hongbinh
02-11-2010, 08:09 AM
Phút Suy Tư Sức mạnh của lòng tin
http://www.hdgmvietnam.org/Images/News/SuyNiemSuyTu/GMVNGHCGTG_Thumb_61447374.jpgTrong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, 33 người thợ hầm mỏ ở Chilê đã trở thành tâm điểm của các phương tiện truyền thông, thu hút sự quan tâm theo dõi của hằng triệu người trên toàn thế giới. 69 ngày bị giam cầm trong hầm mỏ ở độ sâu hơn 600 mét dưới lòng đất. Cuối cùng tất cả đã được giải thoát, bình an trở về với gia đình và đời sống xã hội bình thường. Biết bao lời ca tụng dành cho sự thành công của kỹ thuật, tình liên đới của nhân loại, ý chí kiên cường của những người thợ. Nhưng có một điều ít được nhắc tới, mà lại là điều cốt lõi: sức mạnh của đức tin tôn giáo.
Ngay khi ống dẫn thực phẩm và đường dây giao tiếp được thiết lập, những người thợ bị mắc kẹt dưới hầm mỏ đã nhận được một bản câu hỏi, xin họ cho biết họ cần những gì. Mặc dù trong nhóm 33 người thợ, có nhiều người công giáo đã bỏ lễ lâu năm, một người Tin Lành và một người Bolivia tuyên bố tin vào Mẹ Đất, nhưng cả nhóm đã cho biết họ cần ảnh tượng tôn giáo. Ngay lập tức, người ta gửi cho họ một cây thánh giá cùng với thực phẩm. Nhưng cả nhóm lại yêu cầu gửi thêm ảnh tượng, nhất là ảnh Đức Bà Camêlô, thánh bổn mạng của Chilê, và ảnh thánh Lôrensô, bổn mạng các thợ mỏ.
Qua đường dây truyền hình ảnh, người ta cũng thấy được sinh hoạt hằng ngày của các thợ mỏ. Họ chia sẻ với nhau bữa sáng, rồi đọc thư của người thân gửi xuống, sau đó chia nhau những nhiệm vụ cần thiết, trong đó có nhiệm vụ cầu nguyện tại nhà nguyện đơn sơ chính họ dựng nên dưới lòng đất.
Gần nửa đêm ngày 12-10, người đầu tiên trong nhóm thợ được đưa lên khỏi lòng đất là ông Mario Gomez Heredia. Ông là người cao tuổi nhất trong nhóm nên sức khỏe đã suy sụp sau nhiều ngày bị giam giữ dưới lòng đất. Dù vậy, khi vừa được kéo ra khỏi lòng đất, mặc cho hằng trăm máy quay phim tập trung vào, ông xin các bác sĩ cho ông ít giây, đứng dậy từ cáng cứu thương và quỳ gối xuống tạ ơn Chúa. Người thợ già 63 tuổi này kể lại, trong những giây phút tăm tối và tuyệt vọng dưới lòng đất, ông lấy lại tinh thần khi nhận được thư của đứa con gái mới lên 8 là Teresa Consuelo. Cô bé viết: “Ba hãy tin vào Chúa, Chúa sẽ sớm đưa ba ra khỏi đó để về với gia đình”. Còn anh Mario Sepulveda, người được coi như phát ngôn viên của cả nhóm, đã tuyên bố khi ra khỏi lòng đất: “Tôi sống giữa một bên là Thiên Chúa và một bên là ma quỷ. Quỷ dữ muốn cướp mạng sống tôi nhưng Chúa đã giơ tay cứu thoát. Từ đó trở đi, tôi không sợ gì nữa vì tôi biết Chúa sẽ giải thoát chúng tôi”.
Đức tin của những người thợ hầm mỏ lại hòa với đức tin của biết bao người trong gia đình họ cũng như trên toàn đất nước Chilê. Một phong trào cầu nguyện lan rộng khắp đất nước: dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể và canh thức cầu nguyện. Tất cả làm nên nguồn lực tinh thần rất lớn giúp cho 33 người thợ giữ vững niềm hi vọng ngay khi tưởng như bị chôn vùi trong hầm mỏ.
Các giám mục Chilê có lý để trong lá thư ngày 23-8, các ngài tạ ơn Chúa và ca ngợi đức tin của Dân Chúa. Rồi sau khi tất cả các thợ mỏ đã được giải thoát khỏi hầm mỏ, trong bản tuyên bố ngày 14-10, các ngài nhấn mạnh: “Những ngày này là những ngày của niềm tin và hi vọng, những ngày chúng ta được hiệp nhất với hằng triệu người ở Chilê và trên toàn thế giới… Chúng ta hãy trân trọng hơn những điều quý giá ta có trong đời là: sự sống, phẩm giá của con cái Thiên Chúa, đức tin, gia đình, việc làm bảo đảm và ổn định”.
Quả thật, những người thợ hầm mỏ và Dân Chúa tại Chilê đã cống hiến cho thế giới một chứng từ sống động của đức tin, không bằng lý thuyết suông nhưng bằng những trải nghiệm bi hùng và sống động.
