PDA

View Full Version : XIN CHO ĐỌC KINH



hongbinh
16-11-2010, 08:50 PM
XIN CHO ĐỌC KINH


Ở hải ngoại này cũng như ở trong nước, các dịp lễ trọng thì ca đoàn đóng vai chính và bao sân. Ca đoàn hát từ đầu lễ đến cuối lễ. Giáo dân tham dự hoàn toàn thụ động. Thay vì cầu nguyện nói chuyện với Chúa thì giáo dân trở thành khán giả và thính giả ngồi nghe hát và xem hát. Tôi có hỏi nhiều người làm gì và nghĩ gì khi ca đoàn hát thì đại đa số đều trả lời là khi nhạc đoàn vừa thổi kèn đánh trống vừa hát thì giáo dân chia trí, trong đầu không hề hợp ý với lời hát của ca đoàn, trái lại trong đầu thường nghĩ tới nhiều thứ, như: chà, sao bè nữ ít người và hát nhỏ quá; chà, cô ca trưởng mặc áo dài đẹp qúa; chà, nhạc trưởng bắt nhịp đẹp qúa; chà, sao chỗ này kèn thổi lớn qúa, đàn đánh mạnh qúa. Đây mới là chia trí về ca đoàn. Nếu bắt kịp và hiểu lời ca, thì giáo dân lại chia trí: chẳng hạn: sao lại kêu Chúa là Ngài. Tiếng Ngài xa lạ và khách sáo. Chúng ta là con Chúa, trong tiếng Việt có bao giờ con cái gọi Cha Mẹ mình là NGÀI bao giờ đâu. Sao sai tiếng Việt qúa vậy.

Có lần tôi đem vấn đề ‘xưng hô với Chúa là Ngài trong các bài hát ở nhà thờ’ hỏi một vị có thẩm quyền thì được vị này trả lời: Tiếng ‘Ngài’ đã được dùng quen rồi. Đa số các bài ca đều kêu Chúa là Ngài, và vì quen qúa rồi, nên bây giờ không sửa được.

Theo tôi nghĩ thì dù là quen bao lâu đi nữa, nếu ngôn ngữ trong phụng vụ dùng sai thì vẫn phải sửa. Ta không thể vịn vào lý do ‘đã quen’ mà tiếp tục dùng sai mãi. Có một điều khá đặc biệt là tiếng Ngài chỉ năng dùng trong các bài hát, còn trong các bài kinh thì may qúa ta vẫn thưa với Chúa, vẫn kêu Chúa là Chúa, là Cha, không thấy dùng tiếng Ngài bao giờ.

Xin trở về đề tài chính là việc đọc kinh. Nhiều người cứ vịn vào câu ‘ Hát là cầu nguyện hai lần’ để hát nhiều, hát hết cả buổi lễ. Tôi xin những ai hay trích dẫn câu này nên xét lại ý nghĩa thực sự của nó. Không phải bài hát nào cũng là lời cầu nguyện sốt sắng. Rất nhiều bài hát có điệu nhạc tầm thường, nhiều lời ca nhạt nhẽo, khuôn sáo, vô duyên, vô nghĩa. Rồi không phải hát bất cứ chỗ nào, hát bất cứ lúc nào cũng là cầu nguyện hai lần.

Quý vị cứ để ý mà xem, càng lễ trọng thì càng hát nhiều. Nhiều cha xứ và nhiều giáo dân đã quen như vậy rồi. Giáo dân hoàn toàn thụ động. Trong thánh lễ có Kinh Cáo Mình và Kinh Tin Kính là những lời không phải ta nói trực tiếp với Chúa, mà là ta nói trực tiếp với người chung quanh, ta nói với cộng đoàn, rằng ta công khai nhận mình đầy tội lỗi, rằng ta công khai tuyên xưng các điều mình tin trong đạo. Trong các kinh khác thì ta xưng là CON, chủ từ là Con, còn 2 kinh này, chủ từ là TÔI rõ ràng. Bởi vậy phải để cho tôi tuyên xưng, tôi nói ra, chứ không phải để tôi ca hát. Xưa nay Kinh Tin Kính thường được ca đoàn hát rất trọng thể, nhiều bè, còn cộng đoàn thường ngồi thụ động để nghe hát.

