PDA

View Full Version : Thầy Roger of Taizé



Ti_Amo
12-09-2010, 10:34 PM
Thầy Roger of Taizé

http://www.taize.fr/IMG/jpg/comm2468a.jpg















Trong giờ cầu nguyện tối ngày thứ ba, 16 tháng 8 năm 2005, giữa hàng ngàn người tham dự buổi cầu nguyện trong Nhà thờ Reconciliation, một người phụ nữ tâm thần đã tấn công Thầy Roger bằng một con dao và Thầy đã mất chỉ vài phút sau đó.
Tang lễ được cử hành vào ngày thứ ba, 23 tháng 8 năm 2005.
Năm 1998, Thầy Roger đã viết di chúc để chỉ định Thầy Alois sẽ thay thế mình dẫn dắt cộng đồng Taizé sau khi qua đời. Và Thầy Alois đã tiếp quản công việc của Thầy Roger với sự kiên định giữ vững đường hướng hoạt động của cộng đồng như khi Thầy Roger còn tại thế.
Câu chuyện bắt đầu từ một vùng quê hẻo lánh. Năm 1940, Thầy Roger khi ấy vừa tròn 25 tuổi và Thầy quyết định rời quê hương Thụy Sĩ để đến sống tại Pháp là quê mẹ Thầy. Trong những tháng năm ấy, Thầy đã nung nấu ý định sáng lập một cộng đồng sinh hoạt mà nơi đó, sự hòa giải giữa tất cả các Kitô hữu được xem là kim chỉ nam cho mục đích hoạt động của cộng đồng trong đời sống hằng ngày. Đó sẽ là nơi sự tương trợ là nền tảng của mọi hành động và tình yêu thương sẽ là định hướng mọi thứ”. Thầy mong muốn cộng đồng này sẽ hiện diện giữa khoảng thời gian khó khăn nhất của thời đại – Thế chiến thứ 2, vì thế Thầy đã chọn Burgundy, một ngôi làng nhỏ tại Taizé, cách ranh giới chia đôi nước Pháp chỉ vài dặm, làm quê hương cho cộng đồng này. Nhờ thế, Thầy đã có thể sử dụng cộng đồng như một nơi lánh nạn cho những người dân tị nạn (người Do Thái) hoặc những người bỏ trốn khỏi vùng bị chiếm đóng.
Sau chiến tranh, nhiều người khác đã đến với cộng đồng. Và vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1949, các Thầy đầu tiên đã khấn hứa sống trọn đời với cộng đồng và chấp nhận một cuộc sống giản dị, đơn sơ.
Trong khoảng thời gian trốn chạy vào mùa đông năm 1952 – 1953, Thầy Roger đã viết cuốn “Những lề luật của Taizé” nhằm liệt kê những yêu cầu chủ yếu để tham gia cộng đồng”.
Từ những năm 1950, rất nhiều Thầy đã rời cộng đồng để đến sống và chia sẻ với những người nghèo khó, bất hạnh tại các vùng hẻo lánh.
Cuối những năm 1950, số lượng các bạn trẻ đến với Taizé đã tăng lên đáng kể. Và từ năm 1962, rất nhiều Thầy cũng như các bạn trẻ đã liên tục được cộng đồng cử đến với các quốc gia Đông Âu. Và tất cả họ đều luôn cố gắng, thận trọng trong mọi cuộc thăm viếng nhằm tránh mọi hiểu lầm và tổn thương cho những người dân các quốc gia này.
Between 1962 and 1989, Brother Roger visited most of the Eastern European countries himself. Sometimes he went for youth gatherings which were authorised but under surveillance, sometimes he went for simple visits, with no permission to speak in public. “I will be silent with you”, he said to the Christians he visited in those countries.
Vào năm 1966, một số Sơ dòng Thánh Andrew, một dòng Công giáo quốc tế, thành lập cách đây bảy thế kỷ, đã đến, sống ở làng bên cạnh và nhận một phần công việc chuẩn bị cho các cuộc gặp gỡ tại Taizé. Vài năm gần đây, các Sơ Ursuline Ba Lan cũng đến giúp đỡ.
Ngày nay, Cộng Đồng Taizé có đến hơn một trăm Thầy, gồm Công Giáo và nhiều phân nhánh Tin Lành, đến từ hơn 25 quốc gia. Chính sự tồn tại của cộng đồng này là một dấu hiệu rõ ràng của việc hòa hợp giữa những người tin vào Thiên Chúa và các quốc gia trên Thế giới.
Trong một trong những cuốn sách mới nhất của mình, cuốn “Thiên Chúa chỉ là tình yêu” (Nhà xuất bản Continuum [Anh] và nhà xuất bản GIA [Mỹ]), Thầy Roger mô tả những chủ trương chính của Thiên Chúa giáo:
“Tôi muốn được nhắc đến bà ngoại tôi là người đã bằng trực giác của mình tìm ra phương cách hợp nhất Giáo Hội, và chính bà là người đã gợi mở cho tôi con đường để áp dụng nó vào thực tế. Từ khi tôi còn rất nhỏ, bằng chính đời sống chứng nhân của mình, bà đã giúp tôi nhận ra con người Kitô hữu nơi bản thân bằng việc tự hòa hợp niềm tin ban đầu của bản thân với những bí ẩn trong Đức tin Công giáo, mà không làm ảnh hưởng đến người khác.
Các thầy kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Họ không nhận bất cứ sự trợ giúp và cũng như thế, nếu một thầy được thừa kế tài sản từ gia đình thì cộng đồng sẽ dùng nó để chia sẻ cho người nghèo.
Ngày nay, một số nhóm nhỏ các thầy cũng đã hiện diện ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Các thầy cố gắng chia sẽ nhiều nhất có thể điều kiện sống với những người xung quanh họ, đấu tranh để mang lại tình yêu thương cho các trẻ em đường phố nghèo khó, các tù nhân, những người đang hấp hối và cả những người bị thương tổn bởi những mối quan hệ tan vỡ hoặc bị bỏ rơi.
Khoảng thời gian từ đầu mùa xuân cho đến cuối mua thu, hàng tuần, các bạn trẻ ở khắp các châu lục đã đến đồi Taizé. Họ muốn tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời họ, trong tinh thần hiệp thông với các bạn trẻ khác. Đi trong niềm tin vào Thiên Chúa họ khởi hành một cuộc hành hương bên trong giúp họ xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa mọi người. Một số tuần trong những tháng hè, hơn 5000 bạn trẻ từ 75 quốc gia khác nhau tham gia vào một cuộc hành trình chung. Và cuộc hành trình này vẫn tiếp tục khi họ trở về quê hương. Nó thể hiện qua mối quan tâm của họ trong việc đào sâu đời sống nội tâm và sự sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đến Taizé. Cộng đồng đã từng đón tiếp Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II, 3 tổng giám mục của Canterbury, các trung tâm Chính Thống Giáo, mười bốn Giám mục Tin Lành Thụy Điển và rất nhiều mục sư từ khắp nơi trên thế giới.
Để hỗ trợ các bạn trẻ, cộng đồng đã tiến hành thực hiện “Cuộc hành hương của niềm tin trên trái đất”. Đó không phải chỉ là tổ chức một phong trào xung quanh cộng đồng. Mỗi cá nhân được mời gọi, sau thời gian ở Taizé, trở về nơi mình xuất phát với một nhận thức sâu sắc hơn về đời sống nội tâm cũng như mối liên kết với những người có cùng định hướng tìm kiếm chân lý. Và cuối mỗi năm, Taizé sẽ đứng ra tổ chức một cuộc gặp gỡ tại một trong những thành phố lớn tại miền Đông hoặc miền Tây Châu Âu. Hàng ngàn bạn trẻ từ khắp Châu Âu và các châu lục khác đã đến tham gia. Và tất cả những cuộc gặp gỡ này đều xoay quanh chủ đề “Cuộc hành hương của niềm tin trên Trái Đất”.
Tại các Đại hội giới trẻ Châu Âu, Thầy Roger sẽ viết một lá thư cho mỗi năm. Những lá thư này được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và được dùng như một phần chiêm nghiệm dành cho các bạn trẻ, sử dụng tại nhà và tại các buổi gặp gỡ Taizé. Thầy Roger cũng thường viết những lá thư này trong thời gian lưu lại tại những vùng nghèo khó (Calcutta, Chile, Haiti, Ethiopia, Philippines, Nam Phi).
Ngày nay, trên toàn thế giới, cái tên Taizé luôn gợi cho ta nhớ đến hòa bình, sự hòa giải, chia sẻ và niềm khao khát cháy bỏng đến thời kỳ hợp nhất của Giáo Hội: “Khi Giáo Hội biết lắng nghe, chữa lành và hợp nhất, đó sẽ là lúc Giáo Hội phát huy hết vai trò lớn lao nhất của mình: phản ánh một tình yêu đích thực” (Thầy Roger)
Những giải thưởng Thầy Roger đã nhận được

