PDA

View Full Version : VUI BUỒN CÙNG THỦY ĐiỆN



hongbinh
28-10-2010, 04:06 PM
VUI BUỒN CÙNG THỦY ĐIỆN




http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/images/DoiCat.jpg






Mấy tỉnh Bắc miền Trung, đặc biệt là xã Hương Khê, còn chưa hết bàng hoàng vì cơn lũ lớn hôm 3.10, nay một cơn lũ lớn lại tiếp tục đè lên đầy khắc nghiệt. Một cụ ông vừa xuống khỏi thuyền cứu trợ, vừa than thở: “Lũ đè lên lũ, răng không lũ ở mô mà cứ đè Hương Khê để trút”.
Chúng tôi có mặt tại vùng lũ kép Hương Khê từ chiều 16.10 để cùng tham gia cứu hộ. Nhìn cảnh bà con cheo leo trên mái nhà tránh lũ mà rơi nước mắt, chỉ một cái sẩy chân là cầm chắc tử nạn.



http://www1.laodong.vn/Images/2010/10/18/songtrenmainhajpg-082308

Không còn cách nào khác, người dân đành thu lu chờ cứu trợ.






Đợt lũ này thật quái ác, nó đánh lừa mọi người. Từ chiều 15 đến sáng 16.10, cả huyện chỉ mưa lắc rắc, nước không đáng kể. Các bản tin thời tiết đều cảnh báo lũ ở huyện Hương Sơn. Mực nước sông Ngàn Phố lên cao, đã có một người chết, đập Khe Mơ bị vỡ vào lúc 7 giờ sáng 16.10... Mọi chú ý đều đổ về Hương Sơn, cánh nhà báo cũng vậy.
Thế nhưng, trên đường Khe Mơ về trung tâm, xe chở canô lao đi vun vút. “Hương Khê nguy rồi” - giọng ai đó vang lên thảng thốt. Chúng tôi quay xe trở lại Hương Khê. Đường vào UBND huyện bị ngập ngang cổ, gần như cả thị trấn bị chìm. Khách sạn Đức Tài được trưng dụng làm “đại bản doanh” để chống lũ và cứu trợ. Đích thân Tư lệnh QK IV - Trung tướng Nguyễn Hữu Cường và Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Đình Sơn, trực tiếp chỉ huy cứu hộ. Hai xuồng, bốn xuồng, mười xuồng, mười lăm xuồng cao tốc và tàu cứu hộ đã được QK IV, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh điều động chi viện cho Hương Khê. Bình thường, ga Hương Phố cao là vậy mà hôm nay nước đã ập về đầy sân. Hai bên đường ray, nhà dân đã bị ngập nước đến mái. Nước lên rất nhanh. Đường tàu còn mới dập dềnh trong nước như hai đường kẻ ô li trong tấm vở học trò vùng lũ mà bây giờ cũng đã chìm nghỉm. Chuông điện thoại réo liên hồi. Ở Đông Hải, xã Gia Phố còn 5 mẹ con phải bám mái nhà, xóm 14 có hai ông bà già chưa cứu được...

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/5059035268_5a852d7f8313.jpg?w=500&h=280 (http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/5059035268_5a852d7f8313.jpg)
Tay ải, tay ai???





15 giờ, nước lũ đã lên cả mét. Cầu treo Gia Phố qua bao nhiêu mùa mưa lũ không hề hấn gì, thế mà 16 giờ ngày 16.10 đã không thể trụ vững trước dòng nước lũ điên cuồng. 16 giờ 30 phút, công an đã giải cứu thành công 12 công nhân của Cty Tiến Đạt không thể thoát thân do nước về quá nhanh. 20 giờ, xuồng cứu hộ của bộ đội biên phòng tiếp tục xuất bến.

