PDA

View Full Version : ĐẠI HỘI DÂN CHÚA : THẢO LUẬN SÔI NỔI NHƯNG CÓ THỂ BỎ QUÊN DIỀU QUAN TRỌNG



Nganguyen
25-11-2010, 04:15 PM
http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/11/101123dh01.jpg?w=475&h=316 (http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2010/11/101123dh01.jpg)
LTCG (23.11.2010) (http://luongtamconggiao.wordpress.com/2010/11/23/)– Sài Gòn – Buổi thảo luận nhóm đầu tiền rất sôi nổi, nhưng những ý kiến đúc kết được đưa ra vẫn chỉ là những chuyện ai cũng đã rõ.

Phiên thảo luận lúc 14:30 pm, ngày 22/11/2010 do đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Bắc Ninh chủ tọa, và đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá giáo phận Sài Gòn làm đềiu phối viên. Cuộc thảo luận đi theo chủ đề Giáo hội Chúa Kitô giữa lòng quê huơng Việt Nam, với ba gợi ý cụ thể:



Trong hiện trạng của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, anh chị thấy cần phải nhấn mạnh hơn ở điểm nào về mầu nhiệm Giáo Hội cho toàn thể Dân Chúa ?
Tài liệu làm việc định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên nền tảng Lời Chúa và các bí tích.Trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của VN hôm nay, anh chị thấy phải thực hiện định hướng canh tân ấy như thế nào?
Giáo Hội Việt Nam chia sẻ cùng một đức tin duy nhất, công giáo và tông truyền với Giáo Hội hoàn vũ nhưng cũng mong muốn diễn đạt đức tin ấy bằng ngôn ngữ và tâm tình Việt nam, anh chị có những đóng góp và đề xướng gì?
http://chuacuuthe.com/images/101123dh05.jpg
Các tham dự viên Đại hội được chia làm 16 nhóm thảo luận trong hai tiếng. Sau đó quý cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền đại diện cho liên nhóm 1-2-3-4 (I), cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, đại diện liên nhóm 5-6-7-8 (II), cha Giuse Trịnh Tín ý và cha Đa Minh Nguyễn Đức Thông, CssR, đại diện liên nhóm 9-10-11-12 (III), và cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, đại diện cho liên nhóm 13-14-15-16 (IV).

http://chuacuuthe.com/images/101123dh03.jpgỞ câu hỏi thứ nhất đa số các ý kiến đúc kết đề cập đến vấn đề tục hóa, duy vật hóa đang ăn sâu vào trong gia đình Công giáo và Giáo hội khiến tuơng quan bị vật chất hóa, đồng tiền hóa. Để chữa trị cho vấn đề này, đại diện cho liên nhóm II, cha Hùng nói: Cần phải có “tình yêu hạ mình phục vụ rửa chân cho nhau trong gia đình, trong giáo xứ” (*). Cũng đại diện cho liên nhóm I, cha Hiền kỳ “vọng ước mong cho Giáo Hội được trình bày như một gia đình nơi mọi thành phần trong Giáo Hội cảm nhận được tình yêu thương để sống tốt và chia sẻ cho mọi người.” Hai cha Ý và Thông, đại diện cho liên nhóm III, nhấn mạnh “Gia đình là hình ảnh của Giáo hội”. Không bằng lòng với ý của liên nhóm III, cha Tuấn, đại diện liên nhóm IV đặt vấn đề: “Gia đình ngày nay có khác do vấn đề đồng tính, cha mẹ độc thân mà có con, nhiều người không muốn lập gia đình… Có nên dùng gia đình như hình ảnh Giáo Hội không?” Sau đó ngài đưa ra ý kiến của liên nhóm IV là muốn chọn hình ảnh “Giáo Hội như người mẹ”. Liên nhóm III cũng khuyến cáo tình trạng xã hội Việt Nam đang là “cuờng quốc” phá thai.

Các đúc kết của buổi thảo luận hôm nay không hề nhắc đến nguời nghèo, những nguời bị bỏ rơi, bị bách hại, bị hàm oan. Trong khi đó, chính những nguời nghèo là những nguời được Thiên Chúa ban cho Chúa Yêsu để thiết lập Hội Thánh trong quyền năng Thánh Thần. Từ Giáo hội mới đến Việt Nam, cách nay gần 500 năm, cho đến họm nay, cũng chính nguời nghèo là thành phần chính trong Giáo hội, làm nên Giáo hội. Và trong tương lai nữa, số nguời đông đảo tìm đến Giáo hội cũng là những nguời nghèo chứ không phải thành phần khác trong xã hội. Riêng vấn đề phá thai thuộc về giáo huấn đức tin và luân lý của Giáo hội trong tư cách là “Mẹ và Thầy” cho thế giới, nhưng từ vài năm nay, Pháp lệnh dân số Việt Nam công khai cấm sinh con thứ ba, mà cho tới nay “Mẹ và Thầy” vẫn chưa có một tiếng nói chính thức nào bằng văn bản cho vấn đề này.
http://chuacuuthe.com/images/101123dh04.jpg
Về vấn đề canh tân đời sống tâm linh, liên nhóm I cho biết cần đào sâu đời sống đức tin, truyền giáo và cầu nguyện: “Đào sâu đời sống đức tin, truyền giáo, đời sống chiêm niệm – thinh lặng (kinh nghiệm Giáo Hội Hàn Quốc dự định năm 2020 công giáo chiếm 20% dân số). Cần huấn luyện đời sống thiêng liêng, quan trọng là lưu tâm đời sống thinh lặng từ việc huấn luyện trong Chủng viện…” Liên nhóm II nhận thấy giáo dần cần phải đào sâu Lời Chúa, cần “có các khoá học giúp giáo dân hiểu để có thể tự mình gặp Chúa qua cầu nguyện.” Liên nhóm III nhấn mạnh đến việc giúp nhau thay đổi tuơng quan với Chúa và nhất là giữa giáo sĩ với giáo dân, vì Giáo hội là nhiệm thể Chúa Kitô. Liên nhóm IV đề nghị: “Cần canh tân đời sống phụng tự: cử hành Bí tích Thánh Thể có hồn (ngôn ngữ người trẻ trong lễ giới trẻ / thiếu nhi), quan tâm việc thay đổi kinh nghiệm đời sống thiêng liêng từ trong gia đình, cần gieo vào tâm hồn các em qua tổ chức vui học giáo lý… Đề nghị có một Ủy Ban của HĐGM về Thiếu nhi.”

