PDA

View Full Version : Thánh Philip Phan Văn Minh, linh mục (1815-1853)



hongbinh
24-11-2010, 02:51 PM
Thánh Philip Phan Văn Minh, linh mục (1815-1853)


( theo sách ‘HẠNH Cha MINH và LÁI GẨM Tử đạo là hai vị Á Thánh thứ nhứt Địa phận Nam Kỳ, in lần thứ hai,Tân định 1902) tác giả: L.m Matthêu Đức

Sau hết, xin kể mẫu chuyện nhỏ thôi trong rất nhiều chuyện rất hay về Thánh Philip Phan văn Minh, linh mục.

Đúng là ấn bản mới và cải tiến của dụ ngôn Mục tử nhân lành (Jn 10, 11)

Một hôm, quân lính vây bắt cha Lựu tại nhà ông trùm Lựu tại họ đạo Mặc Bắc ở miền Nam. Nhưng cha Lựu vừa được di chuyển đi nhiệm sở khác, cha Philip Minh thì mới đến thay cho nên chưa được biết tới. Lính liền bắt ông trùm Lựu, tra hỏi dữ tợn, và còn toan làm hổn, hành hung cả bà trùm.

Động lòng trắc ẩn, không muốn vì mình mà giáo dân phải bị hại, cha Minh tự khai tên tuổi và chức phận để nộp mình. Nhưng, thấy vị linh mục trẻ trung, mặt mày khôi ngô tuấn tú, cho nên nghi ngờ và do dự rất lâu trước khi trói cha bắt đi cùng với một số chức sắc họ đạo.

Cha đã noi gương Người mục tử Nhân lành sẳn sành thí mạng vì đoàn chiên’như Chúa đã kể trong Phúc âm. ( th’ Gioan, Jn 10,11).

Tha thứ cho kẻ làm hại mình

Tài liệu xưa cho biết vụ vây bắt Cha Lựu tại nhà ông trùm Lựu là do một Giuđa thời đại tên là Nhẫn cũng là người kitô hữu. Xấu nết, tham tàn, gian dối, y xin xõ, vay mượn khắp nơi để ăn chơi thoả thích. Bị Cha Lựu từ chối cho tiền, y tìm cách tố cáo và ăn tiền của công an để nộp cha. Nhưng chính hôm ấy, cha Minh sập bẫy. Cha Lựu về sau cũng sẽ bị bắt và tử đạo, cũng như ông trùm Lựu và cha Minh.

Nhiều giáo dân vô cùng bực tức cho nên bàn bạc lập kế trừng trị tên phản trắc. Biết được tin nầy, cha Minh vận dụng mọi cách kêu các anh em nầy vào thăm mình và làm mọi cách thuyết phục, khuyên can, nài nỉ họ lấy long quảng đại khoan dung đối với kẻ làm hại mình, đúng theo lời Chúa dạy.

Cha còn nhờ các anh em nhắn tin và giúp cho tên Nhẩn được phép vào thăm cha để cha khuyên lơn dạy dỗ. Trước lòng khoan dung đại lượng của vị mục tử nhơn lành và thánh thiện, tên Nhẩn đã vào lạy cha, tạ tội, và nhiều lần trở lại viếng thăm, nghe lời dạy dổ để hoán cải thành người lương thiện, dứt hẳn thói lưu manh ngang tàn và chấm dứt hẳn mọi cấu kết với phường gian ác.

Phải chăng một phép lạ ?

Cha Minh là một trong ít vị thông minh rất cao, khi chưa làm linh mục đã cộng tác với Đức cha Taberd ba năm liền để hoàn chỉnh cuốn ‘Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị’ (Dictionarium Anamitico-Latinum) (tiếng việt và tiếng latinh) ấn hành năm 1838. Với quyển tư vị nầy, chữ quốc ngữ của chúng ta đã hoàn chỉnh từ đó cho đến ngày nay.

Sử gia Trần Trọng Kim, trong quyển VN Sử lược, II, tr 263, nhìn nhận “Ngày nay cũng nhờ có chữ quốc ngữ ấy mà nuớc ta có một lối chữ riêng rất tiện”.

Về phía Hà nội, sử gia Nguyễn Khắc Viện thuộc Ủy ban Khoa học đã nhìn nhận (mà không bị kiểm duyệt) rằng chữ Việt ngày nay là công trình sáng tạo của người công giáo. « Avec le catholicisme fut créé le quốc ngữ »(Histoire du Vietnam, tr 96, Editions sociales. Paris 1974).

Đọc Hạnh Thánh Minh, chúng ta, con cháu, có thể tự hỏi phải chăng người xưa đã gặp một phép lạ lớn khi cải táng mồ thánh Minh ngày 6 tháng 5 năm 1870, 17 năm sau khi vị thánh tử đạo. Thật vậy, sách kể rằng khi ấy ba vi linh mục thừa sai và hai y sỉ Pháp đã nhận thấy óc của vị Thánh có tên Minh và rất thông minh được Chúa giữ cho còn nguyên vẹn.

Hài cốt được chứng nhận, niêm phong và giao cho nhà dòng Mến Thánh Giá Cái Mơng giữ gìn, cho đến năm 1900 thì đưa về chủng viện Thánh Giuse tại Sàigòn nhơn dịp Phan Văn Minh được phong Chân Phước.

Ước mong quí vị khi có dịp về Sàigòn, đến chủng viện th’Giuse xin kính viếng hài cốt thánh Minh và nhứt là bộ óc còn nguyên của vị thánh.

Kính thưa các Thánh, để kết thúc những phút thân tình hội mừng giờ nầy, con xin thưa rằng, đúng thật, quí thánh đã không ai viết để lại sách vở dạy dỗ chúng con, nhưng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã tôn quí thánh là « Những Bậc Thầy » và còn có ông tây giám mục Charles Thomas « xin được làm học trò » của quí thánh. Bây giờ, cão thơm lần giở trước đèn, chúng con hãnh diện nhận ra gương sống Phúc Âm của quí ngài thật sáng ngời rực rỡ.

Lời nói nào hùng biện hơn, sách báo nào cao siêu bằng, và tình yêu nào quí trọng hơn thí mạng vì yêu, để yêu. Xin giúp chúng con can đảm bưóc đi theo các ngài, không bao giờ lạc khỏi con đường Tin Mừng Ân Phúc, dầu chỉ một centimètre.

Chúng con cũng nguyện cầu các thánh phù hộ đất nước thân yêu không bao giờ trở lại đường xưa lối cũ của thời bách hại đạo Chúa, đường lối mà một nhà cách mạng đáng kính là cụ Phan Bội Châu (1867-1940) đã phê trong quyển ‘Việt Nam Vong Quốc Sử’ là « đáng bỉ hơn hết »… « ức chế dân quyền, coi thường dư luận…thật là dã man, chính giáo, dân quyền càng ngày càng bị tước bớt, công luận không được mở rộng » …đưa đất nước tới chỗ suy đồi và mất vào tay ngoại bang. (‘Việt Nam vong quốc Sữ’ (tr 24-28).

Khẩn cầu các thánh cầu xin Đức Mẹ LaVang của chúng ta đoái thương đến nước Việt Nam của chúng ta./.
Huỳnh Chấn Thinh