View Full Version : Xin cho anh được sống, dù chỉ trong tâm hồn mà thôi !
thenguyen
13-11-2010, 10:56 PM
Thông Điệp Từ Trái Tim :
Xin cho anh được sống, dù chỉ trong tâm hồn mà thôi !
http://1.bp.blogspot.com/_BgMMUB_RPjE/TLaJuugOW2I/AAAAAAAAAA4/vyhILwX0dGk/s1600/S%C3%A1t+th%E1%BB%A7+Nguy%E1%BB%85n+%C4%90%E1%BB%A9c+Ngh%C4%A9a.jpg
Những tiếng vỗ tay vang lên có phải là dấu hiệu cho những việc tốt đẹp sẽ diễn ra? Không phải như thế, tiếng vỗ tay đó là dấu hiệu báo trước một mạng người sẽ bị tước đoạt vì sự thờ ơ, lãnh đạm quên mất tình đồng loại, quên mất lòng vị tha cho con người lầm lạc con đường trở lại dù chỉ trong tâm hồn. Pháp luật được tạo ra vì con người, không phải được sinh ra vì có pháp luật, do đó đứng trên cả pháp luật ắt hẳn phải là tình người. Một con người tội lỗi thì vẫn là một con người, đó là một chân lý tuyệt đối, và con người thì buộc phải yêu thương, còn tội lỗi mới chính là thứ đáng bị ghê tởm và phải ném ra xa.
Kết thúc phiên toà xét xử Nguyễn Đức Nghĩa, với y án tử hình của toà sơ thẩm, những tiếng vỗ tay đã vang lên. Tình người nay còn đâu ? Người ta hoan hô, ủng hộ những gì? Hoan hô vì có người đã phạm tội sát nhân và qua đó pháp luật được thể hiện là nghiêm minh chăng? Hay là người ta ủng hộ cho việc kết liễu một cuộc sống? Đó là văn minh và trên hết là nhân bản đó sao ? Vậy chính thực những tiếng hoan hô này không phải là tỏ ra thái độ chê ghét tội lỗi, mà bản chất sâu xa của nó chính là xã hội, mà đại diện là những người dự phiên toà đó, đang ghét bỏ một con người. Không biết có phải vì lẽ đó mà câu nói này đã đúng hay chăng: “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân” (1Ga 3, 15)
Bạn đang khao khát cuộc sống tươi đẹp thì chính bạn sẽ là người biết rõ giá trị của cuộc sống này hơn ai hết. Vì nếu không biết rõ nó thì ắt hẳn bạn đã chẳng khao khát và mong muốn nó làm gì. Mỗi con người đều có những sai phạm riêng của mình, tất nhiên sẽ có những cái sửa chữa được và không sửa chữa được. Nhưng trên hết tất cả, tình yêu thương và sự bao dung sẽ cho con người ta một cơ hội để chuộc lại phần nào lỗi lầm của mình. Nguyễn Đức Nghĩa cũng là một con người và mãi mãi vẫn là một con người dù lỗi lầm của anh ta có lớn đến mức nào đi chăng nữa. Chúng ta không thể khước từ sự thật đó được, và trong mỗi chúng ta đều có một chút lòng trắc ẩn, xin hãy tha thứ cho anh. Tha thứ và đừng kết án hay lên án anh nữa.
Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng: cả xã hội đang lên án anh. Nhưng bạn ơi, lên án sẽ chẳng có ích gì khi lòng thù hận vẫn còn tồn tại và nó chính là nguyên nhân dẫn đến mọi tội ác. Trong khi “loài người phải đồng tâm nhất trí kiến tạo một trật tự trần thế và làm cho trật tự này ngày càng thêm hoàn hảo” thì trật tự hoàn hảo đó phải xuất phát từ trên nền tảng của sự yêu thương, vì hạt nhân nhỏ bé nhất của xã hội chính là gia mình và tất cả mọi gia đình cũng đều phát triển trên nền tảng yêu thương. Và cho dù bất cứ ai lên án bạn vì ý nghĩ này thì cũng xin đừng nản chí bởi vì lòng yêu thương có thể bạn lướt thắng trên mọi khó khăn. Điều này càng hợp lý hơn vì bạn sẽ không muốn mình làm một kẻ sát nhân dù chỉ là trong tư tưởng.
