PDA

View Full Version : DẠY CON



hongbinh
19-11-2010, 03:34 PM
DẠY CON


Xin mời mọi người cùng suy gẫm người mẹ tốt lành, chu đáo khi dạy con. 30 lời khuyên của một người mẹ hiền dành cho con như sau:



1. Không được đặt tay lên đầu người khác, đầu để thờ ông bà cha mẹ.

2. Không được chuyển vật gì qua đầu người khác

3. Khi đưa vật gì cho người lớn tuổi hơn phải cầm hai tay.

4. Không được chống nạnh, khoanh tay trước ngực khi đứng nói chuyện.

5. Không được vô tư đụng chạm đến thân thể người khác phái.

6. Không được chỉ chỏ bằng ngón tay, phải dùng cả bàn tay.

7. Không biểu lộ tình cảm quá thân thiện với người khác phái (không phải người thân).

8. Nếu là khách, không được tự do ngồi vào bàn cho đến khi được mời vào chỗ ngồi. Chỉ ngồi vào bàn khi người lớn đã ngồi.

9. Khi chuyển thức ăn trong bàn phải dùng hai tay.

10. Đũa phải đặt trên bàn ăn, bên cạnh chén trong lúc gián đoạn, hoặc chờ dọn ra món khác. Nhớ buông đũa khi nâng ly hay khi muốn lấy cái muỗng.

11. Đang nhai thức ăn trong miệng không nên nói chuyện. Phải nuốt trước khi nói.

12. Khi nhai, không để âm thanh phát ra từ miệng quá lớn. Không nhai “chóp chép”.

13. Phải ăn hết trong chén của mình, không bỏ mứa.

14. Ăn xong, đũa phải gác trên miệng chén.

15. Không thò đũa để gắp thức ăn trong tô canh bồng bềnh nước.

16. Không khạc nhổ trước mặt người đang ăn.

17. Che miệng khi xỉa răng.

18. Ngồi với người lớn không được gác chân chữ ngũ (tạo hình tam giác).

19. Ngáp phải lấy tay che miệng lại.

20. Khi nói đừng để hơi trong miệng mình “phà” thẳng tới người đối điện.

21. Không ngồi quay lưng lại bàn thờ ông bà.

22. Trả lời người lớn tuổi hơn không được nói cụt lủn.

23. Không nói tục, chửi thề trước mặt cha mẹ và trẻ em.

24. Đến nhà ai chơi, muốn ngồi trên giường (nếu chủ nhà cho phép) thì ngồi ở cuối giường. Nếu không biết đầu, cuối thì ngồi ở giữa.

25. Đến chơi bất ngờ gặp bữa cơm, không nên nhận lời chủ nhà khi được mời ăn. Hãy ngồi đợi ở phòng khách.

26. Không được la mắng, cằn nhằn trong bữa cơm.

27. Trong bữa cơm, không được nói đến những tiếng làm người ta gớm (thí dụ như phân, ói mửa…)

28. Nếu là khách, không được vui đùa khi chủ nhà có chuyện buồn.

29. Không được đạp lên mồ mả hay bước qua mồ mả.

30. Không được nhận tiền, quà của người khác khi chưa rõ lý do và nguồn gốc.

(CG&DT số 1696, trang 40)

hongbinh
20-11-2010, 05:14 AM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI CON CÁI?


“Đã bao nhiêu lần bạn lắng nghe và chia sẻ với con?”. Không ít bậc phụ huynh đã ngỡ ngàng khi được hỏi về điều này.

Trong công việc, chúng ta luôn lắng nghe cấp trên và chia sẻ những khó khăn với cấp dưới. Trong cuộc sống, chúng ta sẵn sàng dành hàng giờ để cà phê, tán gẫu, hoặc shopping với bạn bè. Vậy tại sao chúng ta lại thờ ơ với tiếng nói dễ thương của thiên thần bé bỏng trong nhà? Giao tiếp tốt giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo thêm sự gần gũi ấm áp giữa hai thế hệ, giúp trẻ tự tin khi trao đổi với người lớn và khi trưởng thành, trẻ sẽ học được cách bảo vệ chính kiến của mình.


http://www.ubmvgiadinh.org/uploads/pictures/News/giaotiepconcai.jpg


* Dạy trẻ biết cách lắng nghe. Từ đó, trẻ sẽ hiểu rằng, nếu muốn người khác hiểu được mình, trước hết hãy biết lắng nghe người khác. Hơn nữa, khi tập trung lắng nghe câu chuyện của người đối diện, trẻ sẽ học được cách đặt mình vào hoàn cảnh của họ và biết cách cảm thông.

