PDA

View Full Version : NÉT HỘI NHẬP VĂN HÓA TỪ THÁNH ĐƯỜNG SƠN QUẢ - HUẾ



forget_me_not
27-08-2010, 10:01 AM
Nét hội nhập văn hoá từ Thánh Đường Sơn Quả, Huế


Ngôi thánh đường mới giáo xứ Sơn Quả đã thu hút cái nhìn của khách trên con đường lên xuống vùng đồi núi Tân Sơn, Phong Sơn - Hoà Mỹ, vùng đất có phong cảnh hữu tình, có suối nước nóng trong lành Thanh Tân, có khe lồ - ồ, có cả núi Đức Mẹ từ trước năm 1934, mà giáo dân Thanh Tân - Sơn Quả vẫn nhiệt tình vượt khó lên đó để kính viếng hằng năm sau ngày Lễ kính Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời 15.8…

Thánh đường Sơn Quả đã được hoàn thành theo phong cách Á Đông, trong tinh thần hội nhập văn hoá, nhà thờ nổi bật lên trên vòm trời bao la xanh thẳm, hài hoà với đồi núi màu xanh lam, xanh xám; phong cảnh tuyệt đẹp; màu xanh ngọc, xanh non mượt mà của vườn tược ruộng đồng, mang theo hương vị bùi bùi của mùa đậu xanh, đậu phụng, thật dễ chịu, rất đặc trưng quê hương !


http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/gioang/sonqua.jpg

Giáo xứ Sơn Quả đã có từ lâu đời, trong danh sách giáo phận Huế từ năm 1867, một địa sở đã được nhắc đến với hai giáo xứ Sơn Quả và Sơn Công. Giáo xứ Sơn Quả cách Huế khoảng 30km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A và cầu An lỗ chừng 10 km, giáp với giáo xứ Thanh Tân và làng Cổ Bi.(1) Sơn Quả ở vào một vị trí rất đẹp, tựa lưng vào chân dãy Trường Sơn, và có con sông Bồ đầu nguồn chảy qua tưới mát ruộng vườn, ban tặng không khí trong lành cho con người và muôn vật.

Thánh đường giáo xứ Sơn Quả, một tác phẩm kiến trúc mới, bằng sự nổ lực của quý Cha Đôminicô Lê Đình Du, Cha Augustinô Nguyễn văn Dụ và toàn giáo xứ, chắc là anh chị em giáo dân đã rất vinh dự vì đã góp phần nhỏ của mình vào công trình xây dựng Nhà Chúa rực rỡ như hôm nay. Toàn cảnh đã mặc lấy một cảnh sắc mới như thiên đàng trần thế…
Bước lên chín (9) tầng cấp bằng đá đen, vào cửa chính điện… chúng ta cảm nghe được sự ấm cúng thân thiện từ lòng nhà thờ, khung cảnh thanh thoát, trang nghiêm và thánh thiện… theo hướng nhìn lên, đôi mắt của chúng ta gặp được một hình ảnh thân thương trìu mến: CHA. THIÊN CHÚA CHA, bức tượng ẩn ẩn, hiện hiện, bên trên bầu trời thế giới, đôi tay Chúa Cha giang rộng như đang muốn ôm lấy cả loài người.

Ngài thật đang gần bên chúng ta, bàn tay Ngài che chở, quan phòng cho thế giới nầy đi đúng theo trật tự tốt lành Ngài đã định. Nhìn thấy hình ảnh nầy tôi khá ngạc nhiên và xem đây là một ý tưởng sáng tạo được thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình hiếm thấy…

Vòm cao cung thánh là bầu trời, màu vàng sáng rực, CHÚA THÁNH THầN, hình ảnh chim bồ câu trắng, xoè cánh tung bay, như hình ảnh Chúa Thánh Thần hiển hiện trong ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan, Thánh Thần chứng thực Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha, và trọn cuộc đời của Ngài đều được Thánh Thần hướng dẫn. Thánh Thần cũng là Đấng thánh hoá lễ vật trên bàn thờ để dâng lên Chúa Cha. Bên dưới, cây Thánh Giá CHÚA GIÊSU, ĐẤNG CỨU CHUỘC chúng ta, Đấng Chịu treo trên Thập Giá, được thỉnh đặt vào vị trí trung tâm và chính diện, trên nền mặt trống đồng, theo quy cách Trống Đồng Đông Sơn của dân tộc Việt.

