PDA

View Full Version : Linh mục: JB NGUYỄN VĂN HUÂN SVD - BƯỚC CHÂN NGƯỜI CON THỔ HOÀNG



hongbinh
13-09-2010, 09:24 PM
LINH MỤC : NGUYỄN VĂN HUÂN SVD
BƯỚC CHÂN CỦA NGƯỜI CON THỔ HOÀNG






“ Mới đó, mà ba tháng nghỉ hè trôi qua thật là nhanh”.
NGƯỜI QUÊ TÔI đã nói vậy sau lần đi phục vụ từ đất nước xa xôi trở về thăm nhà.

Cái tên Paraguay! Nghe quen quen, là lạ thế nào ấy. Quen quen chỉ là ảo giác, bởi vì các phương tiện thông tin đại chúng có nhắc đến tên mỗi khi có giải túc cầu lớn như: World cup, Copa cup. (nền bóng đá đất nước này khá phát triển). nói về lạ thì quả đúng lạ thật, như bản thân tôi thú thật chẳng biết mô tê chi về họ cả. Và chính nơi đây NGƯỜI QUÊ TÔI đang nhận sứ vụ lớn lao đó là Truyền Giáo.



http://ca3.upanh.com/13.243.17471443.7j70/dsc02859.jpg (http://www.upanh.com/dsc02859/v/2aa13w0yat.htm)




Sinh ra và lớn lên ở Giáo xứ Thổ Hoàng, đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, NGƯỜI QUÊ TÔI theo học trường dòng Ngôi Lời - Nha Trang, và thụ phong linh mục vào tháng 10 năm 2006. Đó là cha J.B Nguyễn Văn Huân SVD.

Sau đó ít tháng cha được bề trên chọn và cử đi mang sứ vụ truyền giáo ở đất nước Paraguay mãi tận bên kia bán cầu, thuộc về Nam mỹ.

Trước lạ sau rồi cũng quen dần, nơi cha đến là một vùng quê, đất rộng người thưa. Người dân đang nghèo, đang khổ lắm, cây lương thực của họ là khoai mì ( củ sắn), bắp và các loại đậu, không có phương tiện cơ giới nên họ chỉ làm vừa đủ ăn chứ không dư nhiều.

Là Giáo xứ nhưng chưa có nhà thờ, có căn nhà xứ cho 2 cha ở và tự phục vụ: 1 cha người Việt là cha Huân và một cha người Indonesia. Đây là hai linh mục tiên khởi của giáo xứ. Ở đất nước này, Linh mục người bản địa rất ít, họ không khuyến khích các ơn gọi.

Giáo xứ có 30.000 giáo dân được chia làm 62 giáo họ, trải dài có giáo họ cách xứ khoảng 30 km và đều có ngôi nhà thờ nho nhỏ để các cha đến dâng lễ.


http://ca5.upanh.com/13.243.17471445.z2h0/dsc04389.jpg (http://www.upanh.com/dsc04389/v/faacewdy0c.htm)





Có lẽ, vì là xứ Nam Mỹ nên đời sống cũng rất ĂNGLÊ. Đại đa số là người Công giáo, nhưng đời sống đạo đang khô khan lắm. Họ đi lễ đông theo mùa, đông nhất là mùa sám hối do các cha quy định vào tháng nào đó trong năm để ban bí tích hòa giải cho họ. Họ xài giờ cao su mặc dầu các cha có trừ hao rồi nhưng khi bắt đầu Thánh lễ cũng chỉ được 5,10 người, và khi đến khoảng nửa lễ thì số người tăng lên, tăng lên theo tỉ lệ thuận. Nhiều bữa giờ lễ gặp trời mưa gió thì chỉ được vài ba người. Nhưng nếu đó là hội hè, tiệc tùng, bóng đá thì hầu như đông đủ, và nhất là mùa World cup thì các Cha cũng phải chịu buồn.

Trong cuộc sống thường ngày, họ là người thôn quê, chân chất, sống rất thân thiện chan hòa với nhau. Họ rất mến trọng các Linh mục, và ý thức được đó là những người đại diện cho Chúa, đến để chia sẻ và đồng hành cùng họ. Đó là điều mà các nhà truyền giáo cảm thấy được bù đắp và đư
ợc an ủi.


http://ca4.upanh.com/13.243.17471448.eBk0/imagen1452.jpg (http://www.upanh.com/imagen_1452/v/0aa23w7y0z.htm)






Dịp về hè vừa qua, cha đến thăm nhà. Tôi có hỏi: “đi 3 năm cha về thăm nhà 1 lần như vậy cứ cho là 1 tua cho dễ gọi, thì cha đi mấy tua như vậy nữa?” Cha nửa đùa nửa thật: “ Ba, năm hoặc mười tua, chưa biết chừng”.

Cánh đồng truyền giáo nơi đây đang quá rộng lớn và đầy khó khăn. Qua những lần trò chuyện. NGƯỜI QUÊ TÔI luôn trăn trở nếu như có thể được, làm cho nơi đây đời sống vật chất khá hơn, no ấm hơn thì Lời Chúa dễ bén rễ, đâm chồi và cho hoa trái nhiều hơn.

Hết kỳ nghỉ, trong Thánh lễ chào bà con để ra đi, cha đã xúc động, nghẹn ngào bởi vì ngài biết có giáo dân nơi quê nhà , luôn dõi theo và cầu nguyện cho mình.





Trần Đình Hoàng