hongbinh
28-11-2010, 08:58 PM
MẸ MARIA ĐƠN SƠ THÀNH THỰC
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSg2X_15Or-A9FPWou9ij9VEJY98HO8ZIdpgRIPC_Yw2aH2CCMfQw
Anh chị em rất thân mến trong Chúa Kitô và Mẹ Maria,
Chắc anh chị em còn nhớ: Khi bắt đầu giảng đạo công khai, Chúa Kitô đã chọn 12 Tông đồ làm Chiến Sĩ Truyền Giáo, rồi sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, nhưng trước khi đi, Ngài đã phán dạy các ông nhiều điều, trong đó có một điều tôi muốn dùng để làm đề tài cho bài giảng hôm nay, đó là câu:
"Thầy sai các con đi như chiên vào giữa đàn sói. Các con hãy khôn ngoan như con Rắn, và hãy đơn sơ như chim Bồ Câu" (Mt 10:16).
Như anh chị em đã biết, Chúa Kitô khôn ngoan và thông sáng vô cùng, Ngài đã dùng thí dụ rất cụ thể và chính xác. Con Rắn là loài khôn ngoan quỉ quyệt, vì đã bị Satan nhập vào Rắn, dùng Rắn để cám dỗ hai nguyên tổ lỗi luật Thiên Chúa. Ngày nay, Rắn còn bị ảnh hưởng cái tinh khôn ma quái của quỉ dữ nên thường ẩn núp dưới lá cây, bụi cỏ, để rình mò ai qua lại không để ý là đớp luôn một phát. Vì thế, người ta ai cũng đều ghét Rắn. Hễ trông thấy Rắn, bất cứ là loại nào, dù Rắn già Rắn trẻ, hay Rắn hiền Rắn dữ, là tìm gậy phang cho Rắn choẹt đầu ngay.
Còn chim Bồ Câu. Chúa dạy phải đơn sơ như Bồ Câu, nghĩa là phải bắt chước chim Câu mà ăn ở đơn sơ thành thực.
Chim Bồ Câu là loài chim được cả Thiên Chúa lẫn loài người ưa thích. Vì nó tượng trưng cho sự đơn sơ, thành thực và trong trắng.
Khi Chúa Kitô lãnh phép Rửa tại sông Jordanô, Chúa Thánh Thần đã lấy hình Chim Câu hiện xuống trên đầu Ngài (Lc 3:22).
Luật Maisen bắt dân Do thái khi dâng con trong Đền thánh để làm lễ thanh tẩy, phải dâng của lễ là đôi chim gáy hay một chim Bồ Câu non (Lc 2:24).
Thời lụt Đại Hồng thủy, ông Noe đã thả chim Câu để xem thời tiết (Gen 8:8).
Trong Diễm tình ca đã ca ngợi đôi mắt người yêu đẹp như mắt Bồ Câu (Cant 4:1; 5:12).
Tục ngữ Pháp có một câu rất hay: "Ce qui est simple est beau" có nghĩa là Cái gì đơn sơ thì đẹp, hoặc là: Càng đơn sơ càng đẹp.
Sống giữa kỷ nguyên văn minh tiến bộ này, người ta càng yêu thích đơn sơ. Các kiến trúc sư cũng như các họa sư đua nhau phác họa những kiểu nhà, những cao ốc hoặc dinh thự với những nét đơn sơ mà đẹp, chứ không chạm trổ cầu kỳ như ngày xưa nữa.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài là Đấng Đơn Thuần và Tự Hữu, nên Ngài rất ưa thích tâm hồn đơn sơ chân thật. Vì thế các nhà tu đức thường nói: Ai càng gần Chúa thì càng đơn sơ.
Chỉ có các Thánh là những người gần kề Thiên Chúa, cho nên tâm hồn các ngài rất đơn sơ thành thực, không cầu kỳ, ngóc ngách hoặc mưu mô, mánh khóe hay xảo quyệt như những kẻ phàm tục.
Nhưng trong số thánh nhân, ai là người đơn sơ thành thực nhất, đáng Thiên Chúa yêu thương quí trọng nhất? Thưa chính là Đức Mẹ Maria.
ĐỨC ĐƠN SƠ CỦA MẸ MARIA
Kính thưa toàn thể anh chị em,
Trong kinh cầu Đức Bà, Giáo Hội ca tụng Đức Mẹ là gương mẫu các nhân đức. Nhưng trong các nhân đức của Mẹ, có một nhân đức tạo cho toàn thể bản thân của Mẹ một vẻ quyến rũ đặc biệt, làm cho ai đến gần hoặc tiếp xúc cũng phải ưa thích, đó là đức Đơn Sơ Thành Thực.
Nhân đức Đơn Sơ đặc biệt là khuynh hướng của một linh hồn chỉ lấy Thiên Chúa làm đích, và đi thẳng tới đích ấy. Nó loại trừ việc theo đuổi một mục đích thứ hai là cái tôi ích kỷ, tuy không nói ra, nhưng có thật như vậy, và cũng loại trừ mọi hậu ý dù là vô ý thức về những lợi lộc bản thân như lời lãi vật chất, tham vọng, hư danh, tự mãn tự đắc, v.v...
Anh chị em rất thân mến,
Làm sao chúng ta diễn tả nổi nhân đức đơn sơ đặc biệt của Mẹ? Chúng ta chỉ đọc qua Phúc Âm, đã ghi lại những cử chỉ cũng như những hành động của Mẹ, thì sẽ thấy Mẹ đơn sơ thành thực như thế nào.
Khi Sứ Thần Gabriel đến kính chào Mẹ và báo tin Mẹ sẽ chịu thai Ngôi Hai Nhập Thể, tức là sẽ làm Mẹ Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, Mẹ đã trả lời một câu rất đơn sơ: "Này tôi là Nữ tì của Chúa, tôi xin vâng" (Lc 1:38).
Không phải là Mẹ không biết sự cao trọng lạ lùng của chức làm Mẹ Thiên Chúa, hay những đau khổ triền miên bởi việc cộng tác với Con để cứu chuộc nhân loại, nhưng Mẹ đã trả lời một tiếng rất đơn giản là FIAT, XIN VÂNG, XIN TUÂN PHỤC thánh ý Chúa.
Đối với Mẹ Maria, chỉ có Thiên Chúa mới là điều quan trọng, chứ không phải là sự cao sang của Mẹ, hay những đau khổ bản thân của Mẹ mới đáng kể đâu. Và hình như Mẹ cũng không ngạc nhiên hoặc thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã chọn mình mà không chọn người khác. Theo quan niệm của Mẹ, khi Thiên Chúa phán dạy thì không còn phải là lúc đặt những câu hỏi nữa. Vả lại, mấy ngày sau đó, Mẹ đã giải thích cho bà chị họ cái lý do khiến Thiên Chúa đã chọn mình là: Chúa ban phát ân huệ cho những kẻ tự biết mình là hư vô. Vì thế Mẹ Maria không khó chịu hoặc phản ứng lại những lời ca tụng của bà chị họ Elizabeth, mà trái lại Mẹ đã đón nhận một cách đơn sơ thành thực. Chúng ta có thể nói rằng: Mẹ đã bằng lòng khi người ta đặt sự việc vào đúng chỗ. Bà chị họ nói: "Em rất có phúc vì đã tin" (Lc 1:42) và Mẹ Maria đã đáp lại: "Này đây muôn đời sẽ khen em là người có phúc. Vì Chúa đã nhìn đến phận hèn của nữ tì Ngài và đã làm cho em những sự trọng đại..." (Lc 1:48-49).