“Người chết vô hình chứ không vắng mặt” (Saint Augustin) vậy ra đâu đó một con người đã chết đi nhưng vẫn sống động trong lòng một ai đó. Nên “Chúng ta phải chú tâm vào Sự Sống , không phải cái chết. Chúng ta phải tập trung vào việc làm cho đời sống ở đây và trong hiện tại cúa chúng ta tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.” (The sermon on the mount - Emmet Fox). Hãy yêu thương một lần nữa để một con người lại có thể được sống dù chỉ trong tâm hồn mà thôi !
Và cách riêng với những người bạn đang mang dấu ấn của Chúa Kitô, bạn càng yêu thương chừng nào thì bạn càng nên giống Chúa Kitô nhiều hơn nữa, mà nhất là với những anh em vấp phải lỗi lầm. Đây là ánh sáng soi đường cho các bạn: “Nếu ai biết anh em mình phạm tội, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho ngừơi anh em ấy” (1Ga 5, 16). Bạn đừng lo lắng vì Mẹ Hội Thánh luôn muốn con cái mình phải biết yêu thương và với ai chống đối thì Mẹ Hội Thánh vẫn âu yếm mà nói rằng: “Hội Thánh tuyên bố là đã nhận được nơi các cuộc bách hại những ích lợi lớn lao cho đời sống của Hội Thánh” (Gaudium et Spes, số 44).
Mời bạn cùng chúng tôi chuyển đi Thông Điệp này đến khắp nơi để đốt cháy lên một lần nữa lòng yêu thương của mọi người. Và nhờ đó nói lên cho mọi người biết là dù có những dư luận lên án, thù ghét sự sống con người, nhưng vẫn còn đó những tiếng nói xuất phát từ con tim.
Thông Điệp này được phát đi từ Diễn Đàn Thắp Sáng Tin Yêu (http://www.thapsangtinyeu.org)
http://thapsangtinyeu.org/phpBB3/viewtopic.php?f=28&p=607#p607
nhocngoc
13-11-2010, 11:12 PM
Hãy biết tha thứ,yêu thương kẻ thù như chính bản thân mình!
jos.diamond
17-11-2010, 10:56 PM
"Lạy Cha là Thiên Chúa giàu lòng Thương xót, Cha đã phán: Ta không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn họ ăn năn thống hối và được sống. Chúng con nài xin Cha, vì công nghiệp cuộc khổ nạn của Đức Giê-su, tha thứ và ban cho người tử tội này một con đường sống, dù chỉ trong tâm hồn mà thôi. ! Amen
mayxanh1234
22-12-2010, 04:41 AM
nguồn: http://dinhdoiyeuthuong.net/forum/showthread.php?p=3480
Điều Quan trọng là Nhận ra mình là tội nhân và Sám Hối
Những Lời Chúa Giê Su dạy về ơn tha thứ, về sự hối cải và sự giải thoát đích thực ( khỏi tội, khỏi ràng buộc của sự dữ và sự chết) :
Tội con đã được tha, hãy đứng dậy và vác chỏng mà về.
Hãy sám hối và tin vào Tin mừng
5:7 Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
Với người phụ nữ ngoại tình, Chúa đã tha thứ và dạy hãy về đi và đừng phạm tội nữa:( mà theo luật Do Thái là tử hình bằng nén đá cho tới chết) ( Lc 8,5-11)
...
8:5 Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"
8:6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.
8:7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi."
8:8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.
8:9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa.
8:10 Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?"
