PDA

View Full Version : Kinh Thánh và khảo cổ



hongbinh
14-10-2010, 10:08 AM
Kinh Thánh và khảo cổ


Rất nhiều khám phá của khảo cổ về Kinh Thánh, trong giai đoạn đầu của ngành khảo cổ hầu như chỉ tìm và khám phá Kinh thánh, nên rất nhiều. Tại đây ta chỉ nêu lên một số khám phá quan trọng của khảo cổ về Kinh Thánh.

I.CHỮ VIẾT CỦA KINH THÁNH

-Thắc mắc: Kinh thánh được viết rất lâu khoảng 1500 TC. Vậy lúc bấy giờ nhân loại có chữ viết hay chưa?
Sáng 14:5 “ Đức Giê-hô-va bèn đánh dấu trên mình Ca-in, hầu cho ai gặp Ca-in thì chẳng giết”.

Con người biết đánh dấu và làm các dấu hiệu để chỉ những vật thuộc sở hữu riêng của mình, rồi đến những hình vẽ để nói lên ý nghĩ của mình để mua bán. Sau đó là viết chữ “tượng hình”, rồi đến chữ hình đinh, mãi về sau mới khám phá chữ tượng thanh như ngày nay.

-Vào năm 1970 Khảo cổ tìm được miếng đất sét nung còn nguyên vẹn tại vùng EBLA thuộc Canaan có tuổi 2300 TC viết chữ lối tiết hình tự cổ xưa.
Người Ai cập cổ có chữ viết từ 4000 TC.

II.CÁC CUỘN BIỂN CHẾT

Tháng Giêng năm 1947, một nhóm người chăn chiên A-rập đi tìm chiên lạc tại khu vực gần Biển Chết, khám phá trong 4 hang đá có rất nhiều cuộn giấy da chứa trong các hủ bằng sành, các nhà khảo cổ đã khảo cứu và biết đây là kho Kinh Thánh, được sao chép bằng tay trên các cuộn da, vào năm 200TC-100TC; trên 15.000 cuộn hầu hết là Kinh Thánh Cựu Ước bằng chữ Hêbơrơ, có trọn sách Êsai, trừ sách Êxơtê.

Những bản chép tay Kinh Thánh nầy đúng như bảng Kinh Thánh hiện nay đang sử dụng, và cũng ghi lại quy luật sao chép Kinh thánh như thế nào.

•Khu vực Biển Chết nơi tìm ra Kinh Thánh

Những hủ bằng sành chứa các cuộn Kinh Thánh.
Nhờ những hủ sành nầy mà các cuộn giấy da bên trong được bảo quản tốt đến ngày hôm nay.

III.ĐỀN THỜ ĐA GÔN – SAMSÔN ĐÃ XÔ SẬP TRƯỚC KHI CHẾT

Các quan xét 16:29 “Sam-sôn vớ lấy hai cây cột ở chính giữa đỡ chịu cái đền, một cây ở bên hữu và một cây ở bên tả, nhận vào, mà rằng: Nguyện tôi chết chung với dân Phi-li-tin! Đoạn, người ráng hết sức, xô hai cây cột, đền đổ xuống trên các quan trưởng và cả dân sự ở đó”.
Các nhà khảo cổ đã khám phá ra 2 ngôi đền thờ thần Đagôn của người Philitin.
Tại đồi Tel Qasile phía bắc gần Tel Aviv và tại Tel Miqne gần Éc rôn cổ, cách 21 dậm phía nam Tel Aviv. Hai ngôi đền thờ rất lớn, giống nhau về xây dựng; có hai trụ đá giữa đền chịu toàn bộ sức nặng của gác gỗ và mái đền. Điều nầy giải thích lý do vì sao Sam sôn xô sập và làm chết nhiều người.
Two stone pillar bases in the Philistine temple at Tel Qasile, Israel

IV.CON TÀU NÔÊ VÀ CƠN ĐẠI HỒNG THUỶ

Sáng 7:19 “Nước càng dâng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập. 20 Nước dâng lên mười lăm thước cao hơn, mấy ngọn núi đều ngập”.