http://files.myopera.com/CANHACUNGVUI/blog/12097___news__Da-Nang.jpg





Bão lụt thảm thương, máu chảy về tim, rung lòng nhân thế

6 giờ ngày 17.10, đường Hồ Chí Minh - con đường duy nhất đến Hương Khê lúc này - đoạn qua ngã ba Phúc Đồng bị ngập hơn 1,5m. Hương Khê hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài. 10 giờ, điện thoại lại réo: Bệnh viện Trúc (ở xã Hà Linh) xin cấp cứu, cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đã phải trèo lên mái nhà cả rồi...
Thấy mà đau lòng!!!
Chiều 18/10, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì buổi giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lũ và triển khai công tác đối phó với siêu bão Megi.
Tại buổi giao ban trực tuyến, con số cơ quan chức năng công bố cho thấy, mưa lũ tại miền Trung đã làm 30 bị chết, không kể những người chết trên chuyến xe định mệnh tại Hà Tĩnh. Ngoài ra theo thông tin ban đầu, Thừa Thiên Huế 1 người bị chết, 2 người bị mất tích do lốc và bất cẩn khi đi qua sông; Về nhà cửa có 152.203 ngôi nhà bị ngập, ước tính trận lũ tại miền Trung đợt này gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.
“Thiệt hại nặng nề ở miền Trung một mặt do mưa lớn, một mặt do các công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, chậm thoát ra biển”, ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên bí thư Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm.
Ông nói thêm:
- Sau khi hình thành đường Hồ Chí Minh và một số tuyến đường dọc theo khu vực miền núi của Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, việc thoát nước từ trên rừng xuống mất tính tự nhiên. Hiện, quốc lộ 1 nằm giữa vùng giữa đồng bằng và biển được nâng cao, một số tuyến sông làm đê rất cao. Do đó, nước trên đại ngàn chảy xuống bị chặn và không đủ khẩu độ cho nước chảy ra biển.
Trong quá trình làm hồ đập thủy điện, chúng ta không có quy hoạch mang tính khoa học, thấy chỗ nào có điều kiện là địa phương duyệt bừa. Khi làm thủy điện, người ta lại chặt cây, mở đường rộng cả trăm mét... Có những nơi, tỉnh cho diện tích khoảng 200 ha gồm cả đường lẫn khu vực thi công nhưng doanh nghiệp chặt phá lên đến 300 ha. Trong trường hợp này, vùng đó sẽ mất đi các cây cổ thụ, cây lớn - điều kiện để bảo vệ khu rừng đó khỏi nước lũ.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/10/04/vd410luhk7.jpg








Đập thuỷ điện Hố Hô đang đứng trước nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào







Mặc dù đã được cảnh báo và phát lệnh sơ tán từ sáng ngày 3/10 nhưng nhiều người dân sống ở hạ lưu của thuỷ điện Hố Hô vẫn không khỏi hoang mang lo sợ trước nguy cơ đập thủy điện này có thể bị vỡ.
Nước từ trên cao đổ xuống ầm ầm như muốn cuốn phăng bất cứ vật gì ở bên dưới. Hai bên bờ thượng nguồn sông Ngàn Sâu đã bị dòng nước xoáy thẳng vào, gây sạt lở.
Phía nhà máy thuỷ điện Hố Hô đã thừa nhận rằng hệ thống xả tràn gặp sự cố khiến mực nước đập dâng cao, gây nguy cơ vỡ đập.

Vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng đến việc khắc phục tình hình này là do mất điện và không có phương án máy phát điện dự phòng, khiến các cửa xả tràn mở không triệt để, mực nước trong lòng đập từ đó dâng cao gây tràn đập. Phía Nhà máy thuỷ điện Hố Hô đang làm hết sức mình, kể cả phương án cho nổ mìn cũng đã được tính đến nhằm bảo vệ thân đập.
Lượng nước ở đập thuỷ điện Hố Hô có lúc đã lên đến trên 40 triệu m3.
Lạ thay! Những công trình thủy điện tiêu tốn bạc tỉ lại không có điện dự phòng, gây nên sự cố không mở được cửa xả lũ. Lại nữa, nhà thiết kế tài ba nào đó lẩm cẩm đến nỗi quên cả thiết kế đập tràn khiến nước lũ vượt qua cả thân đập. Nếu như không có sự hy sinh quên mình của lực lượng quân đội ra sức cứu thân đập hôm ấy thì tai họa biết là dường nào!? Hậu quả người dân dưới hạ lưu phải gánh chịu là không thể tưởng tượng nổi.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 10, bàn về phương án xây dựng thủy điện Sơn La, một đại biểu Quốc hội trong ngành quân đội đã tỏ ra lo ngại, ông nói: “Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 4 tấn ở Sơn Tây có thể sẽ bị thổi... bay như một chiếc lá! Và trầm trọng nhất, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới 4-60m nước, cướp đi sinh mạng 15 triệu người”.
Nếu xảy ra sự cố ở thuỷ điện Sơn La, sẽ gây hiệu ứng dẫn đến vỡ hồ Hòa Bình, quét phăng vùng hạ du. Yếu tố trắc địa cũng rất đáng quan ngại. Các nhà nghiên cứu cho biết cũng không loại trừ khả năng động đất cấp 8 ở vùng xây dựng công trình này. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, thuỷ điện Sơn La nằm ở vùng có cấu trúc kiến tạo rất phức tạp và luôn tiềm ẩn 2 sự cố biến dạng gây rò rỉ mất nước hồ chứa và chuyển động đột ngột dẫn tới động đất tự nhiên hoặc động đất kích thích.
Nhớ lại hồi năm ngoái, Hồ thủy điện xả lũ dồn nước làm Phú Yên ngập nặng. Gần 70 người dân Phú Yên đã thiệt mạng trong bão lũ (tính đến trưa ngày 5/11/2009) khiến nhiều người đau lòng, bức xúc đổ lỗi cho Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã xả nước không đúng thời điểm và không báo trước cho dân. Anh Hoàng, một người dân sống ở Sông Cầu nói: “Nếu hồ thủy điện không xả nước, chắc chắn Phú Yên không ngập nặng và nhiều người chết như trong đợt bão lũ này”.
- Đúng vậy. Trên sông Ba có tất cả 5 thủy điện đang hoạt động. Tuy nhiên, mới chỉ có 2 thủy điện cùng đặt trên địa bàn tỉnh Phú Yên là Krông Năng và sông Hinh (các nhánh đổ vào hồ thủy điện sông Ba Hạ) là đã xây dựng quy chế liên hồ. Các thủy điện còn lại là An Khê, Ka-nak, Ayun Hạ thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa có quy chế phối hợp liên hồ trong việc xả lũ. Họ muốn xả vào lúc nào, lưu lượng bao nhiêu, tùy ý, phía hạ lưu không biết.
Đúng ra với lượng xả lũ trong các ngày 1-2/11/2009, nếu điều kiện thời tiết bình thường thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vùng hạ lưu. Tuy nhiên, việc xả lũ này lại đúng vào lúc có mưa to, triều cường nên lũ đạt đỉnh và thiệt hại là không thể tránh khỏi.
Trước đó, bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Cùng lúc, gần 150 triệu mét khối nước của đập thủy điện A Vương ở Quảng Nam đã “góp phần” gây lũ lụt cho hàng trăm nghìn dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn. Hậu quả gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung với 48 người chết ở Kontum, 35 người tại Quảng Nam, 25 người ở Quảng Ngãi và hàng triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất.
Có người cho rằng do lợi nhuận từ thủy điện quá “ngon ăn” nên các nhà đầu tư bất chấp quy trình xả lũ do Nhà nước ban hành. Mùa khô vùng hạ lưu cạn kiệt, ruộng đồng nứt nẻ, kêu cứu – Mặc kệ! Mưa lớn, các hồ đập đầu nguồn đua nhau xả lũ, dưới đồng bằng ngập lụt, kêu cứu – Mặc bay!
Truy tìm nguyên nhân sâu xa của lũ lụt, các nhà khoa học khẳng định, còn có một điều cốt tử như nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã chỉ ra, đó là tình trạng mất rừng ở Tây Nguyên, trận lũ vừa qua còn cảnh báo nguy cơ tràn các hồ chứa bùn đỏ của các dự án khai thác bô-xít...
“Đợt lũ lụt vừa qua mới là sự báo hiệu... Ta đã quét sạch hết rừng Tây Nguyên. Nay lại đào bới tiếp trong lòng đất khi khai thác bô-xít, làm mất đi lớp vỏ cứng bảo vệ sự xói mòn”, “Tôi muốn kiến nghị dừng mọi khai thác, khai phá ở Tây Nguyên nếu muốn cứu đất nước... và chuẩn bị kế hoạch trồng rừng cho Tây Nguyên trong vòng 100 năm”, ông Nguyên Ngọc nói.
Xuất phát từ thực tế này, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Vũ Trọng Hồng đề xuất, khi soát lại chiến lược phát triển kinh tế miền Trung có liên quan đến thiên tai, môi trường cần đảm bảo giữ được độ phủ của rừng: “Rừng là sự sống còn của miền Trung và là sự ổn định chính trị”.
Việc qui hoạch xây dựng dày đặc một hệ thống thủy điện bậc thang trên các dòng sông ở khu vực miền Trung đã và đang tàn phá, làm cạn kiệt rừng đầu nguồn.
Còn một vấn đề gây nhức nhối cho xã hội nữa, đó là việc thành lập các khu tái định cư để thực hiện dự án thủy điện đã có quá nhiều bất cập; đó là do các ban quản lý thủy điện không đi sát với thực tế đời sống, lao động của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Theo số liệu thống kê của Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện ngày 17/4/2007, trong 15 năm qua, đã di chuyển, tái dịnh cư được khoảng 21.580 hộ, với trên 103.434 khẩu, đạt 54% so với số hộ cần di chuyển. Thành phần chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Khơ mú, Mông, Dao, Tày, Ba Na, Gia Rai, Ơ Đu, Xơ Đăng, Vân Kiều, Mơ nông…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác di dân tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại:
- Chính sách đối với người dân tái định cư còn nhiều điều chưa thực sự hợp lý
- Công tác kế hoạch, qui họach chất lượng còn thấp, tính khả thi chưa cao
- Hình thức di chuyển chưa gắn với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc vùng di chuyển.
- Cơ chế quản lý không thống nhất.
Sáng 14/4/2008, mở đầu phiên họp thứ 19, về việc thực hiện di dân, tái định cư dự án Thủy điện Sơn La, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhận lỗi chưa chỉ đạo rốt ráo một số vướng mắc dẫn đến chậm trễ trong công tác di dân và giải ngân. Trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước dự án này, ông cam kết không để thiếu vốn và sẽ hoàn thành di dân trước tháng 7/2010.
Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31/12/2008 có 12.557/20.249 hộ di chuyển đến nơi ở mới, chỉ đạt 74,2%; giải ngân 3.761/6.511 tỷ đồng, đạt 57,8% kế hoạch giao từ 2004 - 2008.
Tuy nhiên, sự chậm trễ này không khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội lo lắng bằng việc giải bài toán “ngoài cửa sổ”, tức là làm thế nào để gần 100 nghìn người dân tái định cư thoát khỏi cảnh có nhà mới rồi chỉ biết ngồi nhìn ra cửa sổ mà lo lắng vì không biết phải làm gì để sống.
Thủy điện có thể đem lại nhiều lợi nhuận nhưng phải phá rừng, phá đường, phá vỡ cảnh quan, nhiều hộ dân bị mất đất, mất ruộng, không có công ăn việc làm. Bản thân các công trình thủy điện không có lỗi, lỗi là ở người làm thủy điện không có nghiên cứu và phương án hợp lý giảm thiểu những tác động tiêu cực của công trình thủy điện tới môi trường.


