PDA

View Full Version : Làn nước Đức Tin



littlewave
18-05-2008, 12:59 AM
Làn nước Đức Tin

Ngày nhận lãnh làn nước Bí tích Rửa tội, lời tuyên xưng vào Thiên Chúa là Cha và Con (Chúa Giêsu) và Chúa Thánh Thần được cùng nói lên, đang khi dòng nước rửa tội tưới gội trên đỉnh đầu em bé.
Làn nước thiên nhiên của Thánh Thần Thiên Chúa, nhưng lời tuyên xưng vào Thiên Chúa có ba ngôi vị mang ý nghĩa gì?
Trung tâm lời tuyên xưng đức tin

Phải chăng chỉ cần một tên Thiên Chúa Cha, Đấng là nguồn sự sống, là đủ rồi khi tưới gội làn nứơc rửa tội?

Tại sao lại phải nói cả tên Chúa Giêsu là Con ra nữa? Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa, và chúng ta tin Ngài là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người sống giữa gần gũi con người. Như thế khi lãnh nhận nước rửa tội, nếu chỉ nói tên Chúa Giêsu ra, có lẽ dễ hiểu và hài lòng con người chúng ta hơn?
Còn Chúa Thánh Thần. Có lẽ cũng có những người cảm nhận được sự tương quan liên kết với Ngài chặt chẽ. Như thế, nếu chỉ kể đến một mình Chúa Thánh Thần trong Bí tích Rửa tội, phải chăng không hay chưa đầy đủ sao?
Lời nói kể tên cả Ba ngôi vị Thiên Chúa ra trong khi rửa tội là do chính Chúa Giêsu truyền lại phải làm như thế: Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân. Làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28.16-20)
Vì thế Lời này là rất quan trọng với Giáo Hội của Chúa. Lời này là nhân tố cốt lõi chính yếu của lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi.
Một Thiên Chúa có ba ngôi vị

Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô tin nhận có một Thiên Chúa duy nhất, nhưng Thiên Chúa đó tỏ hiện ra cho con người trong một hình ảnh có ba ngôi vị, hay đúng hơn có ba người.

Làm cách nào có thể suy tưởng cắt nghĩa một mà có ba – ba mà lại chỉ thành một?

Điều này vượt qúa tầm trí khôn suy tưởng của con người chúng ta. Kinh Thánh và Giáo Hội Chúa Giêsu chỉ dẫn cho đức tin cung cách cắt nghĩa để hiểu như sau:


Thiên Chúa Cha là Đấng tạo thành trời đất vạn vật.
Chúa Giêsu Kitô, là Con Thiên Chúa, Đấng làm người cứu chuộc trần gian khỏi hình phạt tội lỗi.
Chúa Thánh Thần, Đấng là sự sống và tình yêu của Thiên Chúa.

Một vài hình ảnh trong đời sống hằng ngày có thể giúp cắt nghĩa về điều này:

Theo hình học, một hình tam giác có ba cạnh, có ba góc.

Có nhiều nơi xây dựng cổng cửa ba ngăn lối ra vào: một ở chính giữa và hai bên cạnh.

Từ một mặt trời to lớn phát xuất ba yếu tố: tia sáng, ánh sáng và hơi nóng.

Trong nghệ thuật biến chế pha trộn mầu, một hình mầu đều phát xuất hay pha trộn từ ba mầu căn bản: đỏ, xanh da trời, và vàng.
-Lấy đỏ và mầu xanh da trời pha trộn chung sẽ ra mầu tím;
-mầu đỏ và vàng cộng trộn chung nhau sẽ thành mầu da cam;
-mầu vàng với mầu xanh da trời sẽ ra mầu xanh lá cây.
Cùng tùy theo số lượng nhiều ít pha chế trộn chung nhau của một trong hai mầu căn bản sẽ có mầu thay đổi khác nhau. Nguyên tắc này cũng thấy nơi máy in mầu ngày hôm nay.

Lẽ tất nhiên Một Thiên Chúa bao gồm ba ngôi vị không phải là một hỗn hợp của ba yếu tố. Ngài không phải là một tập hợp có ba yếu tố hợp chung thành, như một hình mầu hợp thành do hai mầu pha trộn chung thành. Và không thể phân tích tháo rời Thiên Chúa thành ba, như phân rời ba mầu của một hình mầu ra riêng biệt nhau, hay tháo rời cạnh góc một hình tam gíac thành ba. Không, Thiên Chúa là Một.
Lấy đức tin bù lại

Như thế khi suy nghĩ, gặp gỡ Chúa Giêsu trong Kinh Thánh Tân ước, trong tấm Bánh Bí tích Thánh Thể, trong cầu nguyện, Đấng là ngôi thứ hai Thiên Chúa, ta cũng gặp gỡ một Thiên Chúa trọn vẹn có ba ngôi, không thiếu điều gì của Thiên Chúa.

Khi đọc Kinh Thánh Cựu Ước nói về công trình sáng tạo trời đất cùng sự sống mọi loài, về việc Thiên Chúa Giavê, Đấng là Thiên Chúa Cha ngôi thứ nhất, đã cứu dân Do Thái ra khỏi vòng nô lệ bên xứ Ai cập, ta cũng gặp được chính trọn vẹn một Thiên Chúa có ba ngôi vị, như khi đọc những Lời Chúa Giêsu nói trong kinh thánh Tân ước.

Cùng khi trong yên lặng ngắm nhìn hay suy tưởng về Chúa Thánh Thần, Đấng là ngôi thứ ba Thiên Chúa, Đấng là sự sống cùng tình yêu của Thiên Chúa, ta cũng hướng cả tâm hồn đạt tới trọn vẹn một Thiên Chúa ba ngôi.



* * *

Văn hào Pascal đã có tâm tình suy tưởng về nền thần học hướng tới Thiên Chúa: Một hư không hướng về vô cùng tận; một tất cả hướng về hư không. Một trung tâm giữa hư không và tất cả, qúa xa vời không cùng tận. Thật là một điều qúa khó có thể hiểu nổi….Sự kết thúc cùng sự khởi đầu của mọi sự luôn ẩn dấu với tâm trì con người chúng ta trong một mầu nhiệm bí ẩn không thể nhìn thấu đáo cùng vượt qua được… Tất cả mọi sự phát xuất từ hư không và tiếp tục chảy trôi đi vào vô cùng tận. Ai có thể theo dõi được bước biến chuyển lạ lùng này?“.

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long