Các đúc kết về đời sống tâm linh, nhưng lại quên nói đến điều quan trọng làm nên đời sống tâm linh là chính Chúa Thánh Thần. Cách đây từ 20 năm, đã có nhiều vị hữu trách và chuyên môn khuyến cáo về tình trạng yếu kém về đời sống của giáo dân và giáo sĩ. Những vị đó cũng đã đưa ra những đề nghị nhằm giải quyết hiện trạng đó. Nào là phải huấn luyện cho nguời ta là con nguời truớc rồi mới là con Chúa, nào là phải lập lại đời sống kỷ luật và nêu gương, nhưng suốt 20 năm qua, tình trạng ấy không được cải thiện. Những lộn xôn trong Giáo hội của năm vừa qua là bằng chứng rõ nhất cho những nổ lực của thân phận con nguời nhân danh Chúa mà không có Chúa. Đời sống tâm linh truớc khi là một cố gắng của con nguời thì là một ân ban, một mời gọi từ Thiên Chúa.

Vấn đề cuối của buổi thảo luận về vấn đề hội nhập văn hóa. Các đúc kết nói lên rất cần việc này. Một mặc vẫn trung thành với Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, nhưng mặc khác đức tin cũng cần được diễn tả ra cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Liên nhóm II nhấn mạnh đến đạo hiếu của con nguời. Liên nhóm III lưu ý đến vấn đề ngôn ngữ bản địa trong truyền giáo.

Một cố linh mục đã chia sẻ ý nghĩ riêng của ngài về hội nhập văn hóa như sau: Đừng biến hội nhập văn hóa thành những việc hòai cổ, mà phải trở về nguồn hội nhập như thánh giáo phụ Justinô, khi bàn về “Hạt giống Lời”. Hội nhập văn hóa ở mức khởi đầu là diễn tả đức tin cho đúng văn hóa. Để nguời có đạo nói hay thực hành, anh chị em bên luơng hiểu và đón nhận, nhưng không chỉ ở đó, mà còn cần đi xa hơn trong việc nhận ra “Cựu Ước” của dân tộc Việt. Một điều rất quan trọng nữa http://chuacuuthe.com/images/101123dh02.jpgtrong hội nhập văn hóa là trên dãi đất hình chữ S, trãi qua nhiều biến cố lịch sử vui – buồn, không chỉ có nguời Việt, mà có ít nhất 55 sắc tộc khác nhau. Nên không bao giờ được lấy văn hóa Việt làm chuẩn áp đặt cho các sắc tộc khác, và nhất là không bao giờ được vỉ họ là nhóm quá thiểu số mà “thôn tính” hay quên luôn họ. Có thể họ là nhóm số xót Thiên Chúa dùng để cứu đức tin Việt Nam.

Kết thúc buổi thảo luận, Đức cha Cosma, chủ tọa buổi thảo luận đã “cám ơn các ý kiến cụ thể của các liên nhóm với những đề nghị táo bạo – có những điểm nhấn chung: LờI CHÚA, gia đình, giới trẻ, tất cả cùng tha thiết làm cho Giáo Hội sống như gia đình dân Thiên Chúa. Cùng nhau tha thiết chúng ta sẽ tạo sự hiệp thông quan trọng trong Giáo Hội.”

Thụy Minh, VRNs
(Đăng lại từ website: www.chuacuuthe.com (http://www.chuacuuthe.com))
(*) Tất cả những chữ in nghiên đều trích nguyên văn từ Nhật Ký 03 (http://daihoidanchua.net/b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-tin-t%E1%BB%A9c/20101122356/nh%E1%BA%ADt-k%C3%BD-03-%E2%80%93-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-d%C3%A2n-ch%C3%BAa-vi%E1%BB%87t-nam-2010) của website www.daihoidanchua.net (http://www.daihoidanchua.net)
Nguồn hình: www.daihoidanchua.net (http://www.daihoidanchua.net)