8:11 Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"
Và nhất là lời tha thứ của Chúa Giê su trên Thánh Giá của Chúa :
Đối với các người đã kết án và đóng đinh Chúa ( Tội vu khống và chắc chắn cả tội giết người vô tội có tổ chức) :
Ga 23:34
Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm".
Đối với tử tù cùng chịu đóng đinh bên hữu Chúa, khi anh ta xin Chúa ( với lòng ăn năn sám hối) :
"Người gian phi sám hối (Ga 23,39-43)
23:39
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !"
23:40 Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ !
23:41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !"
23:42 Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !"
23:43 Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng".
Từ những điều Chúa dạy, việc Chúa làm và đời sống đức tin trong bác ái của người công giáo, chúng ta xác tín rằng : Ai trong chúng ta cũng là tội nhân cần sám hối, ăn năn và canh tân đời sống mỗi ngày. Và cầu nguyện cho người lầm lỡ có lòng ăn năn sám hối, để chàng trai Nghĩa được Chúa tha thứ khỏi tội, được giải thoát khỏi sự dữ, Và vượt qua cái chết của án tử trần gian, để được sống muôn đời.
Như Chúa dạy chúng ta hơn thế nữa anh em hãy tha thứ cầu nguyện cho cả kẻ ghét anh em, bách hại anh em. Thì việc cầu nguyện cho tội nhân sám hối cải chừa để được giải thoát khỏi ràng buộc của tội lỗi và được sự sống đời đời ngang qua cái chết thật là việc làm phải đạo.
Giọt nước mắt ăn năn, lời nhắn gởi cho mẹ già trong nước mắt của Nghĩa, gởi cho chúng ta một sứ điệp - đừng làm điều ác, và sự hối hận ăn năn không bao giờ là muộn màng.
Chúng ta cùng cầu nguyện và tha thứ cho Nghĩa, để những ngày còn lại của cuộc đời được sống an bình hơn, thanh thản hơn. Cầu nguyện cho Mẹ của Nghĩa được sự an ủi nâng đỡ và cảm thông của mọi người, cùng can đảm vượt qua thử thách rất nặng nề này.
mayxanh1234
22-12-2010, 04:46 AM
nguồn: http://koori-no-hana.xanga.com/
Bình yên đi em, sóng gió đã qua rồi (http://www.google.ca/url?sa=t&source=web&cd=6&ved=0CEQQFjAF&url=http%3A%2F%2Fkoori-no-hana.xanga.com%2F&rct=j&q=B%E1%BB%91%20NGh%C4%A9a%20ch%E1%BA%BFt%20%E1%BB%9F%20%C4%91%C3%A2u%3F&ei=1tYKTb3bK42pnQfCoJH5Dg&usg=AFQjCNGUs0vAOwKRf0d0r7jeuZPI1hda4Q&sig2=5ZSSBPAWgpVHbTrqM_WNcw&cad=rja)
Tháng mười một...
Gần 2 tháng tròn mình không viết blog.
Giờ, để tổng kết cho tháng mười một, điều đầu tiên mà mình nghĩ đến là vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, phiên xử phúc thẩm ngày 11/11. Ngày hôm ấy, sau khi tham dự phiên xử, mình đã rất day dứt, đã suy nghĩ, đã muốn viết ngay để khỏi quên, khỏi đánh rơi cảm xúc. Vậy mà vẫn phải đợi tới hôm nay để nói những lời này...
Thôi thì copy lại, và chỉnh sửa đôi chút từ những bài viết mà mình đã viết trước đây. Kẻo bây giờ, nói lại, sẽ không còn nguyên được cái suy tư, cái trăn trở ngày hôm ấy nữa...
Buổi sáng 11/11, tại Tòa phúc thẩm có 2 vụ án được xét xử cùng lúc. Hai phòng xử thì cạnh nhau, sát vách. Trong khi NĐN "được" rào đón, "được" cánh phóng viên chầu chực, "được" người ta lao vào chụp ảnh ngay từ khi công an đang mở khóa xe, "được" hàng trăm người chầu chực chỉ mong "được" ngó mặt hắn một cái, "được" lên báo, "được" tường thuật trực tiếp, "được" có hàng chục nhân viên cảnh sát, "được" đủ thứ thì đa số các bạn ngồi đây không hề biết đến vụ án thứ hai kia.
