PDA

View Full Version : CÓ ĐƯỢC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH THAI?



sentrang
28-08-2010, 06:46 PM
Tôi là người ngoại đạo nên chưa rõ việc khuyên con người ta phòng tránh thai có tội không? Nếu không thì tôi xin được mạn phép đóng góp với chương trình bảo vệ sự sống là nên tuyên truyền rộng cho cộng đồng con người điều này, nhất là lớp trẻ. Bởi vì nếu như không có sự nhỡ nhàng thì con người ta không phải rơi vào việc "cần giải quyết". Cũng còn bởi nếu như chương trình của mình chỉ giải quyết ở khâu sự đã rồi, thì cũng không tránh khỏi còn vô số trường hợp thai nhi vẫn sẽ còn tiếp tục bị bỏ rơi.

Ti_Amo
28-08-2010, 07:59 PM
Tôi là người ngoại đạo nên chưa rõ việc khuyên con người ta phòng tránh thai có tội không? Nếu không thì tôi xin được mạn phép đóng góp với chương trình bảo vệ sự sống là nên tuyên truyền rộng cho cộng đồng con người điều này, nhất là lớp trẻ. Bởi vì nếu như không có sự nhỡ nhàng thì con người ta không phải rơi vào việc "cần giải quyết". Cũng còn bởi nếu như chương trình của mình chỉ giải quyết ở khâu sự đã rồi, thì cũng không tránh khỏi còn vô số trường hợp thai nhi vẫn sẽ còn tiếp tục bị bỏ rơi.

Em xin post lại bài Giáo lý của Giáo hội Công giáo về Việc Tránh thai để chị tham khảo.



GIÁO LÝ VỀ TRÁNH THAI ( Phần 2 )