* Dạy trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Mỗi khi trẻ đứng trước một khó khăn, cha mẹ không chỉ đơn thuần giúp trẻ giải quyết tình huống mà còn là người hướng dẫn trẻ tìm ra phương pháp giải quyết. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ sống độc lập với suy nghĩ của mình.

* Dạy trẻ cách gọi tên người đối diện. Tên chính là âm thanh êm ái nhất của mỗi người. Khi trò chuyện với người thân, hãy thân ái chạm nhẹ vào họ, đặc biệt khi an ủi ai đó.

* Hãy sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, đây chính là ngôn ngữ không lời thể hiện sự tôn trọng. Hãy hơi khom người hoặc ngồi xuống để trẻ nhìn thấy ánh mắt bạn. Hãy dạy trẻ rằng tiếp xúc, ánh mắt chính là cách thể hiện sự tự tin, nhưng hạn chế nhìn chằm chằm vào người khác.

* Bạn có thể mở đầu câu chuyện bằng những chủ đề thông thường như chương trình truyền hình trẻ yêu thích hay những câu chuyện hiếu thảo hoặc lòng thương người trên báo chí, hoặc chuyện trường lớp, bạn bè của trẻ. Nếu bạn tập thói quen thường xuyên trao đổi với trẻ, trẻ sẽ luôn xem bạn là tri kỷ và không ngần ngại thổ lộ tâm sự.

* Hãy nhỏ nhẹ trao đổi với trẻ như một người bạn. Có thể việc làm sai trái của trẻ khiến bạn giận dữ, nhưng quát tháo, la mắng hay đánh đập trẻ chỉ dẫn đến hậu quả tiêu cực, thậm chí trẻ sẽ oán trách bạn. “Lạt mềm buộc chặt”, hãy nhỏ nhẹ chỉ cho trẻ thấy đâu là đúng, đâu là sai và đâu là hình phạt thích đáng nếu trẻ tiếp tục tái phạm.

* Hãy luôn khen ngợi trẻ. Mặc dù là những công việc nhỏ nhặt trẻ đã hoàn thành, nhưng lời khen của người lớn sẽ giúp trẻ thêm hăng hái. Đó chính là động lực giúp trẻ thích làm thêm nhiều việc và nhiệt tình giúp đỡ người khác. Không quên nói lời “cám ơn” khi bạn nhờ trẻ làm việc gì đó.

* Hãy sử dụng những từ “đệm” khi trao đổi với trẻ, ví dụ như “mẹ hiểu rồi”, “thật vậy ư?”, “con lặp lại đi, cha chưa hiểu ý con...”, “à, ra thế...”, “nếu mẹ trong hoàn cảnh của con, chắc mẹ cũng thế”, “cha mẹ luôn tự hào về con”... Những từ “đệm” này có “tính đàn hồi” rất cao, khiến trẻ hiểu rằng bạn thật sự quan tâm đến câu chuyện của trẻ.

* Việc trẻ lớn lên từng ngày không đồng nghĩa với việc bạn ngừng nói những lời yêu thương. Những câu nói “bé cưng của mẹ”, “bố mẹ yêu con”... sẽ không bao giờ là “lỗi thời” trong quan hệ cha mẹ và con cái.

Mỗi người đều có nhu cầu được yêu, được hiểu, chia sẻ và cảm thông. Con cái chính là niềm tự hào của chúng ta. Hãy luôn quan tâm và dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Hãy ngừng đọc báo, xem tivi, và tập trung vào điều trẻ muốn nói. Đó không chỉ là cách bạn thể hiện tình yêu thương đối với con mà còn là cách rèn luyện trẻ những kỹ năng giao tiếp hữu ích.

