PDA

View Full Version : KHOA HỌC NGÀY NAY GIẢI THÍCH TÍCH XƯA TRONG CỰU ƯỚC : MÔSÊ RẼ NƯỚC CỨU DÂN ISRAEL THOÁT KHỎI ÁCH AI CẬP



Ti_Amo
25-09-2010, 09:25 PM
KHOA HỌC NGÀY NAY GIẢI THÍCH TÍCH XƯA TRONG CỰU ƯỚC : MÔSÊ RẼ NƯỚC CỨU DÂN ISRAEL THOÁT KHỎI ÁCH AI CẬP



Lê Đình Thông




http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1285424190.jpg
Đức Chúa phán với ông Môsê : ‘‘Có gì mà phải kêu cứu Ta ? Hãy bảo con cái Israël cứ nhổ trại. Phần ngươi, cầm gậy lên, giơ tay trên mặt biển, rẽ nước ra cho có lối đi khô ráo ngay giữa lòng biển, để con cái Israël đi vào. (Xh 14, 15-16). Lời Chúa trong sách Xuất hành không chỉ được đọc trong đêm canh thức Phục sinh, sau nghi thức làm phép lửa và nến, nhưng được giới truyền thông đưa tin rộng rãi suố mấy ngày qua, căn cứ vào giải thích của các nhà khoa học.



Các nhà khoa học Mỹ xác định nơi Môse rẽ Biển Đỏ


Bản tin ngày 23-9-2010 của Pháp Tấn Xã (AFP) loan tin các nhà khoa học Mỹ nghĩ rằng họ có thể xác định nơi Môsê rẽ nước giữa lòng Hồng Hải 3 ngàn năm về trước, đưa con cái Israël thoát khỏi ách của người Ai cập ghi lại trong sách Xuất hành.


Ông Carl Drews, một trong các nhà khoa học tham gia vào việc công tác nghiên cứu liên hệ, thành viên củaTrung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển cho rằng biết bao người say mê câu chuyện ghi trong sách Xuất hành và tự hỏi liệu câu chuyện trên có phù hợp với thực tế không ? Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng : ‘‘Việc rẽ nước (le partage des eaux) là hoàn toàn có cơ sở khoa học.’’


Kinh thánh chép rằng : ‘‘Ông Môsê giơ tay trên mặt biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển lại, khiến biển hóa thành đất khô cạn. Nước rẽ ra, và con cái Israël đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành giữa hai bên tả hữu.’’ (Xh 14, 21-22).


Các nhà khoa học không xác đinh vị trí ghi trong Cựu ước, vì cả ba địa điểm ghi trong sách Xuất hành ngày nay không còn nữa. Ông Drews và Han Weiqing (翰 唯 青), nhà hải dương học Đại học Colorado đã thực hiện một mô hình điện toán (modélisation informatique) về những nơi có gió đông thổi mạnh, có thể đẩy lui nước biển. Các nhà khoa học xác định được nơi vuợt biển ờ đông bộ đồng bằng sông Nil, nơi một nhánh sông và hồ mặn Địa Trung Hài gặp nhau, ngày nay là Port-Saïd.


Nhờ các hình ảnh chụp được từ vệ tinh, các nhà khoa học đã lập một mô hình (maquette) và địa hình (topographie), nơi có gió thổi rất mạnh có thể rẽ nước, tạo thành một hành lang.


Theo mô hình điện toán, gió thổi với tốc độ 100 km/giờ liên tiếp trong 12 tiếng có thể rẽ nước sâu 2 mét, tạo thành một hành lang dài gấn 3 km, rộng gần 5 km. Lối đi này được giữ nguyên trong 4 tiếng, đủ để đoàn người Do Thái vượt qua.


Khi gió ngưng thổi, nuớc tràn vào, khiến những chiến xa và kỵ binh Pharaon đuổi theo bị chết đuối.



http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1285424222.jpg
Vượt Biển Đỏ, họa phẩm của nhà danh họa Nicholas Poussin (1594-1665)


Sách Xuất hành nói đến ‘‘yam suf’’ có nghĩa là biển sậy (mer des roseaux). Vị trí này chính là nơi đã được Drews mô tả trên đây. Sau này các dị bản lại nói đến Hồng Hải để chuyển ngữ thuật từ : (kriat) yam suf (קריעת ים סוף). Thuật ngữ Do thái ‘‘suf’’ nghĩa là cây sậy, mọc ở hồ nước mặn mọc từ vùng phía bắc Suez và Địa trung hải.



Bài ca chiến thắng


Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc National Center for Atmosphere research, Viện Đại học Colorado củng cố giá trị sử học của Kinh thánh cũng như nét hào hùng của Bài ca Chiến thắng được chép trong sách Xuất hành :


Bấy giờ ông Môsê cùng với con cái Israël hát mừng Đức Chúa bài ca sau đây :
Tôi xin hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng :
Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương
Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi
Chính Người cứu độ tôi. (Xh 15, 1-2).


Paris, ngày 25 tháng 9 năm 2010



Tác giả Lê Đình Thông, phd.
dunglac.net