III. LƯƠNG TÂM CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN BỞI GIÁO HUẤN
17. TẠI SAO CÓ MỘT SỐ NGƯỜI HIỂU BIẾT NHIỀU, XEM RA TỐT ĐẠO, NGAY CẢ MỘT VÀI LINH MỤC, CHO RẰNG TRÁNH THAI LÀ ĐƯỢC ?
Đến một mức độ nào mà những Ki-tô hữu đó không đi theo giáo huấn trong sáng của Giáo Hội, họ không trở nên một Kitô-hữu tốt lành. Và nếu một Linh Mục không giảng dạy học thuyết của Giáo Hội, đơn giản là khi đó Ông không làm nhiệm vụ một Linh Mục. Rất có khả năng, họ hiểu sai tầm quan trọng của Giáo Huấn Giáo Hội, và hầu như chắc chắn, họ đã lúng túng trong khái niệm Kitô-Giáo về luân lý và lương tâm.
18. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAO-LÔ VI ĐÃ CÓ THỂ SAI LẦM KHI KẾT ÁN VIỆC TRÁNH THAI TRONG THÔNG ĐIỆP HUMANAE VITAE KHÔNG ? ĐÃ CÓ NGƯỜI NÓI RẰNG NGÀI CÓ THỂ SAI LẦM, VÌ THÔNG ĐIỆP ĐÃ KHÔNG DÙNG ĐẾN “QUYỀN VÔ NGỘ”
Khi Giáo Huấn dạy tránh thai là phi đạo đức và chống lại ý muốn của Thiên Chúa, đó là lời dạy bảo kiên định của Giáo Hội, không hề do chọn lựa tùy tiện của chỉ một vị Giáo Hoàng. Hơn nữa, vấn đề quan trọng cho mỗi người trong chúng ta, cho hành vi luân lý của chúng ta, không ở chỗ có điều gì không thể sai, mà là có điều gì đúng hoặc sai. Khi dạy bảo việc giết người và cướp đoạt là phi luân lý, thì không cần dùng quyền vô ngộ, mà cũng không cần đưa ra yếu tố không thể sai lầm để quy kết là phi luân lý. Thẩm quyền thông thường của Giáo Hội luôn tôn trọng lời tuyên dạy có tính chân thành tôn giáo.
Mọi người phải lấy ý chí và lý trí kính cẩn tuân phục cách đặc biệt những giáo huấn chính thức của Giáo Hoàng Rôma, dù khi Ngài không tuyên bố từ thượng tòa. Như vậy là kính trọng, nhận biết giáo huấn tối thượng, và chân thành chấp nhận các phán quyết của Ngài, theo đúng tư tưởng và ý muốn Ngài trình bày, đặc biệt biểu lộ qua tính chất các tài liệu, hoặc qua việc Ngài nhiều lần đề nghị một giáo thuyết, hay qua cách diễn tả của Ngài ( LG. 25 ).
Bên cạnh lời dạy không ngớt trong giáo huấn thường xuyên của Giáo Hội, tất cả các vị Giáo Hoàng cận đại phải giải quyết vấn đề này đều lên án tránh thai. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã duy trì bằng lập đi lập lại giáo huấn của thông điệp Humanae Vitae trong nhiều thể loại văn kiện giáo hoàng, nhắc lại mối liên kết các lời giáo huấn mạnh mẽ này trên hết, về nền tảng tự nhiên của giáo huấn và luật của Thiên Chúa. Do đó, đây là yếu tố rất mạnh để xác định rằng giáo huấn về bản chất phi luân lý của tránh thai không thể sai lầm, đặt nền tảng trên ơn vô ngộ mà thẩm quyền giáo huấn thông thường và phổ quát có thể có được ( cf. LG. 25 ).
19. GIÁO HUẤN NÀY CÓ THỂ SẼ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH NHƯ LUẬT ĂN CHAY, KIÊNG CỮ, CHO VAY LÃI... ĐÃ TỪNG THAY ĐỔI TRONG QUÁ KHỨ KHÔNG ?
Khi nói giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý của tránh thai được đặt nền tảng trên luật tự nhiên, điều này sẽ không thay đổi trong cốt lõi, nhưng chỉ có thể khai triển mà không đi ngược lại chính bản chất của giáo huấn. Các luật lệ đặc trưng về ăn chay, kiêng cữ không phải là những nguyên lý của luật tự nhiên, nhưng được đặt nền tảng trên sự rèn luyện kỷ luật trong Giáo Hội. Giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý của cho vay lãi đã không thay đổi trong cốt yếu, nhưng được phát triển theo khái niệm về tiền tệ tùy thuộc đặc tính của tiền vốn. Cho vay nặng lãi vẫn là phi đạo đức, tuy nhiên tìm kiếm lợi tức không phải là hành vi cho vay nặng lãi, nếu được xét là hợp lý và phù hợp với luật.
