PDA

View Full Version : Phút nghẹt thở khi trục vớt xe trên sông Lam



bananaks
22-10-2010, 05:40 PM
"Lặn sâu chừng 15 m, bình ôxy sắp cạn, tôi sờ thấy kính trước xe. Quên phắt dòng nước chảy xiết, tôi trồi nhanh lên mặt sông hét khản giọng: "Xe đây rồi”, anh Sơn kể lại khoảnh khắc được hàng nghìn người mong chờ bên dòng sông Lam.
> 8 giờ trục vớt xe khách bị lũ cuốn (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21EA8/)/ Đáng lẽ họ đã không phải chết (http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/2010/10/3BA21E8E/)

Là người đầu tiên phát hiện vị trí chiếc xe khách bị chìm, anh Nguyễn Văn Sơn nhớ như in cảm giác chạm vào kính xe. Chiều 20/10, nhóm thợ lặn của anh gồm 4 người, chia thành 2 nhóm, mỗi lần 2 người nhảy xuống sông mò mẫm. Anh Sơn cùng anh họ Nguyễn Văn Thảnh là kíp thứ hai nhảy xuống sông sau lần đầu không có kết quả.
*Clip Thợ lặn tham gia trục vớt xe (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21F58/page_1.asp)*Clip Toàn cảnh trục vớt xe khách (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21F58/page_2.asp)* Bản đồ vị trí xe khách bị lũ cuốn trôi (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21F58/page_3.asp)Để tìm kiếm xe, tất cả thợ lặn chỉ vận độc chiếc quần đùi, miệng ngậm vòi ôxy, nhắm mắt men theo dây xuống đáy sông. “Lúc lặn sâu chừng 15 m, bình ôxy sắp cạn, tôi với Thành sờ thấy kính trước xe. Quên phắt dòng nước chảy xiết, lạnh buốt, tôi trồi nhanh lên mặt sông hét “Xe đây rồi”, anh Sơn kể lại khoảnh khắc được hàng nghìn người dân và thân nhân người bị nạn khắc khoải trông chờ.
Lên tàu, mặc dù vừa mình trần lặn nửa giờ dưới đáy sông, anh Sơn vui mừng đến mức quên cả mặc áo, chỉ kịp rít một hơi thuốc lào rồi kể chi tiết vị trí, độ sâu và tư thế chiếc xe. Phương án trục vớt ngay lập tức được đưa ra, lực lượng cứu hộ dự tính kéo xe lên trong đêm. Tuy nhiên, trời tối, phương tiện chưa tập kết đủ nên đành dời lại sáng hôm sau.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1F/58/tholanson.jpgThợ lặn Nguyễn Văn Sơn là người đầu tiên phát hiện vị trí chiếc xe khách bị chìm.Anh Sơn kể, lúc đầu người thân khuyên không tham gia, bản thân anh cũng thấy chờn, nhưng ra bờ sông, chứng kiến những người thân nạn nhân đang than khóc, cầu khấn trong nước mắt, anh đã không cầm lòng được.
"Khi đang buộc cáp vào cửa xe, bàn tay tôi chạm phải đầu người, sau phút ớn lạnh, tôi thụt tay lại, định ngoi lên bờ, nhưng lúc đó một cảm giác thật khó tả. Dường như những vong linh tội nghiệp kia đang cố gắng động viên mình tiếp tục buộc dây. Từ đó, tôi không còn cảm giác sợ hãi gì nữa mà càng quyết tâm làm bằng được”, anh Sơn nhớ lại.
Theo nghề lặn trục vớt tàu thuyền 10 năm nay, từng có mặt khắp vùng biển, sông lạch từ Nam ra Bắc, thậm chí cả Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ anh Sơn và những thành viên trong đội lại có nhiều cảm xúc như lần này. Nước lũ chảy xiết, lạnh buốt, anh em thợ lặn đều xác định rất nguy hiểm, hơn nữa biết trong xe có xác người nên ai cũng sợ. Nhưng khi thấy những ánh mắt đau khổ hướng ra sông, nhiều người ngất lên ngất xuống thì nỗi sợ đều tan biến.
Liên tục nắn bắp chân còn mỏi nhừ, anh Nguyễn Văn Thảnh, thợ lặn cùng kíp với anh Sơn cho biết, đêm qua không ngủ được vì người đau nhức, phải dậy bóp dầu cả tối. Trầm ngâm nhớ lại chuyện vừa qua, anh Thảnh cho biết việc tình nguyện giúp đỡ lực lượng cứu hộ tìm và trục vớt chiếc xe được các anh em quyết định rất nhanh. Nhận được đề nghị từ nhóm các doanh nghiệp ở Nghệ An, Hà Tĩnh, nhóm thợ lặn của anh lập tức nhận lời.