Web hdgmvn
(30-10-2010)
http://www.hdgmvietnam.org/Images/News/SuyNiemSuyTu/GMVNGHCGTG_Thumb_61447374.jpgTrong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, 33 người thợ hầm mỏ ở Chilê đã trở thành tâm điểm của các phương tiện truyền thông, thu hút sự quan tâm theo dõi của hằng triệu người trên toàn thế giới. 69 ngày bị giam cầm trong hầm mỏ ở độ sâu hơn 600 mét dưới lòng đất. Cuối cùng tất cả đã được giải thoát, bình an trở về với gia đình và đời sống xã hội bình thường. Biết bao lời ca tụng dành cho sự thành công của kỹ thuật, tình liên đới của nhân loại, ý chí kiên cường của những người thợ. Nhưng có một điều ít được nhắc tới, mà lại là điều cốt lõi: sức mạnh của đức tin tôn giáo.
Ngay khi ống dẫn thực phẩm và đường dây giao tiếp được thiết lập, những người thợ bị mắc kẹt dưới hầm mỏ đã nhận được một bản câu hỏi, xin họ cho biết họ cần những gì. Mặc dù trong nhóm 33 người thợ, có nhiều người công giáo đã bỏ lễ lâu năm, một người Tin Lành và một người Bolivia tuyên bố tin vào Mẹ Đất, nhưng cả nhóm đã cho biết họ cần ảnh tượng tôn giáo. Ngay lập tức, người ta gửi cho họ một cây thánh giá cùng với thực phẩm. Nhưng cả nhóm lại yêu cầu gửi thêm ảnh tượng, nhất là ảnh Đức Bà Camêlô, thánh bổn mạng của Chilê, và ảnh thánh Lôrensô, bổn mạng các thợ mỏ.
Qua đường dây truyền hình ảnh, người ta cũng thấy được sinh hoạt hằng ngày của các thợ mỏ. Họ chia sẻ với nhau bữa sáng, rồi đọc thư của người thân gửi xuống, sau đó chia nhau những nhiệm vụ cần thiết, trong đó có nhiệm vụ cầu nguyện tại nhà nguyện đơn sơ chính họ dựng nên dưới lòng đất.
Gần nửa đêm ngày 12-10, người đầu tiên trong nhóm thợ được đưa lên khỏi lòng đất là ông Mario Gomez Heredia. Ông là người cao tuổi nhất trong nhóm nên sức khỏe đã suy sụp sau nhiều ngày bị giam giữ dưới lòng đất. Dù vậy, khi vừa được kéo ra khỏi lòng đất, mặc cho hằng trăm máy quay phim tập trung vào, ông xin các bác sĩ cho ông ít giây, đứng dậy từ cáng cứu thương và quỳ gối xuống tạ ơn Chúa. Người thợ già 63 tuổi này kể lại, trong những giây phút tăm tối và tuyệt vọng dưới lòng đất, ông lấy lại tinh thần khi nhận được thư của đứa con gái mới lên 8 là Teresa Consuelo. Cô bé viết: “Ba hãy tin vào Chúa, Chúa sẽ sớm đưa ba ra khỏi đó để về với gia đình”. Còn anh Mario Sepulveda, người được coi như phát ngôn viên của cả nhóm, đã tuyên bố khi ra khỏi lòng đất: “Tôi sống giữa một bên là Thiên Chúa và một bên là ma quỷ. Quỷ dữ muốn cướp mạng sống tôi nhưng Chúa đã giơ tay cứu thoát. Từ đó trở đi, tôi không sợ gì nữa vì tôi biết Chúa sẽ giải thoát chúng tôi”.
Đức tin của những người thợ hầm mỏ lại hòa với đức tin của biết bao người trong gia đình họ cũng như trên toàn đất nước Chilê. Một phong trào cầu nguyện lan rộng khắp đất nước: dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể và canh thức cầu nguyện. Tất cả làm nên nguồn lực tinh thần rất lớn giúp cho 33 người thợ giữ vững niềm hi vọng ngay khi tưởng như bị chôn vùi trong hầm mỏ.
Các giám mục Chilê có lý để trong lá thư ngày 23-8, các ngài tạ ơn Chúa và ca ngợi đức tin của Dân Chúa. Rồi sau khi tất cả các thợ mỏ đã được giải thoát khỏi hầm mỏ, trong bản tuyên bố ngày 14-10, các ngài nhấn mạnh: “Những ngày này là những ngày của niềm tin và hi vọng, những ngày chúng ta được hiệp nhất với hằng triệu người ở Chilê và trên toàn thế giới… Chúng ta hãy trân trọng hơn những điều quý giá ta có trong đời là: sự sống, phẩm giá của con cái Thiên Chúa, đức tin, gia đình, việc làm bảo đảm và ổn định”.
Quả thật, những người thợ hầm mỏ và Dân Chúa tại Chilê đã cống hiến cho thế giới một chứng từ sống động của đức tin, không bằng lý thuyết suông nhưng bằng những trải nghiệm bi hùng và sống động.
Web hdgmvn
(30-10-2010)