Mặt Trống đồng có đường kính 5m, biểu tượng độc đáo của Nước Việt, niềm tự hào của văn hoá văn minh dân tộc, trên trống đồng diễn tả được rất nhiều điều, ta tìm hiểu thì sẽ rất thú vị. Ở đây, tác phẩm nghệ thuật được đưa vào ngay ở gian cung thánh, người chủ công trình đã giữ lại những nét chính yếu của Trống đồng như: Những tia sáng mặt trời (có người cũng gọi là ngôi sao), phát xuất từ trung tâm của trống. Những vòng tròn kế tiếp từ trong ra ngoài: Hình người cách điệu ! có dáng chim, mang trang phục chim: cánh, mũ, trong một tư thế lanh lẹ, sinh động… Giống nòi Lạc Việt (Lạc: chim Hạc) người Việt ví mình như chim; một loài chim luôn tung trời tìm tự do ! Vòng tròn tiếp theo, những cánh hạc tung bay một cách tự tin, vươn cao, cánh và chân sãi dài mạnh mẽ, tất cả đều có chiều đi ngược kim đồng hồ, nhưng tất cả đều quay quanh trọng tâm là Mặt Trời: Chúa Giêsu Kitô trung tâm. Ngài luôn ở lại với Hội Thánh: hai mẫu tự Alpha và Omega, nơi đặt Lời Ngài và Bí Tích Thánh Thể, biểu tượng Đức Kitô là Đầu hết và Cuối hết của lịch sử. Nét nghệ thuật tinh tế đầy tính mỹ học và tính thuyết phục thu hút mọi cái nhìn.

Hội nhập vào đó là những biểu tượng kitô-giáo cho những vòng tiếp theo: những nhánh lúa no chắc, những trái nho chín mọng chín, là lương thực nuôi sống và rượu nho làm phấn khởi lòng người. Cuối cùng, vòng ngoài là biểu tượng của Bốn Thánh Sử. Các đấng đã chứng minh và để lại cho nhân loại chứng tích về Một Con Người-Thiên Chúa, Đấng đã đến đem ơn Cứu rỗi cho từng mỗi con người và cho toàn thể nhân loại. Cái làm nên bữa tiệc hân hoan cho nhân loại trong đức tin là “Năm chiếc bánh và Hai con cá”, tiệc dưới đất và tiệc của thời cánh chung, tất cả mọi dân nước Đông -Tây được mời vào…Kết nối các vòng tròn nghệ nhân khéo tay tạo những đường nét hoa văn nhẹ nhàng, đẹp mắt, tính nghệ thuật cao trên cùng một tổng thể: mặt trống đồng.

Thiết nghĩ: Trống đồng, một hình thức diễn tả nền văn hoá có tính cách tôn giáo của người Lạc Việt. Trên trống đồng, mọi sinh hoạt của người xưa đều quay chung quanh mặt trời, sùng bái mặt trời, một hình thức của tôn giáo tự nhiên mà con người tự cảm nhận trong đời sống… Nét hội nhập nầy trong tinh thần đem hạt giống Tin Mừng vào trong các nền văn hoá để làm cho những gì vốn đã tốt đẹp nơi nền văn hoá đó càng thêm tốt đẹp hơn, đông thời cũng thanh luyện cách tiệm tiến những gì không phù hợp với giáo lý của Đức Kitô (2). Thánh Giá được đặt ngay trên đó, Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, Ngài phải được đặt vào trung tâm thế giới, trung tâm của mọi nền văn minh nhân loại.

Một nét hội nhập văn hoá Đông Phương đi liền với lễ đài là Bàn Thánh: ”Trời tròn - Đất vuông.

” Hình tròn chỉ thị vĩnh cữu, vô thuỷ vô chung, nói lên khái niệm về đạo Trời (yêu tố Thiên), về chân lý, không lệ thuộc vào không gian, thời gian.

Hình vuông: chỉ về bốn phương: Đông-Tây-Nam-Bắc, nói lên khái niêm không gian (yếu tố Địa)(3) . Bàn Thánh, nơi mỗi ngày Linh mục tiến dâng lễ tế nhiệm mầu, liên kết những tâm hồn hèn mọn trần gian trong hy tế cao cả của Con Chúa dâng mình là Con Chúa Trời, nơi giao hoà đất với trời, để con người biết dâng lên lời ca tụng Chúa và sống đời hoàn thiện mỗi ngày mỗi hơn.

Bốn cột trụ đỡ lấy vòm cung thánh, vững chắc, tạo nên một đài quang rất ấn tượng, những hoa văn mềm mại uốn theo thân cột, những lá hoa của vòng hoa dành cho người chiến thắng Hy Lạp, chúng chạy tiếp mãi để đan thành dàn hoa văn trang trí lễ đài, nét thiên nhiên gần gũi với con người “thiên địa vạn vật nhất thể”. Lễ đài rất trang trọng cho việc cử hành các nghi lễ. Nhìn những lá hoa quấn quanh cột, ta không thể không liên tưởng đến “Cây Nho: Thầy là cây nho, chúng con là cành nho”(Ga, 15) mà Chúa Giêsu đã nói đến.

