PDA

View Full Version : Gừng: Cội nguồn của y học đời xưa



Vinam
16-11-2010, 10:01 AM
Gừng: Cội nguồn của y học đời xưa


Lan Hương viết theo Rich Alan


Theo người Tây Phương muốn trị bệnh nôn mửa thì không gì tốt hơn là Gừng.
Gừng phát xuất từ phía Nam Á Châu, là một loại cây quanh năm dài cao từ 2 đến 4 ft, có lá dài khoảng 1 ft và tỏa ra cũng 1 ft. Gừng được coi là một loại rễ "Root" nhưng sự thật là một thân cây nối dài nằm sâu trong lòng đất.

Gừng đã được dùng như là thực phẩm và làm thuốc từ nhiều thiên niên kỷ. Văn tự của người Trung Hoa từ thế kỷ thứ 4 trước niên lịch đã được dùng để chữa trị, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, đau răng, chảy máu và thấp khớp. Y khoa Tây Phương thì dùng gừng để chữa bệnh nôn mửa.


Gừng chữa bệnh say sóng


Khoảng đầu thập niên 80, nhà khoa học D. Mowrey nhận thấy là khi ông bị cúm mà dùng những viên thuốc gừng thì ông ta đỡ bị nôn mửa. Ông thấy lạ nên nghiên cứu thêm về gừng. Kết quả thử nghiệm đem lại kết quả tốt và do đó y khoa Đức Quốc đã chấp nhận Gừng để trị bệnh say sóng. Sau đó Thụy Điển đã thử nghiệm trên 79 khoá sinh hải quân và cho biết là 1gr gừng làm giảm bớt rất nhiều chứng ói mửa và cảm lạnh. Rồi họ cũng tìm ra là gừng có thể thay thế cho nhiểu thứ thuốc say sóng khác như: cinnarizine, cinnarizine with domperidone, cyclizine, dimehydrinate with caffeine, meclozine with caffeine, and scopolamine. Người ta cũng thử nghiệm gừng cho 60 hành khách trên các tầu thương mãi và thấy có kết quả tốt, kể cả trẻ em.

Năm 1984, NASA của Mỹ còn thử nghiệm và công nhận rằng gừng tốt hơn placebo.

Gừng chữa bệnh nôn mửa buổi sáng


Các bà bầu thuờng hay bị buồn nôn mửa buổi sáng sớm. Họ cũng thử gừng với 70 bà bầu bằng cách cho mỗi người placebo hay 250 mg bột gừng mỗi ngày 3 lần trong vòng 4 ngày. Kết quả là gừng giúp cho mấy bà bầu đỡ nôn mửa rất nhiều, và không có phản ứng gì hết.


Gừng chữa ói mửa sau khi bị giải phẫu


Nhiều người thường cảm thấy bị buốn nôn sau khi bị giải phẫu vì bị thuốc mê. Người ta đã thử nghiệm với 60 người đàn bà cho dùng cả gừng cả placebo và thuốc metoclopramide để chữa trị bệnh buồn nôn sau khi bị giải phẫu. Kết quả gừng cũng có kết qủa ngang với placebo. Bên Anh quốc người ta cũng thử nghiệm với 120 đàn bà khác sau khi bị mổ cho dùng cả placebo và gừng để chữa chứng buồn nôn thì có kêt quả 21% cho placebo và 27% cho gừng.

Những cách chữa trị dùng gừng


Gừng theo truyền thống dùng để chữa bệnh thấp khớp. Nhiều cuộc thử nghiệm chứng minh rằng gừng đã giúp cho bệnh thấp khớp (osteoarthritis). Tuy nhiên bên Á Châu còn có loại cầy riềng nếp được dùng chung với gừng chứ không phải riêng kết quả là do gừng.



Gừng còn dùng đễ chữa các bệnb nhức đầu (migraine), tê thấp, giảm cholesterol, đau bao tử, trầm cảm và bất lực sinh lý nữa. Các dùng thì nên dùng 4 g bột gừng 1 ngày chia làm 3 hay 4 lần. Trước khi khởi hành chuyến máy bay hay hải hành lâu ngày thì nên dùng gừng trước đó 1,2 ngày và tiếp tục trong cả cuộc hành trình.



Gừng rất an toàn không bị phản ứng gì cả. Gừng cũng như tỏi được thử nghiệm rất tốt cho việc chống máu đông lại. Vì vậy người ta nghi ngờ và khuyên can là không nên dùng gừng chung với các thứ thuốc: Coumadin (warfarin), heparin, Plavix (clopidogrel), Ticlid (ticlopidine), Trental (pentoxifylline), hay cả aspirin nữa.


Tài liệu tham khảo:

Altman RD, Marcussen KC. Effects of a ginger extract on knee pain in patients with osteoarthritis. Arthritis Rheum. 2001;44:2531–2538.

