PDA

View Full Version : HẾT ĐỜI SỐNG THẦN BÍTHẢY CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH VÀ ĐẾN



Ti_Amo
14-09-2010, 10:31 AM
HẾT ĐỜI SỐNG THẦN BÍ (http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/09/06/het-thay-chung-ta-deu-duoc-keu-goi-den-doi-song-than-bi/)THẢY CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH VÀ ĐẾN

Posted on 06/09/2010 by Xuân Bích Việt Nam

HẾT THẢY CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH VÀ ĐẾN ĐỜI SỐNG THẦN BÍ
Trao đổi với cha Luigi Borriello, dòng Cát Minh
XBVN – Cha Luigi Borriello là một chuyên viên về các nhà thần bí. Ngài là thành viên của gia đình Cát Minh có nhiều nhà thần bí nổi tiếng như thánh Têrêsa Avila, thánh Gioan Thánh Giá và thánh Têrêsa-Bênêđict Thánh Giá (Edith Stein), nhưng ngài đồng thời cũng là giáo sư thần học tại nhiều đại học ở Rôma, cố vấn cho nhiều Bộ ở Vatican và cũng là đồng giám đốc của cuốn « Tự Điển về Kinh nghiệm thần bí » (Dictionnaire du Mysticisme).
Đối với cha Borriello, khoa thần bí không đơn giản là một phương diện thứ yếu của thần học, và theo ngài, nó quan trọng để làm sáng tỏ thế nào là « đời sống thần bí kitô giáo », vào một thời điểm mà kinh nghiệm thần bí có được một sự hâm mộ trong tất cả các tôn giáo.
Trong cuộc trao đổi này, cha Borriello không đồng ý với việc người ta coi các nhà thần bí là « những người cuồng tưởng » hay những người cách li với thực tại, vì, đối với ngài, khoa thần bí là những gì bén rễ sâu trong thế giới, những gì tồn tại cao cả : kết hiệp với Thiên Chúa.
Zenit : Các nhà thần bí là danh tiếng vì thuộc về một thế giới khác. Nhưng cha nói rằng không phải thế…
Cha Borriello : Các nhà thần bí là những người nam và người nữ của thế giới này. Ngày nay, người ta nhận thấy một khuynh hướng tầm thường hóa đời sống thần bí, như thể nó hệ tại điều gì đó của một thế giới khác không liên quan đến chúng ta. Nhưng nói thế là không đúng. Vả lại, kinh nghiệm của các nhà thần bí được biểu lộ trong khuôn khổ của Giáo Hội. Nó được gắn liền với đức tin. Nó không ở bên ngoài đức tin.
Kinh nghiệm thần bí không tách rời với đức tin ; nó chỉ có thể được sống trong đức tin. Kinh nghiệm thần bí đòi hỏi một nền thần học thần bí, một suy tư dựa trên chính kinh nghiệm thần bí.
Ngày nay, người ta nhận thấy một sự tồn lưu sự kiện thần bí. Nó thuộc về xã hội hậu hiện đại. Người ta gặp lại sự phong phú thần bí phổ quát này trong lòng sùng đạo Tây Phương và Đông Phương. Và học thuyết thần bí Đông Phương đã rất lôi cuốn tại Tây Phương.
Cũng thế, trong bầu khí khủng hoảng, lờ mờ và hổ lốn hiện nay, người ta bị cám dỗ lẫn lộn bản chất đích thực của đời sống thần bí với các thực tại của các giáo phái Thời Đại Mới (New Age) và Thời Đại Tới (Next Age). Tôn giáo và thần bí là những thực tại khác nhau mà cần phải phân biệt.
Zenit : Trên thực tế, nhiều người đang tìm kiếm ở Đông Phương những gì mà khoa thần bí kitô giáo đã có rồi, phải thế không ?
Cha Borriello : Quả thế, ở đây có một nghịch lý. Nhiều kitô hữu không biết đến kho tàng phong phú của truyền thống thần bí của mình và quay về Đông Phương, tìm kiếm những gì ở trong truyền thống này.
Vả lại, thật quan trọng để nhắc lại rằng có một sự khai tâm trong mọi kinh nghiệm thần bí : bạn cũng thế, bạn có thể sống kinh nghiệm thần bí như người khác. Cho dầu nhà thần bí được dành riêng, nhưng những gì nhà thần bí nói là cho những người khác. Theo nghĩa này, chúng ta phải tự nhủ rằng hết thảy chúng ta đều được kêu gọi nên thánh và đến đời sống thần bí. Và kinh nghiệm thần bí là một lời mời gọi sống chứng tá.
Zenit : Dù là sự thần hiệp, nhưng khoa thần bí kitô giáo luôn nhìn nhận ngôi « Tu » (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, ctcnd) của Thiên Chúa…
Cha Borriello : Vâng, nó không phải là một sự hòa tan, nó là một cuộc gặp gỡ. Thần bí kitô giáo có đặc tính là mầu nhiệm Nhập Thể, mà luôn là một ân ban, đó là không phải là điều gì mà con người chinh phục. Nơi nó, ngôi « Tu », sự song phương của Thiên Chúa tự hiến và của con người lãnh nhận, cho dầu có sự thần hiệp, vẫn luôn thừa nhận người khác. Chúng ta nói đến tính song phương trong sự hiệp nhất, một kiểu hôn nhân thiêng liêng, cả hai luôn nhìn nhận nhau, không lẫn lộn, bảo toàn căn tính riêng.
Zenit : Có nên ao ước sống một kinh nghiệm thần bí không?
Cha Borriello : Vấn đề không phải là cầu xin nó, nhưng là đón nhận khi nó đến, nếu nó đến. Kinh nghiệm là một phạm trù được dùng trong tất cả các môn. Tôi thích nói về kinh nghiệm thần bí hơn, điều gì đó mà Thiên Chúa ban cho người lãnh nhận nó cách thụ động, và trên thực tế nỗ lực bằng cách đón nhận nó. Đó là những gì thánh Gioan Thánh Giá gọi là « đêm tối ». Có một sự cộng tác trong sự tiếp nhận, nhưng sáng kiến thần bí là luôn có Chúa Kitô ở trung tâm (christocentrique) và có chiều kích Ba Ngôi (trinitaire). Và nó chỉ được tỏ lộ trong sự nhưng không, không có công trạng gì từ phía chúng ta.
Theo ZENIT (http://www.zenit.org/article-25267?l=french)