Cũng một thái độ đơn sơ ấy, Mẹ Maria chỉ tìm kiếm Thiên Chúa và quên mình đi trong những biến cố khác của đời Mẹ. Như ở Nazareth trước những thắc mắc áy náy của Thánh Giuse khi thấy Mẹ có bầu, ở thành Bethlem khi Mẹ và Thánh Cả không tìm được nhà trọ, trong đền thờ Giêrusalem khi Mẹ bị lạc mất Con, bên Ai Cập khi Thánh Gia được lệnh cấp tốc di cư sang đó; rồi trong suốt cuộc đời ẩn dật ròng rã 30 năm và cuộc đời công khai trong 3 năm của Con yêu dấu Mẹ, tiếp đến là tại nhà Tiệc Ly, trong vườn Cây Dầu và trên núi Sọ vào những ngày cuối đời của Con Mẹ.
Chính cái nhìn bền vững và đơn sơ vào Thiên Chúa, và vào tất cả những gì có liên hệ tới Thiên Chúa, đã làm nên một trong những nguyên nhân chính yếu cho sự hoàn hảo của các nhân đức Đức Mẹ.
Mẹ luôn luôn nhìn vào Thiên Chúa và nhìn Ngài như Ngài là Tình yêu vô biên, vì thế đức Tin của Mẹ không lay chuyển, đức Cậy của Mẹ vững mạnh và kiên trì, đức Mến của Mẹ đối với Chúa rất là tinh tuyền và sung mãn, đức Ái đối với tha nhân của Mẹ thật khiêm tốn vồn vã và chỉ qui hướng về Chúa, đức Khôn Ngoan của Mẹ không hề bị lạc hướng, chỉ bám chặt vào Chúa. Mẹ đã khấn giữ đức Trinh khiết như Thiên thần và vì Mẹ thâm tín rằng Thiên Chúa là tất cả, còn mình là không, cho nên tự nhiên Mẹ hạ mình khiêm nhượng hơn hết mọi tạo vật.
Anh chị em thân mến,
Đức Đơn Sơ của Đức Mẹ đã làm cho Mẹ nên xinh đẹp lạ lùng biết là dường nào! Nó đã làm cho Mẹ trở nên cao cả, một sự cao cả vượt xa những Thiên Thần cao sang nhất, một sự cao cả tuyệt vời mà chính Mẹ cũng không thể hiểu nổi, vì thế Mẹ chỉ nhìn vào Thiên Chúa, và càng gần Chúa Mẹ càng đơn sơ, Mẹ không hề liếc nhìn, dù chỉ cách thầm lén, vào sự cao cả này để tự thỏa mãn trong giây lát.
Và Đức Maria cần có sự đơn sơ như thế, trong sự cao cả tuyệt vời như vậy, để xứng đáng Thiên Chúa đặc tuyển làm Mẹ Thiên Chúa.
Như anh chị em đã biết, ngày xưa tên Luxifer, Tổng Thần Sáng láng, đã nhìn ngắm mình, đã say sưa về sự trọn hảo của mình, và đã thốt lên một tiếng kêu phản loạn: "Ta sẽ không làm tôi ai cả!"
Rồi đến Ađam Nguyên tổ, đã nhìn vào mình, đã say mê sự hoàn hảo con rắn hứa cho và đã bất tuân lệnh Thiên Chúa.
Về phần Đức Maria, Mẹ không bao giờ tự nhìn mình, ngắm về chính mình, mà chỉ nhìn mình đối với Thiên Chúa, nên Mẹ mãi mãi là người yêu mến nhất và phục tùng nhất, hoàn hảo nhất và khiêm nhượng nhất trong các thụ tạo.
Anh chị em nên nhớ rằng: Đức Đơn Sơ đã làm cho Đức Mẹ Maria trở nên xinh đẹp và rất đáng yêu đối với Thiên Chúa, thì cũng làm cho chúng ta dễ tiếp xúc với Mẹ. Dù đã được nâng lên bậc cao trọng như thế, Đức Trinh Nữ Maria vẫn gần gũi với chúng ta trong đức Đơn Sơ của Mẹ. Mẹ không hề ỷ thế quyền cao chức trọng, Mẹ cũng chẳng bao giờ có ý nghĩ đứng trên cao nhìn xuống chúng ta. Mẹ biết rất rõ Mẹ trổi vượt hơn chúng ta là đặc ân Mẹ nhận lãnh từ Thiên Chúa, nên chúng ta có thể tới gần Mẹ mà không chút e ngại.
Ngày xưa, khi Sứ thần Raphael đến nói cho ông Tôbia và con trai ông rằng: "Tôi là một trong 7 vị thần hằng ở trước mặt Thiên Chúa", tức thì hai cha con ông không còn làm chủ được mình nữa, họ run sợ quá, phục sấp mặt xuống đất. (Tob 12:15-16:22).
Nếu Đức Mẹ Maria tỏ mình ra cho chúng ta như đã tỏ cho các em bé chăn chiên ở Lộ Đức, ở Fatima, v.v... chắc chắn chúng ta không cảm thấy lo sợ, mà trái lại rất mừng vui hớn hở! Chắc chắn Mẹ Maria sẽ không nói với chúng ta: "Ta đây là Đấng hằng ngự bên hữu Thiên Chúa", nhưng Mẹ sẽ tỏ cho chúng ta biết: "Đây là Mẹ của con", và để làm ta an tâm, không sợ sệt, không có mặc cảm về số phận hèn kém của mình, chắc chắn Mẹ Maria sẽ làm cho chúng ta nhớ rằng Mẹ cũng là hư vô như chúng ta. Mẹ đến với chúng ta để dẫn dắt chúng ta tới Thiên Chúa, Đấng tốt lành thánh thiện vô cùng, Đấng đầy nhân ái đối với những kẻ hèn mọn và khiêm hạ. Nói tóm lại, Mẹ Maria luôn luôn tỏ cho chúng ta biết Người là Mẹ, một người Mẹ rất đơn sơ thành thực.
THÀNH THỰC LÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐƠN SƠ
Như anh chị em đã biết: Người đơn sơ bao giờ cũng thật thà chất phác. Tâm hồn họ rất thành thực, không quanh co, gian dối hoặc giả tạo. Chúng ta hãy nhìn vào các em bé, các em rất đơn sơ và rất thật thà, có sao nói vậy, các em không lừa dối ai.
