PDA

View Full Version : LOUIS PASTEUR VÀ AMPERE VỚI KINH NGHIỆM



hongbinh
04-12-2010, 08:29 PM
LOUIS PASTEUR VÀ AMPERE VỚI KINH NGHIỆM

Louis Pasteur - Nhà bác học thiên tài
( 27.12.1822 – 27.12.2007 )


http://www.ubmvgiadinh.org/uploads/pictures/News/Louis-Pasteur.jpg


Một tâm hồn khiêm tốn và cầu nguyện

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem”.

Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

Nhà bác học Ampère
Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.

Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère.

Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.

Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần gì đó ? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không ?”

Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ: “Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến Đức Tin !”

Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn: “Anh lầm rồi, Đức Tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm ?”

Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không ?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:

“Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi !”

(Sưu tầm)

hongbinh
05-12-2010, 06:13 AM
CÓ MẮT MÀ KHÔNG THẤY THÁI SƠN



http://phatgiaonguyenthuy.com/Trang4/TAPVANSO12/ChuoiKinh.jpg


Lỗ Ban là một thợ mộc nổi tiếng thời Xuân Thu, ông ta đã có thu nhận một lớp đồ đệ, vả lại cứ cách mỗi khoảng thời gian ông ta đều đào thải một số đồ đệ học không thành tài. Trong số các đồ đệ ấy có một thanh niên tên là Thái Sơn, nhìn anh ta thật là ngớ ngẫn, tài nghệ cũng không giỏi, Lỗ Ban vì bảo vệ danh dự của mình nên cho Thái San thôi việc.

Qua mấy năm sau, một hôm Lỗ Ban rong chơi trên đường, thì thấy trên những cửa hàng tạp hóa bày rất nhiều hàng mây tre tinh xảo đẹp đẽ, Lỗ Ban rất muốn gặp cao thủ làm hàng mây tre ấy, thế là đi hỏi thăm người ấy là ai, mọi người nói với ông ta đó chính là Thái San đồ đệ của thầy Lỗ Ban, Lỗ Ban rất kinh ngạc, thở dài nói:

- “Ái dà, ta thật là có mắt mà không thấy thái sơn”.

(Truyện truyền thuyết)

Suy tư:

Nếu sư phụ chỉ vì danh dự của mình, thì chắc chắn sẽ không thấy cái hay của học trò.

Nếu sư phụ chỉ biết coi trọng tài nghệ của mình, thì chắc chắn sẽ không thấy sự nổ lực của học trò.

Nếu sư phụ chỉ cái ngu dốt của học trò, thì chắc chắn sẽ không nhìn thấy cái giỏi của học trò mình.

Nếu sư phụ chỉ dạy vì tiền học phí, thì chắc chắn học trò sẽ không tiến bộ.

Sư phụ Lỗ Ban đã đuổi một học trò xuất chúng chỉ vì ông ta chỉ thấy cái ngu bên ngoài của Thái Sơn, mà không nhìn thấy cái tâm cố gắng của anh ta; Lỗ Ban chỉ yêu danh dự của mình mà không thấy cái tâm yêu nghề của Thái Sơn, nên đã khai trừ anh ta khỏi trường học của mình.

Nếu cha sở chỉ biết mình, thì chắc chắn ngài sẽ không biết ai trong giáo xứ của mình, bởi vì ngài không biết chia sẻ với tha nhân.

Nếu người Ki-tô hữu chỉ biết mình, thì chắc chắc Phúc Âm của Chúa Giê-su sẽ không thể vượt ra khỏi nơi mình ở.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.