Trong các lễ trọng, ca đoàn thường hát suốt buổi lễ, giáo dân im lặng hoàn toàn. Tôi có xem DVD lễ Khai Mạc Năm Thánh ở VN, giáo dân dự lễ đông đến mấy trăm ngàn người, và thấy đám đông vĩ đại này đã im lặng và thụ động từ đầu lễ đến cuối lễ. Giá mà nửa triệu người có mặt này mà được cất tiếng đọc chung một lời kinh Cáo Mình, Kinh Thương Xót, Kin Tin Kính, Kinh Lạy Cha, thì sự sốt sắng sẽ lớn biết là chừng nào. Nó sẽ đánh động lòng mọi người. Chúa nghe lời cầu xin lớn tiếng của gần nửa triệu người con mà cầm lòng được sao.

Tôi thường nhận được nhiều DVD và hình ảnh các đại lễ của cộng đoàn CGVN. Nơi nào cũng cờ quạt kèn trống rình rang, thật lình đình hoành tráng, ca đoàn hát lễ từ đầu đến cuối. Tôi coi đây là những buổi trình diễn văn nghệ, nhiều tính cách khoa trương, không giúp giáo dân cầu nguyện. Giáo dân đông nghẹt nhưng phải thụ động. Nhiều người có vẻ như đến dự buổi văn nghệ. Thấy những hình ảnh đại lễ như vậy, xin thú thực là lòng tôi không thấy xúc động chút nào. Tôi có tìm đọc những tài liệu nói về những lý do làm cho các tân tòng theo đạo Công Giáo. Qua những tài liệu này, tôi không hề thấy có lý do nhập đạo vì đã đi nhà thờ dự các đại lễ có đàn hát trọng thể, mà đa số theo đạo là vì gương mấy linh mục, mấy bà sơ, mấy giáo hữu, lặn lội đi thăm viếng và giúp đỡ lớp người nghèo khổ bệnh tật ở các vùng xa vùng sâu.

Tôi viết những dòng này không hề có ý xúc phạm tới ai mà chỉ để bày tỏ lòng ao ước : Trong các lễ trọng, xin cho giáo dân được đọc kinh, được cùng nhau mở miệng chung lời cầu nguyện. Xin cho giáo dân được đọc Kinh Cáo Mình, Kinh Xin Chúa Thương Xót, Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha. Xin ca đoàn bớt hát, bớt tấu nhạc, bớt độc diễn. Có như vậy thì giáo dân đi nhà thờ mới đích thực là ‘cùng dâng lễ’ với chủ tế, cùng cầu nguyện với cộng đoàn.

Toronto, Trọng Đông Canh Dần

Peter Trần Trung Lương

= =

onggiachonggay_99
17-11-2010, 02:05 PM
đồng ý hoàn toàn đúng haỹ để cộng đoàn cùng chung tung hô tán tụng danh chuá bằng cách đôc hoặc hát cộng đồng không nên để ca đoàn bao xân 100% giaó dân chỉ là ngươì đi coi .... lễ

bananaks
19-11-2010, 11:07 PM
Đồng ý với NS hongbinh vấn đề nêu trên .
bananaks thấy các ca trưởng củng nên xem xét lại việc soạn bài hát. đương nhiên phải soạn theo nguyên tắc,phù hợp với tác động phụng vụ. nhưng bài dâng lễ & tạ lễ chúng ta nên soạn bài cộng đoàn đã thuộc và cố gắng tạo điều kiện cho cộng đoàn cùng hiệp ý dâng lời ca tiếng hát lên chúa một cách sốt sắng .
.

1hatcat
20-11-2010, 07:40 AM
Chào cả nhà:
Theo em thì hát cũng quan trọng mà đọc kinh cũng quan trọng không kém.
Cái gì quá cũng không tốt.

Nói thật, nhiều khi đi lễ mà nghe các cụ đọc kinh nhiều quá em cũng buồn ngủ.

Vấn đề đọc kinh, hát có ảnh hưởng đến cảm xúc của mỗi người. Tuy nhiên không phải là tất cả.

Nhiều bài hát phù hợp làm người nghe hòa nhịp rất dễ.

Và nhiều khi không hát thì vẫn cứ chia trí như thường.

Vậy nên, trong khả năng của mình ta hãy làm điều đó bằng lòng yêu mến TC thì có hát nhiều thêm nữa cũng không sao mà không hát Chúa cũng sẽ không buồn.

Chúa dễ tính mà, chỉ có con người khó tính thui