Làm thế nào để nứơc bao phủ hết mặt đất ? Nếu mặt trăng đến gần trái đất phân nữa khoảng cách hiện nay việc gì sẽ xảy ra?
Sẽ tạo nên một cột nước cao 5000m -7000m; và nếu mặt trăng vẫn quay quanh trái đất một vòng thì cột nước ấy phủ mọi vật, nhấn chìm mọi vật, nếu cột nước dừng ở vùng đại lục thì cơn đại hồng thuỷ đứng ở đại lục
Độ lớn của con tàu so với một căn nhà

Chiều dài con tàu nô ê theo Kinh Thánh: 1 Cubit khoảng 45cm.
Tàu dài khoảng 137m ngang 23m cao 12m
Sáng 8:4 “ Đến tháng bảy, ngày mười bảy, chiếc tàu tấp trên núi A-ra-rát”.
Theo KT sau cơn đại hồng thuỷ, con tàu Noê đã tấp trên núi Ararát, ngày nay đang thuộc vùng biên giới Thổ nhĩ Kỳ và Nga.

Vào năm 1945 cuối đệ nhị thế chiến, một phi công Nga trên đường về, khi bay ngang qua đỉnh núi Ararát vào lúc tuyết tan nhiều, đã trông thấy trên đỉnh núi Ararát vật gì như một chiếc tàu, đã làm báo cáo nhưng vì chiến tranh nên không ai chú ý.

Đến năm 1960 Hai phi công Nga bay qua đỉnh Ararát vào mùa hè, năm ấy mùa hè nóng bức và tuyết tan nhiều, họ đã báo cáo trông thấy một chiếc tàu lớn như một toà nhà ba tầng dài như một dãy phố, nhưng vì lúc ấy liên xô đang quản lý nên đã bỏ qua.

Đến năm 1980 hình ảnh vệ tinh của Mỹ chụp được trên đỉnh núi Ararát vào mùa tuyết tan, hình dạng một chiếc tàu phần nóc đã bị hư hoàn toàn, chỉ còn phần thân và đáy tàu rất lớn.

Năm 1990 nhiều đoàn thám hiểm Cơ đốc quyết tâm tìm cho ra con tàu Nôê nhưng không thành công vì thời tiết tại đây quá khắc nghiệt, lại bị tuyết phủ quanh năm, chỉ khi vào mùa hè nóng nhiều thì mới lộ ra một phần nhỏ của con tàu. Đến nay con tàu vẫn chưa tìm ra.
Hình dạng con tàu Noê

V.NIM RỐT VUA ĐẦU TIÊN TRÊN MẶT ĐẤT

Sáng 10:8-12 “Cúc sanh Nim-rốt, ấy là người bắt đầu làm anh hùng trên mặt đất. 9 Người là một tay thợ săn can đảm trước mặt Đức Giê-hô-va. Bởi cớ đó, có tục ngữ rằng: Hệt như Nim-rốt, một tay thợ săn can đảm trước mặt Đức Giê-hô-va! 10 Nước người sơ lập là Ba-bên, Ê-rết, A-cát và Ca-ne ở tại xứ Si-nê-a. 11 Từ xứ đó người đến xứ A-si-ri, rồi lập thành Ni-ni-ve, Rê-hô-bô-ti, Ca-lách, 12 và thành Rê-sen, là thành rất lớn, ở giữa khoảng thành Ni-ni-ve và Ca-lách”.

Nim rốt người đầu tiên biết dùng võ lực để ép buộc mọi người tùng phục, lập nên vương triều của mình.

Khảo cổ khám phá những công trình xây dựng của Nimrốt và con cháu về sau, những cung điện nguy nga, và những thành phố lớn. và một phần di tích của tháp Babên mà Kinh thánh đã nói đến.

