PDA

View Full Version : BẮT CHƯỚC NGUYÊN XI



hongbinh
26-11-2010, 01:41 PM
BẮT CHƯỚC NGUYÊN XI



Đào Cốc là người thời Ngũ đại, đến thời Tống Thái Tổ sau khi Triệu Khuông Dẫn thành lập triều Tống, thì ông ta làm “viện sĩ hàn lâm”trong hàn lâm viện. Công việc của viện sĩ hàn lâm là phác thảo văn kiện báo cáo, là một loại quan có chức mà không có quyền (có tiếng mà không có miếng), nhưng Đào Cốc cho rằng mình rất có tài hoa, bút pháp lại giỏi nên được trọng dụng, cho nên ông ta nổ lực biểu hiện để trở thành nhân vật chóp bu của hàn lâm viện, ông ta càng muốn thăng quan cho nên mời người đến nói với Tống Thái Tổ đề cử ông ta, không ngờ Tống Thái Tổ cười, nói:

- “Ta nghe nói hàn lâm viện phác thảo báo cáo, đều là sao chép lại văn chương của người trước, công việc nhiều là thay đổi một vài từ ngữ, chẳng qua chỉ là giống như tục ngữ đã nói “bắt chước nguyên“ có gì là nổi bật chứ !”

(Đông Hiên bút lục)

Suy tư:

Con người ta sống vui vẻ và hạnh phúc không phải chỉ có tiền và chức quyền, nhưng chính là dùng trí óc của mình để suy tư, phán đoán và sắp xếp cho công việc sinh hoạt của mình, và chịu hoàn toàn “trách nhiệm” về những ngôn hành của mình, thế nhưng trong cuộc sống thì lại có những người không như thế:

- Có người “bắt chước nguyên xi” bài luận án tiến sĩ của người khác rồi sửa đổi vài chữ và đề tên của mình, cộng thêm bì thư dày nữa là có bằng “tiến sĩ giấy”, lấy le với mọi người.

- Có người “bắt chước nguyên xi” tức là lấy nguyên bài hát của người khác, rồi đề tên mình là tác giả, thế là ngửa tay lấy tiền bản quyền mà không biết thẹn.

- Có người “bắt chước nguyên xi” cách đi đứng ăn nói của các tài tử diễn viên nổi tiếng, thế là họ trở thành người lập dị trong gia đình, kỳ quái ngoài xã hội…

Cuộc sống của người Ki-tô hữu thường bắt chước nguyên xi cuộc sống của Chúa Giê-su Ki-tô, tức là yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả lòng yêu mến, bởi vì bắt chước nguyên xi của Chúa Giê-su chính là con đường để được hạnh phúc và sống đời đời với Thiên Chúa trong Nước vinh quang của Ngài.

Thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nới Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3, 1).

Mà tìm kiếm những gì thuộc thượng giới không phải là “bắt chước nguyên xi” Chúa Giê-su sao ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

hongbinh
28-11-2010, 05:32 PM
TIỀN LÌ XÌ



http://img.webtretho.com/data_2007/image/WTT%20cuoi%20tuan/2008/thang%201/l%C3%AC%20x%C3%AC%202.jpg



Khi tết đến, sau khi ăn cơm tối thì thời khắc các trẻ em mong đợi đã đến, thông thường vào giờ này thì các trưởng bối (người lớn tuổi) nghiêm chỉnh trang trọng ngồi ở gian từ đường (phòng khách) để đón nhận lễ lạy tiễn năm cũ của các vãn bối (người vai vế nhỏ). Khi tiễn năm cũ, thì các trẻ em phải nói những lời may mắn chúc các trưởng bối, các trưởng bối bèn lấy bao lì xì màu đỏ đã chuẩn bị trước phát cho các trẻ em. “Bao màu đỏ” chính là “tiền lì xì”.

Tập tục tết đến phát “lì xì” bắt đầu từ đời nhà Thanh.

Điểm chú trọng của người nhà là dùng sợi dây lụa ngũ sắc xâu tiền thành hình con rồng (ngày xưa dùng đồng tiền xu có cái lỗ ở giữa) móc trên đầu giường của trẻ em, hoặc là móc trên cái mùng, theo truyền thuyết thì có thể đuổi ma tránh quỷ, trấn áp ác tà.

(Thanh gia lục)

Suy tư:

Năm mới tết đến thì ai ai cũng vui vẻ phấn khởi vì hy vọng qua năm mới mọi sự đều bình an, gia đạo yêu vui, gia đình hòa thuận, công việc làm ăn được thuận lợi. Tiền lì xì mà người Trung Quốc nói là “壓歲錢ya-sui-qian” dịch sát nghĩa là “tiền đè tuổi”, tức là tuổi năm này đè lên năm kia, nhưng thực ra là “tiền mừng tuổi”, tức mừng trẻ em mỗi năm thêm một tuổi và sẽ trưởng thành.

