PDA

View Full Version : Phương pháp tra cứu Kinh Thánh



hungvinhson
16-11-2010, 09:44 PM
PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU KINH THÁNH
Lm. Joakim Hà Ngọc Phú, CSsR

LỜI NGỎ

“Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô” (St. Jerome).
Tập tài liệu nhỏ này chỉ nhắm giúp Các Bạn thêm yêu mến và thích thú học hỏi Lời Chúa. Phương pháp này tạm được gọi là “nhảy dù.” Bạn hãy tưởng tượng Bạn đang nhảy dù khỏi một chiếc máy bay từ trên trời cao. Khi còn ở trên cao, Bạn sẽ chỉ thấy một cảnh không gian rộng lớn bên dưới, nhưng khi càng giảm độ cao, Bạn càng nhìn rõ từng chi tiết ở bên dưới hơn. Càng giảm độ cao, Bạn càng nhìn thấy nhều chi tiết hơn. Chúng tôi hy vọng phương pháp đơn giản này sẽ giúp Bạn thấy rằng học Kinh Thánh thật sự không khó khăn như nhiều người tưởng. Trái lại, Kinh Thánh được sắp xếp thật đơn giản và dễ nhớ. Bây giờ, xin mời Bạn bắt đầu cầm lấy “chìa khóa” và mở cửa vào thế giới kỳ diệu của Lời Chúa! Xin Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ hướng dẫn Bạn!

1. NỘI DUNG TỔNG QUÁT

Giải thích: Từ độ cao lớn nhất, ta chỉ thấy một điểm duy nhất: Kinh Thánh, sau đó, hạ thấp độ cao, ta thấy Kinh Thánh có hai phần: C.Ư và T.Ư, rồi hạ thêm nữa, ta thấy cụ thể từng sách trong C.Ư và T.Ư, càng hạ thấp, ta sẽ thấy rõ thêm từng chi tiết trong từng sách, ví dụ: các dụ ngôn, các phép lạ, những bài tóm tắt sứ mạng của Chúa Giê-su,… rồi từ đó ta sẽ tìm hiểu sứ điệp của từng bản văn Kinh Thánh. “Tip” là những “mẹo vặt” để giúp dễ nhớ bài.

2. TÊN CÁC SÁCH TRONG KINH THÁNH VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TÊN SÁCH C.Ư CHỮ TẮT

1. NGŨ THƯ

1 Sáng thế ký St
2 Xuất hành Xh
3 Lê-vi Lv
4 Dân số Ds
5 Đệ nhị luật Đnl

2. CÁC SÁCH LỊCH SỬ

6 Giô-sua Gs
7 Thủ lãnh Tl
8 Rút R
9 1 Sa-mu-en 1 Sm
10 2 Sa-mu-en 2 Sm
11 1 Vua 1 V
12 2 Vua 2 V
13 1 Sử biên niên 1 Sb
14 2 Sử biên niên 2 Sb
15 Ét-ra Er
16 Nơ-khe-mi-a Nkm
17 Tô-bi-a Tb
18 Giu-đi-tha Gđt,
19 Ét-te Et
20 1 Ma-ca-bê 1 Mab
21 2 Ma-ca-bê 2 Mab

“TIP” THỨ TỰ CÁC SÁCH C.Ư (theo điệu)Sáng Xuất Lê Dân Đệ / Giô Thủ Rút Sa Sa / Vua Vua Sử Sử Ét-ra / Nơ Tô Giu Ét Ma Ma / Gióp Thánh Châm Giảng Diễm Khôn (ngoan) Huấn / I Giê Ai Ba Ê Đa / Hô Giô A Ô Giô Mi / Na Kha Xô Khác Da Ma.

3. CÁC SÁCH KHÔN NGOAN

22 Gióp G
23 Thánh vịnh Tv
24 Châm ngôn Cn
25 Giảng viên Gv
26 Diễm ca Dc
27 Khôn ngoan Kn
28 Huấn ca Hc

4. CÁC SÁCH NGÔN SỨ

29 I-sai-a Is
30 Giê-rê-mi-a Gr
31 Ai-ca Ac
32 Ba-rúc Br
33 Ê-dê-ki-en Ed
34 Đa-ni-en Đn
35 Hô-sê Hs
36 Giô-en Ge
37 A-mốt Am
38 Ô-va-đi-a Ov
39 Giô-na Gn
40 Mi-kha Mki
41 Na-khum Nk
42 Kha-ba-cúc Kb
43 Xô-phô-ni-a Xp
44 Khác-gai Kg
45 Da-ca-ri-a Dcr
46 Ma-la-khi Ml