“Qua việc định rõ bản chất hành vi tránh thai là bất hợp pháp, Đức Phao-lô VI muốn dạy rằng tiêu chuẩn đạo đức dành cho vấn đề này không cho phép được hưởng luật trừ. Không một ai hay một hoàn cảnh xã hội nào, từ trước đến giờ hoặc mãi mãi về sau, có thể đưa ra một hành vi hợp pháp trong chính bản chất hơn thế” ( Gio-an Phao-lô II, Hội Nghị Quốc Tế về Thần Học Luân Lý, tháng 12 năm 1988 ).
20. TÔI ĐƯỢC KHUYÊN RẰNG CÓ THỂ NGHE THEO LƯƠNG TÂM THAY THẾ CHO GIÁO HUẤN NÀY CỦA GIÁO HỘI, VÌ XÉT CHO CÙNG, LƯƠNG TÂM LÀ THƯỚC ĐO LUÂN LÝ GẦN SÁT TÔI NHẤT
Lương tâm là sự phán xét về đạo đức mà chúng ta dành cho từng hành vi riêng biệt, đặt nền tảng trên luật luân lý. Lương tâm không thể đưa ra những phán xét có tính tự trị hay tự đặt ra những luật lệ riêng. Người Kitô-hữu cần được giáo huấn của Giáo Hội hướng dẫn, mỗi khi họ vận dụng tiếng lương tâm, nếu không, bản thân họ bị lầm lẫn hoặc lương tâm họ sai lạc. Do đó không bao giờ lương tâm có thể là quy luật hoàn chỉnh so với luật luân lý. Vì thế, mỗi người Ki-tô hữu có bổn phận rèn luyện lương tâm của mình, để có được sự hướng dẫn chính xác và bảo đảm trong những hành vi luân lý. Nếu họ thờ ơ việc giáo dục này, sự sai lầm và không hiểu biết có thể gây nên tội đáng khiển trách.
Tuyên bố rằng lương tâm đã chuẩn xác, khi đặt nghi ngờ trên sự thật dạy bởi thẩm quyền Giáo Hội, là hàm ý từ chối khái niệm Ki-tô giáo trong cả hai lãnh vực: thẩm quyền giáo huấn và đạo đức lương tâm ( Đức Gio-an Phao-lô II, như trên ). Đôi khi, với chỉ một ý tưởng mơ hồ rằng lương tâm là gì, chúng ta có thể nghĩ về nó như “một tiếng nói nhỏ” dạy chúng ta làm điều gì, mà không nghĩ đến việc tham khảo luật luân lý. Theo cách này, chúng ta lẫn lộn lương tâm với ước muốn riêng hay cảm tưởng chủ quan, chúng ta còn có thể lầm lẫn giữa cám dỗ của ma quỷ với tiếng nói của lương tâm.
21. Ở MỘT SỐ QUỐC GIA NHƯ HOA KỲ, CÓ TÌNH TRẠNG ĐA SỐ KI-TÔ HỮU KHÔNG TUÂN THEO LỜI DẠY CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG VỀ VẤN ĐỀ NÀY. VIỆN LẼ GIÁO HỘI CŨNG LÀ “DÂN CHÚA”, TA CÓ THỂ XEM NHỮNG LỜI DẠY NÀY, CŨNG CHỈ LÀ CÁCH DIỄN TẢ “CẢM THỨC ĐỨC TIN” KHÔNG ?
Những nguyên tắc căn bản và những vấn đề thuộc phạm vi luân lý không thể được quyết định bằng bầu phiếu, bởi lẽ ý nghĩa bó buộc của nó đến từ Thiên Chúa, theo luật tự nhiên. Nhiệm vụ cai quản trong Giáo Hội, được thiết lập bởi Chúa Ki-tô, không như một chế độ dân chủ. Đúng hơn, Ngài đã thiết lập một phẩm trật để phục vụ Dân Chúa bằng việc thực thi cùng một lúc ba nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hóa và cai quản. Cảm thức đức tin là sự diễn tả đức tin chân thật của Giáo Hội khi tin tưởng điều gì mà Giáo Hội nhận được: đây là điều kiện cần; trong khi thẩm quyền giáo huấn là sự diễn tả đức tin của Giáo Hội khi Giáo Hội giảng dạy: đây là điều kiện đủ. Tình trạng nói trên cho thấy rất cần trợ giúp những người này thực hành đức tin Kitô giáo. Không cần dấu giếm về rất nhiều quốc gia Tây phương đang ở trong tình trạng phải cấp bách có một nỗ lực tái rao giảng Tin Mừng.
IV. TỰ KIỀM CHẾ VÀ TỰ CHỦ VỚI SỰ HIỂU BIẾTLÀ KHẢ THI VÀ SINH ÍCH LỢI
22. GIÁO HỘI CÓ DẠY CHÚNG TA NÊN CÓ NHIỀU CON CÁI TÙY THEO KHẢ NĂNG SINH LÝ CHO PHÉP KHÔNG ?