Rất nhiều người dân không có phận sự đã cố tình chen bằng được vào phiên xét xử, chen vào được thì khuôn mặt sung sướng đầy thỏa mãn, còn cười hí hố với nhau, thằng bạn đứng ngoài thì trầm trồ, ố á, sao mày vào được thế?! Rồi trao tay nhau máy ảnh, điện thoại để chụp ảnh lưu niệm. Có anh say mê nhiếp ảnh đến nỗi đứng chắn ngay trước mặt bác Chuân để chụp ảnh NĐN cho rõ hơn, nhiều lần NĐN nài nỉ "Anh đứng dịch ra bên cạnh hộ em" nhưng vẫn không chịu xê ra.
Thời đại này mà món bánh bao máu vẫn còn được ưa chuộng quá.
Cá nhân tôi không cho rằng NĐN là "thú vật", "máu lạnh"... gì cả. Anh ta là một con người, có những phần đen tối và những phút giây máu lạnh. Nhưng nhìn chung, vẫn là một con người. Có những tử tù là tướng cướp, tàn ác lắm, đánh giết không ghê tay nhưng lại hiếu thảo, chăm chút cho bố mẹ vô cùng. Tôi không biết NĐN có tàn ác như những tướng cướp kia không, nhưng anh ta thực sự rất hiếu thảo và thương yêu bố mẹ mình. Tiếc rằng, bây giờ đã quá muộn để Nghĩa thể hiện điều đó với bác Chuân. Hai lần tòa tuyên tử hình không lấy được của Nghĩa 1 giọt nước mắt, nhưng 2 lần nhắc đến bố mẹ trong phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều khiến NĐN khóc nức nở. Hay khi Nghĩa, mắt ngấn nước, thì thầm:"Mẹ đừng trách gì chú Ba nhé, mẹ đừng trách gì chú Ba nhé, mình làm thì mình phải chịu thôi..." Còn nhiều điều không tiện kể hết, nhưng nhìn chung, trong Nghĩa vẫn còn một phần Người, chứ chẳng phải là "súc sinh", "ác quỷ" chả có tí nhân cách nào như nhiều người vẫn nghĩ.
Tôi không hiểu một số người (chả liên quan gì đến vụ án) lu loa lên rằng bác Hùng (bố Nghĩa) giả chết thế nọ thế kia, họ nghĩ gì. Bác ấy đã chết. Và chết rồi nhưng người ta vẫn dựng dậy để bôi nhọ bằng đủ thứ lý do, dù bác Hùng chả có tội tình gì. Bác chỉ có lỗi là trót sinh ra thằng giết người, mà bác nào có xúi nó đi giết người cho cam. Miệng thì vừa chửi bác Hùng giả chết, vừa bảo "thằng Nghĩa dã man", chả hiểu ai dã man hơn ai nữa.
Bác Chuân, mẹ Nghĩa, chỉ là một người đàn bà chất phác, thật thà, thuộc típ người cả đời dựa vào chồng con, hy sinh chăm chút cho gia đình chứ không giỏi giao tiếp xã hội. Tôi cũng chẳng hiểu người ta bôi nhọ bác, kêu bác đóng kịch, bác ăn vạ, bác giả dối... nhằm mục đích gì, trong khi người đàn bà ấy đã khốn khổ đến tận cùng.
