PDA

View Full Version : Nghĩa Mẹ Tình Cha qua hình ảnh quê hương Thổ Hoàng (Gp BMT)



hongbinh
11-09-2010, 08:53 AM
Nghĩa Mẹ Tình Cha qua hình ảnh quê hương Thổ Hoàng


http://ca3.upanh.com/13.104.17336299.fbw0/05xinhtuoichaygiualang.jpg


Xinh Tươi Chảy Giữa Làng










Tình yêu của những người cha là thế đấy, sẵn sàng đến trước để hòa giải với con cái, đến nỗi quên hết những lỗi lầm của con...
“Lên núi nhớ ơn cha,
Xuống sông thương tình mẹ.”



Chẳng biết tôi đã đọc được hai câu nầy ở một cuốn sách nào đó và tôi đã nhớ…..


Bởi thế, dù đi đâu hay về đâu, cứ nhìn thấy núi là lập tức hình ảnh của người cha lại hiện về nơi tâm trí của tôi, một người cha uy nghiêm như ngọn núi vững vàng đứng sừng sững giữa trời đất bao la, hứng chịu và cản bớt đi những cơn cuồng phong bão tố, hay nghiêng bóng dài giữa trời trưa nắng gắt để tỏa bóng mát dịu êm che chở đoàn con.

Thổ Hoàng quê tôi không có núi, nhưng bù lại, có dãy đồi chập chùng như một vòng tay ôm trọn cả làng quê vào lòng, ở giữa làng có một giòng suối nhỏ chảy dịu dàng băng qua một cánh đồng có đàn cò bay lượn, những cánh cò mà ca dao hay thơ ca đã từng mượn để diễn tả hình dáng và tâm hồn của người mẹ quê vất vả trăm chiều, còm cõi giữa ruộng sớm, trưa, chiều dẫu trời mưa hay nắng, bão tố, mưa phùn hay gió bấc vẫn toát lên sáng ngời sự tinh trắng, thanh cao giữa cánh đồng gió lộng.

Qua cánh đồng, dòng suối lại chảy nhẹ nhàng ôm chân những ngọn đồi xinh xắn như đàn con xúm xít dưới chân người cha dịu dàng nhưng vô cùng mạnh mẽ.

Một đời giòng suối nhỏ quê tôi vẫn chảy bình yên, một đời cánh đồng quê tôi vẫn tốt tươi hai mùa lúa trĩu hạt, và một đời dưới chân đồi, giòng nước cứ mãi lững lờ trôi đón mặt trời lên hay chào thái dương chìm khuất.

Biết bao nhiêu người cha, người mẹ của Thổ Hoàng đã ra đi sau một cuộc đời gian nan, sống hết mình, cống hiến hết mình cho gia đình, cho đàn con khôn lớn và cho mảnh đất Thổ Hoàng phát triển xinh đẹp như ngày hôm nay, để giờ đây tôi luôn nghĩ mình là một con suối nhỏ được chảy giữa cánh đồng bao la của tình mẹ, chảy nép giữa chân đồi kiên vững của tình cha.

Có một bài hát về tình cha mà tôi nghĩ rất nhiều người thuộc và yêu thích:
Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan,
Ân tình đậm sâu bao nhiêu, cha hỡi cha già dấu yêu( Ngọc Sơn)

Tôi luôn nghĩ về hình ảnh người cha già của mình như thế, và ngoài những hình ảnh đó, còn một hình ảnh tuyệt vời rất cảm động khác như tường thuật của Thánh Lu Ca qua dụ ngôn người cha nhân hậu:”anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy; ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”(LC15,20).

Tình yêu của những người cha là thế đấy, sẵn sàng đến trước để hòa giải với con cái, đến nỗi quên hết những lỗi lầm của con, sẵn sàng hy sinh cả một đời miễn là con cái của mình được nên người.

