PDA

View Full Version : GX- THỔ HOÀNG-CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU: PASSIONSPIEL OBERAMMERGAU 2010



thohoang_tt
16-09-2010, 07:27 PM
http://www.vietcatholic.net/pics/1068d6ca16e3b087ckhonanduc.jpgTheo Phúc Âm tuần lễ cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá là ngày khải hoàn Chúa vào thành Jerusalem/Yerushalayim([1]) rao giảng tin mừng trong Ðền Thánh. Sau đó Chúa bị bắt trong đêm cầu nguyện ở vườn cây dầu, bị đóng đinh trên thập giá và an táng trên núi sọ ở ngoại ô thành Jerusalem: “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và ký lục, và người ta sẽ lên án tử hình cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại, để họ nhạo báng, đánh đòn, đóng đinh vào thập giá, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 20:18-19).

Chúa cùng mười hai môn đệ dự tiệc lễ Vượt Qua trong một căn nhà nhỏ sát cạnh Phủ Thượng Tế trên đỉnh đồi Sion về phía nam Ðền thánh Gôn-gô-tha. Judas Iscariot được Chúa chọn vào số 12 Tông Ðồ, nhưng Judas vì tham 30 đồng tiền đã bán Chúa cho Hội đồng Cộng tọa (gồm các Trưởng tế, Biệt Phái, Luật sĩ và Kỳ lão). Chúa bị bắt bị đánh đập xỉ nhục và kết tội tử hình đóng đinh, họ buộc Chúa Giêsu vác thánh giá đi lên núi Sọ là những cực hình! các chặng Đàng Thánh Giá là con đường của sự thương khó, Chúa đã gánh chịu để cứu rổi nhân loại

Cuộc khổ nạn (thương khó) của Chúa được diễn lại những năm 1600-1650 tại vùng Bavarian, và những nơi khác như: Waal (Allgäu) Sömmerdorf, Tirschenreuth, Saarlouis Bubach-Calmesweiler Neumarkt in der Oberpfalz...Áo thì có Erl, Klösterle, Thiersee, Feldkirchen bei Graz, Dorfstetten, St. Margarethen.. ở Slowenien thì Sköfia Loka, Ba Lan ở Ottarzew. Kịch bản nầy đã tìm thấy trong tu viện Benedictine của Thánh Ulrich và Afra, Augsburg, được soạn lại qua nhiều thời đại

Lịch sử tại làng Oberammergau

Cuộc chiến tranh 30 năm giữa các vua chúa thuộc các lãnh địa khắp Âu châu kết thúc năm 1632, năm sau 1633 xuất hiện nạn dịch hạch (die Pest) truyền nhiễm khiến dân số nhiều nơi trong Âu châu chỉ còn lại 1/3. Làng Oberammergau, nhà nào cũng mất đi một hoặc nhiều người thân vì bị bệnh dịch. Trong cảnh tuyệt vọng không có thuốc chửa trị, những người dân còn lại trong làng họp lại cùng với Cha xứ để cầu nguyện xin Chúa cứu giúp làng tránh không chết thêm người nào nữa thì sẽ đời đời trình diễn vở kịch “cuộc khổ nạn của Chuá“. Như một phép nhiệm mầu từ đó trong làng không còn ai chết vì bệnh dịch. Năm sau vào ngày lễ Ngũ Tuần (Pentecost) 50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Lên Trời), năm 1634 lời hứa được thực hiện, vở kịch Passionsspiel trình diễn lần đầu tiên, sân khấu thời đó dựng trên nghiã trang của người trong làng đã qua đời vì bệnh dịch.

Từ đó vở kịch được trình diễn liên tục 10 năm một lần, ngoại trừ những năm do biến cố chiến tranh hoặc bị cấm không được diễn: 1810 bị bộ trưởng Maximilian Graf Montgeglas cấm, 1920 dời đến năm 1922 do hậu quả Thế chiến I. Năm 1940 không diễn vì Thế chiến II (1939-1945)..