Cung điện của Nimrốt đã xây được tái tạo lại (Nước người sơ lập là Ba-bên)

Phần đất mà Nimrốt cho xây tháp Babên ( phần đất trước khi đào bới)

Cung điện Ninive được tái dựng lại sau khi khảo cổ đã khám phá.
(Sáng Thế10:11).Từ xứ đó người đến xứ A-si-ri, rồi lập thành Ni-ni-ve.
Một phần di tích của tháp Babên khảo cổ tìm ra, nay là khu du lịch

(Sáng Thế11:8,9 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9 Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên

Vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.

SƯU TẦM

hongbinh
14-10-2010, 10:17 AM
'
Bão' châu chấu trong kinh thánh là có thật



Dịch châu chấu có thể gây nạn đói.

Để trừng phạt các Pharaoh vì đã kìm giữ dân Do Thái, Chúa trời gieo xuống Ai Cập 10 tai họa, trong đó có trận dịch châu chấu khủng khiếp. Các nhà khoa học cho rằng câu chuyện này trong Kinh thánh có thể là sự thật.

Theo kinh Cựu ước cách đây hơn 3.000 năm, người Do Thái sau một thời gian phát triển thịnh thượng trên đất Ai Cập đã bị chính quyền nước này bắt làm nô lệ, đời sống khổ cực. Để cứu vớt họ, và cũng để thực hiện lời hứa với tổ tiên họ, Chúa đã sai Moise, một người Do Thái được nuôi trong hoàng cung Ai Cập, đưa dân mình trở về.

Cùng với các sứ giả của dân Do Thái, Moise đã đề nghị pharaoh cho người Do Thái được rời Ai Cập, nhưng nhà vua kiên quyết không chấp nhận. Phải sau khi nhận đủ kinh hoàng từ 10 tai họa mà Chúa giáng xuống, pharaoh mới để họ đi. "Bão" châu chấu là một trong 10 tai họa đó.

Theo kinh thánh, Chúa trời đã cho châu chấu "che kín tất cả diện tích của đất nước". Loài côn trùng phàm ăn này đã chén sạch các nông phẩm và đẩy cư dân rơi vào nạn đói khủng khiếp.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thảm họa châu chấu thời Ai Cập cổ được ghi lại trong kinh thánh là có cơ sở. Họ cho rằng đội quân châu chấu hàng triệu con tấn công Ai Cập gây ra đại họa thời đó có thể do tác động của sự phun trào núi lửa Santonin (cách bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập chừng 70 km).

Vào khoảng năm 1.600 trước Công nguyên, ngọn núi này bùng nổ dữ dội, phun một lượng lớn nham thạch và tro phủ kín một vùng rộng tới 30 km2. Chính những tác động về môi trường này đã làm đàn châu chấu, vốn sinh sống xung quanh Biển Đỏ, đã tập trung về Ai Cập. Chúng di chuyển với tốc độ kinh hoàng vì được sự trợ giúp của gió sa mạc.

Đó là dòng châu chấu râu ngắn (họ Acrididae) có khả năng thay đổi màu sắc và hành vi khi mật độ quần thể lớn. Cùng với tốc độ sinh sản cực nhanh, có nơi hiện diện 200 con trên một mét vuông diện tích đất trồng, mỗi ngày tăng thể trọng lên gấp đôi. Chúng thực sự có thể biến một vương quốc sầm uất thành hoang mạc.

Châu chấu có khả năng kỳ lạ

Người ta không hiểu tại sao loài châu chấu cách đây khoảng 3-5 triệu năm đã từ châu Phi vượt qua Đại Tây Dương và bay đến châu Mỹ; trong khi mỗi con chỉ nặng trung bình 0,2-7 g. Nghĩa là dinh dưỡng dự trữ trên mỗi con châu chấu không đủ giúp chúng thực hiện cuộc hành trình dài đến như vậy.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy châu chấu có hệ cơ bắp rất phát triển nên có bước nhảy xa tới gần 1 m. Các đàn châu chấu có khả năng di chuyển từ vài km cho tới trên 100 km mỗi ngày, hay 3.500 km mỗi tháng, tương đương với một cơn bão cấp 12.