Trong khi Giáo Hội khẳng định giá trị của sự sống và loài người, tuân theo huấn thị chung của Thiên Chúa: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” ( St 1, 28 ), thì điều này không có nghĩa là có nhiều con cái tùy theo khả năng sinh lý. Theo luật Chúa, Giáo Hội khuyến khích người làm cha mẹ thực hiện trách nhiệm trong sinh sản.
23. CÓ ĐIỀU GÌ KHÁC NHAU TRONG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SINH SẢN VÀ VỀ TRÁNH THAI ?
Bình diện quan trọng nhất của trách nhiệm trong sinh sản là tôn trọng trật tự luân lý khách quan do Thiên Chúa thiết lập. Ý thức này sẽ hướng dẫn đôi vợ chồng nhận ra bổn phận của họ đối với Thiên Chúa, với chính bản thân họ, với gia đình và xã hội, trên một bậc thang giá trị đúng đắn.
Khi đề cập đến số con cái, không thể đánh đồng ý thức trách nhiệm trong sinh sản với ý muốn tránh có con. Trách nhiệm trong sinh sản được thể hiện “bằng quyết định cao thượng và thận trọng để dưỡng nuôi một gia đình sung túc, quyết định này được hình thành từ những lý do nghiêm túc và phải tôn trọng luật luân lý, để ngưng sinh thêm con trong một thời gian định kỳ hay vô hạn”.(HV10)
Trách nhiệm trong sinh sản còn đòi hỏi kiến thức hiểu biết và tôn trọng tiến trình sinh học trong truyền sinh, đồng quan trọng với rèn luyện tự kiềm chế và tự chủ bản năng, cảm xúc và đam mê.
24. ĐÔI VỢ CHỒNG CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐIỀU GÌ KHI CÓ ƯỚC MUỐN HẠN CHẾ SỐ CON CÁI TRONG THỜI GIAN TẠM THỜI HAY VÔ ĐỊNH ?
Họ có thể tiết dục trong đời sống vợ chồng, hoặc có thể kết hợp trong những thời kỳ mà người phụ nữ không có khả năng sinh sản. Sự tiết dục định kỳ là một cách sống tốt và phù hợp luật ( luân lý ) với ai có lý do nghiêm túc và ý thức đúng đắn ( khác hẳn não trạng chống lại sự sống hoặc tâm lý tránh thai ). Việc quan tâm theo dõi chu kỳ sinh sản tự nhiên trong hôn nhân hoàn toàn không trái luật luân lý, vì hai tính chất hiệp nhất và mở ra cho sự sống, được kết hợp khi áp dụng phương thế trên, thì đã có sẵn và không thể tách lìa trong bản chất của hành vi phối ngẫu vợ chồng. Như thế, đôi vợ chồng đón mở sự sống ngay khi họ không cố ý dứt khoát ngăn chặn sự sống. Đây chính là bản chất của sự trao hiến toàn thể nhân vị và trao hiến trọn vẹn.
25. NHƯNG CẢ HAI NHÓM NGƯỜI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH DỤC TỰ NHIÊN, ĐỀU MUỐN CÙNG 1 ĐIỀU. VẬY TẠI SAO KHÔNG DÙNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO HIỆU QUẢ NHẤT ?
Trên quan điểm luân lý, người sử dụng biện pháp tránh thai và người thực hành tiết dục theo chu kỳ sinh sản tự nhiên cho một lý do phù hợp luật, họ không nhằm cùng mục tiêu. Tên ăn trộm và người công nhân có thể muốn điều giống nhau (tiền bạc để tiêu xài), nhưng tên trộm sử dụng phương tiện phi luân trong khi người kia tôn trọng luật Chúa, cùng là để có tiền ; chưa kể cách thức kiếm tiền sẽ định hình phong cách tiêu xài. Cùng là tiền,với tên trộm là phi pháp, còn với anh công nhân là tìm kiếm sống.
Biện pháp tránh thai khác biệt sâu sắc so với tiết dục định kỳ về bản chất phi luân. Hiểu cách đúng đắn và hoàn chỉnh, kế hoạch gia đình theo tự nhiên ( NFP ) không phải là một biện pháp tránh thai nhưng là một nếp sống tôn trọng luật Chúa.
Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra sự khác biệt này như sau:
Về mặt nhân học và luân lý, sự khác biệt giữa tránh thai và sử dụng những thời gian không thể thụ thai là rất quan trọng và sâu xa hơn người ta tưởng, bắt nguồn từ hai khái niệm không thể giản lược với nhau về con người và về tính dục của con người.
Trong hôn nhân, hai vợ chồng hiến thân trọn vẹn cho nhau. Việc tránh thai biểu lộ sự mâu thuẫn ngược lại tự nhiên, khi họ không còn tự hiến cho người kia cách trọn vẹn. Từ đó, không những họ chủ tâm khước từ mở ngỏ cho sự sống, họ còn làm sai lạc chân lý nội tại của tình yêu vợ chồng: tự bản chất là trao ban toàn thể nhân vị.
Việc chọn theo những nhịp tự nhiên sinh học bao gồm nhịp sống của con người biểu hiện bằng chu kỳ sinh dục nữ, cũng là đón nhận sự đối thoại, kính trọng lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, sự tự chủ nhờ nếp sống tiết dục. Đón nhận và sử dụng hài hòa thời gian sinh học của con người và không gian đối thoại của vợ chồng, chính là nhận biết đặc tính thống nhất giữa tinh thần và thể xác trong tiến trình hiệp nhất, nơi đây vợ chồng sống tình yêu con người với đòi hỏi sống thủy chung.
Một khi tinh thần và thể xác được thống nhất, đôi vợ chồng kinh nghiệm được các giá trị phong phú trong ân / ái, họ thể hiện được bản chất sâu xa của hành vi tính dục con người, ngay cả trong bình diện thể lý. Như thế, tính dục xứng đáng được tôn trọng với chiều kích thực sự nhân bản, nên không thể được sử dụng như một đồ vật gây tan rã sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác trong bản tính người mà Thiên Chúa đã sáng tạo theo hình ảnh mình. ( Trích FC 32 )
26. TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH SẢN TỰ NHIÊN CÓ KHẢ THI KHÔNG ? PHẢI CHĂNG NÓ ĐÒI HỎI QUÁ NHIỀU Ở ĐÔI VỢ CHỒNG ?
Có nhiều tình huống xảy đến trong cuộc sống, mà vợ chồng được mời gọi sống tiết dục, như: bệnh tật, đi xa, chăm sóc người thân... Như bất cứ khả năng nào của con người, việc quan hệ tình dục đòi phải được lý trí đúng đắn hướng dẫn, không bởi đam mê mù quáng. Tính chân lý của luân lý phải được giương cao luôn luôn, không chỉ trong lãnh vực tính dục, mà cả trong mọi lãnh vực khác. Việc tiết dục định kỳ phụ thuộc vào khả năng chế ngự bản năng, đây chính là một biểu thị nói lên trách nhiệm trong sinh sản. Một khi có thể tự chủ, tình yêu sẽ trở nên nhân bản và chân thật hơn.
Ngoài ra, có nhiều phương thế để phát triển khả năng tự chủ, đặc biệt cậy nhờ vào ân sủng của bí tích hôn phối, tinh thần phó thác của con cái Chúa, và nếp sống khổ chế Ki-tô Giáo.
Hơn nữa, những quy phạm này thật phù hợp để giữ đức khiết tịnh của ơn gọi hôn nhân, giúp tránh xa các tổn thương trong tình yêu vợ chồng, và còn đem lại một nhân phẩm cao quý.

(Hết )


http://www.trungtammucvudcct.com/web/news.php?mode=chitiet&no=9&id=94

KattyNguyen
20-01-2011, 02:21 PM
Nói gọn lại thì thế này:

Theo quan điểm của giáo hội thì nên tuyên truyền cho các bạn trẻ lối sống khiết tịnh, giữ gìn cho nhau trước khi kết hôn.

Còn với những cặp vợ chồng muốn tránh thai thì giáo hội cho phép họ dùng các biện pháp tránh thai tự nhiên, được giáo hội cho phép như TQS (tự quan sát), đo nhiệt độ... Còn các biện pháp tránh thai như dùng thuốc, bao cao su, đặt vòng, triệt sản, xuất tinh ngoài âm đạo thì đều phạm luật.