TÊN SÁCH T.Ư CHỮ TẮT

1. TIN MỪNG

1 Mát-thêu Mt
2 Mác-cô Mc
3 Lu-ca Lc
4 Gio-an Ga

2. CÔNG VỤ

5 Công vụ T. đồ Cv

3. CÁC THƯ
6 Rô-ma Rm
7 1 Cô-rin-tô 1 Cr
8 2 Cô-rin-tô 2 Cr
9 Ga-lát Gl
10 Ê-phê-sô Eph
11 Phi-líp-phê Pl
12 Cô-lô-xê Cl
13 1 Thê-xa-lô-ni-ca 1 Tx
14 2 Thê-xa-lô-ni-ca 2 Tx
15 1 Ti-mô-thi 1 Tm
16 2 Ti-mô-thi 2 Tm
17 Ti-tô Tt
18 Phi-lê-môn Plm

4. BÀI GIẢNG

19 Híp-ri (Do-thái) Hr (Dt)
5. THƯ CHUNG
20 Gia-cô-bê Gc
21 1 Phê-rô 1 Pr
22 2 Phê-rô 2 Pr
23 1 Gio-an 1 Ga
24 2 Gio-an 2 Ga
25 3 Gio-an 3 Ga
26 Giu-đa Gđ

6. KHẢI HUYỀN

27 Khải huyền Kh

3. BỐ CỤC TỔNG QUÁT CỦA CỰU ƯỚC, TÂN ƯỚC VÀ SỐ SÁCH
3.1. “TIP” DÀNH CHO CÁC THƯ

- Trong tổng số 13 Thư được gán cho thánh Phao-lô, thật ra chỉ có 7 Thư đó là Rm, 1 Cr, 2 Cr, Gl, Phl, 1 Thx, Phlm chắc chắn chính do thánh Phao-lô viết, còn 6 Thư đó là Ep, Cl, 2 Thx, 1 Tm, 2 Tm, Tt là do môn đệ ngài viết.
- Ep, Phl, Cl, Phlm là những lá thư viết trong ngục (x. Ep 3:1; 4:1; Phl 1:7, 13-14; Cl 4:3, 10; Plm 9:10).
- 1 Tm, 2 Tm, Tt là “các thư mục vụ” vì viết cho các vị lãnh đạo cộng đoàn.
- Thư Hr (Dt) được gọi là Bài giảng Kinh Thánh, không phải của thánh Phao-lô.
- 7 Thư Gc, 1 Pr, 2 Pr, 1 Ga, 2 Ga, 3 Ga, Gđ được gọi là Thư Chung vì gửi chung cho mọi người (nên còn được gọi là Thư Công giáo).

3.2. “TIP” DÀNH CHO THỨ TỰ CÁC SÁCH TÂN ƯỚC

27 sách TƯ được xếp không theo thứ tự biên soạn nhưng theo nhiều tiêu chí khác nhau: Bắt đầu bằng cái nhìn chung về cuộc đời Chúa Giê-su (4 sách Tin Mừng), rồi đến thời sau khi Chúa Giê-su về trời, Hội Thánh sơ khai bắt đầu phát triển (Công vụ các Tông đồ), rồi đến các vấn đề Hội Thánh sơ khai gặp phải (các Thư), và sau cùng hướng đến thời cùng tận của lịch sử thế giới (Khải huyền).

4 Tin Mừng cũng được xếp không theo thứ tự biên soạn, vì thời đầu người ta tin là Mt được viết sớm nhất nên xếp Mt đứng đầu, nhưng hiện nay người ta tin rằng Mc mới là TM được viết sớm nhất trong số 4 TM.

Cv nguyên gốc là phần thứ hai của một cuốn sách duy nhất với phần thứ nhất là Lc. Nhưng sau khi 4 TM được đặt sát nhau thì Cv bị đưa ra phía sau Ga.

Các Thư của thánh Phao-lô được chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm thứ nhất gửi cho cộng đoàn, nhóm hai gửi cho cá nhân. Trong từng nhóm đó, các thư cũng không được xếp theo thứ tự biên soạn, nhưng theo độ dài của mỗi lá thư và từ dài nhất đến ngắn nhất.