Có một gia đình Công giáo Việt Nam mới được hai đứa con, một gái 5 tuổi và một trai 4 tuổi. Hai em còn trẻ thơ non dại, chưa biết gì, thế mà cha mẹ đã bỏ nhau vì tính tình không hợp. Người vợ đã dắt cả hai đứa con về bên ngoại chung sống với bố mẹ, tại một tiểu bang miền nắng ấm, để lại anh chồng cô đơn tại miền Bắc lạnh lẽo.
Một hôm, tôi đến thăm anh chồng xấu số đó và anh đã nhờ tôi chuyển lời đến bà vợ trẻ để xin lỗi và xin tái hợp, để chung sống với nhau quên hết mọi lỗi lầm khuyết điểm đã qua.
Tôi đã nhận lời và bay sang vùng nắng ấm vào một mùa Thu. Tôi đã gọi điện thoại cho chị ta, hẹn sẽ đến thăm gia đình chị.
Khi tôi tới nơi, ấn chuông cửa, thì một em bé gái 5 tuổi, con chị ta ra mở cửa và nói ngay với tôi rằng:
- Má con đi vắng! Ngoại cũng không có ở nhà.
Tôi đứng trước cửa, một tay vuốt tóc em bé, miệng tỉ tê hỏi em:
- Con phải nói thật với cha, đừng nói dối, Chúa rất ghét các em bé nói dối. Má con đi vắng thật, hay đang may trong nhà?
Em bé mở to cặp mắt bồ câu, với hai má lúm đồng tiền, trông xinh như một Thiên Thần, đã mở miệng cười với tôi và trả lời ngay:
- Má con đang may quần áo trong buồng, dặn con, khi cha đến thì nói rằng: Má con không có ở nhà.
- Còn bà ngoại con đi đâu?
- Dạ, ngoại con đang ngủ.
Anh chị em đã thấy rõ chưa: Cha mẹ đã dạy cho con cái nói dối! Nhưng bản tính của các em là đơn sơ thật thà. Các em đâu chịu làm ngược lại bản tính thiên phú đó. Vì "Nhân chi sơ tính bản thiện" mà.
Chính Kinh Thánh đã trưng rõ lời Chúa Kitô phán: "Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt điều gì là bởi ma quỉ mà ra" (Mt 5:37).
Ngày nay chúng ta nói dối cũng tại phần lớn do cha mẹ, anh chị của chúng ta đã tập cho chúng ta từ hồi còn bé, như tích em nhỏ trên đây. Cho nên tật gian dối, quanh quéo đã lan tràn khắp nơi: Gian dối trong lời nói: có thì nói không, không thì nói có. Gian dối trong hành động: giấu đút, gian lận, xảo trá.
Anh chị em nên nhớ kỹ: Nói dối cũng là một tội thuộc giới răn thứ 8: Cấm làm chứng dối đấy.
Thiên Chúa và Mẹ Maria là Đấng đơn sơ thành thực. Vì thế, Chúa và Mẹ thường yêu thích những người đơn sơ thật thà chất phát. Quanh co, dối trá là do ma quỉ mà ra.
Muốn cho Chúa và Mẹ thương đặc biệt, muốn làm con riêng của Mẹ, chúng ta hãy bỏ tính dối trá, quanh quéo, lừa đảo.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Một lời nói dối, sám hối bảy ngày."
Có nghĩa là sau khi đã nói dối, lừa đảo, dù chỉ một lần mà thôi, thì lương tâm sẽ bị cắn rứt, và hối hận mãi mãi!
Chẳng những Chúa và Mẹ ghét kẻ quanh co dối trá, mà nhân loại cũng chẳng ai ưa kẻ dối trá hay lừa đảo. Hết mọi người đều yêu thích con trẻ, vì con trẻ luôn đơn sơ, thật thà, chất phác.
Xin anh chị em nhớ lại câu chuyện Chó Dại đã kể trong sách Quốc văn Giáo khoa, lớp sơ đẳng, thời kỳ Vua Bảo Đại còn làm Vua nước Việt Nam. Truyện kể rằng:
Có một thanh niên thích chọc bà con lối xóm bằng cách nói dối, đánh lừa, để thiên hạ tin là thật, và anh chàng tỏ ra khoái chí.
Một hôm, anh từ ngoài đồng ruộng chạy về làng cách hối hả, với nét mặt sợ sệt, cuống quít, miệng kêu to: "Chó Dại! Bà con ơi, Chó Dại!"
Dân làng nghe tin Chó Dại về thôn xóm, thì ai nấy đều cuống quít, lo sợ, vì nếu ai bị Chó Dại cắn, chắc chắn người đó sẽ tịch sớm! Cho nên đàn ông và thanh niên gậy gộc sẵn sàng túa ra đường để diệt con chó điên, chó dại đó.
Ối giời đất ơi! khi mọi người đã túa ra đầy đường mà chẳng thấy Chó Dại đâu, mới ngẩn tò te, biết mình đã bị lừa!
Anh chàng đánh lừa đã hí hửng cười thầm trong bụng, nhưng đã trốn thoát mất dạng, vì sợ lỡ ra gặp bà con trong làng nổi sùng lên, phang cho mấy gậy vì đã bị lừa, thì mạt kiếp!
Sau một thời gian, anh chàng đó đang lang thang ngoài đường thì gặp Chó Dại thật, thứ cho điên, chó dại chính hiệu 100 phần trăm, nó đang đuổi anh bén gót. Anh chàng vừa chạy vừa la cầu cứu:
- Bớ bà con ơi, cứu tôi với! Chó Dại! Chó Dại!
Nhưng dù anh có la hét thất thanh, cũng chẳng có ma nào ra cứu giúp. Vì họ đã bị lừa lần trước rồi. Thế là anh chàng dối trá lừa đảo trở thành mồi ngon cho Chó Dại.
Thật là đáng đời bà con cô bác nhỉ. Tôi xin nhắc lại với anh chị em: Chúa rất đơn thuần, Mẹ Maria rất đơn sơ thành thực. Chúng ta muốn làm con Đức Mẹ, hãy tập sống đơn sơ, thật thà, hãy bỏ thói xấu nói dối, đánh lừa, hoặc quanh co, xảo trá.
Sau đây, tôi xin kể cho anh chị em nghe một câu chuyện thật hay ho lý thú.
THẦY DÒNG XIẾC THUẬT CỦA ĐỨC MẸ
Tu viện An Sơn tọa lạc trên một khu đồi thanh vắng, xa thế gian. Thỉnh thoảng có người tìm về đây lấy lại bình an và hoan lạc cho tâm hồn.
Một chiều mùa Hạ, có một chàng thanh niên khoẻ mạnh, nhỏ con, tên là Phác, đã tìm về Tu viện An Sơn để thoát ly thế tục, dâng hiến cuộc đời thanh xuân trong Tu viện lặng lẽ này.
Chàng bấm chuông cổng. Một thầy Dòng già lão bước ra. Phác kính cẩn chào, chàng nhận thấy trên diện mạo thầy già một vẻ khả ái, tượng trưng một tâm hồn bình an và vui sướng. Phác thèm khát cái bình an đó lắm. Thầy Dòng già vui vẻ tiếp Phác rất niềm nở. Sau khi biết rõ mục đích Phác đến đây, thầy ôn tồn nhắc cho chàng cứ vững tâm trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ, thế nào cũng được như lòng mong ước. Rồi thầy Dòng già dẫn Phác đến gặp Cha Bề Trên tại phòng khách.
