiến được những nỗi đau của bao người bất hạnh tại nơi này, nữ tu Teresa như cảm nhận được một tiếng gọi khác, cũng rất đặc biệt và rời tu viện, ra giúp và cùng sống với những người nghèo nhất trong những người nghèo’.

Và cũng từ đó, cuộc sống của họ đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Trong thời gian ngắn ngủi của mình, Công nương Diana đã dấn thân trong các hoạt động xã hội, từ thiện và nhân đạo.[/align:bc71a71fb0]


http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/39458000/jpg/_39458170_sistaz203b.jpg
Các nữ tu tại Calcutta, Ấn Độ họp mặt trong một lễ tưởng nhớ Mẹ Teresa năm 2003

[align=justify:bc71a71fb0]Tại Anh, Diana đã có các hoạt động và bảo trợ các tổ chức, các bệnh viện chăm sóc trẻ em, cho những người vô gia cư, cho những người mặc bệnh SIDA, cho những người mắc bệnh ung thư.

Công nương Diana cũng đã có rất chuyến thăm nhiều nước khác nhau trên thế giới ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi. Trong những chuyến đi này, công nương đều ưu tiên tới thăm các bệnh viện, trường học, hoặc tham gia các tổ chức, hoạt động từ thiện.

Dù tới đâu, Công nương đều đặc biệt quan tâm đến những khía cạnh liên quan đến cuộc sống thường ngày của người dân tại đó, đặc biệt đối với những người gặp khó khăn, bất hạnh, những người nằm ngoài lề xã hội.

Diana không chỉ được biết đến vì biết lắng nghe và cảm thông những khó khăn, bận tâm thường ngày của những ai Công nương gặp, mà còn được nhớ tới như là một người có khả năng đồng cảm với những nỗi đau của họ.

Dù là bệnh nhân Sida, cùi hay ung thư, dù là những người sắp chết hay những người thân của những ai mới chết, tất cả đều cảm thấy như được cảm thông, được chia sẻ khi họ gặp Diana.

Ngoài việc quan tâm đến những bệnh nhân Sida hay cùi, hoặc ung thư, Diana còn quan tâm đến những nạn nhân của mìn. Hình ảnh Diana đứng trên bãi mìn tại Angola vào tháng Giêng năm 1997 đã làm dư luận thế giới quan tâm đến vấn đề này.

Bằng sự dấn thân và rất gần gũi với cuộc sống của người dân này, công nương Diana đã làm một cuộc ‘cách mạng’ trong cách nghĩ, cách sống của gia đình hoàng gia.

Đây cũng là điểm làm cho không ít thành viên trong hoàng tộc Anh khó chịu. Nhưng trái lại, thái độ đó làm cho Công nương gần dân hơn.

Nhưng trái lại, chính sự gần gũi với những bận tâm đời thường của người dân, chính nhờ sự quan tâm, biết cảm thông, chia sẻ với những lo toan, khó khăn, bất hạnh của họ, đã làm cho Công nương Diana được mến mộ.

Và cũng vì vậy, Diana được dành một biệt hiệu là Công nương của quần chúng.[/align:bc71a71fb0]
Thừa Sai Bác Ái


http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/39450000/jpg/_39450554_mothertafp203story.jpg

[align=justify:bc71a71fb0]Trong khi đó, đáp lại lời mời gọi mình cảm nhận được, nữ tu Teresa đã lập Dòng Thừa Sai Bác Ái –Missionnaries of Charity, năm 1947.

Đến nay dòng này có 4000 nữ tu điều hành các nhà cho trẻ mồ côi, nhà cho người nghèo, bệnh viện cho các bệnh nhân SIDA, và nhiều trung tâm từ thiện khác ở Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới.

Ngôi trường đầu tiên, dành cho trẻ em đường phố, được mở vào năm 1948. Năm 1952, Mẹ Teresa mở Nirmal Hriday – một nhà dành cho những người sắp chết.

Ngay trong ngày đầu tiên, Mẹ Teresa đã mang về Nirmal Hriday một phụ nữ sắp chết, bị chuột và kiến ăn, và lau chùi, băng bó cho người phụ nữ này.

Và càng ngày, ngôi nhà được biết đến càng nhiều. Nó trở thành nơi dừng chân cuối cùng cho những người sắp chết mà không biết đi đâu. Họ được mang về đây để được chăm lo, điều trị.

Và cứ như thế, với thời gian, nhiều nhà khác, nhiều hoạt động khác được ra đời để chăm lo cho những người đói khổ, bệnh tật, vô gia cư, những người nằm ngoài lề xã hội.

Mãi tới khi mất vào năm 1997, Mẹ Teresa vẫn dành thời gian, tâm lực cho những người nghèo khổ nhất, bần cung nhất và bất hạnh nhất trong xã hội.

Những gì Mẹ đã làm không chỉ xoa đi những nỗi đau của những con người đã được Mẹ chăm sóc, xoa dịu, nhưng còn làm cho cả thế giới, đặc biệt những ai biết quan tâm đến những nỗi khổ của tha nhân cảm phục.

Vì chăm lo những người ốm đau, bơ vơ, bất hạnh như là một người mẹ chăm sóc con mình, nữ tu Teresa được gọi một cách thân mật là Mẹ Teresa.

Công việc của Mẹ được cả thế giới biết đến. Vì những đóng góp của mình, Mẹ Teresa đã được nhận giải thưởng khác nhau, trong đó có Giải Nobel Hòa Bình vào năm 1979.

Dù khác biệt nhau rất nhiều, cả về tính cách, tuổi tác, địa vị, cách sống, Công nương Diana và Mẹ Teresa đều có một điểm chung đó biết nghĩ đến những người đói khổ, bất hạnh.

Chính điểm chung này cũng đã làm cho hai người phụ nữ này gặp nhau và có những mối liên hệ cá nhân mật thiết với nhau, khi còn sống.

Công nương đã đến thăm một bệnh viện dành cho người sắp chết do Mẹ Teresa lập tại Cacutta, Ấn Độ, năm 1992. Và những năm sau đó, cả hai cũng còn gặp nhau tại London và New York.

Viết lại những dòng này như là một là một nén nhang thắp lên để tưởng nhớ và cũng cám ơn những gì mà hai người phụ nữ này đã làm trong việc xoa dịu đi những bất hạnh, những nỗi đau mà bao người phải chịu.[/align:bc71a71fb0]
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/