Bên trên các cây cột là các vị thiên thần thánh thiện chuyển lời kinh, nối kết thiên đàng - trần gian…Và bên dưới cây cột phía phải của lễ đài có khắc tên hai vị đáng kính: Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận và Mongsignore Umberto Crozzolin, điều nầy thể hiện lòng tưởng nhớ và biết ơn các ân nhân, là đức tính cao đẹp của người Việt…

Còn rất nhiều nét đẹp văn hoá - nghệ thuật Đông-Tây của ngôi Thánh đường mới nầy, như các bàn thờ phụ được thực hiện theo lối Tây Phương chắc chắn chúng ta sẽ có dịp trở lại để khám phá, chiêm ngắm và tri ân Thiên Chúa vì những kỳ công Chúa ban cho con người làm nên… (Xin tìm đọc: Cha Augustinô Nguyễn văn Dụ, tờ buớm giới thiệu “Giáo xứ Sơn Quả” đầy đủ và giải thích về ý nghĩa của các biểu tượng kiến tạo nhà thờ mới Sơn Quả nầy)

Tôi vui cái vui với các thành phần dân Chúa trong giáo xứ Sơn Quả, tôi mừng với cái mừng chân chất của những con tim rộn rã lòng biết ơn, vì Thiên Chúa đã luôn ban tặng một nhu cầu thiết thực cho con cái là đoàn chiên luôn được Ngài săn sóc. Chúa đã cho thành toàn ước mơ thánh thiện của đoàn con bao ngày mong chờ. Tôi xin hát khúc thánh ca với cộng đồng Dân Chúa giáo xứ Sơn Quả: “Tôi vui mừng khi người ta bảo tôi: Chúng ta hãy lên đền Thiên Chúa. Đây Salem thành đô, chúng ta hãy dừng chân”(Tv 121).

Ngày cung hiến đền thờ Giáo xứ Sơn Quả, niềm vui lớn đối với giáo xứ cũng như toàn giáo phận, chúng ta lại có dịp lắng nghe lời kinh nguyện khi thánh hiến nhà thờ và bàn thờ:”Xin Chúa dùng quyền năng mà thánh hoá bàn thờ và nhà thờ nầy… để nhờ dấu hiệu hữu hình chúng diễn tả Đức Kitô và Hội Thánh”. Và lời Mẹ Hội Thánh nhắn nhủ : ” Anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em. Đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh. Và đền thờ ấy chính là anh em”. (1Cor 3, 16-17).

Xin được như vậy. Amen


Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuyệt
Ghi chú:
(1) Lịch sử các giáo xứ, Giáo phận Huế.
(2) Giáo xứ Sơn Quả: Lm A. Nguyễn văn Dụ (tờ giới thiệu)
(3) Lê Minh Tuấn: Công giáo và Đức Kitô, Kinh Thánh qua cái nhìn từ Đông Phương,
Trang 1175, Nhà Xb Tôn giáo, Hà nội 2003.


http://gpnt.net/diendan/showthread.php?t=13604

forget_me_not
27-08-2010, 10:11 AM
NHÀ THỜ SƠN QUẢ
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
http://i776.photobucket.com/albums/yy48/damsan/untitled-2.jpg?t=1282882104


Ý NGHĨA NHÀ THỜ SƠN QUẢ
Nhà thờ được xây dựng theo tinh thần hội nhập văn hóa với những đường nét theo kiểu đông tây hòa hợp. Chiều dài 43 mét, rộng 12mét, hành lang 2 mét đi vòng quanh nhà thờ, cánh thánh giá rộng 24 mét với tháp cao 27 mét. Tổng diện tích 1.738 mét vuông.

Loan báo Tin Mừng và Hội Nhập Văn Hóa[1] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn1).
Đưa Tin Mừng vào văn hóa là một vấn đề sôi nổi đặc biệt trong giáo huấn và mục vụ thời hậu cộng đồng, dù rằng đó là vấn đề đã xuất hiện kể từ lúc có lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Thật vậy, “việc hội nhập Đức Tin vào nền văn hóa của các dân tộc là một nhu cầu cần thiết và khẩn cấp do bản tính con người và Đức Tin đòi hỏi. Một đàng, theo bản tính con người, các tâm tình thiêng liêng của Đức Tin cần phải được diễn tả ra bề ngoài và dĩ nhiên những tâm tình đó cần được mỗi người, mỗi dân tộc diễn tả theo những sắc thái đặc thù của mình; đàng khác, Đức Tin thấm nhuần và chiếu soi tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống (các giá trị nhân bản và thiêng liêng, tâm thức, tình cảm, các biểu tượng, phong tục, tập quán, v.v.) để chân nhận những gì là tốt, thanh tẩy những gì hàm hồ và loại trừ những gì đi ngược lại với bản tính con người và chân lý đức tin. Do đó, Đức Tin nâng cao các nền văn hóa và làm cho chúng trở nên tinh tuyền và triển nở, để thâu nhận vào kho tàng đời sống Kitô” (G. ĐINH ĐỨC ĐẠO, Lời giới thiệu, trong Văn Hóa và Đức Tin, Giáo Xứ Việt Nam, Paris, xuất bản năm 2004).

Bởi vậy, Giáo Hội đã và đang nỗ lực duy trì mối liên hệ với hết mọi nền văn hóa. Ngay từ buổi ban đầu, Tin Mừng đã được rao giảng và đức tin đã được thực hành trong mạch văn hóa đa dạng và dị biệt: nền văn hóa palestin-aramien, nền văn hóa Do Thái lưu đày, văn hóa Hi Lạp, v.v. Đó là nhịp tiến chung của Giáo Hội, cách chung ở Đông Phương và trong đề tài của chúng ta, ngay cả ở Việt Nam.