Sau một giờ trình bày và tâm sự với Cha Bề Trên, chàng bước ra với vẻ mặt sung sướng. Phác sung sướng là phải, vì Cha Bề Trên đã nhận chàng vào tu với một đặc ân hiếm có, ít người được. Trong giây phút sung sướng đó, Phác hồi tưởng lại dĩ vãng mà đâm run sợ.
Số là, Phác vốn là một tay xiếc thuật có biệt tài, khắp cả vùng Kha Linh đều biết tiếng. Mỗi lần chàng biểu diễn ở đâu là người ta tuốn đến xem rất đông. Người ta hoan hô chàng như một ông Vua Hề đến làm cho người ta được vui vẻ thoải mái. Nhưng một hôm chàng xuýt chết vì một môn quyền Nhật hiểm nghèo. Lúc đó Phác lại đang mang tội trọng. Hồi tỉnh lại, chàng sợ rủn người: chỉ chậm một giây lát, là chàng đã sa hỏa ngục rồi. Nhận đó là ơn Đức Mẹ ban, chàng quyết định bỏ nghề làm xiếc, vào tu trong Dòng của Đức Mẹ.
Phiền một nỗi là chàng không hề biết đọc biết viết, hoặc ca hát Thánh Vịnh hay cầu nguyện. Suốt đời chàng chỉ nhảy múa, leo trèo, uốn éo, leo giây, v.v... để làm vui quần chúng, thì còn giờ đâu mà học hành nữa. Bởi thế, lúc đầu Cha Bề Trên đã từ chối không nhận chàng, nhưng kêu nài mãi, ngài mới chấp nhận.
Phác bắt đầu vào tu. Và qua bốn năm tháng trời rồi mà chưa tập được việc gì có ích cho nhà Dòng cả: Thầy Phác đã tập đủ nghề, mà nghề nào cũng bất lực: làm vườn thì xới chết cả rau. Làm thợ mộc thì đứt cưa, vá giày thì gãy kim, làm bếp cơm lại sống! Đã thế, mỗi lần lên nhà nguyện để nguyện giờ Kinh Phụng Vụ thì thầy Dòng Phác lại ngốc nghếch lạ lùng: cứ đứng chong chong như trời trồng lúc các thầy quì, nhổm dậy khi cả nhà ngồi xuống, lúc các thầy bỏ mào đầu thì trùm vào, thật đến chia trí!
Thầy Phác cảm thấy tủi thân vì sự vụng về của mình, mà không biết tỏ nỗi lòng với ai. Một hôm, lúc cả nhà lên nhà nguyện đọc Kinh Nhật Tụng, thì thầy Phác lần mò xuống nhà nguyện hầm, nơi có bàn thờ tôn kính Đức Mẹ và có một tượng Mẹ rất đẹp đặt ở giữa. Thầy Phác chạy đến, sấp mình trước tượng Đức Mẹ Trinh Thai mà tỏ bày tâm sự rằng: "Lạy Mẹ, các thầy hát kinh thờ phượng Chúa. Phần con, con sẽ nhảy múa để phụng sự Ngài. Còn phần Mẹ, Mẹ ơi! Con sẽ làm cái con biết làm, để yêu mến Mẹ."
Nói xong, thầy Phác bỏ áo Dòng, mặc bộ quần áo lót, cúi chào tượng Đức Mẹ rất sâu, rồi dùng hết sức biểu diễn những ngón xiếc thuật tài tình như đi bằng 2 tay, bằng đầu, cuộn mình tròn như con ốc, bẻ gấp lưng như con tôm, rồi lại mềm người nhảy mạnh lên, trông thật khéo léo. Sau một lúc, thầy ngừng lại, kính cẩn chào Mẹ và nói to: "Thôi, con chào Mẹ, con đi ngủ đây, con mệt lắm rồi! Ngày nào con cũng sẽ đến dâng Mẹ những việc này Mẹ ạ, vì con chỉ biết có thế thôi."
Để giữ lời hứa với Mẹ, ngày nào thầy Phác cũng trốn giờ kinh nguyện, xuống nhà nguyện hầm để làm xiếc dâng kính Mẹ. Có nhiều lần thầy mệt lử, nhưng tâm hồn rất khoan khoái, một niềm an ủi và hoan lạc tràn ngập tâm hồn thầy. Cả nhà Dòng chưa ai biết chuyện đó.
Nhưng một hôm, một thầy Dòng trẻ có nhiệm vụ coi nhà các giờ kinh lễ, đi qua nhà nguyện hầm, bỗng nghe tiếng ình ịch liên tiếp bên trong, nhòm qua cửa sổ, thầy coi nhà ngạc nhiên thấy thầy Phác đang biểu diễn xiếc thuật trước tượng Đức Mẹ. Sợ hãi quá, thầy coi nhà đi trình Cha Bề Trên. Mời Cha Bề Trên đến tận nơi quan sát. Cha Bề Trên và thầy coi nhà đã trông thấy thầy Phác múa nhảy trước bàn thờ hầm, nơi đặt tượng Đức Mẹ Trinh Thai, giống hệt như là múa nhảy, làm xiếc nơi công cộng, mồ hôi thầy nhễ nhãi.
Bỗng nhiên, thầy Phác chồm lên một cách lạ, rồi rơi xuống, nằm bất tỉnh trên cấp bàn thờ. Và lạ lùng biết bao: tượng Đức Mẹ lay chuyển, mỉm cười, rồi âu yếm ghé xuống trên thầy Phác, lấy vạt áo lau mồ hôi cho thầy. Trước cảnh đẹp và linh thiêng đó, Cha Bề Trên rón rén trở về phòng, lòng tràn đầy niềm vui thánh thiện, rồi sai các thầy đem thầy Phác về phòng Y tế.
Sau hồi chuông báo hiệu, các Tu sĩ lục tục kéo vào nhà Hội dự phiên họp bất thường. Trong bầu không khí trang trọng và linh thiêng, trước mặt cả nhà Dòng An Sơn, Cha Bề Trên đã báo tin: Thầy Phác đã ly trần, đồng thời ngài hết lời ca tụng các nhân đức của thầy, đặc biệt và nổi bật hơn hết là đức Đơn Sơ Thật Thà Chất Phác.
Thánh lễ an táng của thầy được cử hành rất long trọng. Ngày nay, ai đi qua nghĩa địa của Tu viện An Sơn cũng thấy một cây thánh giá trắng, đứng hiên ngang trên ngôi mộ, có khắc hàng chữ:
Đây, nơi an ghỉ của DANG MÃ PHÁC, Tu sĩ Xiếc thuật của Mẹ Maria.
"Kẻ đem hết tâm hồn phụng sự Mẹ Maria, nhất định được vinh hiển."
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chừa bỏ tật dối trá quanh quéo, xảo quyệt, để chúng con xứng đáng làm con riêng của Mẹ.