Và để nói lên lòng biết ơn vô hạn với người cha, một lần nữa tôi lại tiếp tục xin mượn lời bài hát để nói lên một chút tâm tình của người con thảo:

Và con nhớ mãi những ngày tháng qua
Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng
Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha, gian khổ ngày đêm chăm lo
Mong muốn con được lớn khôn….. ( Ngọc Sơn)



http://ca6.upanh.com/13.104.17336290.fIz0/01dongsuoituoitho.jpg

Dòng Suối Tuổi Thơ.


http://ca6.upanh.com/13.104.17336294.pqr0/02caumothanai.jpg

Có Cầu Mơ Thân Ái.


http://ca4.upanh.com/13.104.17336296.6fB0/03buoichieucauca.jpg

Em Câu Cá Từng Chiều...

http://ca6.upanh.com/13.104.17336298.6lD0/04suoinhobinhyenduichandoi.jpg

Suối NHỏ Bình Yên Dưới Chân Đồi







http://ca4.upanh.com/13.104.17336300.MYB0/06nhudanconnho.jpg

Như Đàn Con Thơ Nhỏ

http://ca6.upanh.com/13.104.17336306.0qB0/07binhyen.jpg

Bình Yên

http://ca3.upanh.com/13.104.17336311.0Uo0/08giuabatngatloiru.jpg

Giữa Bát Ngát Lời Ru

http://ca6.upanh.com/13.104.17336314.Eeo0/09cuacanhdongxanhtham.jpg

Của Cánh Đồng Xanh Thắm

http://ca6.upanh.com/13.104.17336318.bqs0/10tualongmedatdao.jpg

Tựa Lòng Mẹ Dạt Dào

http://ca4.upanh.com/13.104.17336320.pFE0/11mienmanmaingannam.jpg

Miên Man Mãi Ngàn Năm


http://ca5.upanh.com/13.104.17336321.6Py0/12tuacongchanuithai.jpg

Tựa Công Cha Núi Thái

http://ca3.upanh.com/13.104.17336323.u1E0/13nuoiconlnnennguoi.jpg

Nuôi Con Lớn Nên Người

http://ca5.upanh.com/13.104.17336325.7y0/14yeumenmetunhan.jpg

Yêu Mến Mẹ Từ Nhân

http://ca4.upanh.com/13.104.17336328.w9L0/15bangsiengnanglanhat.jpg
Bằng Siêng Năng Lần Hạt


HỒNG BÍNH




Giáo Xứ THỔ HOÀNG MỜI XEM TẠI ĐÂY (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=23225)

Kim Tâm
12-10-2010, 08:23 PM
cam on bai viet cua ong. doc xong con thay nho que & gia dinh nhieu lam

hongbinh
12-10-2010, 09:13 PM
cố gắng làm việc, nên người là báo đáp được phần nào công ơn cha mẹ, gởi lời thăm mọi người thân quen ở Sài Gòn nghe, Ông Hường về đóng đô ở Sài Gòn đấy

hongbinh
13-10-2010, 10:02 AM
Có bài thơ: TO OUR DEAR CHILD do Huy Phương dịch
rất thời sự và cảm động,
mình xin gởi tới các bạn nhé...


GỬI CON YÊU DẤU

Nếu một mai thấy cha mẹ già yếu,
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn, Mẹ thường hay vung vãi
Hay tự Cha không mặc được áo quần.
Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.
Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngừng.
Có những lúc Cha già không muốn tắm
Đừng giận cha và la mắng nặng lời
Ngày còn nhỏ, con vẫn thường hay sợ nước
Từng van xin "đừng bắt tắm, mẹ ơi !"
Những lúc Cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho Cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?
Một ngày nọ khi cha mẹ lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.
Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Đùng ép thêm, già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.
Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.
Một ngày kia, cha mẹ già chán sống
Thì con ơi, đừng giận dữ làm chi!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm chi?
Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
Con tức giận có khi còn xấu hổ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con còn tuổi ấu thơ.
Hãy giúp Mẹ những bước dài mệt mỏi
Để người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng sông dài.
Luôn có con trong cuộc đời,
Yêu con, cha có mấy lời cho con.

HUY PHƯƠNG dịch

hongbinh
13-10-2010, 08:29 PM
ƠN CHA.

Tình cha từ thủa còn thơ
Lớn lên chẳng biết kiếm tìm nơi nao
Ngờ đâu trong cõi u linh:
Cha hiền vẫn đó, độ trì cho con.