Arfeen Z, Owen H, Plummer JL, et al. A double-blind randomized controlled trial of ginger for the prevention of postoperative nausea and vomiting. Anaesth Intensive Care. 1995;23:449–452.

Bliddal H, Rosetzsky A, Schlichting P, et al. A randomized, placebo-controlled, cross-over study of ginger extracts and ibuprofen in osteoarthritis. Osteoarthritis Cartilage. 2000;8:9–12.

Bone ME, Wilkinson DJ, Young JR, et al. Ginger root: a new antiemetic. The effect of ginger root on postoperative nausea and vomiting after major gynaecological surgery. Anaesthesia. 1990;45:669–671.

Bordia A, Verma SK, Srivastava KC. Effect of ginger (Zingiber officinale Rosc.) and fenugreek (Trigonella foenumgraecum L.) on blood lipids, blood sugar and platelet aggregation in patients with coronary artery disease. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 1997;56:379–384.

Careddu P. Motion sickness in children: results of a double-blind study with ginger (ZintonaW) and dimenhydrinate. Healthnotes Rev. 1999;6:102–107.

Fischer-Rasmussen W, Kjaer SK, Dahl C, et al. Ginger treatment of hyperemesis gravidarum. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 1991;38:19–24.

Grontved A, Brask T, Kambskard J, et al. Ginger root against seasickness. A controlled trial on the open sea. Acta Otolaryngol. 1988;105:45–49.

Holtmann S, Clarke AH, Scherer H, et al. The anti-motion sickness mechanism of ginger. Acta Otolaryngol. 1989;108:168–174.

Janssen PL, Meyboom S, van Staveren WA, et al. Consumption of ginger (Zingiber officinaleRoscoe) does not affect ex vivo platelet thromboxane production in humans. Eur J Clin Nutr. 1996;50:772–774.

Keating A, Chez RA. Ginger syrup as an antiemetic in early pregnancy. Altern Ther Health Med. 2002;8:89-91.

Lien HC, Sun WM, Chen YH, et al. Effects of ginger on motion sickness and gastric slow-wave dysrhythmias induced by circular vection. Am J Physiol Gastrointest Liver Physiol. 2003;284:G481–G489.

Lumb AB. Effect of dried ginger on human platelet function. Thromb Haemost. 1994;71:110–111.

Mowrey DB, Clayson DE. Motion sickness, ginger, and psychophysics. Lancet. 1982;1:655–657.

Phillips S, Hutchinson S, Ruggier R. Zingiber officinale (ginger)—An antiemetic for day case surgery. Anaesthesia. 1993;48:715–717.

Pongrojpaw D, Chiamchanya C. The efficacy of ginger in prevention of post-operative nausea and vomiting after outpatient gynecological laparoscopy. J Med Assoc Thai. 2003;86:244–250.

Riebenfeld D, Borzone L. Randomized double-blind study comparing ginger (ZintonaW) and dimenhydrinate in motion sickness. Healthnotes Rev. 1999;6:98–101.

Schmid R, Schick T, Steffen R, et al. Comparison of seven commonly used agents for prophylaxis of seasickness. J Travel Med.1994;1:203–206.

Srivastava KC. Isolation and effects of some ginger components on platelet aggregation and eicosanoid biosynthesis. Prostaglandins Leukot Med. 1986;25:187–198.

Srivastava KC. Effect of onion and ginger consumption on platelet thromboxane production in humans. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 1989;35:183–185.

Srivastava KC. Effects of aqueous extracts of onion, garlic and ginger on platelet aggregation and metabolism of arachidonic acid in the blood vascular system: in vitro study. Prostaglandins Leukot Med. 1984;13:227–235.

Stewart JJ, Wood MJ, Wood CD, et al. Effects of ginger on motion sickness susceptibility and gastric function. Pharmacology. 1991;42:111–120.

Stott JRR, Hubble MP, Spencer MB. A double blind comparative trial of powdered ginger root, hyosine hydrobromide, and cinnarizine in the prophylaxis of motion sickness induced by cross coupled stimulation. Advisory Group for Aerospace Research and Development, Conference Proceedings. 1985;372:1–6.

Tyler VE. Herbs of Choice: The Therapeutic Use of Phytomedicinals. New York, NY: Pharmaceutical Products Press; 1994:42.

Visalyaputra S, Petchpaisit N, Somcharoen K, et al. The efficacy of ginger root in the prevention of postoperative nausea and vomiting after outpatient gynaecological laparoscopy. Anaesthesia. 1998;53:506–510.

Vutyavanich T, Kraisarin T, Ruangsri R. Ginger for nausea and vomiting in pregnancy: randomized, double-masked, placebo-controlled trial. Obstet Gynecol. 2001;97:577–582.

Wood CD, Manno JE, Wood MJ, et al. Comparison of efficacy of ginger with various antimotion sickness drugs. Clin Res Pract Drug Reg Aff. 1988;6:129–136.