Chân thành cám ơn toàn thể anh chị em.
Lm. An Bình, CMC
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSg2X_15Or-A9FPWou9ij9VEJY98HO8ZIdpgRIPC_Yw2aH2CCMfQw
Anh chị em rất thân mến trong Chúa Kitô và Mẹ Maria,
Chắc anh chị em còn nhớ: Khi bắt đầu giảng đạo công khai, Chúa Kitô đã chọn 12 Tông đồ làm Chiến Sĩ Truyền Giáo, rồi sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, nhưng trước khi đi, Ngài đã phán dạy các ông nhiều điều, trong đó có một điều tôi muốn dùng để làm đề tài cho bài giảng hôm nay, đó là câu:
"Thầy sai các con đi như chiên vào giữa đàn sói. Các con hãy khôn ngoan như con Rắn, và hãy đơn sơ như chim Bồ Câu" (Mt 10:16).
Như anh chị em đã biết, Chúa Kitô khôn ngoan và thông sáng vô cùng, Ngài đã dùng thí dụ rất cụ thể và chính xác. Con Rắn là loài khôn ngoan quỉ quyệt, vì đã bị Satan nhập vào Rắn, dùng Rắn để cám dỗ hai nguyên tổ lỗi luật Thiên Chúa. Ngày nay, Rắn còn bị ảnh hưởng cái tinh khôn ma quái của quỉ dữ nên thường ẩn núp dưới lá cây, bụi cỏ, để rình mò ai qua lại không để ý là đớp luôn một phát. Vì thế, người ta ai cũng đều ghét Rắn. Hễ trông thấy Rắn, bất cứ là loại nào, dù Rắn già Rắn trẻ, hay Rắn hiền Rắn dữ, là tìm gậy phang cho Rắn choẹt đầu ngay.
Còn chim Bồ Câu. Chúa dạy phải đơn sơ như Bồ Câu, nghĩa là phải bắt chước chim Câu mà ăn ở đơn sơ thành thực.
Chim Bồ Câu là loài chim được cả Thiên Chúa lẫn loài người ưa thích. Vì nó tượng trưng cho sự đơn sơ, thành thực và trong trắng.
Khi Chúa Kitô lãnh phép Rửa tại sông Jordanô, Chúa Thánh Thần đã lấy hình Chim Câu hiện xuống trên đầu Ngài (Lc 3:22).
Luật Maisen bắt dân Do thái khi dâng con trong Đền thánh để làm lễ thanh tẩy, phải dâng của lễ là đôi chim gáy hay một chim Bồ Câu non (Lc 2:24).
Thời lụt Đại Hồng thủy, ông Noe đã thả chim Câu để xem thời tiết (Gen 8:8).
Trong Diễm tình ca đã ca ngợi đôi mắt người yêu đẹp như mắt Bồ Câu (Cant 4:1; 5:12).
Tục ngữ Pháp có một câu rất hay: "Ce qui est simple est beau" có nghĩa là Cái gì đơn sơ thì đẹp, hoặc là: Càng đơn sơ càng đẹp.
Sống giữa kỷ nguyên văn minh tiến bộ này, người ta càng yêu thích đơn sơ. Các kiến trúc sư cũng như các họa sư đua nhau phác họa những kiểu nhà, những cao ốc hoặc dinh thự với những nét đơn sơ mà đẹp, chứ không chạm trổ cầu kỳ như ngày xưa nữa.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài là Đấng Đơn Thuần và Tự Hữu, nên Ngài rất ưa thích tâm hồn đơn sơ chân thật. Vì thế các nhà tu đức thường nói: Ai càng gần Chúa thì càng đơn sơ.
Chỉ có các Thánh là những người gần kề Thiên Chúa, cho nên tâm hồn các ngài rất đơn sơ thành thực, không cầu kỳ, ngóc ngách hoặc mưu mô, mánh khóe hay xảo quyệt như những kẻ phàm tục.
Nhưng trong số thánh nhân, ai là người đơn sơ thành thực nhất, đáng Thiên Chúa yêu thương quí trọng nhất? Thưa chính là Đức Mẹ Maria.
ĐỨC ĐƠN SƠ CỦA MẸ MARIA
Kính thưa toàn thể anh chị em,
Trong kinh cầu Đức Bà, Giáo Hội ca tụng Đức Mẹ là gương mẫu các nhân đức. Nhưng trong các nhân đức của Mẹ, có một nhân đức tạo cho toàn thể bản thân của Mẹ một vẻ quyến rũ đặc biệt, làm cho ai đến gần hoặc tiếp xúc cũng phải ưa thích, đó là đức Đơn Sơ Thành Thực.
Nhân đức Đơn Sơ đặc biệt là khuynh hướng của một linh hồn chỉ lấy Thiên Chúa làm đích, và đi thẳng tới đích ấy. Nó loại trừ việc theo đuổi một mục đích thứ hai là cái tôi ích kỷ, tuy không nói ra, nhưng có thật như vậy, và cũng loại trừ mọi hậu ý dù là vô ý thức về những lợi lộc bản thân như lời lãi vật chất, tham vọng, hư danh, tự mãn tự đắc, v.v...
Anh chị em rất thân mến,
Làm sao chúng ta diễn tả nổi nhân đức đơn sơ đặc biệt của Mẹ? Chúng ta chỉ đọc qua Phúc Âm, đã ghi lại những cử chỉ cũng như những hành động của Mẹ, thì sẽ thấy Mẹ đơn sơ thành thực như thế nào.
Khi Sứ Thần Gabriel đến kính chào Mẹ và báo tin Mẹ sẽ chịu thai Ngôi Hai Nhập Thể, tức là sẽ làm Mẹ Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, Mẹ đã trả lời một câu rất đơn sơ: "Này tôi là Nữ tì của Chúa, tôi xin vâng" (Lc 1:38).
Không phải là Mẹ không biết sự cao trọng lạ lùng của chức làm Mẹ Thiên Chúa, hay những đau khổ triền miên bởi việc cộng tác với Con để cứu chuộc nhân loại, nhưng Mẹ đã trả lời một tiếng rất đơn giản là FIAT, XIN VÂNG, XIN TUÂN PHỤC thánh ý Chúa.
Đối với Mẹ Maria, chỉ có Thiên Chúa mới là điều quan trọng, chứ không phải là sự cao sang của Mẹ, hay những đau khổ bản thân của Mẹ mới đáng kể đâu. Và hình như Mẹ cũng không ngạc nhiên hoặc thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã chọn mình mà không chọn người khác. Theo quan niệm của Mẹ, khi Thiên Chúa phán dạy thì không còn phải là lúc đặt những câu hỏi nữa. Vả lại, mấy ngày sau đó, Mẹ đã giải thích cho bà chị họ cái lý do khiến Thiên Chúa đã chọn mình là: Chúa ban phát ân huệ cho những kẻ tự biết mình là hư vô. Vì thế Mẹ Maria không khó chịu hoặc phản ứng lại những lời ca tụng của bà chị họ Elizabeth, mà trái lại Mẹ đã đón nhận một cách đơn sơ thành thực. Chúng ta có thể nói rằng: Mẹ đã bằng lòng khi người ta đặt sự việc vào đúng chỗ. Bà chị họ nói: "Em rất có phúc vì đã tin" (Lc 1:42) và Mẹ Maria đã đáp lại: "Này đây muôn đời sẽ khen em là người có phúc. Vì Chúa đã nhìn đến phận hèn của nữ tì Ngài và đã làm cho em những sự trọng đại..." (Lc 1:48-49).