NGHĨA MẸ

Ngày xưa bé bỏng mẹ thương
Ẵm bồng dưỡng dục, mong ngày lớn khôn
Giờ đây con đã năm mươi
Vẫn là "bé bỏng", mẹ thương thương nhiều


Sưu Tầm
:love: :118::118:

Ngọc Lục Bảo
13-10-2010, 08:34 PM
dù con có lớn bao nhiêu nhưng trong mắt cha mẹ ta vẫn bé như ngày nào
hic hic sao nhớ nhà quá đi

hongbinh
14-10-2010, 04:57 PM
XIN CHÀO CÁC BẠN, NẾU CÓ THỂ CÁC BẠN
CÙNG CHIA SẺ VỚI MÌNH TÁC PHẨM:THỔ HOÀNG RU TÔI
VÌ CHƯA LÀM ĐƯỢC AUDIO MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/thohoangrutoi.jpg

:guitar::118::nhay::love:

hongbinh
23-10-2010, 03:52 PM
Đôi bàn tay mẹ




http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQltsUAHLsM53XyIeON3UhMXXDTD8jmd59SKj3VNdy0FZ3iMD8&t=1&usg=__lwCNjMKh9EvBC0GezV3OWDuEjFo=

Kỳ quan thế giới có thiếu chi,
Thiên Chúa ban, bao cảnh uy nghi,
Nhưng vẫn không gì so sánh được:
“ Đôi bàn tay Mẹ - đẹp diệu kỳ.”

Cách đây vài năm, một lần mẹ tôi đến thăm và đòi tôi đi mua sắm với bà, vì bà cần có một bộ áo dài mới. Bình thường thì tôi không muốn đi mua sắm cùng với người khác, tôi không có kiên nhẫn đủ để lực chọn. Tuy nhiên, để mẹ vui, tôi cũng đã đi với mẹ đến trung tâm siêu thị buôn bán.
Chúng tôi đã đi qua gần hết các cửa hiệu bán áo dài phụ nữ, và mẹ cũng thử hết áo dài này đến áo dài khác, để rồi không chọn được bộ nào vừa ý cả. Cả ngày đi lại như thế, tôi mệt phờ người, còn mẹ bắt đầu nản chí.

Sau cùng, tại một cửa hiệu, mà chúng tôi nghĩ sẽ dừng lại lần chót, mẹ tôi đã chọn được một bộ áo dài ba mảnh, mầu xanh dương thật là đễ thương. Chiếc áo khóac ngòai có một cái nơ trên cổ áo. Và khi đứng trong phòng thử quần áo với mẹ. Tôi đã nhìn thấy, mẹ khó khăn vô cùng khi cố gắng buộc cái nơ trên cổ áo. Đôi bàn tay mẹ bị biến dạng do chứng viêm khớp, đã làm cho mẹ không thể buộc nơ được. Ngay lập tức, tính thiếu nhẫn nại của tôi đã bị tràn ngập bởi một làn sóng của lòng thương cảm đối với mẹ. Tôi quay mặt đi, để cố gắng dấu đi những giọt lệ đang tự động tuôn trào. Gắng lấy lại sự bình tĩnh, tôi quay lại để buộc nơ giúp mẹ. Bộ áo dài đẹp tuyệt vời, và mẹ đã mua chúng.

Chuyến đi mua sắm coi như xong. Nhưng sự kiện xẩy ra, đã khắc sâu không thể tẩy xóa được trong trí nhớ của tôi.

Thời gian còn lại của ngày hôm đó, lòng trí tôi cứ xoay trở lại, cái khỏang khắc trong phòng thử quần áo, hiện ra trước mắt tôi là: hình ảnh đôi tay mẹ đang cố gắng buộc nơ. Đôi tay yêu dấu ấy đã cho tôi ăn uống, đã tắm rửa, đã thay áo quần, đã chăm sóc và đã vổ về tôi, và trên tất cả, đã bao lần chắp tay cầu nguyện cho tôi, để rồi giờ đây đang đánh động lòng tôi với một dáng vẻ tàn phai của thời gian.

Xế chiều, tôi đã vào căn phòng dành cho mẹ nghỉ ngơi, cầm đôi tay mẹ trong tay tôi, và hôn lên đôi bàn tay mẹ. Mẹ ngạc nhiên lắm cơ. Và tôi đã thưa với mẹ rằng: Đối với tôi, thì đôi bàn tay mẹ là đôi bàn tay tuyêt mỹ nhất trên trần gian này.

Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi nhìn thấy, qua một thị giác mới, một món qùa vô giá đó là – một người mẹ đã hy sinh vì tình thương bao la dành cho con cái. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện cùng Chúa, để một ngày nào đó, đôi tay và tim tôi, cũng dành được những sự đối xử tuyệt vời như thế với chính con cái mình.

sưu tầm

hongbinh
29-10-2010, 02:00 PM
Công Cha - Nghĩa Mẹ


Chuẩn bị vào tháng linh hồn, tháng mà mỗi người tín hữu chúng ta hướng về các đẳng, trong đó dĩ nhiên không thể nào quên được nghĩa mẹ tình cha, chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị.

“Ngọt Ngào Tình Mẹ, Tình Cha,
Yêu thương dưỡng dục đưa ta vào đời.”

Mỗi năm vào Tháng Năm và Tháng Sáu, chúng ta lại có dịp đặc biệt mừng ngày “Tôn Vinh Mẹ” (Mother’s Day) và ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day). Nói là “đặc biệt”, vì không phải chỉ khi đến những ngày này, chúng ta mới nhớ đến cha mẹ chúng ta, vì tình hiếu thảo đối với cha mẹ tất nhiên luôn tràn ngập trong tâm hồn mỗi người. Nhưng hai dịp này là những dịp để chúng ta biểu lộ một cách cụ thể tấm lòng của chúng ta đối với các bậc thân phụ mẫu:

“Công Cha Như Núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra!”

Đặc biệt, đối với các bậc cha mẹ đã hy sinh biết bao, vất vã biết bao khi phải bỏ lại quê hương thân yêu dìu dắt gia đình đi sang các miền đất mới tại các nước như Hoa-Kỳ này, vừa khác phong tục, khí hậu, vừa khác tiếng nói. Đặc biệt hơn nữa, đối với các bậc Cha Mẹ đã phải đau khổ bỏ lại quê hương Miền Bắc Việt Nam để đưa gia đình di cư vào Miền Nam năm 1954; rồi sau bao nhiêu công lao xây dựng gia đình tại Miền Nam, giờ đây lại bỏ lại tất cả và di tản đi ra nước ngoài với bao cực nhọc và khổ đau.

Bao nhiêu vất vả, lo lắng các bậc Cha Mẹ Việt Nam đã và đang phải trải qua để chẳng những nuôi sống đàn con cháu, mà còn phải khôn khéo vừa giúp các em hội nhập được vào nếp sống, vào nền văn hóa của đất nước mới lạ (như Hoa-Kỳ chẳng hạn), vừa giữ được nền đạo đức, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống tốt đẹp của các gia đình Việt Nam.

Trong nhiều năm làm việc mục vụ cho người Việt Nam thuộc các cộng đồng Việt Nam tại Hoa-Kỳ, chúng tôi thường có dịp được tiếp xúc với nhiều giáo dân và hàng giáo phẩm Hoa Kỳ; các vị đó thường nói: “Nước Mỹ và Giáo Hội tại Hoa-Kỳ rất cám ơn sự đóng góp của người Việt-Nam cho đất nước Hoa-Kỳ về nhiều phương diện, nhưng nhất là về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Có lẽ nhờ vậy mà các con em Việt Nam lớn lên ở Hoa-Kỳ thường rất chăm học và đạt được nhiều thành qủa tốt về học vấn . Chưa kể còn có nhiều thanh niên nam nữ Việt Nam sau khi tốt nghiệp Đại Học và có nhiều người có bằng cấp cao, nhưng vẫn được “ơn gọi” đi tu làm Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cho nhiều Giáo phận và Dòng tu tại Hoa-Kỳ; như vậy cũng đóng góp đáng kể cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ nói riêng và cho cả đất nước Hoa Kỳ nói chung. Các vị thường khuyến khích chúng tôi nên nỗ lực giúp duy trì nền văn hóa tốt đẹp và truyền thống gia đình của dân tộc Việt-Nam nơi các cộng đồng Việt Nam tại Hoa-Kỳ. Các vị cũng khuyến khích nên giúp các em Việt Nam lớn lên tại Hoa-Kỳ vẫn có thể nói được tiếng Việt-Nam. Còn tiếng Anh thì tất nhiên lớn lên và đi học là các em rất thông thạo. Hơn nữa biết thêm một ngôn ngữ là mở rộng thêm tầm trí thức của con người.