Về vấn đề hội nhập đức tin vào văn hóa, thần học gia Yves Congar đã đưa ra một định nghĩa rất chính xác và đầy ý nghĩa sau đây: “Gieo hạt giống đức tin vào một nền văn hóa, để đức tin nẩy mầm và tăng trưởng tùy vào năng lực thần kỳ của nền văn hóa ấy” CONGAR.Y OP. : Christianisme come foi e come culture trong AA.VV.

Evangelizzazione e Culture. Atti del Congresso internazionale scientifico di Missiologia (Roma, 5-12.10.1975) PUU 1976 I tr. 100
Thông Điệp Redemptoris missio định nghĩa hội nhập văn hóa là “sự biến đổi sâu xa của các giá trị văn hóa đích thực, nhờ được gia nhập vào Kitô giáo, và ngược lại, việc Giáo Hội lồng mình vào trong các nền văn hóa của nhân loại”.

TẦNG HẦM
Gồm 12 trụ cột chống đỡ gian cung thánh của nhà thờ, như 12 Thánh Tông Đồ làm nền tảng cho tòa nhà Hội Thánh. Bên cạnh có Hầm Mộ của Chúa Giêsu chịu an táng chờ ngày Phục Sinh với cửa ra vào phần mộ được đóng lại bằng tảng đá lăn tròn. Chung quanh phần mộ Chúa Giêsu có nơi đặt hài cốt cho những ai muốn “sống” gần nhà thờ để nghe tiếng cầu kinh mỗi ngày và để người thân có thể đến viếng thăm thường xuyên hơn.

Tầng hầm này có thể dùng làm sinh hoạt cho cộng đoàn, vui chơi giải trí cho trẻ em khi mưa gió, dọn tiệc cưới, giỗ chạp cho các nhánh họ.

NHÀ TẠM
Với 4 cột trụ cao 6 mét và rộng 6 mét ngay giữa gian cung thánh được xây dựng theo kiểu các nhà thờ lớn ở Rôma như một Lễ Đài. Người ta cũng có thể cắt nghĩa Lễ Đài này như một Nhà Tạm hay Lều Trại, nơi đặt Hòm Bia trong thời Cựu Ước. Như ngày xưa Thiên Chúa luôn hiện diện với dân Do Thái, thì ngày nay Ngài vẫn luôn ở với Hội Thánh bằng Lời của Ngài và bằng Bí Tích Thánh Thể. Lời Chúa và Thánh Thể được đặt trong hai mẫu tự Alpha và Omega, như Đức Kitô là Đầu hết và Cuối hết của lịch sử. Vậy mà Ngài phải chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Thánh giá cao 4,5 mét, nằm ngay chính trên trống đồng, biểu tượng của văn hóa Việt Nam, với đường kính 5 mét. Những đường nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn vẫn được giữ nguyên, trong khi hình ảnh trên các vòng ngoài là những chùm nho và lúa mì cũng như hình ảnh năm chiếc bánh và hai con cá nói lên ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể. Và trên bốn góc ngoài của trống đồng còn có biểu tượng của Bốn Sách Tin Mừng. Điều này nói lên ý tưởng hội nhập văn hoá mà Giáo Hội hằng khuyến khích là đưa hạt giống Tin Mừng vào trong các nền văn hóa để làm cho những gì vốn đã tốt đẹp nơi nền văn hóa đó càng thêm tốt đẹp hơn, đồng thời cũng thanh luyện cách tiệm tiến những gì không phù hợp với giáo lý của Đức Kitô.

Trên nóc nhà thờ có tượng Chúa Cha nhìn xuống Nhà Tạm và giang tay ôm lấy những ai đến với Người. Bên trong Nhà Tạm ngay trên nóc có hình Chim Bồ Câu, biểu tượng Chúa Thánh Thần, Đấng hánh hoá lễ vật trên Bàn Thờ để dâng lên Chúa Cha.

BÀN THỜ
Bàn thờ chính được hình thành theo quan niệm trời tròn đất vuông của Á Đông. Nền Lễ Đài hình vuông tượng trưng cho đất trong khi Bàn Thờ và vòm Lễ Đài hình tròn là biểu tượng của trời.
Chung quanh có 4 bàn thờ phụ được thực hiện theo lối Tây Phương. Từ dưới nhìn lên bên phải là bàn thờ kính thánh Giuse, bên trái kính Đức Mẹ; hai bên cạnh thánh giá bên phải kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nơi đây sẽ đặt hài cốt Thánh Micae Hồ Đình Hy bên dưới tấm hình Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo mẫu ảnh chính thức của ngày lễ phong thánh 19.06.1988, tại Rôma. Bên trái cạnh thánh giá là bàn thờ tôn kính Lòng Chúa Thương Xót.

THÁP NHÀ THỜ
Hai tầng trên cao của tháp chính có hai chuông được đúc từ Nam Định với đường kính 85cm và 65 cm. Ở giữa tháp đặt tượng Đức Mẹ lên trời, bổn mạng của giáo xứ. Bức tượng làm bằng đá trắng do nghệ nhân Thanh Hóa điêu khắc cùng với hai bức tượng Thánh Phêrô và Phaolô được đặt lên hai tháp phụ nằm ở mặt tiền. Hai mặt bên hông sẽ đặt tượng hai thánh Phanxicô Xaviê và Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng của các xứ truyền giáo.