09 04 1974: The Templeton Prize, London
13 10 1974: Peace Prize of the German Book Trade, Frankfurt
21 09 1988: UNESCO Prize for Peace Education, Paris
04 05 1989: Charlemagne Prize, Aix-la-Chapelle
20 11 1992: Robert Schuman Prize, Strasbourg
24 04 1997: Notre Dame Award for International Humanitarian Service, Notre Dame University, Indiana, USA
22 10 2003: Dignitas Humana Award, Saint John’s School of Theolgy*Seminary, Collegeville, Minnesota, USA
Những quyển sách cho Thầy Roger viết

(Các tựa sách tiếng Pháp và các phiên bản tiếng Anh tương ứng)
1958, Vivre l’Aujourd’hui de Dieu / Living Today for God
1965, Dynamique du provisoire / The Power of the Provisional
1968, Violence des pacifiques / Violent for Peace
1971, Ta fête soit sans fin / Festival Without End
1973, Lutte et contemplation / Struggle and Contemplation
1976, Vivre l’inespéré / A Life We Never Dared Hope For
1979, Etonnement d’un amour / The Wonder of a Love
1980, Les Sources de Taizé / The Sources of Taizé
1982, Fleurissent tes déserts / And Your Deserts Shall Flower
1985, Passion d’une attente / A Heart that Trusts
1988, Son amour est un feu / His Love is a Fire
1995, En tout la paix du cœur / Peace of Heart in all Things
2001, Dieu ne peut qu’aimer / God is Love Alone
2005, Pressens-tu un bonheur ?
Những quyển sách viết cùng với mẹ Teresa

1989, Marie, Mère des Réconciliations / Mary, Mother Of Reconciliations
1992, La prière, fraîcheur d’une source / Prayer: Seeking the Heart of God