Những người di cư từ các nơi sang Hoa-Kỳ thuộc các thế hệ trước cũng đã phải vất vả biết bao để xây dựng các gia đình của họ trên phần đất này; vì thế con cháu của họ đã tìm cách này hay cách khác để tỏ lòng tri ơn các bậc sinh thành, chẳng những một cách riêng tư nơi từng gia đình, qua các truyền thống và tôn giáo riêng, mà còn muốn tổ chức chung một lễ mừng cho toàn quốc Hoa-Kỳ, và thế là “Ngày Tôn Vinh Mẹ” (Mother’s Day) và “Ngày Tôn Vinh Cha” (Father’s Day) đã xuất hiện trên toàn quốc gia Hoa Kỳ.

Theo tài liệu trong cuốn “American Book of Days” và những tài liệu lấy trên “Mạng Tin Học” thì gốc tích của “Ngày Tôn Vinh Mẹ” và “Tôn Vinh Cha” như sau:

Ngày “Tôn Vinh Mẹ” có trước. Trong thời gian Nội Chiến tại Hoa-Kỳ (Civil War), vào năm 1872, bà Julia Ward Howe gợi ý là ngày 4 tháng 7 (July 4th) hàng năm nên được gọi là “Ngày Của Mẹ” (Mother’s Day) và đặc biệt để cổ võ cho hòa bình. Bà đã có công tổ chức những buổi “họp mặt” hằng năm vào ngày này tại Boston tiểu bang Massachusetts được một số năm; sau đó không được mấy người hưởng ứng. Cho mãi đến năm 1907 , bà Ana Jarvis ở Philadelphia bắt đầu cổ võ việc thành lập một ngày “Tôn Vinh Mẹ” cho toàn quốc. Bà bắt đầu kêu gọi Nhà Thờ Grafton (West Virginia) mừng lễ này vào Chúa Nhật thứ hai Tháng Năm (năm đó trùng chính vào ngày giỗ của thân mẫu của bà). Năm sau, ngày này cũng được mừng cả ở Philadelphia. Thấy việc mừng nầy có ý nghiã, nên bà và nhiều người ủng hộ bà đã viết thơ yêu cầu các Nhà Thờ, các doanh nhân, các chính trị gia thành lập “Ngày Tôn Vinh Mẹ” cho toàn quốc Hoa-Kỳ. Việc cổ võ nầy rất thành công, nên đến năm 1911 thì hầu như ngày này được mừng ở khắp các Tiểu Bang. Đến năm 1914, Tổng Thống Woodrow Wilson (1856-1924) chính thức tuyên bố ngày “Tôn Vinh Mẹ” cho toàn quốc Hoa-Kỳ và hàng năm mừng vào Chúa Nhật thứ II Tháng Năm.

Ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day) được thành lập do công ơn của Bà Sonora Smart Dodd ở Spokane (Tiểu Bang Washington). Bố của bà Sonora tên là William Smart. Ông là một cựu chiến binh thời Nôi Chiến (Civil War). Ông góa vợ khi bà vợ ông chết lúc sinh đứa con thứ sáu. Thế là ông đã quên mình hy sinh cả cuộc đời làm lụng vất vả tại một nông trại để nuôi dưỡng và giáo dục cả 6 người con nên người. Vì thế bà Sonora rất cảm phục và luôn tôn vinh công lao người cha của bà. Năm 1909 vào ngày Chúa Nhật Tôn Vinh Mẹ, khi bà và gia đình đi dự lễ ở Nhà Thờ, bà rất cảm động khi nghe bài giảng về Công Ơn Cha Mẹ. Bà nghĩ đến công ơn đặc biệt của cha bà và nảy ra ý định tổ chức một Ngày Tôn Vinh Cha. Vì bố bà sinh vào tháng 6, nên bà đã tổ chức “Ngày Tôn Vinh Cha” đầu tiên tại Spokane (WA) vào ngày 19 tháng 6 năm 1910. Vào thời gian trước đó ít lâu, năm 1908 ông Robert Webb cũng đã thành công trong việc vận động tổ chức Ngày Tôn Vinh Cha tại một Nhà Thờ ở Fairmont, West Virginia. Tuy nhiên nhờ sự vận động mạnh mẽ của Bà Sonora mà ngày Tôn Vinh Cha được phổ biến đến khắp nơi tại Hoa-Kỳ. Vào năm 1924, Tổng Thống Calvin Coolidge(1872-1933) đã chính thức tuyên bố “Ngày Tôn Vinh Cha”cho toàn quốc Hoa-Kỳ và mừng vào ngày Chúa Nhật III Tháng Sáu hằng năm.

