Ti_Amo
11-10-2010, 08:32 PM
<H2 style="MARGIN: auto 0in">Một đời người, trên muôn nẻo đường vì tin vào Tin Mừng
Năm 1974, một chàng trai ngoại đạo người Banar tình cờ gặp một người con gái Banar ngoan đạo, thương nhau và đã cưới nhau, và đúng theo lời Thánh Kinh : Người đàn ông rời bỏ nhà cha mẹ mà luyến ái vợ mình, chàng theo vợ về quê ngoại sống tại Kon Tum, sau 6 năm ở rể, mái ấm có thêm 3 mặt con.
Tới năm 1980, chàng đưa vợ con về sinh sống tại quê mình là nơi chưa có ai theo đạo. Quê anh lúc đó nằm giữa 2 xã AJUN và Kon Tơng, chân ướt chân ráo về lại quê nhà làm ăn, coi như tất cả khởi đi từ con số không, hai vợ chồng trẻ bắt tay vào gây dựng một cuộc sống mới, cùng nhau khai phá ruộng rẫy.
Tuy nhiên, khi đưa gia đình về lại quê nhà, ao ước lớn của anh chị không phải là để có được một cuộc sống sung túc hơn, mà là khao khát loan báo Tin Mừng cho bà con dân làng, đồng thời lo sao để con trẻ quê mình được học hành. Vì thế, dù miệt mài với nương rẫy, đôi vợ chồng trẻ sớm tối vẫn không bao giờ bỏ giờ kinh gia đình, và ngày lễ trọng như Noel , Phục sinh thì bồng bế nhau lên Kon Tum dự lễ, ngoài ra, với nghề y tá trong tay, anh chị thường giúp chữa trị những người yếu đau bệnh tật, anh chữa bệnh rất mát tay.
Thói quen của bà con lương dân vùng này mỗi lần có người đau yếu là mời thầy cúng tới : bên dựa pháp thuật, bên tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và tình yêu luôn thắng tất cả. Gặp người bệnh, thầy cúng hối hả cứu chữa với một toa thuốc chỉ thấy gà, heo và một số trường hợp thì phải thêm con bò, cái cảnh người đau gần chết, gia đình lo âu chạy ngược chạy xuôi để kiếm đồ cúng, thầy cúng có phần, còn bà con thì ăn uống no say khiến anh đau lòng, Anh cứ đợi cho thầy cúng làm việc của mình, cho tới khi thầy bó tay bỏ đi, anh mới xin được vào chữa trị, gặp người bệnh sốt rét nóng tới gần 40 độ mà cứ cúng gà giết heo thì làm sao qua khỏi, trong khi đó chỉ cần mũi chích với chai “nước biển” là cơn sốt lui ngay. Có lần gặp một chị mới sinh bị sót nhau, các bà mụ vườn loay hoay từ sáng tới chiều không lấy được nhau ra, cứ bà này ra bà kia vào, cuối cùng tất cả chạy làng, người chồng cũng bỏ mặc vợ với con nằm đó không muốn đến gần trông nom, vì theo tục lệ Banar bấy giờ thì nếu mẹ không hy vọng sống, cũng chẳng cần chăm sóc con làm gì, cứ đợi mẹ chết là chôn con theo. Được tin báo anh tới vừa chữa trị vừa cầu nguyện, và nửa giờ đồng hồ sau anh đã có thể ẵm đứa con lại trao cho cha nó lo tắm rửa và dặn dò săn sóc vợ. Từ đó anh chị được nhiều người thương mến, cứ như người thân của mọi nhà. Chẳng bao lâu có người nhờ anh chị dạy học cho sấp nhỏ, đám học trò đầu tiên là những trẻ ban ngày đi chăn bò, giữ em, hoặc phụ giúp cha mẹ làm ruộng rẫy, đêm đêm ôm vở tới học, từ 6 giờ đến 8 giờ tối, và ngôi nhà sàn của đôi vợ chồng trẻ trở thành lớp học. Một thời gian sau có vài người hỏi muốn theo đạo, và anh đã dạy giáo lý cho họ cũng hằng đêm từ 9 giờ đến 11 giờ, thời gian còn lại từ 11 giờ đến 1 giờ sáng, anh chị dành ra để giúp đỡ những người đau ốm cần chăm sóc.
Số người theo đạo từ vài ba người lên đến 30 người.
