PDA

View Full Version : Từ đại học Harvard tới tu viện



Ti_Amo
01-09-2010, 12:05 PM
Từ đại học Harvard tới tu viện
VietCatholic News (30 Aug 2010 18:08)

Mary Anne Marks tốt nghiệp tối ưu ĐH Harvard kỳ thi năm 2009 và chuẩn bị nhập Dòng nữ Đa Minh Đức Mẹ Thánh Thể ở Ann Arbor, Mich.

Chị không phải là người duy nhất đi từ đại học tới đời tu, vì Marks đã chia sẻ với Kathryn Jean Lopez trong một lần phỏng vấn mới đây: “Hai năm trước, một thanh niên học xong đại học Harvard rồi nhập chủng viện ở St. Louis. Trước đó không lâu, một cô gái học đại học Harvard cũng đã nhập Dòng nữ Phan Sinh. Một người bạn của tôi, quen nhau khi học đại học Harvard, cũng đã nhập Dòng Nữ tử Nhân hậu (Religious Sisters of Mercy) từ hai năm trước. Ngày 25/7/2010, hai cô gái tốt nghiệp đại học Harvard đã nhập Tỉnh Dòng Đa Minh Đông phương.

Bài viết này có nhiều câu hỏi và câu trả lời gợi hứng thế này:

LOPEZ: Bạn có thể theo đuổi đời sống tâm linh cũng như đời sống trí thức, thậm chí được khuyến khích bởi các yếu tố ở đại học?

MARKS: Tháng ngày ở đại học Harvard qua nhanh. Xử lý công việc đầy thử thách và nhiều hoạt động ngoại khóa, bao quanh bởi những người khác cũng làm như vậy, thậm chí các sinh viên muốn sống tâm linh thì thường bị cản trở phát triển. Chỉ có hồng ân của ơn thiên triệu đã cho tôi sự thấu hiểu và ý chí để dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Nghĩa là, việc tìm kiếm tâm linh đó ở đại học Harvard sẽ không thấy thiếu.

Nhóm Hiệp sĩ Columbus bổ sung Hội Sinh viên Công giáo rất năng động, hai giáo xứ are xa trường đại học, những nhà Opus Dei (*) dành cho nam và nữ gần đó là nơi hướng dẫn tâm linh cao cả và phong phú hóa các sự kiện hằng tuần và hằng tháng.

LOPEZ: Một số người uy tín nhất là gì hoặc biểu lộ những điều mà những người trưởng thành – có thể là khả năng đặc biệt – đã nói gì với cô khi học biết ý định đi tu của cô?

MARKS: Hai giáo sư đã nói với tôi rằng họ cũng có anh, chị hoặc em đi tu. Một giáo sư khác, tử tế nhưng hoàn toàn không đa cảm, đã khuyến khích ý định của tôi và kết thúc thảo luận về việc thay đổi kế hoạch bằng cách mở rộng tay và nói: “Tôi ủng hộ em, vì đây là một quyết định quan trọng, tôi khâm phục em”. Khi tôi nhận xét một giáo sư khác về nhiều câu trả lời tích cực, thầy nói rằng thầy không ngạc nhiên khi thấy các viện sĩ có thể đánh giá sức hấp dẫn của đời sống thâm trầm và của cách theo đuổi mục đích tâm linh.

LOPEZ: Các bạn của cô nói gì? Phản ứng của họ, bằng cách này hay cách khác, có giải thích điều gì cho cô không?

MARKS: Đa số đều vui thấy tôi tìm được con đường mà tôi có thể dành trọn con tim và khối óc, họ tôn trọng ý nguyện của tôi. Một bạn học, sau khi biết tôi muốn đi tu, đã cảm thấy mạnh dạn nói cho tôi biết về cuộc hôn nhân sắp tới của cô bạn đó. Tôi có cơ hội giải thích các giáo huấn của Giáo hội về giới tính. Cuộc nói chuyện xoay qua việc giáo dục tôn giáo và sự không tin của cô ấy. Ý định của tôi có thể mở ra cuộc thảo luận về một mức độ cá nhân như thế là tốt đẹp nhưng cũng làm giật mình và gây lúng túng một chút. Tôi nhận thấy mình đang trải nghiệm về hồng ân và thử thách của đời sống tu sĩ và linh mục: Sự trông mong hợp pháp của người khác mà áo dòng hoặc cổ côn trắng được cung cấp và sẵn sàng thảo luận các vấn đề sâu sắc hoặc đau khổ… ở bất cứ nơi nào: Ở phi trường cũng như ở lớp học hoặc nhà xứ.

Xin Chúa chúc lành cho Mary Anne đối với ơn gọi của chị – kể cả các cựu sinh viên và các sinh viên tương lai của đại học Harvard, những người sẽ theo bước chị để phục vụ Giáo hội trong đời sống Linh mục, tu trì và giáo dân.