Trong ngày “Tôn Vinh Mẹ” và “Tôn Vinh Cha”, các người con tặng cha mẹ các thiệp chúc mừng, các món quà, những bài thơ, bài văn ca tụng công ơn cha mẹ. Các giáo dân đến Nhà Thờ để cầu nguyện cho cha mẹ: các vị còn sống cũng như các vị đã qua đời. Căn cứ vào các tài liệu, thì theo truyền thống người Hoa-Kỳ thường đeo hoa Cẩm Chướng (Carnation) vào “Ngày Tôn Vinh Mẹ” (hoa màu trắng nếu mẹ đã qua đời; hoa màu thắm nếu mẹ còn sống) và đeo hoa hồng vào Ngày Tôn Vinh Cha (hoa hồng màu trắng nếu cha đã qua đời; và hoa hồng màu đỏ nếu cha còn sống).

Trên đây là lịch sử hai ngày “Tôn Vinh Mẹ” và “Tôn Vinh Cha” tại Hoa-Kỳ. Theo tài liệu, thì hiện nay có tới 47 quốc gia hằng năm có “Ngày Tôn Vinh Mẹ” mặc dầu vào các ngày tháng khác nhau. Riêng các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Thổ Nhỉ Kỳ, Úc, và Bỉ cũng tổ chức “Ngày Tôn Vinh Mẹ” vào cùng ngày như ở Hoa-Kỳ. Tại Anh Quốc thì mừng vào Chúa Nhật IV Mùa Chay và ở Á Căn Đình (Argentina) thì mừng vào Chúa Nhật Thứ Hai Tháng 10. Cũng theo tài liệu, thì hiện nay “Ngày Quốc Tế Tôn Vinh Mẹ” là ngày 11 tháng 5 hàng năm. Riêng tại Canada “Ngày Tôn Vinh Mẹ” và “Ngày Tôn Vinh Cha” cũng mừng vào các ngày Chúa Nhật như ở Hoa-Kỳ.

“Công cha, nghĩa mẹ” thật là lớn lao: “nghĩa nặng, tình sâu”; vì thế từ thời xa xưa dân tộc nào, tôn giáo nào cũng có những ngày đặc biệt “giỗ cha” “giỗ mẹ” để nhớ đến và nhắc nhở con cháu cùng nhớ đến công ơn lớn lao của các bậc cha mẹ đã qua đời. Còn đối với các vị còn sống, con cháu cũng luôn tìm dịp tỏ lòng hiếu thảo cách nầy hay cách khác. Tại Việt Nam, chúng ta tôn vinh đặc biệt các bậc ông bà cha mẹ vào dịp Tết Nguyên Đán. Còn các dân tộc khác thì tùy theo.

Trong Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, đều có rất nhiều chỗ nói đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ (chẳng hạn: Sách Khởi nguyên 3:20; Xuất hành 20:12; Lêvi 19:3; Đệ Nhị Luật 5:16; 2Các Vua 4:30; Cách ngôn 10:1; Isaia 66:13; Egiêkien 16:44; Luca 2:51; Gioan 19:26-27); đặc biệt là dụ ngôn “Người Con đi hoang” (Luca 15:11-32) đề cập đến Thiên Chúa như “Người Cha Nhân Hậu” đối với nhân loại tội lỗi. Trong kinh “Lạy Cha” (Matthêu 6:9-13; Luca 11:2-4), Thiên Chúa cũng được xưng tụng như “Người Cha” ban phát mọi ơn lành, sẳn sàng tha thứ mọi lỗi phạm của chúng ta, nếu chúng ta cũng biết tha thứ cho nhau. Hơn nữa, trong 10 “Giới răn của Chúa”, thì giới răn thứ bốn dành riêng để nói đến bổn phận phải “thảo kính cha mẹ”.