Năm 1994 có mấy người làng bên tìm đến xin theo đạo, anh mở thêm lớp giáo lý. Cũng thời gian này, chính quyền mời anh ra làm việc ngoài xã, nhưng trước việc phải chọn lựa giữa nhà xây hay nhà sàn, anh chị đã đồng lòng tiếp tục cuộc sống nhà sàn, ở đó gia đình an tâm vì biết mình luôn thuộc về Chúa, có thể dành trọn thời gian và cuộc đời cho công việc của Chúa, và nhờ nhiệt tình của số 30 người đã được rửa tội cùng với các anh chị em khác, anh cùng với mọi người bắt tay vào dựng nhà nguyện ngay giữa làng, chẳng bao lâu sau, ngôi nhà sàn lợp ngói 16x8m được dựng lên, nhưng không được công nhận và phải đóng cửa, bà con không biết làm cách nào để ngôi nhà nguyện được mở cửa, chỉ biết trông cây nơi Chúa. Tuy nhiên, nếu cánh cửa nhà nguyện không được mở thì cánh cửa lòng mở vào cung thánh của bà con chưa bao giờ khép lại, mỗi ngày có thêm những tấm lòng sẵn sàng đón nhận đức tin, thêm những ngôi nhà nguyện sống động, và Lời Chúa mỗi ngày lan rộng.
Năm 1998, công việc làm ăn gặp khó khăn, anh đưa gia đình về Bok Rêy, lúc này anh chị đã có được 9 măt con, nhưng mất 2 còn 7. Trước khi gia đình chuyển về làng mới, anh đã giao trách nhiệm cho người em của chú ruột trông coi nhà nguyện, và dặn dò bà con đừng buồn, cứ cầu nguyện và tin cậy vào Chúa, chính Ngài sẽ làm cho chúng ta có nơi cầu nguyện, và bà con đã phải chờ đợi mãi tới năm 2008, ngôi nhà nguyện mới thực sự được mở cửa, số bà con theo đạo hiên nay đã lên tới trên 2000 và nơi đây đã trở thành một họ đạo thuộc giáo xứ Châu Khê.
Rời Plei Bông về Bok Rêi, thuộc xã Dak Sơmêi, một lần nữa gia đình như thể đặt chân nơi đất lạ dù vẫn là quê ta. Ngôi làng mới này khi anh chị tới chỉ có 14 người theo đạo, đến nay làng Bok Rêi đã có được 130 trong tổng số 500 người được rửa tội, nếu tính trong toàn xà có 17 làng thì 14 làng đã tin theo đạo, số giáo phu là 60 người. Các chú chia làm 6 tổ, tuần 2 buổi họp tổ, riêng ngày Chúa nhật các tổ trưởng tổ phó ngồi lại chia sẽ những việc đã làm và bàn việc tiếp theo, làm sao để đem Lời Chúa đến với mọi người, ngoài ra trong số 60 giáo phu này, mỗi giáo phu nhận một tổ 10-12 gia đình để sinh hoạt chia sẻ hàng tuần.
Chàng trai trẻ năm nào nay tóc đã điểm sương, anh được đặt làm tổ trưởng nhóm 12, tiếp tục được sai đến những vùng rất xa, nhiều gai góc, các anh có dịp đi lại con đường vòng qua núi KAKING, khoảng 150 km đi từ Hle Kơtu để tới làng Pơ Ne nằm sâu giữa núi rừng, đây cũng là con đường các cha thừa sai năm xưa đã đi qua khi tìm đường lên Tây Nguyên truyền giáo.
làm sao các anh có thể biết mà tìm đến những ngôi làng rất xa như thế?
Chuyện của người trên đường có biết bao điều diễn ra cứ như thể tình cờ, anh gặp một người bạn năm xưa cùng Làm việc chung với nhau, nay làm chủ tịch xã trong đó, người bạn này với anh vẫn có một khoảng cách nhất định, nhưng chính tình bạn lấp đầy tất cả, và hai người đã hen gặp nhau. Bước khởi đầu thật đơn giản, nhưng không phải chuyện tình cờ đâu, vì một bàn tay vô hình dẫn đưa các anh và sắp xếp tất cả, việc của các anh là phải biết chăm chú ngắm nhìn và lắng nghe, và nhạy bén để nắm bắt mọi cơ hội đang mở ra những cánh đồng mới, những vùng đất Tin Mừng chưa được bầy tỏ và đang chờ đợi bước chân của người thừa sai trên cánh đồng, được sai đi phục vụ cho sứ vụ của Chúa Giêsu.
Để Lời Chúa mỗi ngày lan rộng, và Thiên Chúa được tôn vinh.