Thư Hr được xếp liền sau các thư Phao-lô vì trước đây người ta nghĩ đó là do ngài viết, nhưng nay người ta tin rằng chắc chắn không do ngài viết.

Các Thư Chung cũng được xếp theo độ dài của thư, từ dài tới ngắn (theo nhóm).

Sách Kh đứng cuối cùng vì đề cập đến những gì sẽ xảy ra trong thời cùng tận.

4. “TIP” TÓM TẮT NỘI DUNG TỪNG SÁCH

A. CỰU ƯỚC
A1. NGŨ THƯ

Sáng thế ký: Mô tả công trình tạo dựng vũ trụ; cung cấp lịch sử của thế giới cũ cũng như tiến trình Thiên Chúa từng bước hướng dẫn dân đến nền thần quyền.

Xuất hành: Lịch sử cuộc xuất hành của dân Israel khỏi Ai Cập; ban Luật; Lều.

Lê-vi: Luật nghi lễ.
Dân số: Kiểm tra dân số; lịch sử của những cuộc hành trình lang thang trong hoang địa.

Đệ nhị luật: Luật được dự thảo; cái chết của ông Mô-sê.

A2. CÁC SÁCH LỊCH SỬ

Giô-sua: Câu chuyện đánh chiếm và phân chia đất Ca-na-an.

Thủ lãnh: Lịch sử quốc gia từ từ thời ông Giô-sua đến thời ông Sam-son.

Rút: Câu chuyện về các Tổ phụ của vương quốc xứ Giu-đê.

1 Sa-mu-en: Câu chuyện về quốc gia trong thời Sa-mu-en và triều đại Sa-un.

10. 2 Sa-mu-en: Câu chuyện về triều đại vua Đa-vít. Cả hai sách này đều nhấn mạnh căn tính của dân Israel như một dân của Thiên Chúa.

11. 1 Các Vua: Lịch sử quốc gia từ cái chết của vua Đa-vít và sự lên ngôi của Sa-lô-mon cho đến thời kỳ Giê-ru-sa-lem sụp đổ; giải thích lý do tại sao dân bị lưu đày: đó là do dân đã phản bội thất trung cùng Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn không ngừng kêu gọi dân sám hối trở về.

12. 2 Các Vua: Tiếp theo.

13. 1 Sử biên niên: Những ghi chép của các sử gia ở cả hai vương quốc Giu-đa và Israel; đây là lịch sử chính thức của hai vương quốc này.

14. 2 Sử biên niên: Tiếp theo.

15. Ét-ra: Câu chuyện về cuộc hành hương của người Do-thái khỏi cảnh lưu đày ở Ba-by-lon và khởi sự tái thiết Đền thờ.

16. Nơ-khe-mi-a: Ghi chép thêm về việc tái thiết Đền thờ và thành phố cũng như những trở ngại dân Israel gặp phải và cố gắng vượt qua.

17. Tô-bi-a: Nhấn mạnh đau khổ không phải là sự trừng phạt nhung là thử thách do Thiên Chúa gửi đến. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho người công chính và trừng phạt kẻ tà ác. Người tin được mời gọi tin tưởng vào Thiên Chúa và phản chiếu trong đời sống mình sự công chính, lòng thương xót và tự do của Thiên Chúa.

18. Giu-đi-tha: Ca ngợi lòng tin vững vàng vào Thiên Chúa trong cơn nguy hiểm.

19. Ét-te: Câu chuyện về cô gái Do-thái trở thành hoàng hậu xứ Ba-tư và đã cứu người Do-thái khỏi họa diệt vong.

20. Ma-ca-bê: Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Ma-ca-bê chống lại ách cai trị của ngoại bang. Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất và siêu việt ngày càng trở nên mạnh mẽ trong tâm thức của dân Thiên Chúa.

21. Ma-ca-bê: Tiếp theo.

A3. CÁC SÁCH KHÔN NGOAN

22. Gióp: Câu chuyện về những thử thách và lòng kiên nhẫn của một con người xứ Ê-đom. A

23. Thánh vịnh: Tuyển tập những bài thơ hay được dùng trong phụng vụ, chủ yếu là của vua Đa-vít.

24. Châm ngôn: Những lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn.

25. Giảng viên: Bài thơ nói về sự hư vô của vũ trụ vật chất.

26. Diễm ca: Một hình ảnh bóng bảy về Hội Thánh.

27. Khôn ngoan: Những suy tư tìm kiếm đời sống vĩnh cửu và hạnh phúc đời đời.

28. Huấn ca: Ca ngợi sự khôn ngoan ngàn đời của văn hóa Do-thái chống lại não trạng “sính ngoại” chạy theo văn hóa Hy-lạp.