Cũng một thái độ đơn sơ ấy, Mẹ Maria chỉ tìm kiếm Thiên Chúa và quên mình đi trong những biến cố khác của đời Mẹ. Như ở Nazareth trước những thắc mắc áy náy của Thánh Giuse khi thấy Mẹ có bầu, ở thành Bethlem khi Mẹ và Thánh Cả không tìm được nhà trọ, trong đền thờ Giêrusalem khi Mẹ bị lạc mất Con, bên Ai Cập khi Thánh Gia được lệnh cấp tốc di cư sang đó; rồi trong suốt cuộc đời ẩn dật ròng rã 30 năm và cuộc đời công khai trong 3 năm của Con yêu dấu Mẹ, tiếp đến là tại nhà Tiệc Ly, trong vườn Cây Dầu và trên núi Sọ vào những ngày cuối đời của Con Mẹ.
Chính cái nhìn bền vững và đơn sơ vào Thiên Chúa, và vào tất cả những gì có liên hệ tới Thiên Chúa, đã làm nên một trong những nguyên nhân chính yếu cho sự hoàn hảo của các nhân đức Đức Mẹ.
Mẹ luôn luôn nhìn vào Thiên Chúa và nhìn Ngài như Ngài là Tình yêu vô biên, vì thế đức Tin của Mẹ không lay chuyển, đức Cậy của Mẹ vững mạnh và kiên trì, đức Mến của Mẹ đối với Chúa rất là tinh tuyền và sung mãn, đức Ái đối với tha nhân của Mẹ thật khiêm tốn vồn vã và chỉ qui hướng về Chúa, đức Khôn Ngoan của Mẹ không hề bị lạc hướng, chỉ bám chặt vào Chúa. Mẹ đã khấn giữ đức Trinh khiết như Thiên thần và vì Mẹ thâm tín rằng Thiên Chúa là tất cả, còn mình là không, cho nên tự nhiên Mẹ hạ mình khiêm nhượng hơn hết mọi tạo vật.
Anh chị em thân mến,
Đức Đơn Sơ của Đức Mẹ đã làm cho Mẹ nên xinh đẹp lạ lùng biết là dường nào! Nó đã làm cho Mẹ trở nên cao cả, một sự cao cả vượt xa những Thiên Thần cao sang nhất, một sự cao cả tuyệt vời mà chính Mẹ cũng không thể hiểu nổi, vì thế Mẹ chỉ nhìn vào Thiên Chúa, và càng gần Chúa Mẹ càng đơn sơ, Mẹ không hề liếc nhìn, dù chỉ cách thầm lén, vào sự cao cả này để tự thỏa mãn trong giây lát.
Và Đức Maria cần có sự đơn sơ như thế, trong sự cao cả tuyệt vời như vậy, để xứng đáng Thiên Chúa đặc tuyển làm Mẹ Thiên Chúa.
Như anh chị em đã biết, ngày xưa tên Luxifer, Tổng Thần Sáng láng, đã nhìn ngắm mình, đã say sưa về sự trọn hảo của mình, và đã thốt lên một tiếng kêu phản loạn: "Ta sẽ không làm tôi ai cả!"
Rồi đến Ađam Nguyên tổ, đã nhìn vào mình, đã say mê sự hoàn hảo con rắn hứa cho và đã bất tuân lệnh Thiên Chúa.
Về phần Đức Maria, Mẹ không bao giờ tự nhìn mình, ngắm về chính mình, mà chỉ nhìn mình đối với Thiên Chúa, nên Mẹ mãi mãi là người yêu mến nhất và phục tùng nhất, hoàn hảo nhất và khiêm nhượng nhất trong các thụ tạo.
Anh chị em nên nhớ rằng: Đức Đơn Sơ đã làm cho Đức Mẹ Maria trở nên xinh đẹp và rất đáng yêu đối với Thiên Chúa, thì cũng làm cho chúng ta dễ tiếp xúc với Mẹ. Dù đã được nâng lên bậc cao trọng như thế, Đức Trinh Nữ Maria vẫn gần gũi với chúng ta trong đức Đơn Sơ của Mẹ. Mẹ không hề ỷ thế quyền cao chức trọng, Mẹ cũng chẳng bao giờ có ý nghĩ đứng trên cao nhìn xuống chúng ta. Mẹ biết rất rõ Mẹ trổi vượt hơn chúng ta là đặc ân Mẹ nhận lãnh từ Thiên Chúa, nên chúng ta có thể tới gần Mẹ mà không chút e ngại.
Ngày xưa, khi Sứ thần Raphael đến nói cho ông Tôbia và con trai ông rằng: "Tôi là một trong 7 vị thần hằng ở trước mặt Thiên Chúa", tức thì hai cha con ông không còn làm chủ được mình nữa, họ run sợ quá, phục sấp mặt xuống đất. (Tob 12:15-16:22).
Nếu Đức Mẹ Maria tỏ mình ra cho chúng ta như đã tỏ cho các em bé chăn chiên ở Lộ Đức, ở Fatima, v.v... chắc chắn chúng ta không cảm thấy lo sợ, mà trái lại rất mừng vui hớn hở! Chắc chắn Mẹ Maria sẽ không nói với chúng ta: "Ta đây là Đấng hằng ngự bên hữu Thiên Chúa", nhưng Mẹ sẽ tỏ cho chúng ta biết: "Đây là Mẹ của con", và để làm ta an tâm, không sợ sệt, không có mặc cảm về số phận hèn kém của mình, chắc chắn Mẹ Maria sẽ làm cho chúng ta nhớ rằng Mẹ cũng là hư vô như chúng ta. Mẹ đến với chúng ta để dẫn dắt chúng ta tới Thiên Chúa, Đấng tốt lành thánh thiện vô cùng, Đấng đầy nhân ái đối với những kẻ hèn mọn và khiêm hạ. Nói tóm lại, Mẹ Maria luôn luôn tỏ cho chúng ta biết Người là Mẹ, một người Mẹ rất đơn sơ thành thực.
THÀNH THỰC LÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐƠN SƠ
Như anh chị em đã biết: Người đơn sơ bao giờ cũng thật thà chất phác. Tâm hồn họ rất thành thực, không quanh co, gian dối hoặc giả tạo. Chúng ta hãy nhìn vào các em bé, các em rất đơn sơ và rất thật thà, có sao nói vậy, các em không lừa dối ai.
Có một gia đình Công giáo Việt Nam mới được hai đứa con, một gái 5 tuổi và một trai 4 tuổi. Hai em còn trẻ thơ non dại, chưa biết gì, thế mà cha mẹ đã bỏ nhau vì tính tình không hợp. Người vợ đã dắt cả hai đứa con về bên ngoại chung sống với bố mẹ, tại một tiểu bang miền nắng ấm, để lại anh chồng cô đơn tại miền Bắc lạnh lẽo.