Tháng 10-2010
MMsj
dongten.net
</H2>
Năm 1974, một chàng trai ngoại đạo người Banar tình cờ gặp một người con gái Banar ngoan đạo, thương nhau và đã cưới nhau, và đúng theo lời Thánh Kinh : Người đàn ông rời bỏ nhà cha mẹ mà luyến ái vợ mình, chàng theo vợ về quê ngoại sống tại Kon Tum, sau 6 năm ở rể, mái ấm có thêm 3 mặt con.
Tới năm 1980, chàng đưa vợ con về sinh sống tại quê mình là nơi chưa có ai theo đạo. Quê anh lúc đó nằm giữa 2 xã AJUN và Kon Tơng, chân ướt chân ráo về lại quê nhà làm ăn, coi như tất cả khởi đi từ con số không, hai vợ chồng trẻ bắt tay vào gây dựng một cuộc sống mới, cùng nhau khai phá ruộng rẫy.
Tuy nhiên, khi đưa gia đình về lại quê nhà, ao ước lớn của anh chị không phải là để có được một cuộc sống sung túc hơn, mà là khao khát loan báo Tin Mừng cho bà con dân làng, đồng thời lo sao để con trẻ quê mình được học hành. Vì thế, dù miệt mài với nương rẫy, đôi vợ chồng trẻ sớm tối vẫn không bao giờ bỏ giờ kinh gia đình, và ngày lễ trọng như Noel , Phục sinh thì bồng bế nhau lên Kon Tum dự lễ, ngoài ra, với nghề y tá trong tay, anh chị thường giúp chữa trị những người yếu đau bệnh tật, anh chữa bệnh rất mát tay.
Thói quen của bà con lương dân vùng này mỗi lần có người đau yếu là mời thầy cúng tới : bên dựa pháp thuật, bên tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và tình yêu luôn thắng tất cả. Gặp người bệnh, thầy cúng hối hả cứu chữa với một toa thuốc chỉ thấy gà, heo và một số trường hợp thì phải thêm con bò, cái cảnh người đau gần chết, gia đình lo âu chạy ngược chạy xuôi để kiếm đồ cúng, thầy cúng có phần, còn bà con thì ăn uống no say khiến anh đau lòng, Anh cứ đợi cho thầy cúng làm việc của mình, cho tới khi thầy bó tay bỏ đi, anh mới xin được vào chữa trị, gặp người bệnh sốt rét nóng tới gần 40 độ mà cứ cúng gà giết heo thì làm sao qua khỏi, trong khi đó chỉ cần mũi chích với chai “nước biển” là cơn sốt lui ngay. Có lần gặp một chị mới sinh bị sót nhau, các bà mụ vườn loay hoay từ sáng tới chiều không lấy được nhau ra, cứ bà này ra bà kia vào, cuối cùng tất cả chạy làng, người chồng cũng bỏ mặc vợ với con nằm đó không muốn đến gần trông nom, vì theo tục lệ Banar bấy giờ thì nếu mẹ không hy vọng sống, cũng chẳng cần chăm sóc con làm gì, cứ đợi mẹ chết là chôn con theo. Được tin báo anh tới vừa chữa trị vừa cầu nguyện, và nửa giờ đồng hồ sau anh đã có thể ẵm đứa con lại trao cho cha nó lo tắm rửa và dặn dò săn sóc vợ. Từ đó anh chị được nhiều người thương mến, cứ như người thân của mọi nhà. Chẳng bao lâu có người nhờ anh chị dạy học cho sấp nhỏ, đám học trò đầu tiên là những trẻ ban ngày đi chăn bò, giữ em, hoặc phụ giúp cha mẹ làm ruộng rẫy, đêm đêm ôm vở tới học, từ 6 giờ đến 8 giờ tối, và ngôi nhà sàn của đôi vợ chồng trẻ trở thành lớp học. Một thời gian sau có vài người hỏi muốn theo đạo, và anh đã dạy giáo lý cho họ cũng hằng đêm từ 9 giờ đến 11 giờ, thời gian còn lại từ 11 giờ đến 1 giờ sáng, anh chị dành ra để giúp đỡ những người đau ốm cần chăm sóc.
Số người theo đạo từ vài ba người lên đến 30 người.
