PDA

View Full Version : Người VN nhân lành, Thánh Hồ Đình Hy (1808-1857)



hongbinh
20-11-2010, 05:50 PM
Người VN nhân lành, Thánh Hồ Đình Hy (1808-1857)


Ta thử tưởng tượng Thánh Luca, vị thánh sử viết truyện ‘Người Samaritanô nhơn lành’ (Lc 10, 30-37) và Matthieu, vị thánh sử viết truyện ngày phán xét (Mt 25, 31-46), cùng với hai thánh Gioan và Marcô, cả bốn vị cặp nách 4 quyển Phúc Âm trở lại trên đời nầy, đi một chuyến công tác vòng quanh thế giới.

Để làm gì ? Thưa lập báo cáo về cách người đời sống Phúc âm. Khi đi một vòng trên đất nưóc VN, Thánh Luca không thể nào quên lật lại sách PÂ của ông, chưong 10, từ câu 30 đến 37 để cả 4 ông cùng đọc lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về ‘người samaritanô nhân lành’, rồi bàn với nhau xem có người VN nào đem ra áp dụng hay không.

Chắc chắn thánh Luca và ba vị thánh Sử sẽ lưu ý tới một ông quan lớn VN là Hồ Đình Hy mà lòng yêu thương tha nhân đã được thể hiện tuyệt vời, phải nói là hơn người samaritanô xưa nhiều bậc.

Thật vậy, Hồ Đình Hy là quan lớn của triều đình, giàu sang phú quí. Được báo cáo có một cựu quân nhơn bị người ta khinh bỉ, xua đuổi, vì mắc bịnh giang mai ghê tởm (như là sida thời nay), cho nên lang thang rách rưới không còn chỗ tựa nương.- Thì quan lớn, không cần hỏi ‘nó có đạo không ?’ lập tức kêu người ta đưa anh ấy về nhà mình, bất chấp phản đối của vợ con.

Quan có nhiều tiền nhưng không giao y cho một ‘chủ quán’ nào săn sóc giùm, mà quan đem về nhà mình, cho ở một căn sau vườn, vì dầu sao quan cũng phải nể bà lớn phu nhân không chấp nhận cho y ở trong nhà. Rồi vợ con cũng không thèm ngó ngàng gì tới. Còn đầy tớ của quan không chịu phục vụ bất cứ việc gì cho y. Quan lớn đành phải vui lòng đích thân lo việc cơm cháo, thuốc thang cho người xấu số. Rồi còn ra tay lo việc tắm rửa, giặt giủ áo quần cho y. Y như làm cho Chúa (Mt 25,40).

Lòng từ bi thương người của quan lớn HĐHy đã hoán cải con người xấu số và anh ta đã xin được rữa tội theo Chúa Kitô, theo đạo của quan trước khi lìa đời.

Thưa quí vị, sau khi tìm đọc tài liệu quí nầy, tôi trầm ngâm, sung sướng, mắt lim dim trong lơ lững vài phút đẹp mơ, nghe thấy bốn thánh sử hỏi nhau ‘chúng ta sẽ viết tựa đề thế nào để lập báo cáo lên Thầy Chí Thánh về người Việt nam nầy’ ? Và Thánh Luca, tác giả truyện ‘người Samaritanô nhân lành’ đưa tay lên: « tôi lấy tựa: « Người Việt Nam sống Phúc âm tuyệt vời ».Thánh Mathieu thì góp ý: « Bậc Thầy cao vời Sống Phúc Âm ». Nghe tiếng vỗ tay rầm rô của ba thánh sử kia cùng với muôn vàn thần thánh hợp với Thầy Giêsu Chí thánh đã lay động đánh thức, kéo cẳng tôi, kêu tôi tỉnh mộng mau mau đi rủ anh chị em mình lo đăng ký làm học trò của ‘Người VN tuyệt vời’ nầy, đúng là một ‘Bậc Thầy’ tuyệt hảo của thời đại chúng ta.

Người cha nuôi nhân lành, Hồ Đình Hy

Rồi cũng quan lớn HĐHy. Đã xuất sắc đóng vai ‘người samaritanô nhân lành, cãi tiến như vừa kể, thi cũng diễn lại một cách tuyệt vời xuất sắc vai người cha trong dụ ngôn ‘Đứa con hoang đàng’ (Lc 15, 11-32) …….

Trong chuyện sống thật nầy, HĐHy đã làm gương khoan dung thứ tha cho một đứa con vô ơn bạc nghĩa. Mà nó chỉ là một đứa con nuôi, tên là Đạt, mà người ngoài nhìn vô coi như con ‘chuột sa hủ nếp’.

Sung sướng trong nhà quan một thời, đi đâu cũng vênh váo ta con nhà quan, Đạt bị nhều bạn xấu lợi dụng, rủ rê vào đường hoang dâm, trác táng.

Cho đến một ngày. Cạn túi. Rách rưới. Đói khổ. Cái thân tàn ma dại lết về gục ngã sau hè người cha nuôi. Như một nùi giẻ rách.

Van lơn năn nỉ lạy lục đầy tớ nhà quan « anh chị làm ơn, làm phước tâu quan lớn cho tôi vào quì lạy tạ tội » …

-«Dẹp mầy ra đi ! Đồ vô ơn bạc nghĩa ! Ngu hơn con bò ! »…Người nhà quan xua đuổi kẻ mà mấy năm trước họ đã tận tình phuc vụ như ‘cậu ấm’. Có lý thôi !

Đối với đạo đức truyền thống VN vô cùng trọng vọng nhân nghĩa, còn gì đáng ghét, có chi đáng khinh hơn cái thứ vô ơn bạc nghĩa làm hại thanh danh người ơn và gia đình…Vã lại, tên nầy chỉ là con nuôi. Ruột thịt gì mà phải bận tâm. Xã hội nào trách mình độc ác đối với cái thứ người như vậy.

Nhưng suy nghĩ của ông quan công giáo vượt cao nhiều bậc, trái ngược hoàn toàn lý lẽ thường tình của người đời.

Bởi vì người kitôhữu HĐHy nhận thấy nơi đứa con nuôi tội lỗi một con người mà tình ‘thương người như thể thương thân’ của đạo đức dân tộc và của giáo lý Phúc Âm dạy phải nâng đỡ cưu mang, như giúp đỡ chính Thiên Chúa. Bởi vì, trên hết và cần nhứt, có một linh hồn phải cứu vớt, có một hình ảnh Thiên Chúa bị tàn phá cần được phục hồi.

Cho nên HĐHy cho đón về cái xác tả tơi của đứa con nuôi khốn nạn.

Không hạ dê bò mở tiệc mừng, không kêu phường kèn vui ca mừng hát, mà lặng lẻ, y như người cha ruột tràn đầy yêu thương và tha thứ đúng theo Phúc Âm, người cha nuôi tức tốc lo chữa trị thằng con nuôi sa đoạ, chữa trị bịnh thân xác, chỉnh đốn tật linh hồn. Nuôi dưởng, ủi an, vun trồng lại trong óc trong tim người thống hối niềm hy vọng cãi hoá và cứu độ.

Nguồn vietcatholic