Theo Phụ nữ TP HCM / Kidsource.com

onggiachonggay_99
20-11-2010, 05:49 AM
trích GIA HUẤN CA
ngày con đã biết chơi biết chạy
đừng cho cầm gậy trèo cao
đừng cho chơi búa chơi dao
chơi vôi chơi lửa chơi ao ... có ngày
lau cho sạch không hay dầm nước
ăn cho vừa đừng ước cao lương
mùa đông tháng hạ thích thường
đừng ôm ấp quá đừng xuống sã con
dậy từ thủa hãy còn trứng nước
yêu cho ĐÒN bắt chước lấy người
trình thưa vâng dạ đứng ngồi
gái trong kim chỉ trai mài bút nghiêm
gần mực thì đen gần đèn thì rạng
phúc đức tại MẪU là lời thiên hạ
NGUYỄN TRÃI

hongbinh
22-11-2010, 08:00 PM
(http://diendan.thienantech.com/viewtopic.php?p=24786#p24786)




Dạy con không cần roi vọt


http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/trangth/thang11-2007/me-be-091107.jpg


Thương lượng, từ chối, đánh lạc hướng là ba “câu thần chú” giúp bạn dạy con ngoan mà không cần phải dùng đến những lời mắng mỏ hay đòn roi” – TS., nhà tâm lý học trẻ em Steven Biddulph (Úc) cho biết.

Thương lượng

Một ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng kỹ năng này là khi con không làm theo yêu cầu tắt TV, bạn không cần phải đánh bé hay trừng phạt mà đơn giản là hãy bế bé rời xa chiếc vô tuyến và đặt con ở góc nhà.
Đương nhiên bé sẽ la khóc vùng vẫy, thậm chí sau khi được đặt xuống đất, rất có thể bé sẽ chạy đến chỗ màn hình và lặp lại hành động tắt bật nút TV. Lúc này, bạn nên tiếp tục bế con lên và lại đặt bé đứng ở góc nhà. Nếu bé vẫn lặp lại hành động của mình, bạn hãy ôm chặt lấy bé và thầm thì vào tai: “Nếu con cứ tiếp tục tắt TV, mẹ/bố sẽ không thả con ra. Con có muốn làm việc đó nữa không?”. Lúc này, chắc chắn câu trả lời của trẻ sẽ là “không ạ!”. Kỹ năng này bạn có thể áp dụng trong rất nhiều tình huống: Khi bé nghịch đồ trong siêu thị, gẩy thức ăn trên bàn tiệc, nghịch ổ cắm điện hay những vật dụng không được phép trong gia đình. Công thức lời nói trong các tình huống này là: “Nếu con không…, bố/mẹ sẽ… “. Bí quyết của bạn khi vận dụng kỹ năng này là kiên trì, cương quyết nhưng không lớn tiếng hay đánh bé.

Từ chối

Trẻ con thường hay mè nheo và đôi khi người lớn đáp ứng yêu cầu đó chỉ vì muốn cho xong chuyện, để được yên thân và khỏi bị quấy rầy. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, bạn sẽ có một đứa con suốt ngày lèo nhèo và rồi sẽ có lúc bạn không chịu nổi, phải dùng đến biện pháp “cho một trận”. Khi trẻ mè nheo đòi một thứ gì đó, hãy nói “không” bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Nếu bé tiếp tục, bạn cũng lặp lại bằng một giọng nhẹ nhàng như thế. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu sẽ không kết thúc một cách rõ ràng và nhanh chóng. Trẻ có thể bắt đầu khóc lóc, vòi vĩnh vì có lúc nào đó trò này đã có tác dụng khi làm người lớn mủi lòng. Nếu vậy, bạn cứ để bé khóc, không dỗ dành, không quát nạt hay dọa dẫm, để trẻ một mình và đi làm việc khác, cùng lúc vẫn để mắt tới con. Một lúc không thấy yêu cầu của mình được đáp ứng, trẻ sẽ phải thôi khóc. Để thành thạo được kỹ năng này, bạn cần hết sức kiên nhẫn, làm chủ cảm xúc chứ đừng để bé dẫn dắt tình cảm của mình. Trong lúc đối phó với trẻ, bạn cố gắng thả lỏng người và luôn tâm niệm: “Bố/mẹ không lạ gì cái trò của con đâu nhé! Đừng hòng thắng được bố/mẹ!”.

Đánh lạc hướng

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói với trẻ một cách dứt khoát: có hoặc không. Sẽ có lúc bạn phải vận dụng biện pháp “đánh trống lảng” để hướng sự chú ý của trẻ đến một việc khác.

Theo Thời Trang Trẻ