Mắt của loài châu chấu cũng rất đặc biệt. Trong một giây, chúng có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh hơn con người. Chúng phản ứng cực nhanh với những vật đang chuyển động xung quanh ở cự ly gần và tránh né trước khi va chạm. Điều này giúp loài châu chấu có khả năng di chuyển theo từng đàn dày đặc.

Các đàn châu chấu với mật độ lên tới 80 triệu con/km2 có thể san phẳng bất cứ những gì chúng gặp. Bản năng di chuyển theo đàn của châu chấu có liên quan đến cách đẻ trứng của chúng.

Vào mùa giao phối, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi hẹp và nở đồng loạt. Mỗi ổ trứng chứa tới 120 quả. Chỉ sau nửa tháng, chúng sẽ trưởng thành. Các con non khi ra đời đã có thói quen sống và di chuyển theo bầy đàn. Mặt khác, việc sống bầy đàn sẽ giúp chúng giữ được nhiệt độ cơ thể, một yếu tố sống còn với loài côn trùng.

Cách thức di chuyển của chúng cũng rất kỳ lạ, chỉ cần một con bay lên là cả đàn hàng triệu con sẽ di chuyển, tạo nên một cơn bão châu chấu. Mưa nhiều trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm chúng phát triển nhanh hơn.

Thảm họa đói nghèo

Di chuyển với tốc độ 100 km/ngày, những đàn châu chấu hàng triệu con đã thực sự trở thành "cơn bão" tàn phá tất cả những nơi mà chúng đi qua. Hậu quả mà chúng để lại là đói nghèo, bệnh tật. Hàng nghìn năm qua, những "cơn bão châu chấu" vẫn ám ảnh loài người và vẫn chưa có cách khống chế hữu hiệu.

Thế kỷ 20 có rất nhiều đại dịch châu chấu như các năm 1926-1934, 1940-1948, 1986-1989... Chúng tràn vào một diện tích đất rộng 30 triệu km2 tại khoảng 60 nước (20% diện tích đất trên hành tinh), chén sạch mọi cánh đồng ngô, sắn và các loại cây lương thực khác trong vùng.

Châu chấu tàn phá hơn 6 triệu ha đất canh tác tại tây bắc châu Phi. Người ta ước tính, chỉ vài phút đồng hồ, chúng đã ăn hết lượng lương thực đủ dùng cho hơn 2.000 người trong một ngày. Chúng hiện diện khắp châu Phi và là nguyên nhân chính gây ra nạn đói tại Sudan.

Tại Việt Nam, nhiều tài liệu đã ghi nhận có "bão châu chấu" vào thời vua Tự Đức (1838-1840) làm mùa màng thất bát, nhân dân đói khổ. Châu chấu thường gây đại dịch ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ vào khoảng tháng 6-7 hằng năm. Gần đây nhất, tháng 9/2007, "giặc" châu chấu đã tấn công nhiều khu vực của Nghệ An, gây không ít khó khăn cho nhân dân trong vùng.

Để ngăn chặn thảm họa châu chấu, các nhà khoa học đã tìm đủ mọi cách, như dùng vệ tinh nhân tạo để dự đoán hướng đi của "cơn bão". Tuy nhiên, các dự đoán đôi lúc không chính xác, bởi chúng hay đổi hướng khó lường. Hơn nữa, "cơn bão" này càng đi càng mạnh lên. Tại châu Phi, các loại thiết bị hiện đại nhất đã được huy động để chặn "bão châu chấu", nhưng đều chưa có hiệu quả.

Vào năm 2004, người ta đã sử dụng máy bay để phun hóa chất cho gần 11 triệu ha đất, chỉ để diệt châu chấu. Phương pháp này khá hiệu quả, nhưng chưa phá tan được nạn châu chấu thì đã gây hại cho môi trường.

Gần đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp sinh học để khống chế "bão châu chấu". Người ta sử dụng một loại nấm có tên là Metarhizium anisopliae. Chúng có thể tiêu diệt châu chấu song lại vô hại với những thực vật và động vật khác. Song tất cả những biện pháp trên vẫn chỉ hạn chế tác hại của "bão châu chấu" chứ chưa hề chấm dứt được chúng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)