A4. CÁC NGÔN SỨ

29. I-sai-a: Những lời tiên báo về Đấng Ki-tô và vương quốc của Ngài.

30. Giê-rê-mi-a: Những lời tiên báo về ngày thất thủ của Giu-đa, những gian nan đau khổ của dân và sự chiếm đóng của kẻ thù.

31. Ai ca: Nói lên nỗi buồn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a khi Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm và Đền thờ bị tàn phá.

32. Ba-rúc: Những lời ngỏ với dân Do-thái đang bị phân tán khắp nơi (Diaspora).

33. Ê-dê-ki-en: Những sứ điệp cảnh báo và an ủi cho dân trong cảnh lưu đày.

34. Đa-ni-en: Vài chuyện xảy ra trong cảnh lưu đày và những lời tiên báo liên quan đến Đấng Ki-tô.

35. Hô-sê: Những lời tiên báo liên quan đến Đấng Ki-tô và những ngày muộn thời.

36. Giô-en: Báo trước tai ương trên nhà Giu-đa và ân huệ Thiên Chúa ban cho dân biết sám hối.
37. A-mốt: Tiên báo Israel và các quốc gia lân cận sẽ bị trừng phạt từ các kẻ xâm lăng phương Bắc cũng như sự thành toàn của vương quốc của Đấng Mê-si-a.

38. Ô-va-đi-a: Tiên báo về ngày tàn của Ê-đom.

39. Giô-na: Tiên báo về thành Ni-ni-vê.

40. Mi-kha: Tiên báo cuộc xâm lăng của ngoại bang; lưu đày Ba-by-lon; thiết lập vương quốc thần quyền tại Giê-ru-sa-lem và tiên báo sự sinh hạ của Đấng Mê-si-a tại Bê-lem.

41. Na-khum: Tiên báo sự sụp đổ của Át-sua.

42. Kha-ba-cúc: Tiên báo về ngày tàn của Can-đê.

43. Xô-phô-ni-a: Tiên báo về việc tái thiết Đền thờ và về Đấng Mê-si-a.

44. Khác-gai: Kêu gọi dân chúng tái thiết Đền thờ và phục hưng vương triều Đa-vít.

45. Da-ca-ri-a: Nhấn mạnh vai trò quan trọng của Giê-ru-sa-lem và sự cần thiết phải thay đổi tâm hồn để xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa.

46. Ma-la-khi: Tiên báo về ơn gọi của Dân ngoại và về việc Đấng Mê-si-a ngự đến.

B. TÂN ƯỚC
B1. TIN MỪNG

TM Mát-thêu: Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa và là Cứu Chúa theo lời hứa.

TM Mác-cô: Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế, Người làm cho mọi khao khát của con người được thỏa mãn.

TM Lu-ca: Con Người đến sống giữa chúng ta để phục vụ chúng ta. Người là Đấng Cứu Thế.

TM Gio-an: Con Thiên Chúa bày tỏ vinh quang thần tính của Người trong đời sống và con người của Chúa Giê-su.

B2. CÔNG VỤ

Công vụ Tông đồ: Chúa Ki-tô trên thiên đàng; quyền năng Chúa Thánh Thần trên thế giới; những gì Chúa Ki-tô tiếp tục làm và dạy bằng Thần Khí của Người qua các Tông đồ; cách Hội Thánh được quy tụ và thành lập; tiến trình phát triển của Nước Thiên Chúa.

B3. CÁC THƯ

Rô-ma: Ki-tô giáo qua các trang khảo luận; ơn công chính hóa; làm thế nào con người được công chính hóa trước mặt Thiên Chúa.

1 Cô-rin-tô: Các phẩm trật và nguyên tắc trong Hội Thánh; các mối tương quan của tín hữu với nhau; thánh Phao-lô chỉnh sửa những sai lầm của họ.