Tháng trước vừa mới xem "Nobody to Watch Over Me", cảm thấy thông cảm với gia đình, thân nhân hung thủ vô cùng. Một bộ phận "báo chí" Việt Nam đúng là không còn lời gì có thể diễn tả nổi. Thằng giết người thì cứ bưng nó lên báo thoải mái, chả sao. Nhưng, thân nhân của nó thì phải được bảo vệ, được tôn trọng, họ là Người và họ vô tội, họ xứng đáng được sống an toàn và thoải mái. Họ có quyền được sống yên ổn, được giữ bí mật về nhân thân của mình. Nghĩa có tội, nhưng bố mẹ và gia đình hắn không có tội. Cái cách mà một số phóng viên (ngay từ những ngày đầu) đã đăng tải địa chỉ chính xác của gia đình Nghĩa, chân dung bố mẹ Nghĩa, địa chỉ chính xác của gia đình nạn nhân, hình chụp cận cảnh ngôi nhà nạn nhân và hung thủ (toàn những điều không liên quan gì đến vụ án)... Đó là một loạt những hành động vô cùng thiếu văn minh. Ai có tội thì người ấy chịu, vơ cả bố mẹ hắn vào khác gì xử tội tru di như thời phong kiến.Sinh ra thằng giết người, là con của thằng giết người... không phải là tội ác. Cái kiểu "tru di" chỉ có ở những nơi phong kiến, mọi rợ, chưa phát triển.
Về bác Ba, nói ra câu này thì thực sự nhạy cảm, nhưng sự thật là bác Ba không hề hiền lành và cũng chẳng cư xử đúng mực được như những gì mà nhiều người nghĩ đâu. Nhưng tôi không muốn đào sâu hay kể lể về vấn đề này, vì nói cho cùng thì bác Ba cũng là một con người khốn khổ. Tôi thông cảm cho bác Ba, và phần nào hiểu được sự uất ức của bác cũng như của những gia đình nạn nhân khác (trong những vụ án khác).
Tôi cảm thấy khó hiểu với sự suy diễn tài tình của báo chí và dư luận. Khi bác Ba, bố của nạn nhân Nguyễn Phương Linh đến phiên tòa, gương mặt lạnh lùng, không cảm xúc, không một giọt nước mắt rơi, họ bảo ông nén nỗi đau vào lòng. Khi cha mẹ bị cáo Nguyễn Thị Thuân (vụ án 3 nạn nhân bị thiêu chết) ngồi sau lưng bị cáo, quần áo chỉn chu, người ta bảo ông bà bình thản đến lạnh lùng. Khi bác Chuân, mẹ Nghĩa, khóc hết nước mắt vì đứa con nghịch tử, đến tòa là khóc và để cứu con chỉ còn biết quỳ xuống nói những lời như van lạy gia đình người bị hại: “Xin hãy tha tội cho con tôi", người ta bảo bà ăn vạ. Khi thân nhân bị hại lu loa ầm ĩ, đánh chửi người nhà bị cáo, người ta trỏ vào, bảo, thấy họ đau lòng vì mất con thế nào chưa?
Vẫn biết thằng giết người là ác, hay ít ra là có những thời điểm rất ác. Nhưng không có nghĩa là bị hại và thân nhân luôn thanh cao thánh thiện, và cả nhà bị cáo đều là rơm, là rác. Có ai nỡ đong đếm những nỗi đau, nhưng chắc gì gia đình nạn nhân đã là người đau nhất?
Nói là đồng tình với bản án thì không hẳn. Nói ra thì dài dòng, nhưng đại ý có thể hiểu là thế này. Tội đáng chết thì phải chịu chết. Cái đấy không cần bàn cãi. Nhưng, phải đúng người đúng tội thì tử tù mới tâm phục khẩu phục. Cùng là đáng chết, nhưng đáng chết vì tội A và đáng chết vì tội B là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ (chỉ là ví dụ, đừng hỏi tôi bằng cớ đâu blah blah): Nó đánh nhau làm chết người mà bảo nó giết người để quỵt nợ là không được. Hoặc, nếu nó giết người vì ghen tức mà cáo trạng cứ ghi là nó giết người cướp của, thì nó cũng không thể phục được. Thế thôi.