Qua lịch sử gần 378 năm với 41 lần trình diễn (lần cuối cùng là vào năm 2000 khoảng 520.000 du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đến xem. Chương trình của năm 2010 là lần thứ 42 diễn kịch từ 15 tháng 5 đến 03 tháng 10 năm 2010, do đạo diễn là điêu khắc gia Christian Stückl. Sẽ diễn từ thứ Tư đến Chúa nhật (thứ Hai, thứ Ba nghỉ) Rạp hát rộng 5000 chỗ, nhưng bán vé tối đa 4720 cho một lần diễn, giá từ 49,50 đến 165€. Tuy nhiên có nhiều giá khác nhau nếu du khách ở lại một đêm từ 199€ đến 575€. Trình diễn chia làm 2 phần

http://www.vietcatholic.net/pics/1068d6ca16e3b087ckhonanduc%281%29.jpgPhần I từ 14:30- 17:00

nghỉ ăn tối từ 17:00-20:00

Phần II từ 20:00 cho đến 22:30 kết thúc

Tổng số người phục vụ trình diễn gồm 2.400 người, một con ngựa, ba con cừu, hai con lạc đà, một con lừa và một số chim bồ câu, được tính như sau:

300 người thuộc thợ điện, trang trí, chửa lửa, lau chùi

1855 toàn bộ Diễn Viên các ngành

475 Diễn viên trẻ

152 Diễn viên chính

978 Dân chúng

65 Người La Mã

32 Người lính Do Thái

100 Người trong ban nhạc

108..Người trong ban hợp ca

http://www.vietcatholic.net/pics/1068d6ca16e3b087ckhonanduc%282%29.jpgLàng Oberammergau dân số hơn 5000 người đào tạo ra những diễn viên diễn tất cả các vai trong vở kịch, đôi khi đến 3 đời như gia đình ông bà Christl Fischer (63 tuổi) và bà Walter Fischer (61) con trai Simon Fischer (28) cháu Felix Fischer (3), một số dòng họ nổi tiếng chuyên đóng vai Chúa, cha truyền con nối, hoặc làm đạo diễn hay sáng tác nhạc, viết hòa âm cho vở kịch. Ngay cả râu tóc cho các vai trình diễn cũng không được phép dùng đồ giả, cho nên khoảng hơn một năm trước mùa diễn, nếu chúng ta đến Oberammergau thấy toàn những dân làng đàn ông để râu tóc dài như thời xưa. Trong Kịch bản Passionsspiel nổi tiếng được thế giới biết đến, từ năm 1850 sân khấu trình diễn không còn ở nghiã trang của làng. Theo lệnh của vua Ludwig Đệ Nhất phải dời về phía bắc, xây dựng to lớn và tốn kém trên khu đất trống giáp làng, theo thời gian tiếp tục tu bổ trở nên lộng lẫy hơn và cách xa Munich 91 km

Nổi tiếng không chỉ riêng vì tổ chức liên tục hàng trăm năm mà do Ban tổ chức chú trọng việc soạn lời kịch kỹ lưỡng, luôn được sửa đổi mới cho hoàn thiện, thích hợp với thời đại, trang phục, hình ảnh thay đổi đẹp hấp dẫn, các nhà viết kịch bỏ những chuyện thần thoại thêu dệt khó tin, làm giảm nhẹ vai trò tội lỗi của người Do Thái, kịch bản diễn lại nổi khổ hình của Chúa “Spiel vom Leiden, Sterben und Auferstehen unseres Herrn Jesus Christus/ Play of the Suffering, Death and Resurrection of Our Lord Jesus Christ". Nhạc đệm phối hợp khéo léo giữa các nhạc cụ và hòa âm phù hợp với các kịch sĩ đang diễn. Sân khấu trang trí phông cảnh từ xa nhìn như là một bức tranh sống động giống như đang xảy ra dưới thời cổ đại Chúa Giêsu đang chịu nạn.

Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đến xem vở kịch này: các vị vua chúa Âu châu của từng triều đại, thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ, kỹ nghệ gia Henry Ford, Đaị tướng Eisenhower (sau này là Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ), Hồng Y Nuntius Pacelli (sau này là Giáo Hoàng Pius thứ mười hai), Hồng Y Ratzinger nay là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.

Mùa diễn kịch là những ngày hội của làng Oberammergau, các cụ già râu ria bạc trắng, ăn mặc truyền thống màu mè sặc sỡ (sơ mi trắng, nơ đỏ, gi lê vàng, quần nâu, vớ xanh lá cây, áo khoác xám...), còn các bà các cô trong quốc phục cổ truyền đầy màu sắc.Trong thời gian diễn kịch đón hơn nửa triệu người khách đến tham dự

Lễ Phục sinh, ngày thứ Sáu tuần thánh thường có nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, để suy niệm về “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”.