2 Cô-rin-tô: Sứ mạng của Ki-tô giáo và uy thế của Ki-tô giáo trong các hoàn cảnh; mối tương quan của các tín hữu với thế giới và các hoàn cảnh đó; thánh Phao-lô củng cố đức tin của các môn đệ và khẳng định tính cách của ngài.

Ga-lát: Hồng ân đức Tin và sự Tự do đối lại Lề luật. Chúa Ki-tô đã giải thoát chúng ta thành những người tự do. Hãy kiên cường trong đức Tin và Tự do mà Chúa Ki-tô đã đem lại. Thánh Phao-lô cương quyết khẳng định rằng chúng ta được nên công chính là do bởi đức tin, chứ không phải các nghi lễ. Chúa Thánh Thần là Đấng khởi sự và thành toàn mọi sự bằng quyền năng của Người.

10. Ê-phê-sô: Chúa Ki-tô là sự phong phú tròn đầy của mọi phúc lành; cùng hiệp nhất trong Chúa Ki-tô; quyền năng của ơn thánh.

11. Phi-líp-phê: Kinh nghiệm Ki-tô giáo; trước mặt Chúa Ki-tô; những gì tưởng hoàn hảo lại không hoàn hảo; chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Thánh Phao-lô ca ngợi vẻ đẹp của đức ái Ki-tô giáo.

12. Cô-lô-sê: Vinh quang của Hội Thánh và sự viên mãn trong Chúa Ki-tô là Đầu. Thánh Phao-lô cảnh cáo các môn đệ của ngài về những sai lầm của họ và thúc giục họ thi hành bổn phận.

13. 1 Thê-xa-lô-ni-ca: Chúa Ki-tô đến cùng và cho Hội Thánh; phúc lành vĩnh cửu của Hội Thánh. Thánh Phao-lô khích lệ các tín hữu tiếp tục thăng tiến trong đức tin và các tương quan thánh thiện.

14. 2 Thê-xa-lô-ni-ca: Thánh Phao-lô chỉnh sửa những sai lầm liên quan đến niềm tin cho rằng ngày Chúa Ki-tô quang lâm đã gần kề.

15 và 16. 1 và 2 Ti-mô-thi: Phẩm trật trong Hội Thánh. Tác giả hướng dẫn Ti-mô-thi trong vai trò một mục tử và khích lệ ông trong sứ vụ này.

17. Ti-tô: Phẩm hạnh Ki-tô giáo phù hợp cho người mục tử. Tác giả khích lệ Ti-tô can đảm thi hành những bổn phận của một mục tử.

18. Phi-lê-mon: Đức ái Ki-tô giáo. Thánh Phao-lô nài xin một ông chủ mới theo đạo đón nhận trở lại một nô lệ của ông vừa bỏ trốn.

19. Híp-ri (Do-thái): Tác giả khẳng định Chúa Ki-tô là “linh hồn” của mọi luật lệ về nghi lễ và hiến lễ.

20. Gia-cô-bê: Luân lý Ki-tô giáo; khảo luận về hiệu năng của đức tin có việc làm.

21 và 22. 1 và 2 Phê-rô: Tác giả khuyến thiện về đời sống Ki-tô giáo với những cảnh báo và tiên báo khác nhau về sự xét xử của Thiên Chúa.

23. 1 Gio-an: Nội dung nói về con người của Chúa Giê-su, Chúa chúng ta, sự sống đời đời và sự hiệp thông với Thiên Chúa và nhấn mạnh tình yêu Ki-tô giáo.

24. 2 Gio-an: Chúa Ki-tô là Sự thật và Đấng bảo vệ chống lại lạc giáo. Thánh Gio-an nhắc nhở một phụ nữ tân tòng cảnh giác những ông thầy sai lạc.

25. 3 Gio-an: Lòng hiếu khách Ki-tô giáo đối với các thánh, đặc biệt là những người nghèo. Lá thư gửi cho Gai-ô, khen ngợi ông về lòng hiếu khách của ông.

26. Giu-đa: Cảnh báo về sự xét xử của Thiên Chúa; những dấu hiệu cho thấy ai là người tội lỗi ai là người thánh thiện.

B4. KHẢI HUYỀN

27. Khải huyền: Chúa Ki-tô là Chủ Tể vũ trụ; mạc khải tương lai của Hội Thánh và những gì sẽ đến.


XIN XEM PHẦN II.

Đại Lễ kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô 2010
LM. Joakim Hà Ngọc Phú, DCCT