Tôi vẫn quan niệm rằng, Luật pháp không phải là sự trả thù được ngụy trang bằng những điều hoa mỹ tốt đẹp. Luật pháp phải là sự công bằng, và mục tiêu cao nhất, không phải là sự trừng phạt, mà phải khiến cho bị cáo tâm phục, khẩu phục với bản án và hình phạt của hắn. Và, rất tiếc, tôi không hề thấy điều này ở phiên xử của NĐN. Có thể Nghĩa muốn chết, Nghĩa cũng cho rằng mình đáng tội chết, nhưng, tôi không tin rằng Nghĩa thực sự "phục" với những lời mà HĐXX đã nói về mình.
Tôi đã đọc ở đâu đấy 1 câu rằng NĐN "chết" vì "trót" thành tâm điểm của dư luận và truyền thông. Điều đó hoàn toàn không sai. Ở VN, càng vụ án nào được sự "ưu ái" quá liều của dư luận thì càng có khả năng sẽ khiến vụ việc bị lái theo hướng khác. Thậm chí là quan tòa cũng phải chịu chi phối bởi rất nhiều điều không mấy liên quan khác, chứ chưa chắc đã được xử theo đúng lương tâm và chính kiến của họ.
Về mặt cá nhân mà nói, tôi không có lí do để ủng hộ giảm án cho Nghĩa. Đơn giản là vì nhiều tử tù khác còn phải chịu những cái chết "ấm ức" hơn, day dứt hơn và đáng tiếc hơn Nghĩa nhiều lần. Nếu ý kiến của tôi có thể thay đổi được số phận của họ, thì tôi sẽ ưu tiên cho những tử tù ấy trước, chứ không phải là Nghĩa. Tôi cũng chẳng có lí do để nhất nhất bảo "nó phải chết", vì thực tế là nhiều kẻ còn tội lỗi hơn, xảo quyệt hơn, dã man hơn mà nào có bị xử tử đâu. Nhưng thôi, nói đến đây là đủ rồi. Tôi không biết đơn xin ân giảm của NĐN có được chấp nhận hay không, vì việc đó nằm trong quyền hạn của duy nhất 1 người, không phải tôi. Nói cho cùng thì những người chết cũng đã phải chết, những người còn sống đều mang những nỗi đau riêng khó lòng so sánh và nói hết thành lời. Nhưng những người sống vẫn cứ phải tiếp tục sống, vì đó là lựa chọn duy nhất. Mong rằng họ có đủ can đảm và vững vàng để tiếp tục sống (một cách tốt nhất có thể) trong tương lai.
Dù sao cũng chẳng phải chuyện của mình, xem, ngẫm và rút ra bài học thôi. Chuyện của Nghĩa, dừng lại ở đây là được rồi.
Và, điều thứ hai. Thôi thì chả biết nói gì. Này, em, tuổi mới...
mayxanh1234
01-01-2011, 11:32 PM
nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2010/11/han-thu-va-trac.html
HẬN THÙ VÀ TRẮC ẨN
http://1.bp.blogspot.com/_YweZEYcp_cw/TNuxuzU1D9I/AAAAAAAABHs/fyvtIPr_UFE/s320/t%25C3%25ACnh+th%25C6%25B0%25C6%25A1ng.jpg (http://1.bp.blogspot.com/_YweZEYcp_cw/TNuxuzU1D9I/AAAAAAAABHs/fyvtIPr_UFE/s1600/t%25C3%25ACnh+th%25C6%25B0%25C6%25A1ng.jpg)
Hai hôm nay đọc báo bỗng dưng lòng trắc ẩn lại bùng lên. Dẫu biết rằng trắc ẩn là sự thương xót một cách kín đáo ở trong lòng, không tiện nói ra. Nhưng không nói thì cứ canh cánh trong lòng chỉ hại lấy mình. Câu chuyện 4 cháu (http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA22CDD/) từ 4 đến 13 tuổi bị các thầy cô đánh đập đến phải bỏ trốn khỏi nhà mở, và câu chuyện cháu Nguyễn Đức Nghĩa (http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/11/3BA22CB7/) hôm nay bị tuyên y án tử hình làm tôi cứ thấy có cái gì đó trắc ẩn trong lòng không giải thích được.