MẶT SAU NHÀ THỜ
Gồm hai tầng có 6 phòng dùng làm nơi ở tạm thời cho cha sở và cho việc học giáo lý hay hội họp.



[1] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftnref1) A. NGUYỄN VĂN DỤ, Hội nhập văn hoá trong hôn nhân và gia đình việt nam, Roma 1987, trang 196-197.

(2) Giáo xứ Sơn Quả: Lm A. Nguyễn văn Dụ (tờ giới thiệu)

forget_me_not
27-08-2010, 10:13 AM
Hình ảnh Nhà thờ Giáo xứ Sơn Quả
đang trong quá trình hoàn thành



.: Nguồn ảnh: LM. Augustinô Nguyễn Văn Dụ :.



Nhà thờ bắt đầu được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 15/8/2007 và cho đến nay đã hoàn thành những hạng mục cơ bản, những hình ảnh này được chụp vào năm 2009 và ngày đầu tháng 2/2010




http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/002_nhathoSonQua_2009.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/002_nhathoSonQua_2009.jpg)


http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/003_nhathoSonQua_2009.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/003_nhathoSonQua_2009.jpg)


http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/004_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/004_nhathoSonQua_02022010.jpg)

http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/005_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/005_nhathoSonQua_02022010.jpg)

http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/006_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/006_nhathoSonQua_02022010.jpg)

http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/007_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/007_nhathoSonQua_02022010.jpg)

http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/008_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/008_nhathoSonQua_02022010.jpg)

http://tonggiaophanhue.net/home/plugins/content/plugin_jw_sig/showthumb.php?img=hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/009_nhathoSonQua_02022010.jpg&width=100&height=100&quality=80 (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/hinhanh/thang022010/nhathoSonQua_2009/009_nhathoSonQua_02022010.jpg)

forget_me_not
27-08-2010, 10:27 AM
Tường thuật Thánh Lễ Cung Hiến (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2889:tng-thut-thanh-l-cung-hin-nha-th-sn-qu&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4)
Nhà Thờ Sơn Quả (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2889:tng-thut-thanh-l-cung-hin-nha-th-sn-qu&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4)



Giáo xứ Sơn Quả thuộc làng Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Sơn Quả nằm ở vùng trung, hạ lưu sông Ô Bồ, cách thành phố Huế chừng 30km về hướng Tây Bắc.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_1.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_1.jpg)
Sáng hôm nay, 17 tháng 08 năm 2010, Giáo xứ Sơn Quả hân hoan đón chào Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá, chủ tế Nghi thức Thánh Lễ Cung Hiến Ngôi Nhà Thờ Sơn Quả.
Giáo xứ Sơn Quả có một bề dày truyền thống nhiều năm, có linh mục quản xứ từ năm 1875 và có ngôi Nhà Thờ cũ cuối cùng đã được khánh thành năm 1934, và sau 30 năm, năm 1964 bị chiến tranh tàn phá bình địa. Vì vậy, rất nhiều gia đình giáo dân rời xứ đi lập nghiệp ở những vùng đất xa xôi khác nhau. Giáo xứ Sơn Quả không còn Cha sở riêng, nên phải tạm thời sát nhập vào Giáo xứ Thanh Tân, lấy tên chung là Giáo xứ Tân Sơn.
Đúng 8 giờ, đoàn rước từ bên cạnh Nhà Thờ tiến về trước tiền đường Nhà Thờ mới để bước vào nghi thức cắt băng khánh thành cho Nhà Thờ được xây dựng cách đây 3 năm, ngày 15 tháng 08 năm 2007, Đức Tổng đã chủ sự đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ này.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_2.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_2.jpg)
Trước khi bước vào nghi thức cắt băng khánh thành, vị đại diện của giáo xứ Sơn Quả có đôi lời chào mừng và cám ơn quý Đức Cha, Đức Đan Viện Phụ, rất đông quý Cha và mọi thành phần Dân Chúa đến tham dự Nghi Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Sơn Quả.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_3.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_3.jpg)
Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chủ tế có đôi lời vui mừng mọi người quy tụ về đây để cắt băng khánh thành và Cung Hiến Nhà Thờ mới của Giáo xứ Sơn Quả. Qua đó, Đức Cha dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì nhờ những hy sinh của nhiều người giúp đỡ để có ngôi Nhà Thờ khang trang này. Đức Cha cũng thêm đôi nét lịch sử hình thành của Giáo xứ Sơn Quả.
Tiếp đến là nghi thức cắt băng khánh thành và trao chìa khóa cho cha Quản xứ trong sự thao thức chờ mong của mọi người nói chung và giáo dân Sơn Quả nói riêng. Điều mà họ đã rất mong muốn từ lâu, nay đã được thực hiện: một ngôi Nhà Thờ khang trang để thờ phượng Chúa cho xứng hợp trong lời kinh sớm chiều!