Năm 2004 ông Mel Gibson đạo diễn film The Passion of the Christ tốn hơn 20 triệu USD chiếu khắp nơi, đoạn film diễn cảnh hành hạ đánh đập Chúa trở thành bạo lực! làm cho khán giả nhức đầu. Xem diễn kịch ở Oberammergau tâm hồn chúng ta lắng đọng hơn…..

Tất cả các tôn giáo đều khuyên con người sống thánh thiện, công chính, bác ái, từ bi, khoan dung quảng độ làm lành tránh dữ…nhưng hiện nay trên thế giới về xã hội đạo đức xuống dốc trầm trọng làm đảo lộn đời sống vì chiến tranh, nạn khủng bố, đàn áp tôn giáo gợi chúng ta hồi tưởng lại những tiếng gào thét của nhóm người Pharisiêu thuở xa xưa bảo hãy: "Đóng đinh Giêsu" và " tha cho tên cướp Barbara".

Tệ hại hơn là dư luận về sự cáo buộc hàng giáo sĩ đã sách nhiễu tình dục trẻ em, làm mất niềm tin vào Giáo Hội. Tuần báo Stern ngày 31.3.2010 tường thuật ở Đức có 25 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo, cứ 5 người có một người muốn bỏ nhà Thờ “ jeder Fünfte katholik denkt über einen Kirchenaustritt nach”. Bởi vậy Đức Giáo Hoàng đã nói: “ Kẻ thù đáng sợ phải chống lại là tội lỗi, nhưng bất hạnh thay sự xấu xa ấy đã nhập nhiễm vào chính thành viên của Giáo Hội”. Vụ tai tiếng xuất phát tử tội lỗi trong Giáo Hội và nhất thiết phải thanh tẩy.

http://www.vietcatholic.net/pics/1068d6ca16e3b087ckhonanduc%284%29.jpgMong rằng chúng ta không nên thất vọng và tức giận để rồi bỏ Chúa, bỏ Đạo, bỏ nhà thờ. Đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn dư luận thời gian qua về một số Linh mục Việt Nam ở hải ngoại chủ trường sai lầm không hiệp thông cầu nguyện sợ liện hệ “làm chính trị” sẽ gặp khó khi áo mũ về làng…. Trong Thánh lễ không dám cầu nguyện cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam để chống lại bất công xã hội, như nhà cầm quyền CSVN đàn áp những nông dân hiền lành chất phát ở giáo xứ Đồng Chiêm, Cồn Dầu…ngư dân Việt Nam liên tục bị Tàu cộng bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển của Việt Nam. Đức tin và đời sống tâm linh như ngọn đuốc sáng soi, đòi công lý và tự do tôn giáo vẫn bùng cháy trong tâm can của con người công chính. Chúng ta tổ chức cầu nguyện để thức tỉnh nhà cầm quyền, sửa lỗi lầm bớt tham nhũng biết bảo vệ đất nước, để đời sống người dân được tự do, nhân quyền và dân quyền phải được tôn trọng, Đức cố Giáo Hoàng Johannes Paul II ngài từng cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan thời còn cộng sản. Đây là việc làm của mọi người hơn 30 năm trước chúng ta rời bỏ quê hương đi tìm tự do vì chính trị không phải vì lý do kinh tế. Chúa Giêsu cũng tán thành việc sửa lỗi lầm cho anh em. (Luca, 17, 3)

Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến thế giới chúng ta, bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” ban hòa bình cho nhân loại, nâng đỡ tinh thần các vị lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách. Xin Chúa tha tội cho những kẻ vô thần, giúp họ trở lại với đời sống tình yêu hướng thượng. "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Luca 23, 34). Làng Oberammergau ghi nhớ phép nhiệm mầu của Thiên Chúa đã ban cho Tổ tiên họ tồn tại đến ngày nay, họ diễn lại vở kịch để suy niệm, đời sống thánh thiện hơn tránh xa con đường tối tăm của tội lổi.
Tài liệu tham khảo thêm

http://www.passionsspiele2010.de/index.php?id=109