PDA

View Full Version : NGƯỜI HÁI RA TIỀN



hongbinh
02-12-2010, 07:07 PM
NGƯỜI HÁI RA TIỀN



http://ghhv.quetroi.net/65NTRONGDA/images/0121.jpg



Theo truyền thuyết, ngày xưa có một loại cây, trên cây nở ra rất nhiều quả bằng vàng bằng bạc, khi trái cây đã chín và chỉ cần rung nhẹ cây thì trái vàng trái bạc đều rơi xuống, người ta gọi nó là “cây tiền”.

Về sau, người ta cho rằng người kiếm được nhiều tiền thì giống như cây tiền vậy, vừa rung nhè nhẹ thì tiền bèn rơi xuống, cho nên cũng ví họ như cây tiền (người hái ra tiền). Ngoài ra, người xưa cũng gọi các kỹ nữ là cây tiền, bởi vì một nhà chứa chỉ cần nuôi dưỡng một cô kỹ nữ đẹp nổi tiếng, thì có thể kiếm được rất nhiều rất nhiều tiền bạc.

Và đến triều nhà Thanh thì cây tiền biến thành vật may mắn trong ngày tết, người ta trang trí trên cây bách cây thông những đồng tiền cổ xưa, những đĩnh bạc đĩnh vàng, hoa thạch lựu cắm trong bình hoa, có đủ nguồn của cải, thật là cuồn cuộn ý nghĩa vậy.

(Yến kinh tuế thời ký)

Suy tư:

Các đại gia thời nay chỉ cần mấy em “móng xanh móng đỏ” rung nhè nhẹ thì tiền đô Mỹ tiền Việt rủng rỉnh tuôn ra, có khi ăn chơi một đêm cả ngàn đô Mỹ tương đương cả mấy chục triệu tiền Việt là chuyện thường; có những đại gia chỉ một cái liếc mắt của các em gái mắt xanh móng đỏ thôi, thì cũng chi ra cả vài trăm đô Mỹ, họ là những người làm ra tiền (buôn bán, hối lộ, tham nhũng, thụt két.v.v…) cho nên tiền bạc đối với họ không thành vấn đề, chỉ cần “rung nhè nhẹ” là tiền rụng xuống.

Thời đại kim tiền nên có người chỉ cần rung nhè nhẹ là tiền rơi ra, nhưng có người lắc trốc cả rễ mà cũng chẳng có đồng xu nào rơi xuống, bởi vì không phải ai cũng là “cây tiền”.

Người Ki-tô hữu không phải là “cây tiền”, cũng không phải là người chuyên làm ra tiền, bởi vì Cha của họ là Đấng tạo dựng trời đất đang ngự trên trời, cho nên cái mà họ cần đến là tình yêu, để họ sống yêu thương chan hòa với mọi người; cái mà họ cần đến là ân sủng, để họ biết sống xứng đáng với ân sủng mà Cha trên trời ban cho họ giữa xã hội hưởng thụ và kim tiền hôm nay.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Caohuong
02-12-2010, 07:32 PM
http://i423.photobucket.com/albums/pp317/caohuong_vh/bt1410.jpg

Thánh Ausgustinô nói: “Sự khiêm nhường có thể làm cho tâm
hồn thăng hoa, trong khi tính kiêu ngạo lại khiến cho tâm hồn thấp kém”.

Lạy Chúa, mọi sự chúng con có là đều do ân sủng Chúa ban. Nhưng nhiều khi chúng con kiêu ngạo, tự cho mình là công chính, nói xấu, khinh bỉ, xúc phạm đến nhân phẩm của anh em con, xét lương tâm và xưng tội người khác. Xin cho chúng con nhận ra rằng trước mặt Chúa tất đều là tội nhân, xin cho chúng con có tâm hồn khiêm nhường, để chúng con biết yêu thương tôn trọng hết mọi người như Chúa đã dạy.
Amen.

hongbinh
08-12-2010, 06:59 PM
BÀN TIỆC


http://vietcatholic.org/pics/Golgotha%20(3).jpg



Chỗ ngồi và chiếu, thì đều do tre nứa mà làm ra, là dụng cụ dùng để ngồi, người thời xưa khi ăn uống hay yến tiệc thì không dùng bàn ghế, mà là dùng vật liệu thô đan thành một chiếc chiếu trải lên đất, sau đó trải lên một chiếc chiếu nhỏ hơn đúng quy cách (do vật liệu sợi nhỏ).

Khi ăn thì dọn ngay trên chiếc chiếu, thức uống thì đặt trước trên chiếu hoặc sau chiếu.

Sau này người ta mới dùng bàn ghế, khi ngồi ăn cơm uống nước thì người ta cũng đem thức ăn từ dưới đất lên trên bàn. Cho đến hôm nay, mặc dù hình thức yến tiệc có thay đổi, nhưng yến tiệc vẫn được người ta gọi là “chiếu席”, chỗ ngồi vẫn được gọi là “chiếu vị席位”, ý nghĩa của chữ yến tiệc và tiệc rượu cũng là giống nhau mà thôi.

(Chu quan, Xuân quan)

Suy tư:

Từ tấm chiếu đơn sơ với những thức ăn cao lương mỹ vị bày dọn trên ấy, cho đến hôm nay văn minh khoa học người ta không còn dọn trên chiếu dưới đất nữa, mà dọn trên bàn, mà bàn thì có nhiều kiểu dáng, có cái bằng gỗ quý, có cái bằng nhựa lát-tít, lại có những cái bàn ăn được mạ vàng mạ bạc rất đẹp và quý...

Bàn thờ của người Ki-tô hữu khi cử hành thánh lễ chính là Bàn Tiệc Thánh, bởi vì thức ăn thức uống trên bàn thờ này không phải là thịt bò thịt heo hay các thứ thịt khác, cũng không phải là rượu đế Gò Công hay rượu cao lương, hoặc bia Saigon. Nhưng thức ăn thức uống trên bàn thờ chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã lấy thịt máu mình để nuôi dưỡng các linh hồn của những kẻ tin vào Ngài.

Bàn thờ còn được tượng trưng Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên mỗi lần linh mục dâng thánh lễ, việc trước tiên mà ngài phải làm là hôn bàn thờ, hoặc cúi mình sâu chào bái bàn thờ, rồi sau đó mới bắt đầu thánh lễ.

Bàn thờ còn là nơi mỗi người Ki-tô hữu đến để chia sẻ Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, là bí tích hiệp nhất họ lại với nhau nên một chung quanh bàn thờ -Chúa Giê-su- đó chính là nguồn ân sủng và thần lực giúp họ sống tinh thần Phúc Âm và phục vụ tha nhân trong cuộc sống hằng ngày.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.