Một hôm, tôi đến thăm anh chồng xấu số đó và anh đã nhờ tôi chuyển lời đến bà vợ trẻ để xin lỗi và xin tái hợp, để chung sống với nhau quên hết mọi lỗi lầm khuyết điểm đã qua.
Tôi đã nhận lời và bay sang vùng nắng ấm vào một mùa Thu. Tôi đã gọi điện thoại cho chị ta, hẹn sẽ đến thăm gia đình chị.
Khi tôi tới nơi, ấn chuông cửa, thì một em bé gái 5 tuổi, con chị ta ra mở cửa và nói ngay với tôi rằng:
- Má con đi vắng! Ngoại cũng không có ở nhà.
Tôi đứng trước cửa, một tay vuốt tóc em bé, miệng tỉ tê hỏi em:
- Con phải nói thật với cha, đừng nói dối, Chúa rất ghét các em bé nói dối. Má con đi vắng thật, hay đang may trong nhà?
Em bé mở to cặp mắt bồ câu, với hai má lúm đồng tiền, trông xinh như một Thiên Thần, đã mở miệng cười với tôi và trả lời ngay:
- Má con đang may quần áo trong buồng, dặn con, khi cha đến thì nói rằng: Má con không có ở nhà.
- Còn bà ngoại con đi đâu?
- Dạ, ngoại con đang ngủ.
Anh chị em đã thấy rõ chưa: Cha mẹ đã dạy cho con cái nói dối! Nhưng bản tính của các em là đơn sơ thật thà. Các em đâu chịu làm ngược lại bản tính thiên phú đó. Vì "Nhân chi sơ tính bản thiện" mà.
Chính Kinh Thánh đã trưng rõ lời Chúa Kitô phán: "Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt điều gì là bởi ma quỉ mà ra" (Mt 5:37).
Ngày nay chúng ta nói dối cũng tại phần lớn do cha mẹ, anh chị của chúng ta đã tập cho chúng ta từ hồi còn bé, như tích em nhỏ trên đây. Cho nên tật gian dối, quanh quéo đã lan tràn khắp nơi: Gian dối trong lời nói: có thì nói không, không thì nói có. Gian dối trong hành động: giấu đút, gian lận, xảo trá.
Anh chị em nên nhớ kỹ: Nói dối cũng là một tội thuộc giới răn thứ 8: Cấm làm chứng dối đấy.
Thiên Chúa và Mẹ Maria là Đấng đơn sơ thành thực. Vì thế, Chúa và Mẹ thường yêu thích những người đơn sơ thật thà chất phát. Quanh co, dối trá là do ma quỉ mà ra.
Muốn cho Chúa và Mẹ thương đặc biệt, muốn làm con riêng của Mẹ, chúng ta hãy bỏ tính dối trá, quanh quéo, lừa đảo.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Một lời nói dối, sám hối bảy ngày."
Có nghĩa là sau khi đã nói dối, lừa đảo, dù chỉ một lần mà thôi, thì lương tâm sẽ bị cắn rứt, và hối hận mãi mãi!
Chẳng những Chúa và Mẹ ghét kẻ quanh co dối trá, mà nhân loại cũng chẳng ai ưa kẻ dối trá hay lừa đảo. Hết mọi người đều yêu thích con trẻ, vì con trẻ luôn đơn sơ, thật thà, chất phác.
Xin anh chị em nhớ lại câu chuyện Chó Dại đã kể trong sách Quốc văn Giáo khoa, lớp sơ đẳng, thời kỳ Vua Bảo Đại còn làm Vua nước Việt Nam. Truyện kể rằng:
Có một thanh niên thích chọc bà con lối xóm bằng cách nói dối, đánh lừa, để thiên hạ tin là thật, và anh chàng tỏ ra khoái chí.
Một hôm, anh từ ngoài đồng ruộng chạy về làng cách hối hả, với nét mặt sợ sệt, cuống quít, miệng kêu to: "Chó Dại! Bà con ơi, Chó Dại!"
Dân làng nghe tin Chó Dại về thôn xóm, thì ai nấy đều cuống quít, lo sợ, vì nếu ai bị Chó Dại cắn, chắc chắn người đó sẽ tịch sớm! Cho nên đàn ông và thanh niên gậy gộc sẵn sàng túa ra đường để diệt con chó điên, chó dại đó.
Ối giời đất ơi! khi mọi người đã túa ra đầy đường mà chẳng thấy Chó Dại đâu, mới ngẩn tò te, biết mình đã bị lừa!
Anh chàng đánh lừa đã hí hửng cười thầm trong bụng, nhưng đã trốn thoát mất dạng, vì sợ lỡ ra gặp bà con trong làng nổi sùng lên, phang cho mấy gậy vì đã bị lừa, thì mạt kiếp!
Sau một thời gian, anh chàng đó đang lang thang ngoài đường thì gặp Chó Dại thật, thứ cho điên, chó dại chính hiệu 100 phần trăm, nó đang đuổi anh bén gót. Anh chàng vừa chạy vừa la cầu cứu:
- Bớ bà con ơi, cứu tôi với! Chó Dại! Chó Dại!
Nhưng dù anh có la hét thất thanh, cũng chẳng có ma nào ra cứu giúp. Vì họ đã bị lừa lần trước rồi. Thế là anh chàng dối trá lừa đảo trở thành mồi ngon cho Chó Dại.
Thật là đáng đời bà con cô bác nhỉ. Tôi xin nhắc lại với anh chị em: Chúa rất đơn thuần, Mẹ Maria rất đơn sơ thành thực. Chúng ta muốn làm con Đức Mẹ, hãy tập sống đơn sơ, thật thà, hãy bỏ thói xấu nói dối, đánh lừa, hoặc quanh co, xảo trá.
Sau đây, tôi xin kể cho anh chị em nghe một câu chuyện thật hay ho lý thú.
THẦY DÒNG XIẾC THUẬT CỦA ĐỨC MẸ
Tu viện An Sơn tọa lạc trên một khu đồi thanh vắng, xa thế gian. Thỉnh thoảng có người tìm về đây lấy lại bình an và hoan lạc cho tâm hồn.
Một chiều mùa Hạ, có một chàng thanh niên khoẻ mạnh, nhỏ con, tên là Phác, đã tìm về Tu viện An Sơn để thoát ly thế tục, dâng hiến cuộc đời thanh xuân trong Tu viện lặng lẽ này.
Chàng bấm chuông cổng. Một thầy Dòng già lão bước ra. Phác kính cẩn chào, chàng nhận thấy trên diện mạo thầy già một vẻ khả ái, tượng trưng một tâm hồn bình an và vui sướng. Phác thèm khát cái bình an đó lắm. Thầy Dòng già vui vẻ tiếp Phác rất niềm nở. Sau khi biết rõ mục đích Phác đến đây, thầy ôn tồn nhắc cho chàng cứ vững tâm trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ, thế nào cũng được như lòng mong ước. Rồi thầy Dòng già dẫn Phác đến gặp Cha Bề Trên tại phòng khách.
