PDA

View Full Version : SAY KHÔNG VÌ RƯỢU



hongbinh
17-11-2010, 06:03 AM
SAY KHÔNG VÌ RƯỢU



Nhà văn học Âu Dương Tu thời Bắc Tống đã có làm thái thú Trù Châu. Hồi ấy thành Trù Châu hướng tây nam có một ngọn núi Lang Da phong cảnh rất đẹp, trong núi có một cái đầm nước trong gọi là “suối Nhưỡng”, bên suối nước có một cái đình theo truyền thuyết thì cái đình này do một hòa thượng tên là Trí Tiên ở trong núi dựng nên, Âu Dương Tu lại đặt tên cho cái chòi này là “Túy Ông đình”.


Âu Dương Tu thường cùng với khách đến đình này uống rượu, nhưng chỉ cần uống một chút thôi thì đã say rồi, vậy thì tại sao phải uống rượu chứ ? Bởi vì “say không vì rượu”, uống rượu hoàn toàn không phải là mục đích chủ yếu, mà là mượn rượu để tìm hứng thú thanh tao, đến đình là để thưởng thức phong cảnh đẹp của sơn thủy, tha hồ ôm lấy thiên nhiên bao la mới mẻ vào lòng.


(Túy Ông đình ký)



Suy tư:



Có người say vì uống quá nhiều rượu, nên mất cả lý trí chửi vợ đánh con làm rộn hàng xóm; có người say không vì rượu nhưng vì người đẹp, cho nên sa đả trong hoan dâm mất hết tư cách, mất cả tiền bạc lẫn hạnh phúc của gia đình; có người say không vì người đẹp nhưng vì tiền, cho nên có nhiều lần họ đánh mất danh dự sĩ diện để được tiền; có người say không vì tiền nhưng say máu, cho nên họ giết người không ghê tay, đánh người không mỏi tay và quan trộng nhất là khi say máu thì không còn tình người nữa, vì lương tri đã cất cánh bay xa khỏi tâm hồn của họ rồi.

Non nước hữu tình làm cho người ta say trong cảnh thiên nhiên của trời đất như thế nào, thì người Ki-tô hữu cũng biết say trong men tình ái của Chúa Giê-su Ki-tô như vậy, bởi vì khi rước lễ là họ được kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể: suối nguồn của yêu thương.

-----------------

hongbinh
19-11-2010, 06:15 AM
Sỏi đá cũng cần có nhau!

http://a367.yahoofs.com/lifestory/o0TqEVqGGAL6gJRw3y3e0D8g_1/blog/ap_20100209100730266.jpg?lb_____DMxrIVypa


Đã là con người, ai cũng có lúc phải cần đến người khác; đó là bản tính xã hội của con người. nếu không con người chỉ sống lẻ loi cô độc, vô nghĩa như một hòn đảo lạc lõng giữa đai dương, lúc còn sống con người cần đến nhau là chuyện dễ hiểu, lúc chết đi, liệu con người có còn cần đến nhau? Tháng Các Đẳng linh hồn là dịp thuận tiện để chúng ta cùng suy nghĩ về vấn đề này.

Sỏi đá cũng cần có nhau

Những ai yêu nhạc Trịnh Công Sơn đều biết rằng nhạc ông viết nhiều về tình yêu và thân phận con người. Có người cho rằng nét trữ tình và đầy tính triết lý của ông chỉ nên trình diễn với cây giuta thùng, nếu trình bày theo một lối khác sẽ bị coi là “phá cách”, có người đặt thẳng vấn đề: “NhạcTrịnh có thể phá cách đến đâu ?”. Hãy để lời phán xét cho nhà chuyên môn.

Lắng nghe ca từ của bài hát đã được trau chuốt để hiểu được tính triết lý của tác giả là vấn đề khó, đặt mình trong bối cảnh lễ các đẳng sắp đến để lắng nghe rồi tìm ra ý nghĩa của thân phận con người lại càng khó hơn nữa.

Càng nghe nhạc Trịnh càng nhận thấy thân phận con người thật khó hiểu, giống như một vòng xoáy hình tròn ốc ; có khi đời ta là “đốm lửa”, có khi là “cát bụi tuyệt vời”, có khi được nâng lên như “hoa mới nở” như “đoá hoa tường vi”. Rồi cũng bất chợt nhận ra quanh ta luôn có “Lời thiên thu vẫy gọi” rồi cũng không hiểu tại sao …”nhiều hôm muốn đi về con phố xưa, nhiều hôm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà…” (1) Tính triết lý về thân phận con người và tình yêu thật sâu và thật khó hiểu khiến cho những ai muốn trình bày ca khúc của ông cũng phải cân nhắc cẩn thận.

Không chỉ có âm nhạc truyền tải thân phận con người mà cả cây cỏ và những vật vô tri vô giác cũng góp phần để gẫm suy về thân phận con người. Đó là sỏi đá chúng cũng mang tính triết lý sống thật độc đáo: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”

Tại sao sỏi đá lại cần đến nhau? Một lối so sánh giữa đá và sỏi không cân xứng nhưng rất độc đáo. nếu có dịp đi bộ trên bãi biển, ta sẽ thấy những tảng đá lớn nhỏ quấn lấy nhau thật lạ lùng, lúc chết đi con người càng cần nhau hơn nữa, tạo thành một thế kiềng để giữ lấy nhau. Đôi khi bên dưới những tảng đá lớn là những hòn đá nhỏ hoặc những viên sỏi nhỏ như hình ảnh gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh. Theo lẽ thường, ai cũng nghĩ rằng những hòn đá nhỏ, những viên sỏi nhỏ cần núp bóng những tảng đá lớn, cần ẩn mình bên tảng đá lớn để tồn tại, nếu không chúng sẽ bị sóng cuốn trôi đi. Nhưng cũng thật éo le, những tảng đá dù lớn đến đâu, cũng phải cần đến những hòn đá nhỏ, cần đến những viên sỏi nhỏ chèn ở dưới chân để tạo thành thế đứng tồn tại, nếu chúng không muốn bị sóng cuốn trôi ra biển. Hóa ra, để tồn tại, để được hiện hữu trên miền đất của kẻ sống, sỏi đá là những vật vô tri vô giác cũng phải cần có nhau.