Là một người đã trưởng thành có học, lại được học hành một nghề liên quan đến tâm lý không chỉ của người bình thường mà là người bệnh, nên tôi có những suy nghĩ luôn đặt mình vào hòan cảnh của người bệnh, người trong hòan cảnh để xem xét diễn biến tâm lý xung đột của họ, hầu mong tìm ra bệnh nhân hoặc người đối diện của mình đang có thực bệnh hay tâm bệnh khi tiếp xúc. Cũng chính vì thế, tôi luôn cảm thông cho cháu Nguyễn Đức Nghĩa, vì hành động của một đứa trẻ được sinh ra là con một, ăn chưa no, lo chưa đủ, đã vì một hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ, bồng bột nhất thời giết cháu Phương Linh, rồi vì quá sợ hãi nên chặt từng khúc để che đậy tội lỗi của mình.
Thế nhưng tôi chưa thấy bất kỳ một nhà tâm lý học đình đám nào trong nước có một bài viết về phân tích tâm lý cho trường hợp này
Làm cha mẹ sinh con đã khó, nuôi và dạy con càng khó, nhưng nuôi và dạy một đứa con một còn khó hơn vạn lần. Là người trong hòan cảnh ấy tôi rất thông cảm và xẻ chia cho Nghĩa và ba mẹ của cháu. Một đứa con một rất dễ rơi vào nếp sống của một đứa trẻ tự kỷ ngay từ lúc trẻ thơ và lớn lên vì sống trong một hòan cảnh cô độc không có anh em ruột thịt để cùng chơi chung. Nếu trẻ được sống trong một gia cảnh không được sung túc, cha mẹ phải tần tảo nuôi con thì trẻ càng dễ rơi vào nếp sống cô độc, không có ai để biết thông cảm mà giải bày trong những tình huống khó khăn. Lâu dần trẻ sẽ hình thành cá tính cộc cằn, thiếu khả năng để diễn giải một vấn đề và dễ phủ định tất cả những nếp sống thường qui. Cho nên đa phần trẻ con một thường hay có những hành động nông nỗi và bốc đồng hơn trẻ có anh chị em cùng thế hệ là điều không hiếm.
Làm cha mẹ ai cũng đau xót con và hận thù kẻ giết con mình? Nhưng dù có lòng hận thù đến đâu thì có phải bắt kẻ phạm tội giết người phải trả giá bằng mạng sống để đổi lại tội tình mà họ đã gây ra là đúng hay sai trong hòan cảnh này?
http://3.bp.blogspot.com/_YweZEYcp_cw/TN31rRBbZoI/AAAAAAAABHw/eeUhQqsp9h4/s320/Nguy%25E1%25BB%2585n+%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c+Ngh%25C4%25A9a.jpg (http://3.bp.blogspot.com/_YweZEYcp_cw/TN31rRBbZoI/AAAAAAAABHw/eeUhQqsp9h4/s1600/Nguy%25E1%25BB%2585n+%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c+Ngh%25C4%25A9a.jpg)
Kền kền đợi mồi? Ảnh Xuân Thông
Liệu lấy óan để trả óan tốt hơn hay nên lấy ân để trả óan tốt hơn cho một cháu trẻ, có học, chưa bị tiền án, tiền sự, và theo tôi, chỉ một lần nông nổi vì có thể là hòan cảnh gia đình làm nên những tập tính bốc đồng, thiếu suy xét như cháu Nghĩa đã làm với cháu Phương Linh? Người chết thì cũng đã chết rồi, kẻ giết người, theo tôi, cháu Nghĩa không phải là một tội phạm nguy hiểm, mà là một hành động nông nổi và hỏang sợ sau sai phạm của mình, với kiến thức của một người có ăn học, nhưng trẻ người non dạ, thì phản xạ đầu tiên là tìm cách phi tang tội lỗi, không hơn không kém. Liệu lấy óan trả óan thì cháu Phương Linh có sống lại được không và có tốt hơn không?