Như vậy Thiên Chúa đã khắc ghi lòng tôn kính và tri ơn cha mẹ vào tâm hồn mỗi người như một bản tính. Con người bình thường ở mọi nơi, mọi thời, đều có tấm lòng thảo kính cha mẹ.

Tại Việt nam có những nhạc sĩ đã sáng tác những bản Thánh Ca tôn vinh các bậc Cha Mẹ, và đã đựơc ghi vào những cuốn băng Thánh ca , lời và nhạc rất hay, rất ý nghĩa như : “Cầu cho Cha Mẹ “, “Công Cha, Nghĩa Mẹ”, “Công Đức Sinh Thành”… Nhiều gia đinh đã mua về để nghe và nuôi dưỡng tinh thần hiếu thảo cho con cháu.

“Xin Chúa chúc lành cho đời Cha Mẹ của con. Công ơn Ngừơi như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn…” .

“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dầu xa vô bờ, vẫn nhớ đến tình Mẹ Cha…”

(Trích trong bản Thánh ca “Cầu Cho Cha Mẹ # 3)

LINH MỤC ANPHONG TRẦN ĐỨC PHƯƠNG

thohoang_tt
31-10-2010, 05:09 PM
thang11 toi roi, nho cha me va tho hoang than yeu qua!!! huhuhu!!

hongbinh
03-11-2010, 04:04 PM
NGÀY XƯA CÓ MẸ





http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQrpUMbCVMsG7c6F8p61hrHN8G6DtpR4d7rG9_HxevVqYWPUpk&t=1&usg=__A581ECf1bugx0_WD00dFachXpYQ=

Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con
Ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ
Ngày thêm sợi bạc

http://www.freewebs.com/ptg-dtd/me2s.jpg

Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quanh quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn
Vẫn không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật lên tiếng mẹ

Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc

http://4.bp.blogspot.com/_aOmz0YT4Mo4/SBJvgr2Z5ZI/AAAAAAAAAok/AcUChQZk47s/s400/TamSuChaMe18.JPG

Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

Mẹ có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ

http://us.images.yume.vn/blog/200903/09/12225871236587826.jpg

Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc
Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

Cổ tích thường khi bắt đầu
Xưa có một vị vua hay một nàng công chúa
Nhưng cổ tích con
Bắt đầu từ ngày xưa có mẹ

Thanh Nguyên

http://data.daminhvn.net/daminhvn/tulieubaiviet/hinhanh/minhhoa/tet6.jpg

hongbinh
19-11-2010, 03:55 PM
Về Phía mẹ

http://images.yume.vn/blog/200909/03/14786741251994928.jpg

Khung trời nhỏ bình yên
Con rong chơi vào miền thơ ấu
Ba để lại trên vai mẹ vết thời gian chai sạn
Nắng gió cuộc đời chẳng phôi pha.

http://www.daviddong.net/giangdong/files/albummodule/@random4b38d21ddd53d/1262020640_Me_Vietnam_2.jpg

Mẹ bảo ba còn đang bận đi xa
Ngôi nhà không có đàn ông mùa mưa dột nóc
Dân trong làng nhìn mẹ con mình soi mói...
Đâu hiểu được lòng người đi biển mồ côi.

http://daviddong.vn/giangdong/files/albummodule/@random4b385f582bf46/1262013584_Me_Vietnam.jpg

Con đến trường làng ngày hai buổi rong chơi...
"Mồ côi cha ăn cơm với cá..."
Chỗ dột nước mưa không bao giờ con ướt cả...
Đêm mồ côi một tiếng ru hời.

Đàn ông trong làng thỉnh thoảng ngỏ lời
Nhưng chẳng người nào đem cau trầu bước tới
Đàn bà buông lời ghen tuông bóng gió
Bước chân mẹ về nhọc nhằn thêm...

http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/VuLan/CongtruongMe1.JPG

Trong miền thơ ấu của con
Có dáng mẹ mỗi sáng vẫn gánh hàng ra chợ
Vắt hết tình thương cho con
Trái tim ngỡ đã khô cằn hoá đá
Có giây phút nào được bình yên...

http://img32.imageshack.us/img32/4972/waterfall1.gif

hongbinh
22-05-2011, 05:06 PM
Xin mượn tâm tình của anhhuongtho
như một lời tạ tội của con cái đối với cha mẹ với ý nghĩa mất còn


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/TNHMT.jpg