Các sinh viên tốt nghiệp cũng vậy, dù họ tốt nghiệp trường Ivy League, đại học quốc gia hoặc đại học Công giáo. Giáo hội cần bạn!

(Nguồn: ncregister.com)

Sức mạnh của sự từ chối

Không dễ từ chối khi có thể chấp nhận. Những cha mẹ nuông chiều con cái có thể khiến chúng dễ lo âu và trầm cảm trong tương lai. Nguy hiểm của sự nuông chiều là làm cho chúng tự quan trọng hóa và trở nên ích kỷ.

Tiết kiệm và tự khước từ có giá trị quan yếu. Nhưng nhiều thiếu niên đã thiếu (hoặc mất) các “đức tính” đó. Chưa thể trách chúng vì chính cha mẹ nuông chiều mà chúng trở nên như vậy. Còn là học sinh mà xài điện thoại di động để làm gì? Chúng đã làm gì để có tiền trả cước phí? Tất nhiên cha mẹ lại phải thanh toán. Được voi thì đòi tiên. So với 10 hoặc 15 năm trước, trẻ em ngày nay lười làm việc nhà hơn. Nghiên cứu ở Úc cho thấy 53% trẻ con muốn mua đồ xài riêng để cảm thấy hãnh diện và 73% các cha mẹ nói rằng con cái họ “tập trung" vào mua sắm và hoang phí. Cha mẹ càng phải làm việc nhiều hơn để con cái "không thua kém bạn bè".

Nhu cầu của trẻ tăng cao cũng do làn sóng tiếp thị nhắm vào chúng. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ ước tính mỗi năm trung bình một đứa trẻ Mỹ xem 40.000 chương trình quảng cáo. Đó là áp lực vô thức lên cả cha mẹ và con cái, khó tránh khỏi. Cha mẹ cần biết cân bằng giữa các thuận lợi của xã hội và các giá trị nhân bản của cuộc sống: Muốn đạt được mục đích thì phải biết chờ đợi, tiết kiệm và làm việc chăm chỉ. Trẻ em có thể học tự kiềm chế bằng cách quan sát cách xử sự của người khác, đặc biệt là cách xử sự của cha mẹ.

Muốn vậy, cha mẹ phải mất nhiều thời gian để quan tâm tới con cái. Cha mẹ chú trọng các giá trị cao thì mới đủ uy tín để dạy chúng các tiêu chuẩn sống. Hạn chế yêu sách của chúng không phải là “cấm" chúng mà phải giải thích cho chúng hiểu những gì thực sự cần thiết hoặc chưa cần thiết, đồng thời cũng cần lắng nghe chúng trình bày, tuyệt đối đừng áp chế chúng. Có thể khó nhận biết thế nào là “đủ" nhưng vẫn khả dĩ nhận ra sự “quá đáng" để dừng lại.

Phụ huynh cần luyện tập kỹ năng làm cha mẹ để giáo dục luân lý và đạo đức cho con cái, đồng thời cần hiểu rõ tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại hình thông tin đại chúng (báo chí, phim ảnh...) tác động vào chúng hằng ngày. Hãy lưu ý chúng, nói chuyện với chúng và lắng nghe chúng. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa và động viên chúng hướng thiện.

Được động viên thì trẻ thêm lòng tin, được chia sẻ thì trẻ biết rộng lượng, được tha thứ thì trẻ biết khoan dung và nhẫn nại. Ngược lại, trẻ sẽ lên án khi sống với những người hay chỉ trích, trẻ sẽ nhút nhát sợ sệt khi sống giữa cảnh hãi hùng, trẻ sẽ tham lam khi sống trong không khí đố kỵ. Rau nào, sâu nấy. Cha mẹ trung thực thì con cái công bằng, cha mẹ hạnh phúc thì con cái nhân ái, cha mẹ hiền hậu thì con cái đức độ. Những cảnh thương tâm có thể dạy cho trẻ biết đồng cảm.

Có con thì dễ, làm cha mẹ thì rất khó. Chúng ta không chỉ dạy con bằng những điều bảo ban mà còn bằng cách sống của chính mình. Sử Viễn nói: “Vui nhất không gì bằng đọc sách, cần nhất không gì bằng dạy con”.

Đời sống đạo cũng luôn phải biết từ chối nhiều thứ, vì Đức Kitô đã xác quyết: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; x. Mt 10:38 và Lc 14:26-27). Muốn đủ sức từ chối điều gì đó thì phải có sức mạnh tinh thần. Thật không dễ, vì con người luôn bị giằng co, như Thánh Phaolô đã kinh nghiệm: “Điều tôi muốn thì tôi không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm”.
Trầm Thiên Thu