Nhiều tháng nay, chứ không phải chỉ hai hôm nay trong đầu tôi cứ lởn vởn những câu hỏi: Liệu tử hình cháu Nghĩa trong trường hợp này là để làm gương cho bao nhiêu cháu khác hay để trả óan với nhau? Liệu việc ân giảm án cho cháu Nghĩa xuống còn chung thân để cháu Nghĩa có những năm tháng trong tù suy nghĩ về hành động sai trái của mình để làm gương tốt hay xấu hơn là gia án tử hình? Vì trên cõi đời còn lắm kẻ ác như ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương (http://nld.com.vn/20100127093852424P0C1019/vu-hieu-truong-mua-dam-hoc-tro-them-tinh-tiet-moi.htm) còn hơn cháu Nghĩa vạn lần kia mà? Và liệu trong cái án này có sự góp phần giáo dục sai trái của người lớn trong gia đình hai cháu Nghĩa và Phương Linh, trong nhà trường và trong xã hội của chúng ta không, hay chỉ là do một mình cháu Nghĩa làm nên? Tất cả đều khó xử nếu không quan tâm đến lòng hận thù và trắc ẩn không chỉ ba mẹ cháu Nghĩa, ba mẹ cháu Phương Linh, mà còn có cả trách nhiệm của tòan xã hội.
Có con và nuôi con mới thấy hết công lao cha mẹ. Ai đã từng có con mà không biết yêu thương trẻ con thì khó lòng trở thành Người. Thế nhưng các người lớn trong nhà mở ở Đồng Nai đã đối xử với 4 trẻ hồn nhiên bằng những trận đòn roi như vậy thì không còn gọi là thương cho roi, cho vọt mà là phải gọi là trút lòng hận thù lên trẻ. Ngược lại với trường hợp của Nghĩa, trong trường hợp này không thể tha thứ cho những người lớn đã đánh đập các cháu một cách quá nhẫn tâm. Những ai có một tuổi thơ sóng gío, về mặt tâm lý học, khi lớn lên đều có nhân cách hoặc rất biết cảm thông và hướng thiện, hoặc chỉ biết trả thù đời. Đặc biệt, các trẻ vô gia cư thì hướng ngã về việc trả thù đời là chiếm phần lớn.
Dạy trẻ là dạy lấy chân thiện mỹ để cảm hóa cái xấu và cái ác nằm trong mầm móng của trẻ. Như một bài viết của tôi trước đây: Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi (http://phapluattp.vn/20100410112735366p0c1019/bao-luc-gan-lien-voi-tam-ly-lua-tuoi.htm). Trẻ mà không nghịch thì không phải là trẻ. Vai trò của giáo dục là tạo sân chơi phù hợp với tâm lý từng lứa tuổi của trẻ. Nhiêm vụ đó không phải chỉ có gia đình, mà còn phải nhà trường và xã hội để hướng trẻ đến chân thiện mỹ. Làm công việc dạy trẻ mà lấy hận thù đáp lại với tâm lý lứa tuổi nghịch ngợm, ham tìm tòi và phản kháng với những gì trẻ cho là chưa đúng như trẻ đã được học thì chỉ đẩy trẻ vào một tương lai đầy bất trắc.
Hai câu chuyện đầy hận thù và trắc ẩn vì đâu? Vì người lớn, vì xã hội, vì gia đình hay vì trẻ?
Hiền Lâm
02-01-2011, 06:34 AM
HL luôn tâm niệm lời của một thánh nhân: “Không có thánh nhân nào mà không có quá khứ, không có tội nhân nào mà không có tương lai…”
Powered by vBulletin® Version 4.1.7 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.