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_4.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_4.jpg)
Bắt đầu nghi thức làm phép Nước Thánh - Khánh thành rất long trọng với rất đông thành phần dân Chúa hiện diện trong nhà thờ này. Đức Cha rảy Nước Thánh trên Bàn Thờ - Nhà Thờ và xin Chúa ngự đến trong nhà nguyện, thanh tẩy mọi người là đền thờ Chúa ngự.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_5.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_5.jpg)
Nhà Thờ là nhà của Giáo Hội, nhà của Thiên Chúa, là nơi các tín hữu tụ họp để dâng lời ca ngợi Thiên Chúa rất thánh thiện, là nơi cộng đoàn biểu lộ tính hợp nhất trong Chúa Kitô mang tính chất đặc biệt. Vì vậy, nghi lễ xức dầu Bàn thờ và tường Nhà Thờ nói lên tính độc đáo trong việc thờ phượng Thiên Chúa.
Trong bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ rằng: Việc xức dầu để Thánh Hiến ngôi Nhà Thờ vật chất hôm nay, Chúa cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy Thánh Hiến đền thờ tâm hồn, bằng đời sống thánh thiện, sống Tin Mừng của Đúc Kitô, đặc biệt trong tinh thần phục vụ và yêu thương.
Xây dựng một ngôi thánh đường là cả một công trình kiến trúc đòi hỏi nhiều công sức và tiền của, nhiều chất xám và tài năng, nhưng sử dụng ngôi thánh đường cho đúng với mục đích mà Thiên Chúa và Giáo Hội mong ước, có lẽ còn khó hơn.
Đức Cha còn nhấn mạnh đến Nhà Thờ là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ, là biểu tượng của sự hợp nhất, của tình hiệp thông, là trường học của tình bác ái huynh đệ, là nơi đào tạo tinh thần phục vụ và truyền giáo. Chính vì vậy, chúng ta cần biết sử dụng đúng mức Nhà Thờ và giúp mỗi người tu tạo lại ngôi Nhà Thờ tâm hồn xứng đáng cho Chúa ngự.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_6.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_6.jpg)
Các Bí tích được cử hành rất sốt mến, nghiêm trang trong một bầu khí đông đảo của mọi thành phần dân Chúa tham dự, trong ngôi Thánh đường Sơn Quả nguy nga và tráng lệ của sự hội nhập Đông - Tây.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Đôminicô Lê Đình Du có lời Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Đức Đan Viện Phụ, quý cha Quản Hạt, quý cha đồng tế, quý Bề Trên các dòng và Tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và toàn thể những ai đã có công có của để có Nhà Thờ Sơn Quả như hôm nay. Xin thương tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ cho Giáo xứ trong tương lai.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_8.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_8.jpg)
Trước khi ban phép lành trọng thể của hai Đức Cha, Đức Tổng Giám Mục ban những lời huấn từ. Hôm nay, Giáo phận Huế rất vui mừng được chứng kiến và tham dự một Lễ Cung Hiến Ngôi Thánh Đường rất khang trang. Đền thờ này cũng nhắc nhở về đền thờ sống động của chúng ta. Đền thờ sống động của người Kitô hữu là làm sao cho đời mình trở thành một nơi cầu nguyện. Không phải chỉ đến Nhà Thờ cầu nguyện, nhưng còn cầu nguyện trong làm ăn, trong đời sống giao tiếp, trong đời sống nghề nghiệp. Và phải yêu thương, đoàn kết một lòng, không phải trong cộng đoàn chúng ta mà thôi, nhưng còn yêu thương, đoàn kết với mọi giới đồng bào xung quanh. Đó là sứ mạng Tin Mừng của chúng ta, Tin Mừng của yêu thương. Vì vậy chúng ta phải loan báo Tin Mừng.
Thánh Lễ Cung Hiến khép lại trong những bức hình lưu niệm, trong những ước mong mỗi người trở nên đền thờ sống động cho Chúa ngự.

http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_9.jpg (http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/tin/thang082010/18082010sonqua_9.jpg)

Linh mục Phêrô Nguyễn Vũ

tonggiaophanhue.net

forget_me_not
27-08-2010, 11:05 AM
VÀI CẢM NGHĨ VỀ NGÀY CUNG HIẾN



Tôi lớn lên với đất quê ruộng vườn nên kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với đồng lúa ngô khoai. Ngôi nhà nguyện đơn sơ nằm bên con đường làng, cạnh luỹ tre xanh, dưới chân núi, nơi có con sông Bồ lượn quanh, là hình ảnh tôi dán trên những trang đầu của cuốn album cuộc đời. Bởi thế, nó chìm sâu trong tâm khảm tôi.

Sơn Qủa! Hai tiếng gọi thân thương, trìu mến nhưng không kém phần mạnh mẽ. Từ mảnh đất ấy, tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi mình được vun trồng bằng đời sống đức tin vững mạnh, lòng đạo sắt son, truyền thống của người giáo dân trong xứ.