Người sống & người chết cũng cần có nhau

Từ chuyện sỏi đá đến chuyện của con người “Sỏi đá cũng cần có nhau”còn con người thì sao? Lúc còn sống, con người cần có nhau để nương tựa để sinh tồn là chuyện dễ hiểu. Niềm tin Kitô giáo dạy rằng lúc chết đi con người càng cần nhau hơn. Cần có nhau lắm trong lúc không thể làm được gì. Đó là niềm tin từ bao đời nay trong Hội Thánh.

Tháng Các Đẳng gợi lên trong mỗi người cảm xúc khó tả về người đã khuất. Người còn sống dành một chỗ trong cõi lòng mình về hình ảnh của người thân đã khuất, cho dù trong quá khứ họ đã gây phiền hà và làm ta buồn, nhưng giờ đây tất cả đã trở thành những ký ức sâu đậm và đáng trân trọng. Vì thế, tháng Các Đẳng là thời gian thuận tiện để người thân hướng về những người đã khuất, họ bộc lộ niềm tin cũng như tình cảm bằng hành động rất cụ thể: xin lễ cầu nguyện, viếng nghĩa trang, viếng nhà mồ, sửa sang lại bàn thờ, thắp nén hương… có người còn dựng lều bên phần mộ của người chết để ở với người chết suốt ngày cho trọn tình vẹn nghĩa.

Tất cả những nghĩa cử đó tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa người sống và người chết. Thế giới của người sống và người chết không còn ngăn cách nữa nhưng trở nên gần gũi, được nối kết với nhau trong cõi linh thiêng. Như thế “người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười nở trên môi”. Qua chính những nghĩa cử này, hình ảnh của người thân sống lại, người còn sống nói chuyện với người đã khuất như là hai người còn sống đang nói chuyện với nhau.

Thật đúng với niềm tin bình dân của người Việt nam “sống chết có nhau”, người chết không phải là chết hẳn mà chỉ khuất bóng, người chết không cách xa với người còn sống mà vẫn hiện diện bên nhau trong yêu thương và tưởng nhớ.
Tuy hiện diện trong cõi linh thiêng, nhưng ngưởi khuất bóng rất cần sự trợ giúp của người còn sống, cần hơn cả “sỏi đá cần có nhau”vì liên quan đến sự sống đời đời của người đã khuất.

Niềm tin của Hội Thánh dạy rằng “Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn,mặc dù chắc chắn được ơn cứu độ đời đời, còn phải chịu sau khi chết, để đạt được sự thanh luyện cần thiết để vào hưởng phúc Thiêng Đàng” (2) Thời gian ‘lập công chuộc tội’ của những người đã chết không còn nữa. Do vậy, những hy sinh, hãm mình, cầu nguyện, ăn chay… của người còn sống đều có giá trị thanh tẩy và giảm bớt thời gian thanh luyện cho những người khuất cũng như các linh hồn. Mọi việc làm của người sống dành cho người chết đều có giá trị vĩnh cửu trước mặt Thiên Chúa. Nói cách dễ hiểu, những việc lành phúc đúc ta làm với ý chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục đều được Thiên Chúa tính công.

Tín điều các thánh cùng thông công càng làm cho ta xác tín rằng giữa người sống và người chết có mối liên hệ không thể thiếu được. Trong sách Gióp có nói đến trường hợp, nhờ việc ông Gióp dâng lễ vật mà con ông được thanh luyện. sách Giáo Lý của Hội Thánh dạy: “Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha”(G 1, 5), tai sao chúng ta còn nghi ngờ là những của lễ chúng ta dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người qúa cố, lại không đem đến cho họ một phần un ủi sao ? Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời? (3)

Chính vì thế, “Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố, và cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh”(2Mcb 12, 45), đặc biệt trong thánh lễ để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời (4)
Các linh hồn có người thân, đến các linh hồn không có người thân hoặc không ai biết đến, các linh hồn “chỉ còn biết nhờ vào lòng thương xót của Cha”… tất cả đều rất cần những việc hy sinh, việc lành của người còn sống. Đó là cách ta có thể giúp các linh hồn.

“Nay người mai ta’ người sống và người chết đều cần có nhau, không ai biết trước được điều gì. Đến lượt ta, sau khi nhắm mắt lìa đời, ta cũng cần đến lời cầu nguyện và những hy sinh của người cỏn sống. Nếu ta muốn người khác nhớ đến mình sau khi qua đời, thì ta hãy nhớ đến những người đã qua đời đi. Đó là quy luật.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông, có ông bà có cha mẹ”. Tháng Các Đẳng là thời gian thật thuận tiện để ta nhớ đến và bày tỏ lòng yêu mến hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, những người thân đã khuất, những người đã đi qua cuộc đời của ta, mà nay đã ly trần.

Xin đừng để thời gian trôi qua mà không sinh ích lợi cho các linh hồn
________________________________________