“Làm việc thiện nên anh em nhận ngay. Chứ với tính chất nguy hiểm như vậy, nếu không phải tìm người, có trả cả trăm triệu chúng tôi cũng không làm”, anh Thảnh khảng khái.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1F/58/tholan2.jpgCác thợ lặn phải lặn sâu 15 m mới tiếp cận được chiếc xe.Người trẻ nhất trong tốp thợ là Nguyễn Văn Viết (22 tuổi) con trai của thợ lặn Nguyễn Văn Hoàn, người nhiều tuổi nhất và có kinh nghiệm nhất trong đội trục vớt. Theo nghiệp người cha đã gần 60 tuổi từ 7 năm nay, Viết cùng nhóm thợ lặn ở Nghệ An trục vớt rất nhiều tàu, bè bị đắm, nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy xúc động như lần này.
Người chỉ huy toàn bộ cuộc trục vớt xe khách hôm đó là ông Nguyễn Văn Bình. Theo nghề thợ lặn từ khi 13 tuổi, nhiều mưu mẹo, lắm kinh nghiệm sông nước nên ông được giao nhiệm vụ chỉ huy toàn nhóm thợ.
Ông Bình cho biết, đội thợ lặn gồm 6 thành viên đều là anh em, họ hàng với nhau, làm nghề thợ lặn cha truyền con nối. Họ đã trục vớt không biết bao nhiêu tàu bè bị đắm trên sông biển, từng tham gia tìm kiếm thi thể các em học sinh trong vụ đắm đò Chôm Lôm (huyện Con Cuông, Nghệ An) năm 2006, nhưng chưa bao giờ trục vớt xe khách bị đắm giữa dòng nước lũ đang cuồn cuộn chảy.
“Dẫu biết sinh nghề, tử nghiệp, khi nhìn dòng nước đục ngầu, anh em đều có chút do dự bởi đây là làm từ thiện, đang mùa lũ lớn, có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khi thấy nước mắt thương tâm của những người thân đang thẫn thờ chờ đợi thì chúng tôi lại quyết tâm làm cho bằng được”, người chỉ huy đội thợ lặn kể.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/1F/58/tholan1.jpgRa dấu thông báo đã buộc được dây cáp vào xe.“Sung sướng nhất là lúc móc được chiếc cáp cố định vào bánh xe. Khi đó chúng tôi biết chắc chắn là mình sẽ thành công”, thợ lặn Nguyễn Văn Bằng, người nhận nhiệm vụ đi móc cáp vào lốp xe thêm vào câu chuyện của ông Bình.
Tiếp lời anh Bằng, thợ lặn Nguyễn Văn Viết chia sẻ cảm xúc khi chiếc xe được nhấc lên trong những giọt nước mắt đang vỡ òa của thân nhân hành khách xấu số và tiếng vỗ tay cổ vũ của hàng nghìn người dân đứng theo dõi: “Chưa khi mô vui ra rứa, những lần trước, trục vớt xong là được nhận tiền mà cũng không vui như bữa nay”.
Giải thích việc chỉ vận độc cái quần đùi khi xuống dòng nước đang chảy xiết, ông Nguyễn Văn Bình, chỉ huy đội thợ lặn cho biết, là những thợ lặn chuyên nghiệp, đồ nghề của họ được trang bị rất đầy đủ gồm quần áo lặn, bình dưỡng khí... Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được những cái đó.
Trong điều kiện nước sông chảy quá xiết như đợt trục vớt xe khách, nếu mang bình dưỡng khí và mặc quần áo thì không thể làm việc được vì sẽ bị nước cuốn trôi. “Hôm qua, anh em chúng tôi chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi, khi nhảy xuống sông sẽ phải cởi quần, cột chặt vào sợi dây cáp rồi mới tiếp cận được chiếc xe. Khi sắp ngoi lên lại mặc quần vào”, ông Bình vừa kể vừa cười lớn.
Là dân vùng sông nước, chúng tôi chịu cảnh này quen rồi. Giờ chúng tôi đều xác định hy sinh đời bố, cho con cái ăn học để tìm công việc ở trên bờ. Mong sao, mấy đứa con của chúng tôi không ai phải theo nghiệp trục vớt hiểm nguy và bèo bọt này nữa”, ông Nguyễn Văn Hoàn, thợ lặn nhiều tuổi nhất tâm sự.




http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21F58/