Sơn Qủa hôm nay khác hẳn ngày xưa, nó như đã “thay da đổi thịt”, không còn là vùng đất mà người dân quanh năm suốt tháng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Sự thay đổi đó được đánh dấu bằng Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ vào ngày 17.08.2010 vừa qua. Ngày Lễ trọng đại, đáng ghi nhớ đó đã để lại trong lòng bà con giáo dân nói chung và cách riêng trong tâm hồn tôi những cảm xúc, hình ảnh khó phai.

Lặng nhìn ngôi Nhà thờ được xây dựng giữa miền quê, lòng tôi chợt thấy “ làng ta phong cảnh hữu tình” thật! Quê tôi vốn đã đẹp, bình yên, thơ mộng nay còn đẹp hơn nhờ vẻ đẹp cường tráng, nghệ thuật thể hiện và kiến trúc độc đáo của ngôi nhà thờ được xây dựng theo tinh thần hội nhập văn hoá với những đường nét theo kiểu Đông-Tây hoà hợp. Một chút bâng khuâng, hồi tưởng về quá khứ xuất hiện trong tâm trí tôi lúc này, tôi cố tìm lại trong trí nhớ mình hình ảnh ngôi nhà nguyện đơn sơ, nhỏ bé bằng mái tranh, vách tre, cỏ mọc bao quanh, không một cành hoa, cây cảnh, thế nhưng đêm nào cũng vang lên lời kinh cầu. Nghĩ lại khung cảnh đó, tôi cảm thấy hoang sơ nhưng an bình. Vắng lặng nhưng êm đềm. Tôi đang thả hồn theo những dòng suy nghĩ của mình, bỗng tiếng vỗ tay hoà lẫn tiếng chuông ngân vang rộn rã đã kéo tôi ra khỏi những hình ảnh đó để trở về với giây phút hiện tại, chứng kiến những gì đang diễn ra trước mắt.

Một khung trời xanh. Một khoảng không gian đầy hương hoa nến, dù lộng, màu cờ, sắc áo hòa lẫn vào nhau tạo nên bầu khí “vui như ngày hội”, dường như con người không còn biết đến cái nắng nóng oi bức của những ngày cuối hè nữa. “Người người lũ luợt đưa nhau tới. Lớp lớp dập dìu kéo nhau đi”. Trước diễn cảnh đó, tôi mới thấm thía lời ca phụng vụ “Trong hân hoan chúng con về đây, mang tin yêu mơ ứơc nồng say, cùng hợp tiếng ca tạ ơn Chúa lời thiết tha”, và “con tim đã vui trở lại”. Thật khó có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc đang dâng trào trong lòng tôi. Niềm vui sướng, hạnh phúc tôi cảm nhận hôm nay bằng chính lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã đóng góp công sức, hy sinh tiền của ... để kiến tạo nên ngôi nhà thờ trang trọng này. Với thân phận người con bé nhỏ trong Giáo xứ, người đầu tiên tôi nhớ đến đó là Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Cha Quản Xứ Đominico Lê Đình Du cùng tất cả Quý thân nhân, ân nhân trong nước cũng như ngoài nước. Nhìn những thành quả tốt đẹp hôm nay của ngôi nhà thờ, chúng ta không thể nào quên đi những khó khăn của ngày trước như: kinh phí xây dựng thiếu thốn, thợ thầy thì “ mai đây mốt đó”, thời tiết lúc mưa lúc nắng thất thường, lại trong thời buổi “vật giá leo thang” nên tưởng chừng nhà Chúa có lúc phải“ đóng cửa” dừng lại. Thời gian 3 năm để xây dựng nhà thờ Sơn Qủa không phải là dài so với đền thờ thành Giêrusalem, công trình ròng rã xây cất trong bốn mươi sáu(46) năm (Ga 2,20), nhưng cũng không phải là ngắn so với đền thờ mà Chúa Giêsu sẽ dựng lại trong ba ngày (nhà thờ S.Qủa với nhà thờ của Chúa xây giông nhau ở con số 3).

Vì thế, trong Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ, tôi thành kính dâng lên Thiên Chúa với tất cả ý nguyện tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa vì mọi việc “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi Ơn Chúa”. Một ý nghĩ cứ theo đuổi tôi suốt: “Nếu như không có sự ra đi của Cha Augustino ngày trước, khi mình chưa chào đời, thì hôm nay có ngôi nhà thờ này không? Nếu như mỗi năm Cha không về quê làm việc thì ngôi nhà thờ có được trở nên như hôm nay không?”... Bởi vậy, nhìn nhà thờ Sơn Qủa không ai mà không nghĩ đến công lao to lớn của Cha Augustino, một người con ưu tú của giáo xứ Sơn Qủa. Trong khoảng thời gian xây dựng nhà thờ, năm nào Cha cũng về gắn bó với quê nhà vào mỗi dịp hè để cùng Cha Quản Xứ giám sát tiến trình xây nhà Chúa, từ những chi tiết, góc cạnh đến tổng thể Cha đều cân nhắc kĩ lưỡng. Trong thời gian đó, tôi cản thấy như Cha đã cởi bỏ đi học vị tiến sĩ thần học của mình để làm nhà kiến trúc sư, người chỉ đạo kĩ thuật xây dựng.... Con người của Cha đúng là đa tài, đa nghề thật!
Trong niềm vui hôm nay, tôi cũng cảm nhận rằng “nếu tôi vui một thì chắc Cha phải vui gấp trăm ngàn lần!”. Niềm vui sướng đưa đến sự bất ngờ và xúc động bên trong tâm hồn của mọi người. Với tâm huyết mong được xây dựng nhà Chúa ngay trên quê hương của mình, Cha đã không ngừng “chạy xuôi chạy ngược” khắp đó đây để “làm người ăn xin” cho nhà Chúa và đến hôm nay, ngôi nhà thờ “đã xây thì phải xây cho đẹp” (lời ĐTGM đã phát biểu trong ngày lễ ngân khánh linh mục của cha Augustino và trong ngày Lễ đặt viên đá đầu tiên) được hiện diện trên mảnh đất Sơn Qủa này.