Sau một giờ trình bày và tâm sự với Cha Bề Trên, chàng bước ra với vẻ mặt sung sướng. Phác sung sướng là phải, vì Cha Bề Trên đã nhận chàng vào tu với một đặc ân hiếm có, ít người được. Trong giây phút sung sướng đó, Phác hồi tưởng lại dĩ vãng mà đâm run sợ.
Số là, Phác vốn là một tay xiếc thuật có biệt tài, khắp cả vùng Kha Linh đều biết tiếng. Mỗi lần chàng biểu diễn ở đâu là người ta tuốn đến xem rất đông. Người ta hoan hô chàng như một ông Vua Hề đến làm cho người ta được vui vẻ thoải mái. Nhưng một hôm chàng xuýt chết vì một môn quyền Nhật hiểm nghèo. Lúc đó Phác lại đang mang tội trọng. Hồi tỉnh lại, chàng sợ rủn người: chỉ chậm một giây lát, là chàng đã sa hỏa ngục rồi. Nhận đó là ơn Đức Mẹ ban, chàng quyết định bỏ nghề làm xiếc, vào tu trong Dòng của Đức Mẹ.
Phiền một nỗi là chàng không hề biết đọc biết viết, hoặc ca hát Thánh Vịnh hay cầu nguyện. Suốt đời chàng chỉ nhảy múa, leo trèo, uốn éo, leo giây, v.v... để làm vui quần chúng, thì còn giờ đâu mà học hành nữa. Bởi thế, lúc đầu Cha Bề Trên đã từ chối không nhận chàng, nhưng kêu nài mãi, ngài mới chấp nhận.
Phác bắt đầu vào tu. Và qua bốn năm tháng trời rồi mà chưa tập được việc gì có ích cho nhà Dòng cả: Thầy Phác đã tập đủ nghề, mà nghề nào cũng bất lực: làm vườn thì xới chết cả rau. Làm thợ mộc thì đứt cưa, vá giày thì gãy kim, làm bếp cơm lại sống! Đã thế, mỗi lần lên nhà nguyện để nguyện giờ Kinh Phụng Vụ thì thầy Dòng Phác lại ngốc nghếch lạ lùng: cứ đứng chong chong như trời trồng lúc các thầy quì, nhổm dậy khi cả nhà ngồi xuống, lúc các thầy bỏ mào đầu thì trùm vào, thật đến chia trí!
Thầy Phác cảm thấy tủi thân vì sự vụng về của mình, mà không biết tỏ nỗi lòng với ai. Một hôm, lúc cả nhà lên nhà nguyện đọc Kinh Nhật Tụng, thì thầy Phác lần mò xuống nhà nguyện hầm, nơi có bàn thờ tôn kính Đức Mẹ và có một tượng Mẹ rất đẹp đặt ở giữa. Thầy Phác chạy đến, sấp mình trước tượng Đức Mẹ Trinh Thai mà tỏ bày tâm sự rằng: "Lạy Mẹ, các thầy hát kinh thờ phượng Chúa. Phần con, con sẽ nhảy múa để phụng sự Ngài. Còn phần Mẹ, Mẹ ơi! Con sẽ làm cái con biết làm, để yêu mến Mẹ."
Nói xong, thầy Phác bỏ áo Dòng, mặc bộ quần áo lót, cúi chào tượng Đức Mẹ rất sâu, rồi dùng hết sức biểu diễn những ngón xiếc thuật tài tình như đi bằng 2 tay, bằng đầu, cuộn mình tròn như con ốc, bẻ gấp lưng như con tôm, rồi lại mềm người nhảy mạnh lên, trông thật khéo léo. Sau một lúc, thầy ngừng lại, kính cẩn chào Mẹ và nói to: "Thôi, con chào Mẹ, con đi ngủ đây, con mệt lắm rồi! Ngày nào con cũng sẽ đến dâng Mẹ những việc này Mẹ ạ, vì con chỉ biết có thế thôi."
Để giữ lời hứa với Mẹ, ngày nào thầy Phác cũng trốn giờ kinh nguyện, xuống nhà nguyện hầm để làm xiếc dâng kính Mẹ. Có nhiều lần thầy mệt lử, nhưng tâm hồn rất khoan khoái, một niềm an ủi và hoan lạc tràn ngập tâm hồn thầy. Cả nhà Dòng chưa ai biết chuyện đó.
Nhưng một hôm, một thầy Dòng trẻ có nhiệm vụ coi nhà các giờ kinh lễ, đi qua nhà nguyện hầm, bỗng nghe tiếng ình ịch liên tiếp bên trong, nhòm qua cửa sổ, thầy coi nhà ngạc nhiên thấy thầy Phác đang biểu diễn xiếc thuật trước tượng Đức Mẹ. Sợ hãi quá, thầy coi nhà đi trình Cha Bề Trên. Mời Cha Bề Trên đến tận nơi quan sát. Cha Bề Trên và thầy coi nhà đã trông thấy thầy Phác múa nhảy trước bàn thờ hầm, nơi đặt tượng Đức Mẹ Trinh Thai, giống hệt như là múa nhảy, làm xiếc nơi công cộng, mồ hôi thầy nhễ nhãi.
Bỗng nhiên, thầy Phác chồm lên một cách lạ, rồi rơi xuống, nằm bất tỉnh trên cấp bàn thờ. Và lạ lùng biết bao: tượng Đức Mẹ lay chuyển, mỉm cười, rồi âu yếm ghé xuống trên thầy Phác, lấy vạt áo lau mồ hôi cho thầy. Trước cảnh đẹp và linh thiêng đó, Cha Bề Trên rón rén trở về phòng, lòng tràn đầy niềm vui thánh thiện, rồi sai các thầy đem thầy Phác về phòng Y tế.
Sau hồi chuông báo hiệu, các Tu sĩ lục tục kéo vào nhà Hội dự phiên họp bất thường. Trong bầu không khí trang trọng và linh thiêng, trước mặt cả nhà Dòng An Sơn, Cha Bề Trên đã báo tin: Thầy Phác đã ly trần, đồng thời ngài hết lời ca tụng các nhân đức của thầy, đặc biệt và nổi bật hơn hết là đức Đơn Sơ Thật Thà Chất Phác.
Thánh lễ an táng của thầy được cử hành rất long trọng. Ngày nay, ai đi qua nghĩa địa của Tu viện An Sơn cũng thấy một cây thánh giá trắng, đứng hiên ngang trên ngôi mộ, có khắc hàng chữ:
Đây, nơi an ghỉ của DANG MÃ PHÁC, Tu sĩ Xiếc thuật của Mẹ Maria.
"Kẻ đem hết tâm hồn phụng sự Mẹ Maria, nhất định được vinh hiển."
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chừa bỏ tật dối trá quanh quéo, xảo quyệt, để chúng con xứng đáng làm con riêng của Mẹ.
Chân thành cám ơn toàn thể anh chị em.
Lm. An Bình, CMC