http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/hh11.jpg?w=425&h=640
"Tại sao con khóc?..."





Để xây dựng nhà máy thủy đện cần phải xem xét cụ thể chính sách, công nghệ và nhu cầu thực tế của địa phương, đưa ra đánh giá đúng cho quy hoạch thủy điện.
Theo khuyến cáo của Liên hợp quốc thì trong cơ cấu hệ thống điện Việt Nam không nên dành cho thuỷ điện quá 30%. Nhưng hiện nay, số dự án thuỷ điện đã chiếm tới khoảng 60% !!!
Nếu vẫn cứ tiếp tục cho xây dựng thêm nhà máy điện, phá vỡ quy hoạch chung, chẳng cần đếm xỉa gì mấy chữ “phát triển bền vững”… những người hoạch định chính sách cho phát triển điện ở miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, những người có trách nhiệm ở các bộ, ngành liên quan có lẽ sẽ tạo ra những hiểm họa môi trường trong tương lai, thậm chí, có thể còn tệ hại hơn cả những hậu quả lũ, lụt vừa rồi.
Hãy so sánh với việc gây ô nhiễm của công ty Vedan: mấy trăm hộ bị ảnh hưởng thì Vedan dù sao cũng đã phải bỏ ra vài trăm tỷ đồng để khắc phục. Còn gây nên thảm cảnh về môi trường to lớn như vậy ở các tỉnh miền Trung, các công ty sở hữu mấy công trình thuỷ điện xả lũ đã làm gì để đền bù thiệt hại cho dân, cho đất nước???

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/ap_201010090529139651.jpg?w=500&h=375 (http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/10/ap_201010090529139651.jpg)





Có lẽ đứng trước cảnh người dân vùng lũ miền Trung kêu cứu, Thủ tướng đã nghĩ ra giải pháp “phát triển bền vững” nên nở nụ cười rất tươi, rất duyên.

VŨ ĐÌNH BÌNH

thohoang_tt
31-10-2010, 05:14 PM
bai nay cam dong qua!!ma cung dau long qua!!!huhuhu!!!