Các nghi thức trong Thánh Lễ vẫn tiếp tục được cử hành một cách sốt sắng hoà trong tiếng đàn, lời ca phụng vụ cùng với hàng ngàn con tim đang rung lên từng nhịp đập hân hoan, vui sướng. Tôi đã tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp để có thể quan sát hết khung cảnh nhà thờ và tôi nhận thấy nhà Chúa hôm nay thật đẹp! Thật đông vui bởi sự hiện diện của những người con lâu nay “quên đường” đến thăm Chúa và của những người con ở xa quê lâu năm nay mới có cơ hội trở về. Ngày hôm nay, tôi có cảm giác như “ngày trở về” của bao người con, trở về cùng Chúa, trở về cùng quê hương. Nhìn thẳng lên Nhà tạm, tôi cảm nhận được một vẻ đẹp linh thiêng, sống động, sắc màu hài hoà, nhưng chứa đựng nhiều nội dung, ý nghĩa sâu sắc, như lời ĐTGM đã nói: “Đến với ngôi nhà thờ Sơn Qủa này, chúng ta có cảm giác như đang đi vào đền thánh Phêrô vậy”.

Qua lời nhận xét của Ngài, Rôma không còn xa chúng ta nữa, hình ảnh đền thánh Phêrô được thu nhỏ, tượng trưng cho nền văn minh cỗ kính đang hiện diện trước mắt chúng ta, ngay trên làng quê mộc mạc, dân dã này, nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến Đức Thánh Cha. Cùng với hình ảnh trống đồng Đông Sơn, biểu tượng của nền văn hoá Việt Nam nổi bật trên nền cung thánh, dưới vòm lễ đài, nơi có hình ảnh Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, tạo cho tôi cảm giác như Tin Mừng của Đức Đức Kitô đã được đưa vào giữa lòng dân tộc với biểu tượng Alpha và Omega, nơi được đặt Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, nhất là cây Thánh Giá nằm ngay chính giữa, làm tôi cảm nghiệm được ý nghĩa sâu xa của tinh thần hội nhập văn hóa mà Hội Thánh hằng quan tâm. Nhiều lúc, tôi chỉ đánh giá nét đẹp bằng những chi tiết, hình ảnh biểu lộ bên ngoài để từ đó ca ngợi vẻ đẹp của ngôi nhà thờ này, điều đó chắc hẳn chưa đủ, cái vẻ đẹp độc đáo của ngôi nhà thờ Sơn Qủa chính là ý nghĩa, nội dung được thể hiện bên trong qua mỗi hình ảnh, mỗi biểu tượng và mỗi đường nét hoa văn. Đọc trên tờ bướm “ý nghĩa nhà thờ Sơn Qủa” chúng ta càng nhận thấy rõ nội dung, ý nghĩa sâu xa mà con người thể hiện ra bên ngoài qua mỗi biểu tượng. Nó xem như một tác phẩm phải được nhìn bằng đôi mắt nghệ thuật và bằng cả đời sống tinh thần phong phú, siêu nhiên.

Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trước mắt ngôi đền thờ làm bằng gạch đá, nguy nga, hoành tráng như thế, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy ngôi đền thờ bên trong tâm hồn mình được. Đó là một ngôi đền thờ thiêng liêng được xây dựng bằng các việc lành đạo đức, bằng chính đời sống đức tin, lòng cậy và đưc mến, quan trọng hơn cả là bằng chính Mình Máu Thánh Chúa và Lời Chúa cùng các Bí tích. Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết xây dựng đền thờ tâm hồn mình sao cho xứng đáng là “đền thờ Chúa Thánh Thần”. Và “nhà thờ mới thì con người cũng phải mới”.

Xin cảm tạ Chúa vì biết bao nhiêu hồng ân Ngài ban xuống trên Giáo xứ Sơn Quả chúng ta. Giờ đây tôi thật tâm đắc với lời của Thánh Phaolô nói với cộng đoàn Êphêsô ngày xưa để diễn tả tâm tình của giáo xứ mà ông đại diện đã nói lên trong bài chào mừng: “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới”. ( Ep 3, 20 ).



Maria Trương Thị Thủy Tiên



một con chiên bé nhỏ