Năm mới trẻ em (và cả người lớn) đều thích tiền lì xì, vì đó là cái lộc của năm mới.

Thời đại của Chúa Giê-su không có tiền lì xì mỗi khi năm mới đến, nhưng khi lên mười hai tuổi thì Ngài được phép theo luật lên đền thánh Giê-ru-sa-lem để cùng với mọi người thờ lạy và ca tụng Thiên Chúa, đó là “tiền mừng tuổi” có ý nghĩa nhất của Ngài, bởi vì Ngài trở về nhà của Cha mình, và thánh Lu-ca đã nói về Ngài như sau: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài…” “Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2, 51-52).

Ước gì mỗi gia đình Ki-tô hữu khi phát tiền lì xì cho con cháu, ông bà cha mẹ và những người lớn đều nói: chúc con càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

hongbinh
28-11-2010, 08:34 PM
THẢ MỘT HÒN SỎI VÀO TRONG NƯỚC

http://www.phapvan.ca/pv/Pictures/splash-water-waves-4565.jpg

Thả một hòn sỏi vào trong nước.
Một tiếng bắn toé lên, rồi chìm nghỉm
Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn
Lan tỏa từ trọng tâm, tràn ra biển cả.

Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên,
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn,
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi.

Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.

Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên,
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi…
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì lời nói kia.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên.
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.
Bạn đã làm cho những gợn sóng được vỗ về trong êm ái
Có thể nghe thấy trên muôn trùng hải lý – từ việc thả một lời nói tốt hôm nay.

bài sưu tầm của VANQUYEN
ngonnennho.net


SUY NIỆM

Chính Kinh Thánh đã trưng rõ lời Chúa Kitô phán: "Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt điều gì là bởi ma quỉ mà ra" (Mt 5:37).

hongbinh
29-11-2010, 03:06 PM
Khuôn thước nước Vua Giêsu



http://daviddong.vn/giangdong/files/albummodule/@random4897f695f046c/1217920226_Tinh_yeu_bat_diet__Kinh_Kha_Vol.1_.jpg


Trong dân gian, những quốc gia đất nước theo thể chế vua chúa có truyền thống cha truyền con nối. Vua của đất nước quốc gia đó. Và đất nước quốc gia đó thuộc về vua.

Chúa Giêsu qủa quyết „ Tôi là vua, nhưng vương quốc tôi không thuộc về thế giới đất nước trần gian này“

Như thế có ý nghĩa gì? Phải chăng Chúa Giêsu muốn nói ngài không có liên quan gì với thế giới trần gian này?

Trong Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói đến trần gian không theo ý nghĩa nơi chốn địa lý, nhưng theo ý nghĩa một tình trạng sinh sống.

Nơi khác, Chúa Giêsu cầu nguyện cho Giáo Hội: xin đừng đem Giáo Hội ra khỏi trần gian, nhưng gìn giữ Gíao Hội khỏi mọi sự dữ ở trần gian ( Ga 17,15)

Chúa Giêsu cũng khẳng định với các Môn đệ: họ sống ở trong thế giới trần gian.

Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không phải là không có liên quan gì với thế giới trần gian. Nhưng nước của Vua Giêsu có nguyên ủy nguồn gốc khác.

Lời khẳng định của Chúa Giêsu:“ Tôi là vua, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này“, không có ý chống lại những vương quốc đất nước trần gian. Ngài cũng không có ý kêu gọi chỉ còn biết tuân phục một mình Thiên Chúa thôi. Nhưng nhấn mạnh đến mức bậc thang ý nghĩa tinh thần đạo giáo.

Là Kitô hữu, môn đệ Chúa Kitô, vừa là công dân sinh sống trong xã hội đất nước ở trần gian, vừa là công dân đạo giáo trong nước trời của Vua Giêsu, cần có sự phân biệt cân nhắc về gía trị trong cung cách nếp sống.

- Người có quyền thế trong nước trần gian nắm vững những người dưới quyền mình, người sinh sống trong quốc gia đất nước.

Trong nước của Vua Giêsu, người có quyền cao chức trọng, không như thế. Trái lại, họ phải kiểm soát chế ngự làm chủ chính mình.

-Trong thế giới trần gian được kể là vua, là người có quyền thế, vì họ tập họp thu tập được nhiều người. Vương quốc đất nước càng to lớn, càng có nhiều người, sức mạnh quyền uy càng nổi bật có thế gía.

Trong đức tin đạo gíao, được kể là vua, là người trên, chính là người phục vụ người khác. Sự phục vụ không tùy thuộc vào số lượng nhiều hay ít, nhưng tùy thuộc vào bản chất nội dung sự hy sinh dấn thân.

- Trong thế giới buôn bán thương mại, được kể là vua, người nào có cung cách tiêu thụ được nhiều hàng hóa sản phẩm trong mọi lãnh vực như âm nhạc, giải trí, sách báo, quảng cáo…

Trong thế giới của Vua Giêsu thì trái lại, mỗi người có một gía trị riêng. Mỗi người là một bản chính hình ảnh do Thiên Chúa tạo dựng nên có một không hai, cùng không thể đem ra buôn bán được như một món hàng một sản phẩm. Mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương.