Năm 1994 có mấy người làng bên tìm đến xin theo đạo, anh mở thêm lớp giáo lý. Cũng thời gian này, chính quyền mời anh ra làm việc ngoài xã, nhưng trước việc phải chọn lựa giữa nhà xây hay nhà sàn, anh chị đã đồng lòng tiếp tục cuộc sống nhà sàn, ở đó gia đình an tâm vì biết mình luôn thuộc về Chúa, có thể dành trọn thời gian và cuộc đời cho công việc của Chúa, và nhờ nhiệt tình của số 30 người đã được rửa tội cùng với các anh chị em khác, anh cùng với mọi người bắt tay vào dựng nhà nguyện ngay giữa làng, chẳng bao lâu sau, ngôi nhà sàn lợp ngói 16x8m được dựng lên, nhưng không được công nhận và phải đóng cửa, bà con không biết làm cách nào để ngôi nhà nguyện được mở cửa, chỉ biết trông cây nơi Chúa. Tuy nhiên, nếu cánh cửa nhà nguyện không được mở thì cánh cửa lòng mở vào cung thánh của bà con chưa bao giờ khép lại, mỗi ngày có thêm những tấm lòng sẵn sàng đón nhận đức tin, thêm những ngôi nhà nguyện sống động, và Lời Chúa mỗi ngày lan rộng.
Năm 1998, công việc làm ăn gặp khó khăn, anh đưa gia đình về Bok Rêy, lúc này anh chị đã có được 9 măt con, nhưng mất 2 còn 7. Trước khi gia đình chuyển về làng mới, anh đã giao trách nhiệm cho người em của chú ruột trông coi nhà nguyện, và dặn dò bà con đừng buồn, cứ cầu nguyện và tin cậy vào Chúa, chính Ngài sẽ làm cho chúng ta có nơi cầu nguyện, và bà con đã phải chờ đợi mãi tới năm 2008, ngôi nhà nguyện mới thực sự được mở cửa, số bà con theo đạo hiên nay đã lên tới trên 2000 và nơi đây đã trở thành một họ đạo thuộc giáo xứ Châu Khê.
Rời Plei Bông về Bok Rêi, thuộc xã Dak Sơmêi, một lần nữa gia đình như thể đặt chân nơi đất lạ dù vẫn là quê ta. Ngôi làng mới này khi anh chị tới chỉ có 14 người theo đạo, đến nay làng Bok Rêi đã có được 130 trong tổng số 500 người được rửa tội, nếu tính trong toàn xà có 17 làng thì 14 làng đã tin theo đạo, số giáo phu là 60 người. Các chú chia làm 6 tổ, tuần 2 buổi họp tổ, riêng ngày Chúa nhật các tổ trưởng tổ phó ngồi lại chia sẽ những việc đã làm và bàn việc tiếp theo, làm sao để đem Lời Chúa đến với mọi người, ngoài ra trong số 60 giáo phu này, mỗi giáo phu nhận một tổ 10-12 gia đình để sinh hoạt chia sẻ hàng tuần.
Chàng trai trẻ năm nào nay tóc đã điểm sương, anh được đặt làm tổ trưởng nhóm 12, tiếp tục được sai đến những vùng rất xa, nhiều gai góc, các anh có dịp đi lại con đường vòng qua núi KAKING, khoảng 150 km đi từ Hle Kơtu để tới làng Pơ Ne nằm sâu giữa núi rừng, đây cũng là con đường các cha thừa sai năm xưa đã đi qua khi tìm đường lên Tây Nguyên truyền giáo.
làm sao các anh có thể biết mà tìm đến những ngôi làng rất xa như thế?
Chuyện của người trên đường có biết bao điều diễn ra cứ như thể tình cờ, anh gặp một người bạn năm xưa cùng Làm việc chung với nhau, nay làm chủ tịch xã trong đó, người bạn này với anh vẫn có một khoảng cách nhất định, nhưng chính tình bạn lấp đầy tất cả, và hai người đã hen gặp nhau. Bước khởi đầu thật đơn giản, nhưng không phải chuyện tình cờ đâu, vì một bàn tay vô hình dẫn đưa các anh và sắp xếp tất cả, việc của các anh là phải biết chăm chú ngắm nhìn và lắng nghe, và nhạy bén để nắm bắt mọi cơ hội đang mở ra những cánh đồng mới, những vùng đất Tin Mừng chưa được bầy tỏ và đang chờ đợi bước chân của người thừa sai trên cánh đồng, được sai đi phục vụ cho sứ vụ của Chúa Giêsu.
Để Lời Chúa mỗi ngày lan rộng, và Thiên Chúa được tôn vinh.
Tháng 10-2010
MMsj
dongten.net
</H2>