- Trong thế giới quyền lực, người quan trọng thành công, là người thu thập kiếm được đa số tiếng nói (lá phiếu bầu cử) ủng hộ cho mình.

Trái lại, trong thế giới của Vua Giêsu, người làm lớn, người trên, là người dấn thân làm sao cho tiếng nói tâm tư của riêng mình và của người khác góp phần vào sự ca ngợi Thiên Chúa.

Nước của Vua Giêsu Giêsu không thuộc về trần gian này, không phải vì trần gian chỉ toàn xấu xa sự dữ. Nhưng thước đo về gía trị đời sống trong nước Vua Giêsu là khuôn thước giúp cho đời sống làm người ở trần gian trở nên tốt lành hữu ích, hầu tránh giảm bớt sự xấu, sự dữ trong đời sống.

Sự hy sinh dấn thân chịu chết trên Thánh gía của Vua Giêsu, mà chúng ta trông nhìn thấy ở thánh đường cũng như ở nhà riêng mình, là hình ảnh thứơc đo của nước Vua tình yêu.

Nước tình yêu của vua Giêsu hằng chiếu tỏa khắp nơi, ngay cả trong nhà tù, nơi đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận xưa kia bị giam cầm trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.

Đức cố Hồng Y tâm sự. „ Sợi dây và cây Thánh Gía này (ngài làm bện trong nhà tù)tôi luôn đeo mỗi ngày, không phải bởi vì chúng là kỷ niệm của thời gian ở tù, nhưng vì chúng giúp tôi thấy xác tín sâu xa lời luôn nhắn nhủ tôi: chỉ có tình yêu Chúa Kitô mới có thể thay đổi con tim, chứ không phải khí giới, các lời đe dọa và các phương tiện truyền thông.

Chính tình yêu chuẩn bị con đường cho việc loan báo tin mừng.

Omnia vincit amor, tình yêu thắng mọi sự!”


http://images.timnhanh.com/blog/200907/21/13817871248170761.jpg

LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long

hongbinh
30-11-2010, 10:00 AM
SAI LẦM LẠI SAI LẦM




http://vodangchinhtong.vn/web/images/tintuc/201009092223321274434678-nui-vo-dang-15.jpg


Tống Thái Tổ trước khi chết thì theo quy chế của mẫu thân để lại (hoàng đế chết thì em trai kế vị, em trai chết thì lại truyền ngôi cho con trai của hoàng đế, cứ thế mà xoay vòng truyền xuống), đem ngôi đế truyền lại cho em trai thứ hai là Triệu Quang Nghĩa, chính là Tống Thái Tông.

Thái Tông sau khí lên ngôi thì theo di chúc phải đem ngôi đế truyền cho con trai của Thái Tổ, nhưng hai con trai của Thái Tổ đều đã chết, do đó mà Thái Tông phải đem ngôi đế truyền lại cho em trai là Triệu Đình Mỹ, không ngờ có người mật cáo là Đình Mỹ tạo phản, Tống Thái Tông muốn mượn cơ hội này để truyền ngôi lại cho con trai mình, bèn hỏi ý kiến của thừa tướng là Triệu Phổ, Triệu Phổ nói:

- “Thái Tổ vốn dĩ muốn truyền ngôi lại cho Đình Mỹ thì đã sai lầm, bệ hạ có thể không thể lại sai lầm”.

Dó đó Tống Thái Tông bèn yên tâm đem ngôi báu truyền lại cho con trai mình.

(Tống sứ, Ngụy vương Đình Mỹ truyện)

Suy tư:

Trong cuộc sống không ai trong chúng ta là không có một lần sai lầm, sai lầm chính là cơ hội để cho chúng ta rút ra một kinh nghiệm nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra sai lầm của mình, bằng không thì sẽ từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và cuối cùng thì sẽ bị chết trong sai lầm.

Chúa Giê-su Ki-tô biết rất rõ những sai lầm của con người đều do sự yếu đuối bởi tính xác thịt mỏng dòn, cho nên Ngài sẵn sàng tha thứ và ban ơn cho chúng ta –người Ki-tô hữu- khi chúng ta thật lòng bày tỏ sự sám hối những tội lỗi do mình gây ra.

Sai lầm của anh em chị em hôm nay là sai lầm của chúng ta ngày mai, nhìn sai lầm của họ hôm này để tránh sai lầm cho mình trong ngày mai, đó chính là người khôn ngoan vậy.

Chúa Giê-su Ki-tô đã nói: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho những kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã” (Lc 17, 1).

Sai lầm và cớ vấp ngã thì nhất định phải có, nhưng biết sửa chữa sai lầm và đứng lên khi vấp ngã thì là hạnh phúc và can đảm vậy.



http://www.vietcatholic.net/nhantai